- Biển số
- OF-792935
- Ngày cấp bằng
- 10/10/21
- Số km
- 4,671
- Động cơ
- 334,754 Mã lực
- Tuổi
- 30
Em mới xem bản chiếu rạp hồi 81-82 gì đó, diễn viên đẹp thậtPhim này có 2 bản với 2 dàn diễn viên khác nhau, nội dung cũng khác tí ti
Em mới xem bản chiếu rạp hồi 81-82 gì đó, diễn viên đẹp thậtPhim này có 2 bản với 2 dàn diễn viên khác nhau, nội dung cũng khác tí ti
Thế thì chắc em nhớ nhầm sang giai đoạn trước 80Kim Liên, Trung Tự thì những năm 7x cũng chả có ruộng ngô nào ah, Các khu TT xây kín hết như bg rồi, Khu chuyên gia KL & khách sạn KL cũng xây từ lâu rồi, chả còn đất trống nào nữa mà trồng ngô đâu ah
Đây mới là chính xác nhất này.tks bácNày 19/12/1946 là ngày mở đầu Toàn quốc kháng chiến, nhưng ngày mở đầu của quân và dân Hà Nội đánh quân Pháp là ngày 17/12 (vụ thảm sát ở phố Hàng Bún), đợt đầu đánh trả quân Pháp trong 10 ngày, xác người dân và liệt sỹ được gom về chôn ở phố 19/12, đó được coi ngôi mộ tập thể ghi lại mối thù của người dân Hà Nội và cả nước với thực dân Pháp, ngôi mộ đắp bằng đất dài chừng 100m, cao 3m, có lư hương cao hơn 1m sau này hai hàng cây cơm nguội mọc cao um tùm.
Chuẩn rồi em ngày xưa để tích tiền mua truyện toàn mua chai sữa đậu để ăn với bánh mỳ , tích góp 1 tuần cũng đủ tiền ra dốc bà triệu mua truyệnTầm 94-95 HN còn có sữa đậu nành đóng vào vỏ chai bia Vạn Lực màu xanh, e nhớ tầm 700-800d/chai. Hè k có tủ lạnh, uống k nhanh đến trưa chua lòm
Oan quá bác ơi.Thời đó mà cụ đã được ăn sáng bằng xôi giò chả mới cả nước thịt (kể cả là thi thoảng) thì nhà cụ cũng thuộc dạng cực kì khá giả, chắc thuộc dạng có tý quan chức, Ít ra cũng phải đi chợ Vân Hồ hoặc Tông Đản. Chứ dân buôn bán phe phẩy ngày đó cũng chỉ gần đủ ăn hai bữa chính giống như thành phần cán bộ công nhân bt.
Bọn em cứ lĩnh học bổng là.chiều cả hội lôi nhau ra quán cạnh cổng (Tổng hợp) gọi 20 chai + rau cần trần 5 bát to. Đậu rán 20 bìa.Tầm 94-95 HN còn có sữa đậu nành đóng vào vỏ chai bia Vạn Lực màu xanh, e nhớ tầm 700-800d/chai. Hè k có tủ lạnh, uống k nhanh đến trưa chua lòm
Khu Trung Tự, Kim Liên những năm 6x thì e ko biết, chứ năm 74-81 thì e "quần" khu này suốt, hồi đấy e còn hay vào khu chuyên gia KL bới rác để nhặt nút bia về đập ra thành xèn chơi, buổi tối thì vào khu chuyên gia KL, ra CV LN trèo dừaThế thì chắc em nhớ nhầm sang giai đoạn trước 80
Ở góc nhìn hạn hẹp của em, thời đó “buôn bán phe phẩy” là rất bất đắc dĩ, những người vì lý do nào đó mà không có hộ khẩu, không có sổ gạo không tem thực phẩm mới phải “đi buôn”.Oan quá bác ơi.
Vài tháng mới đc 1 lần do để dành tiền bà bô cho.
Thời bao cấp,bố mẹ làm nhà nước có tem phiếu cán bộ nhưng con nhà "dân buôn bán phe phẩy" xông xênh tiền ăn quà và tiêu vặt hơn.
Cụ sống ở thời nào ạ?Ở góc nhìn hạn hẹp của em, thời đó “buôn bán phe phẩy” là rất bất đắc dĩ, những người vì lý do nào đó mà không có hộ khẩu, không có sổ gạo không tem thực phẩm mới phải “đi buôn”.
Mà buôn bán thời đó là thấp kém, là không được tốt đẹp như đi “làm nhà nước”, kể cả là công việc đó phụ hồ.
Dạ chắc cũng xêm xêm thời của cụ. Nhưng hai đối tượng cụ nêu trên đều là người nhà nước.Cụ sống ở thời nào ạ?
Còn thời bao cấp 70s, 80s thì bác tài xế, thằng kỹ sư cụ ạ. Làm nhà nước cán bộ cao cấp không biết, chứ cán bộ CNV chức tem phiếu làng nhàng thì gạo còn không đủ mà ăn ấy cụ ạ.
những năm 80, bọn trẻ con hay ra hồ câu cá rô, lưỡi câu làm bằng dây phanh xe đạp. Công nhận câu sướng thật. Đội câu ba tiêu tập trung nhiều ở khu Vân Hồ 3, toàn câu được mè hoặc trắm đen (ngày xưa gọi là Trôi Ấn độ). Có những con nặng cả 10-15kg. Thời đó, để chống câu trộm, CV thuê đội bảo vệ, chúng em gọi là "Nông Nô". Cũng đã xảy ra vài vụ đánh nhau giữa đội bảo vệ này với tụi câu trộm. Em nhớ có lần, công an giải tán đám đông đánh nhau bằng súng, và bắn chết 1 thanh niên. Cả làng vác xác đi khắp đường phố, đánh dã man đội nông nô trông cá kia.Cái hồ 7 mẫu rất lắm cá cc nhé, chiều ra câu 1 lúc là làm 1 xâu cá rô phi về rán giòn uống rượu ngon lành
Những năm 80, Khu vực Bách Khoa vẫn trồng ngô, rau cụ ạ. Có bãi đất phía sau đê, nay là UBND Quận HBT và Bộ GD toàn là đất trống của dân dùng trồng rau.Kim Liên, Trung Tự thì những năm 7x cũng chả có ruộng ngô nào ah, Các khu TT xây kín hết như bg rồi, Khu chuyên gia KL & khách sạn KL cũng xây từ lâu rồi, chả còn đất trống nào nữa mà trồng ngô đâu ah
Cụ Trần Thanh là cán bộ tình báo ở miền bắc, dựa trên thông tin mà mình biết, kết hợp 2 nhân vật là Phạm Ngọc Thảo và Vũ Ngọc Nhạ để hư cấu lên nhân vật Phan Thúc ĐịnhX30 phá lưới là Phan Thúc Định cụ ạ. Cái này em cảm giác là hư cấu. Ván bài lật ngửa là dựa trên cuộc đời cụ Phạm Ngọc Thảo cụ ạ.
Thế thì chắc chắn 2 cụ biết nhau.Cụ nhà em làm xuyên 3 đời TBT, từ 60s đến đầu 90s cụ ạ. Lính trực tiếp cụ Thành Lê, cùng thời cụ Lê Điền, cụ Thép. Mấy chục năm chức TBT toàn luân chuyển hết Hà Nam đến Nam Định, toàn dân Hà Nam Ninh cả, đến giờ cũng vẫn vậy.
Anh em cụ Hà, cụ Thép thì gần phố nhà em luôn, nhà cụ Thép ở Trần Hưng Đạo - NĐ, lần nào mà cụ ấy và cụ nhà em về NĐ cùng đợt là đều đến chơi, có lần còn ăn cơm nhà cụ ấy.
Cái sân nhà cấp 4 cụ kể ngày xưa các cụ ấy trồng giàn mướp chẳng bói được quả nào. Cụ Điền sáng kiến nhờ cụ bà nhà em ra chợ làm một ôm mướp về, câc cụ ấy treo lên rồi tấm tắc khen sai quả. Cây đa cụ kể thì đứa trẻ nào vào mà chẳng trèo, cụ bà nhà em tập xe máy ngã đúng gốc đa này trẹo chân, sau thề không bao giờ tập lại nữa.
Chỗ Ngô Quyền hình như là kho giấy, còn kho nữa ở Trần Quang Khải em cũng đến rồi, còn kho bên Đức Giang thì sau này đến cùng chị gái em. Nhà em 3 đời làm ở đấy, 2 chị gái và 1 anh rể và bây giờ vẫn còn 1 cô cháu gái tiếp tục sự nghiệp.
e học Trưng nhị cả C I và C II.Em học đến 85 thì hết lớp 8 ở Trưng Nhị mà
Hay xưa có lớp chọn mà em ko biết nhỉ?
Hê hê. Hôm nay từ "ba tiêu" mới xuất hiện. Đổ các cụ tre trẻ nó thế nào.... )))). Trong ngõ Liên Trì có anh Vĩ (em nhớ tên mang máng) quăng ba tiêu câu mè ở hồ Ha Le. Vút dăm phát kiểu gì cũng có hàng mang về. Của đáng tội cũng bị khua tán loạn thỉnh thoảng bỏ cả cần cả cá chạy vãi khóinhững năm 80, bọn trẻ con hay ra hồ câu cá rô, lưỡi câu làm bằng dây phanh xe đạp. Công nhận câu sướng thật. Đội câu ba tiêu tập trung nhiều ở khu Vân Hồ 3, toàn câu được mè hoặc trắm đen (ngày xưa gọi là Trôi Ấn độ). Có những con nặng cả 10-15kg. Thời đó, để chống câu trộm, CV thuê đội bảo vệ, chúng em gọi là "Nông Nô". Cũng đã xảy ra vài vụ đánh nhau giữa đội bảo vệ này với tụi câu trộm. Em nhớ có lần, công an giải tán đám đông đánh nhau bằng súng, và bắn chết 1 thanh niên. Cả làng vác xác đi khắp đường phố, đánh dã man đội nông nô trông cá kia.
Em cũng nghĩ thế nhưng cụ nhà em mất lâu rồi ạ. Tặp thể báo thì nhiều lắm, như anh chị em thì được phân ở Huỳnh Thúc Kháng, ngay cạnh đài THHN.Thế thì chắc chắn 2 cụ biết nhau.
Nhà mình ở Trung Tự (tt báo)đầu hồi bên kia là 2 căn hộ ô Hồng Hà. Cu út nhà ô Hà (1970- cũng trưởng ban chục năm nay ở 71 HT rồi) bằng cậu út nhà mình.
Gốc nhà mình cũng Nam Định (Nam Trực) nhưng chỉ còn từ đường ở đó thôi.
Chợ âm phủ thì nhiều người biết, nhưng địa danh Mồ liệt sỹ với lư hương to và hai hàng cây um tùm thì chỉ có ai trèo vào trong đó như bác mới biết nhỉ.Này 19/12/1946 là ngày mở đầu Toàn quốc kháng chiến, nhưng ngày mở đầu của quân và dân Hà Nội đánh quân Pháp là ngày 17/12 (vụ thảm sát ở phố Hàng Bún), đợt đầu đánh trả quân Pháp trong 10 ngày, xác người dân và liệt sỹ được gom về chôn ở phố 19/12, đó được coi ngôi mộ tập thể ghi lại mối thù của người dân Hà Nội và cả nước với thực dân Pháp, ngôi mộ đắp bằng đất dài chừng 100m, cao 3m, có lư hương cao hơn 1m sau này hai hàng cây cơm nguội mọc cao um tùm.
HN cũng bé bác nhỉ? Hết diệu mời bác rồi.Em cũng nghĩ thế nhưng cụ nhà em mất lâu rồi ạ. Tặp thể báo thì nhiều lắm, như anh chị em thì được phân ở Huỳnh Thúc Kháng, ngay cạnh đài THHN.
Cụ bà em công tác ở UBND TP NĐ và ở NĐ, nên cụ ông không xin phân nhà mà ở tập thể trong cơ quan. Nhưng cả cơ quan biết cụ bà nhà em vì lên nhiều, cụ Nguyệt Tú phóng viên báo, vợ cụ Lê Quang Đạo còn nhận cụ bà nhà em là em kết nghĩa.
Dân Ngõ chợ đa số là lành mà, tiểu thị dân lam lũ thôi. Thời nghiện rực nghiện rỡ thì 99% là các nơi đổ về mua bán chích choác nên hễ bước chân vào Ngõ chợ bất kể ngày đêm kiểu gì cũng phải gặp dăm bảy ông vật vờ phê pha, ai chả hốt. Quãng ngõ 2 ngõ 4 có cụ bà thời bao cấp buôn thịt lợn mà thời đổi mới em nghe đâu trai gái dâu rể những bốn cái án tử hình về ma túy. Hãi hãi là.Nhà em cũng gốc gác Nam Định. Em cũng có bà trẻ nhà ở trong Ngõ chợ Khâm Thiên. Nhưng dù ở ngay ngõ Thổ Quan mà mỗi lần có việc phải qua ngõ Chợ là cũng rất rén vì nghe tin đồn là ở đấy nhiều đầu gấu lắm. Giờ nghĩ lại thấy có khi cũng chỉ gấu mèo nhiều bằng ngõ Thổ Quan là cùng.
Ngõ Chợ nổi tiếng về ma toé, nhưng là mãi về sau này, thời 8x chắc cũng có nhiều nghiện bàn đèn, thuốc phiện. Nhưng cái món đó hút thì mùi đặc trưng toả tưng bừng nên khó mà giấu được. Nhà nào hút là hàng xóm và công an hộ khẩu biết ngay.
Sau rồi số má thế nào vợ em lại là dân 2 đời Ngõ chợ, giao việc gì cho em cũng không cần phải nói đến câu thứ 2.