Các trường ĐH hiên tại chất lượng kém nặng về lý thuyết, ngoài tư duy thói quen dạy học cổ hủ kiểu cấp 4, còn nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu kinh phí. Không có kinh phí thì bị bó rất nhiều thứ và chẳng thể tạo ra môi trường học tiêu chuẩn, đừng nói chất lượng cao, càng không thể mơ đến 1 môi trường nghiên cứu KH. Nhà nước không thể bao đồng kinh phí mãi được, đây là chủ trương rồi. Tăng học phí không phải là tất cả nhưng chính là một nguồn tiền chủ yếu và đáng kể.
Học phí cao không tạo ra bất công XH mà nó còn làm giảm bất công vì giúp tăng học bổng đáng kể bù đắp cho những đối tượng học giỏi mà khó khăn. Đã khó khăn còn học dốt thì tốt nhất đừng có cố theo học. Ra đời quan trọng phải có cái nghề và nghề nào cũng có thể ra tiền, miễn là phải giỏi.
Hệ thống hướng nghiệp yếu kém khiến cho tư duy bần nông kiểu "chi có học Đh là con đường đổi đời duy nhất" vẫn còn rất phổ biến. Mỗi một ông cử nhân đi chạy xe ôm thì nhẽ lại thiếu đi 1 người thợ giỏi cho ngành nghề phù hợp nào đó.
Cứ kiểu tư duy phổ cập Đh ra trường 1 lũ dốt nát lớ ngớ lý thuyết lơ mơ thực hành thì không có thế này mới lãng phí 5 năm cuộc đời cùng bao nhiêu tiền của tiền bố mẹ lãng phí lực XH.
Tay GS này trẻ nhưng tư duy rất hiểu biết và thực tế. Có điều tiến quá xa với trình độ nhận thức XH, đưa ý này lên báo giờ hơi sớm, sẽ dễ bị đám đông bần nông hung dữ ném đá. Gì cũng phải từ từ