Nếu nhà em ở phố cấm xe cá nhân thì chắc bán nhà đi ở chỗ khác.).Hà Nội tiếp tục cấm taxi, xe hợp đồng trên 10 tuyến phố - VnExpress
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo khôi phục biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên 10 tuyến đường của thủ đô, từ 15/9.vnexpress.net
Thớt này chỉ bàn đến ô tô thôi nhé, nói đến những trường hợp phải sử dụng ô tô để đi đến hoặc qua những phố bị cấm (ví dụ chở trẻ nhỏ, người già, người bệnh, phụ nữ có thai, thời tiết bất lợi...). Cũng tạm định nghĩa một cách tương đối, người có xe ô tô cá nhân là người giầu, người không có xe ô tô cá nhân là người nghèo.
Phải khẳng định, taxi và xe công nghệ là phương tiện công cộng, bởi ai cũng có thể sử dụng. Cấm xe cá nhân thì người giầu và người nghèo đều có thể đi taxi hoặc xe công nghệ, nhưng cấm taxi và xe công nghệ thì chỉ những người giầu mới có thể đi đến hoặc đi qua những phố bị cấm. Như vậy, chủ trương hạn chế taxi và xe công nghệ không những hạn chế phương tiện công cộng, mà còn tước bớt quyền lợi của người nghèo trao cho người giầu:
- Người giầu không bị ảnh hưởng gì, vẫn đi lại như bình thường, thậm chí dễ dàng hơn, chi phí ít hơn, do đường ít xe hơn.
- Người nghèo sẽ không thể đến hoặc đi qua những phố bị cấm, hoặc sẽ phải trả thêm tiền, đi vòng, đi bộ một đoạn đường...
*Update: Mặc dù không phải vấn đề chính, nhưng nhiều bác sa đà vào chuyện tranh cãi thế nào là xe cá nhân, thế nào là xe công cộng, tôi nhấn mạnh rằng, xe cá nhân hay công cộng ở đây là nói đến khía cạnh chuyên chở, phục vụ cá nhân hay phục vụ cộng đồng. Nhiều bác hiểu sang khía cạnh sở hữu.
*Hãy tập trung tranh luận về việc có nên cấm taxi và xe công nghệ hay không
Chả ai muốn cấm xe cho dù xe cá nhân hay công cộng. Tuy nhiên, tắc quá rồi thì cũng phải làm và khi làm thì chọn phương án dễ nhất, hiệu quả nhất. Còn nếu nâng cao quan điểm như cụ thớt thì chủ trương hạn chế xe máy hay ô tô ở các thành phố lớn thì khác gì vui dập ngành chế tạo cơ khí, ngành công nhiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp bản lề, then chốt và là ngành then chốt của then chốt .