- Biển số
- OF-146690
- Ngày cấp bằng
- 22/6/12
- Số km
- 9,338
- Động cơ
- 465,734 Mã lực
Lãnh đạo HN tuyền cắt ở đấy đấyCắt tóc víp ngoại giao đầu tiên của HN.
Lãnh đạo HN tuyền cắt ở đấy đấyCắt tóc víp ngoại giao đầu tiên của HN.
Em nhớ con Neptune có vỏ da loại đeo vai.Trông giống của ông nội em ngày xưa, chuyên dò nghe BBC. TÊN NÓ LÀ GÌ HẢ CỤ.
Em không nhớ hàng mì vằn thắn, chỉ nhớ mãi cái hàng phở mậu dịch đó, thời đó bao cấp nên ăn thấy ngon.Cạnh đấy có hàng mì vằn thắn cụ có nhớ không.
Các lão này chơi sang toàn chọn viu gần hồ đẹp cắt tóc. Em toàn cắt ở htx đối diện chờ Hàng Đã, gần rạp hát Hồng Hà thôi.Đúng rồi, hàng đó cắt tóc cả gội nữa thời đó là cao cấp, nhưng gội đầu mấy chị cho cúi đầu vào cái lavabo thôi chứ không được nằm như bây giờ. Hồi đó còn cả chỗ cắt bốn mùa phố Lê Thái Tổ nữa, em hay cắt ở đó.
Rất chính xác.Đài này là Melodia thì phải, trước nhà em có cái giống thế này nhưng có vẻ đời cổ hơn tên là Rigonda.
Có chứ cụ, tít cuối phốCó cụ nào nhớ hàng phở mậu dịch tên là Nguyên Sinh ở phố Thuốc Bắc không? Hồi nhỏ cứ CN thì được bố mẹ cho tiền, mấy đứa cùng ngõ ra đó ăn, thi nhau cho nhiều tương ớt, có thằng cho nhiều quá không ăn được đành ngồi nhìn.
Em nhớ nó gần ngã tư hàng Vải.Có chứ cụ, tít cuối phố
Nó ở ngay gần ngã 3 Phùng hưng mà. Đi từ bờ Hồ lên thì
Sau có tráng sĩ bồ đề quay ở chùa j gần đại học công đoàn nữa. Nói chung phim đợt cứ gọi là cháy vé, ngọc trảm thần công bắn chưởn ầm ầm. E thấy vị đắng tình yêu hay đấy chứSao lại hình như + không thành công cụ ? Quá thành công luôn. Có đoạn nữ tướng cướp tắm rồi tụt ngang gỗ phòng tắm phần che ngực, cả rạp ồ lên. Hồi đấy là chiếu rạp ngoài giời. Thừa thắng tiến lên Thăng Long đệ nhất kiếm đấu với Lưỡng Quảng đệ nhất đao. 2 phim này đều chiếm sóng TV. Khinh công trên mũ cói. Qua đời ông em còn đố con biết Lưỡng Quảng là gì không........Mãi sau nữa Thăng Long đệ.nhất điếu cũng xuất phát từ đây.
E cắt đến lúc đóng cửa chuyển sang đâu đó gần đấy thì thôi. toàn các chị 50, đến 55 là nghỉ hưu theo chế độ.Góc Tràng Thi - Quang Trung, đối diện Thu viện quốc gia có tổ/htx cắt tóc Tràng Thi từ thời bao cấp.
Đoạn cuối Trần Nhật Duật gần nối Trần Quang Khải tầm đầu 198x có 1 nhà làm hương, nhập gỗ mẩu nguyên liệu về thơm nức, đổ tràn vỉa hè. Em nhiều lần lượn qua, cứ nhặt mấy mẩu bé bé hít hà. Ngày đó bà ngoại thỉnh thoảng đến tết đốt hương trầm, mà không hiểu lắm. Chỉ thấy mẩu gỗ rất thơm, nhặt về hít mấy bữa lại vứt mất, lại nhặt mới. Ấn tượng về mùi thơm từ 1 đống gỗ đến tận giờ. Chắc kiểu như trầm kỳ nam sao đó.Ngày xưa 2 hạt lạc em cũng có thể và hết bát cơm, có cơm đã là ngon rồi. Rau thì ngày xưa em hay hái rau tía tô vs râu dền cơm.
Tiền tiêu vặt em ko thiếu. Khu nào thay dây điện là 2 thằng bọn em leo trèo mót hết dây cũ đem bán kiếm mớ.
Hằng ngày sáng em đi dọc phố Trần Nhật Duật mót rác ắc quy các cửa hàng bỏ đi. Chiều gom lại ống bơ đun đúc thành bánh chì, bán đồng nát mua được ối đồ ăn vặt.
Thi thoảng đi câu tôm ở Hồ Gươm, có hôm dc hơn bát cơm đầy.
Em bỏ phiếu cho Khát vọng bi thương của chị TT HiềnVị đắng tình yêu em đánh giá là phim xuất sắc.
Bây giờ vẫn còn Xay Bột Trẻ Em, chỉ Bán Thịt Trẻ Em thì không cònThêm xay bột trẻ em. Hỏi làm gì thì bơm xăm vá lốp, bơm mực bút bi, lộn cổ sơ mi,quy gai quy xốp. Nghề gì cũng chơi
Melodia và Rigonda là do hội đi CCCP mang về, hồi đấy nhiều con quan thấy oai lắm, đĩa than hồi đó còn cả loại đĩa 78 vòng nữa, nó quay vèo vèo nổ lốp đốp là hết 1 bài một mặt đĩa.Trông giống của ông nội em ngày xưa, chuyên dò nghe BBC. TÊN NÓ LÀ GÌ HẢ CỤ.
Chắc vỏ bể nước là inox hoặc tôn kẽm chứ không phải đuy ra. Khi xây tháp nước bê tông ở Trung Tự chúng tôi xem hàng ngày vì học ở Trường Kim Liên 3, ngay gần đó. Tháp đó mới đập bỏ cách đây chục năm để làm Đồn công an Trung TựEm với thằng bạn mang đuya ra ở trên quả cầu nước đi bán đổi bánh rán và thuốc lá ba số phì phèo. có lần công an phường còn đốt lốp cao su hai thằng mãi sau mới dám leo xuống, lỗ mũi với tay đen xì.
thế thì nhà em đối diện nhà Bác. Sau 79 đánh Tàu, người Hoa lướt hết em cũng chuyển nhà, nhưng ông bà vẫn còn ở đấy. Giờ thì không còn ai, dần dần bán hết! Em cũng học vỡ lòng ở cái lớp sau lưng nhà trẻ, nhìn ra mặt đường Trần nhật Duật!Em sinh ra ở đấy, nhà ngay cổng bên Thanh Hà, xưa còn được gửi trẻ nhà ngay cái ngõ nhỏ 40 đó- nhà em cạnh nhà bà Phẩm chuyên làm hương- trước cửa nhà xưa có 2 cây to sau mối mọt chặt bỏ hết . Tiếc là em oẻ đấy đến năm 76 chuyển về khu chợ Giời - xưa chưa xây lại chợ thì vắng vẻ- giờ thành chợ luôn
Năm đó khoảng sau giải phóng 75-76. Đã có đài Liên xô rồi ạ? Em nhớ nó có cái cửa lùa (mang máng, có thể sai ạ)Melodia và Rigonda là do hội đi CCCP mang về, hồi đấy nhiều con quan thấy oai lắm, đĩa than hồi đó còn cả loại đĩa 78 vòng nữa, nó quay vèo vèo nổ lốp đốp là hết 1 bài một mặt đĩa.
Sau này hội đi Đức và Tiệp mang về đài đĩa Amiga và Opuz nhỏ hơn nhưng nghe hay hơn hẳn, nên hội Liên Xô hơi bẽ mặt.
Bọn trẻ chúng tôi còn mở cái nắp sau thùng Rigonda ra để xem loa bên trong và ăn cắp bớt loa bán ra Chợ Giời kiếm thuốc lá hút. Mấy ông bà già vẫn nghe thấy nhạc nên không biết gì cả.
Sau giải phóng miền Nam, đài tủ National cửa lùa tràn ra đánh bạt mấy cái thùng đài hoành tráng vào quá khứ.
Em nhớ rằng tháp nước khá đẹp đó chỗ cái chợ khá to, nhưng giờ không nhận ra chỗ đó như thế nào nữaChắc vỏ bể nước là inox hoặc tôn kẽm chứ không phải đuy ra. Khi xây tháp nước bê tông ở Trung Tự chúng tôi xem hàng ngày vì học ở Trường Kim Liên 3, ngay gần đó. Tháp đó mới đập bỏ cách đây chục năm để làm Đồn công an Trung Tự
Năm 71 ông anh họ e học ở Nga mang về bộ đài + máy quay đĩa + đôi loa rời, về sau bộ này nhà e dùng, bg vẫn còn đôi loa. Năm 70 ông già e đi Nga mang về cái tivi, hồi đấy đài THVN mới phát thử nghiệm tuần 1 buổi mấy giờ vào tối thứ 7 hay sao ýNăm đó khoảng sau giải phóng 75-76. Đã có đài Liên xô rồi ạ? Em nhớ nó có cái cửa lùa (mang máng, có thể sai ạ)