[Luật] Góp ý về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu đường bộ ( qcvn 41:2012)

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Cụ Sgb làm bài bản quy mô thế thì các giáo sư, tiến sỹ ngành giao thông thất nghiệp hết à :D.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,003 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ Sgb làm bài bản quy mô thế thì các giáo sư, tiến sỹ ngành giao thông thất nghiệp hết à :D.

Nhà cháu cùng các kụ chỉ là mấy lão thợ mộc, được nhờ đóng cái kệ tủ có nhiều ô ngăn kéo. Mỗi ngăn kéo dùng để chứa một vị thuốc.

Khi có nhiều vị thuốc rồi, tuỳ thầy lang OF muốn kê đơn thuốc chữa bệnh gì thì sẽ bốc thang thuốc từ các vị thuốc tương ứng.
Dùng thuốc thế nào là tuỳ thầy lang giỏi hay không, chứ có phụ thuộc vào tay nghề mấy lão thợ mộc đóng cái kệ tủ đâu?

Có được nhiều vị thuốc quý giúp đời hay không là nhờ các kụ OF nhà mình chung tay cùng đóng góp.

Nếu các kụ không đóng góp, kệ tủ này sẽ bị bỏ trống cho kiến bò thôi.

.
 

sandisk35

Xe điện
Biển số
OF-132588
Ngày cấp bằng
28/2/12
Số km
2,659
Động cơ
390,970 Mã lực
Em thấy biển báo khu đông dân cư ở quốc lộ 5 treo ở giữa giải phân cách thế rất dễ quan sát để đi đúng tốc độ cho an toàn. Còn đường quốc lộ 1A em mới đi về thấy đường làm đẹp nhưng biển bao khu đông dân cư vẫn cắm bên vệ đường bên phải và cách biển báo khoảng 2-3 thì mét cắm một biển báo được phép quay đâu hoặc không được phép quay đầu như thế rất khó quan sát khi đang chạy tốc độ 70-80km/1h.
Em mong Cụ [@Khuat Viet Hung;338691] góp ý với GTCT nếu đường nào có thể cắm biển báo khu đông dân cư như đường quốc lộ 5 thì cắm theo quy chuẩn đó để đi cho đúng tốc độ.
 

tuan dat

Xe tăng
Biển số
OF-6446
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
1,154
Động cơ
553,960 Mã lực
Nơi ở
BRD & Hà lội
Em đánh dấu để theo dõi, em có thể góp ý cùng các cụ vì em nắm rõ luật và biển báo của Đức đơn giản nhưng hiệu quả
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,003 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nếu bác vừa ý thì em xin giúp bác 1 tay ở chuyên mục thống kê và góp ý về Biển báo hiệu được không ạ?

Nhà cháu rất cảm kích, và xin cảm ơn kụ HoangTung76, đã đưa vai đỡ giúp một chuyên đề khá nặng.



Em đánh dấu để theo dõi, em có thể góp ý cùng các cụ vì em nắm rõ luật và biển báo của Đức đơn giản nhưng hiệu quả
Tuyệt vời quá. Cảm ơn kụ nhiều lắm.

Kụ tham gia luôn cùng nhóm VaTuVa phụ trách chuyên mục số 8 giúp nhà cháu nhé.
 

KhaHon

Xe hơi
Biển số
OF-26738
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
131
Động cơ
488,500 Mã lực
Nơi ở
Melbourne, Australia
Website
www.facebook.com
Nhà cháu tài hèn sức mọn, nhưng may mắn đc đi du học ở Úc 4 năm, cũng may mắn được bố mẹ thương, mua cho cái xe để đi đi về về. Nên là cũng nắm đc cái tiên tiến của nc bạn, hnay nhà cháu xin đem ra vừa so sánh, vừa góp ý cho đất nc mình ạ. Trước hết, cháu lái xe ở VN ko nhiều, nhưng đc cái hay quan sát, bằng lái của cháu cũng là bằng nc ngoài đổi sang, nên chỗ nào cháu hiểu sai, các cụ mợ, chỉ bảo cho cháu chứ đừng gạch đá nhé :).

I. Biển đỗ xe: Theo cháu cái này bất cập vô cùng bất cập ạ!

Như các cụ đã biết thì biển đỗ xe ở VN mình như thế này :

Trong đấy biển 130 là cấm dừng cấm đỗ, biển 131a là cấm đỗ, 131b là cấm đỗ ngày lẻ, 131c cấm đỗ ngày chẵn.
Thật sự lúc mới về VN, cháu chả hiểu cái biển đó nó nghĩa là gì, rồi còn phải tính ngày chẵn lẻ để đỗ, và cuối cùng cháu thấy các cụ ý vẫn đỗ ầm ầm:

=> biển này gây lúng túng cho ng tham gia giao thông và không có tác dụng. Vậy cháu kiến nghĩ đổi biển này về kiểu sau:
Thứ nhất cháu để ý thấy biển đỗ vẫn là biển chữ "P" vậy tại sao không đổi biển cẫm đỗ sang chữ "P" gạch chéo, còn biển cấm dừng sang chữ Stop hoặc "S" gạch chéo?

Hoặc một số nước có biển "No parking" cùng với mũi tên, và biển đc đặt ở hai đầu với hai mũi tên hướng vào nhau ý chỉ trong đoạn đó cấm đỗ xe:

Thêm nữa cháu xin đề xuất làm thêm một biển nhỏ dưới biển cấm đỗ hoặc đỗ để chỉ thời gian đc đỗ hoặc cấm đỗ, thay cho cái biển ngày chẵn ngày lẻ như trên.
Ví dụ ở Melbourne biển nó thế này:

Theo đó biển trên cùng là cấm dừng từ 11h trưa đến 2h chiều tất cả các ngày, biển dưới nghĩa là đc phép dừng nhưng cấm đỗ từ 2h chiều đến 6h tối tất cả các ngày. Ngoài khoảng thời gian đó thì dừng và đỗ thoải mái ko ai phạt(cháu ko nhắc đến hai biển loading zone còn lại) Họ làm thế cháu thấy có cái hay là những khoảng thời gian họ cấm đều là thời gian đường rất đông. Vì vậy cấm thì không có xe đậu, tránh gây ùn tắc, nhưng lúc vắng thì dân vẫn có chỗ đậu-> không bất cập như loại biển cấm toàn thời gian hoặc ko cấm toàn thời gian như mình.
Đối với biển đỗ xe cũng vậy, họ có thời gian đỗ. Ví dụ:

Theo đó, biển này cho phép đỗ 2 tiếng/lần. Khoảng thời gian ở trên nghĩa là từ thứ 2-thứ 6 trong khoảng thời gian từ 8h sáng đến 6h chiều đc phép đỗ tối đa 2 tiếng, sau 6h chiều hoặc trc 8h sáng, đc đỗ bao lâu tuỳ thích. Còn bên dưới là thứ 7 chỉ đc đỗ 2 tiếng từ 8h sáng đến 12h trưa. Ngoài khoảng thời gian đó đỗ thoải mái. Chủ nhật ko ghi, dân tự hiểu là chủ nhật đỗ bao lâu tuỳ thích. Như thế thì những ng khác sẽ có cơ hội có chỗ đỗ xe. và mỗi ng chỉ có tối đa 2 tiếng. Chứ ko phải kiểu" Aha, tôi tìm đc chỗ này tôi đỗ bao lâu là quyền của tôi" rồi sau đó suốt ngày kêu thiếu chỗ đỗ xe, nhà nc ko đầu tư bãi đỗ..v..v.

Đó chỉ là một số biển đỗ xe em thấy khá hay nếu có thể áp dụng ở VN. Em biết sẽ có cụ nói nghe lằng nhằng quá ko khả thi. Đúng, giải thích thì rất lằng nhằng, nhưng khi ra đường lái, thực hiện theo thì vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ các cụ ạ:).

II) Với các đường giao nhau ví dụ, ngã ba, ngã tư ko có đèn tín hiệu, các cụ sẽ nhìn thấy 1 cảnh mạnh ai ng nấy đi, đôi khi tắc mà vẫn cố chen lên, chắn đường xe khác.
Nếu nói về mật độ xe cộ, thì mật độ bên Úc cũng rất đông (Vì đa phần dân cư tập trung ở hai thành phố lớn nhất là MElbourne và Sydney). Nhưng em thấy họ có biển để tránh tình trạng các xe tranh nhau chạy ở các đường giao nhau:

Biển này đc đặt thế này ạ:

Theo đó thì các xe đến biển give way đều phải nhừơng đường cho xe đc ưu tiên. Vì vậy tránh đc tình trạng mạnh ai ng đó đi, và tình trạng các xe từ trong phố nhỏ, góc khuất cứ lao ra, gây tai nạn hoặc va chạm giao thông ạ.

Bên cạnh đó gần những ngã tư hoặc đường giao mà có đèn tín hiệu, trên đương sẽ đc kẻ thêm cái này:


Nó nghĩa là bỏ trống khoảng đó. Khi các xe dừng đèn đỏ nối đuôi nhau ví dụ, có một cái ngõ gần đó, thì ng trong đó ra sẽ ko thể đi đc. Do đó nó làm thêm cái này trc cửa ngõ, để khi đỗ, các xe có thể đỗ cách cái khoảng đó để ng trong ngõ ra hoặc vào trong ngõ vẫn có lối đi, tránh gây ùn tắc cục bộ ạ.
III, Phân làn:
Với những đường có 2-3 làn, cháu nghĩ nên kẻ thêm biểu tượng các loại xe bên cạnh biển phân làn. Vì cháu thấy có mỗi cái biển, các bác lái xe nhất là các cụ taxi không nhìn thấy hay sao đó. Cụ nào đi đường Phan Chu Trinh HN, chắc rõ nhất, đường 3 làn nhưng 4b với taxi chạy cả 3 làn luôn, nhiều khi 2b không biết chạy thế nào, vì 2 bác taxi chạy làn phải đua nhau nhao nhao xi nhan phải r dừng giữa đường, chiếm hết cả 2 làn xe máy.

IV. Biển báo camera tốc độ/ giao thông:
Cái này ở nc ngoài cháu thấy nó đặt, 1 cái báo trc 500m, 1 cái là cách camera 10m. Tại sao nó lại báo ạ?

Bởi vì các camera thường đặt tại các đường giao nhau, ngã tư, ngã 3. Nó báo thế để các bác tài biết mà đi chậm lại, hoặc dừng khi có đèn đỏ. Nhiều anh tây ở bên kia vẫn máu vượt đèn, vượt tốc đô lắm chứ không riêng gì các bác nhà mình đâu ạ. Thế nên nó báo thế để các anh ý từ từ chậm lại rồi dừng thay vì gần đến nơi thì phanh dúi dụi gây nguy hiểm cho ng phía sau. Thêm nữa, dân Úc nó cũng cùn lắm, ko có cái biển đó, nó tìm đủ mọi cách để cãi cho bằng đc.
V. Các biển báo giảm tốc, hoặc thay đổi tốc độ: Các cụ XXX nhà mình hay có trò đặt một cái biển 40 với cái máy bắn trên đoạn đang chạy 80. Những cái đó giúp cho các XXX đấy, nhưng gây nguy hiểm cho ng điều khiển. Vì vậy cháu xin ý kiến là nên có một biển cảnh báo thay đổi giới hạn tốc độ trcs biển tốc độ ít nhất 500m để mọi ng biết từ xa mà từ từ giảm tốc, tránh việc giảm tốc đột ngột gây ra các tình huống đáng tiếc. Cái biển nó có thể như này ạ:


Biển này chưa phải biển tốc độ, mà là biển cảnh báo sớm.

Cháu xin kết thúc tại đây. Cháu biết có những điều các cụ sẽ cho là khó thực hiện ở VN vì một phần còn do ý thức của dân nữa. Nhưng theo quan điểm của cháu, ko làm thì ko biết, ko làm thì sao thay đổi, thay đổi từ từ r sẽ đc thôi. Chẳng lẽ VN mình đang hội nhập mà cứ để cái cảnh giao thông VN xấu xí phơi bày trc mắt bạn bè hay sao?[-(
 
Chỉnh sửa cuối:

NoCarNoMoney

Xe tăng
Biển số
OF-124685
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
1,193
Động cơ
387,930 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the Net...
Em xin có vài ý kiến như sau:
Hiện nay quy chuẩn 41 quá rườm rà và nhiều thông tin cái trước đá cái sau. Vì vây điều đầu tiên là cần 1 hệ thống quy chuẩn vừa ngắn gọn và lại vừa rõ ràng.

1. Hiện nay có 2 phụ lục G và H về vạch kẻ đường, một cái cho đường >60km và 1 cái cho đường <60 km. Em thấy điều này là không cần thiết và dễ gây nhầm lẫn. Thế nào là đường >60km và <60km? khi đi trên đường người tham gia giao thông lại phải nhớ xem đường này là >60 hay <60, ứng với nó sẽ có những quy chuẩn gì thì rất là khó nhớ và khó thực hiện. Vì vậy nên gộp lại làm 1.

2. có nhiều đoạn đường là đường 1 chiều nhưng người dân không biết là đường 1 chiều. Ngược lại có nhiều đường 2 chiều nhưng người tham gia giao thông không biết đấy là đường 2 chiều (ví dụ các đường gom 2 bên đại lộ Thăng Long). Cần có vạch kẻ đường để quy định đấy là đường 1 chiều hay 2 chiều. Ví dụ: nếu là đường 2 chiều bắt buộc phải vẽ vạch liền ở giữa của toàn bộ đoạn đường. Nếu là đường 1 chiều bắt buộc phải vẽ 1 hoặc nhiều vạch đứt phân chia các làn đường. Tức là nếu thấy vạch liền ở giữa đường thì đó là đường 2 chiều. Vạch đứt là đường 1 chiều.
3. Phải quy định rõ ràng trong quy chuẩn tất cả các biển báo đều hết hiệu lực khi qua giao cắt với ngã 3/ngã tư. Khi đấy cần phải cắm biển nhắc lại tại tất cả các ngã 3/ngã 4.
4. Đối với vạch chỉ hướng đi phải theo: bắt buộc phải cắm biển hướng đi trên mỗi làn (biển 411) trước vạch kẻ đường để mọi người tham gia giao thông biết và đi theo đúng hướng. Nếu không có biển 411 thì vạch chỉ hướng đi phải theo là không có tác dụng. Hiện nay theo quy chuẩn thì chỉ cần vạch là có tác dụng nên xxx chuyên bắt lỗi này vì không có biển 411 nên nhiều người không thể biết để đi cho đúng. vạch thì mờ hoặc bị xe khác đè lên không thể nhìn thấy.

Tạm thời em có vài ý thế đã.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Góp ý đầu tiên của tôi là về cái biển 412: Hiện nay biển 412 chia làm 4 loại a, b, c, d dành cho ô tô khách (gồm cả xe buýt, taxi), ô tô con, ô tô tải và mô tô.
1. Bất cập: Đường Việt Nam hiện nay thường chỉ có 2 làn, nhiều là 3 làn cho 1 chiều đi. Nếu bố trí 1 hoặc 2 làn ưu tiên cho 1 hoặc 2 loại xe thì các loại xe còn lại sẽ phải đi chung ở 1 làn còn lại. Thực tế, trên đường Giải Phóng có đặt biển 412b ở 2 làn phía bên trái, làn còn lại đặt biển 412d, như vậy là đường này chỉ cho phép xe con và mô tô đi lại, các loại xe tải, xe buýt, xe khách, xe máy bị cấm. Rất nhiều lái xe chẳng biết tuân thủ cái biển này như thế nào. Tuân thủ thì không thể đi được, mà không tuân thủ thì bị phạt hoặc không tùy xxx.
2. Đề nghị sửa đổi: Chỉ quy định 3 loại biển báo làn đường dành riêng: a-Cho xe buýt (không bao gồm xe khách và taxi); b-Cho ô tô (các loại); c-Cho mô tô và xe máy. Ranh giới giữa các làn xe phải là hàng rào, dải phân cách đối với đoạn đường ở gần các điểm giao cắt, là vạch sơn liền đối với các đoạn đường ở xa điểm giao cắt, cấm tuyệt đối các phương tiện đè qua.
3. Lý do:
- Để phát triển giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, đô thị Việt Nam hiện nay cần phải có làn đường dành riêng cho xe buýt, không cho các loại phương tiện khác đi vào để tăng lợi thế cho xe buýt so với xe cá nhân, để có thể tăng lưu lượng xe buýt đáp ứng nhu cầu. Dành riêng đường cho xe buýt cũng là một biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân khi bắt họ phải chen nhau đi ở phần đường còn lại.
- Do mô tô, xe máy ở Việt Nam có số lượng rất lớn và có đặc điểm riêng so với ô tô (dễ luồn lách, dễ điều khiển, dễ va chạm, dễ đổ...) nên cần tách mô tô/xe máy đi riêng phần đường/làn đường với các loại ô tô.
4. Chú ý: Do chia mặt đường thành các luồng riêng nên sẽ phát sinh nhiều hướng rẽ tại các điểm giao cắt, cần phải bố trí hướng rẽ riêng (điều tiết bằng đèn tại các giao cắt lớn, bắt đi vòng ở các giao cắt nhỏ...) cho từng loại xe để tránh cắt mặt nhau gây xung đột giao thông.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
968
Động cơ
295,670 Mã lực
Like mạnh cụ [@sgb345;2985] . Tui đã từng mong muốn khi nào đó có thể mở 1 thớt tập hợp những góp ý cho các bác bên ngành GT chỉnh sửa một số quy định để việc tham gia giao thông của chúng ta thuận tiện, an toàn và văn minh hơn.

Nay cụ Bia (sgb345 ) đã đứng ra gánh vác vụ này thì tôi rất cảm phục và yên tâm. Tui sẽ tích cực tham gia comment và đề xuất
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Ủng hộ nhiệt liệt ý tưởng của các cụ, có chân mõ làng nào thừa cho em xin một chân thì tốt quá.  :)
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chắc các cụ ở trển cũng từng tham khảo OF (và nhiều 4R khác) trong việc quản lý giao thông. Giờ đây có sự hợp tác chính thức thì tốt quá rồi, chắc chắn sẽ chỉ tốt lên vì huy động được trí lực và kinh nghiệm tập thể, và cũng để tránh ra các điều khoản trên trời trong luật mà ta hay gọi là máy lạnh. Anh em Ô phở thường là rất thực tế vì họ là những người chạy xe thực sự, bị phạt thực sự, tranh luận với xx cũng thực sự nên những ý kiến đóng góp thực sự là rất thực.

Em góp ý thêm một vấn đề nữa mà chắc nhiều cụ đã biết, thậm chí mắc bẫy là một số biển khu đông dân cư trên quốc lộ 1 đoạn từ Thanh Hóa trở vào tới Quảng bình là hay bị cắm bên trái. Mấy vị GTCC tiết kiệm biển: cắm 1 biển và vẽ 2 mặt: một mặt khu đông dân cư thì mặt kia là hết khu đông đân cư, như vậy đương nhiên theo một chiều là cắm bên phải đường thì theo chiều ngược lại sẽ là trái. Tiết kiệm thì ko bao nhiêu , nhưng rõ ràng làm khó anh em lái xe. Em bị một lần vào năm 2009 và sau đó 2 năm thì sém bị vì cái kiểu biển cắm bên trái đường này
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em hay chở khách đi tỉnh,các cách cắm biển các tỉnh không được thống nhất quy chuẩn.

1 Nhiều biển khu đông dân cư bên phải nhưng xe đang cua phải.Đối với những xe có phân bổ lực phanh điện tử và cân bằng điện tử không sao.Nhưng đang chạy 80 đang cua bất chợt nhìn thấy biển bảo đông dân cư hoặc hạn chế tốc độ với những xe không có chức năng hỗ trợ lái rất nguy hiểm khi phanh để giảm tốc độ đột ngột là xe dễ bị quay xe.Đề nghị cắm biển tại nơi đất trống trải,hoặc nơi không có cây côi che khuất tầm nhìn và thêm 1 biển cấm dừng đỗ khoảng cách cộng trừ 150 mét tính từ chân biển khu đông dân cư.Nên để thêm biển khu đông dân cư ở trên cao nhưng làm khung để gắn biển phụ cho các phương tiện nhìn thấy.Tốt nhất làm khung trên cao gắn biển để có thêm biển khác thì các phương tiện đều dễ nhìn

2 Khi tham gia giao thông,đến các ngã ba ngã tư lớn đều phải có biển chỉ dẫn hướng đi.Biển phân làn đặt đầu đường và biển chỉ hướng đặt cuối đường

3 mũi tên chỉ hướng đi không được vẽ gần vạch ngang dừng đèn đỏ mà phải được vẽ trước khi tới các vạch liền.Vạch liền ở ngã ba ngã tư không được dài quá 10 mét,bởi có đường rất dài,nhưng đi vào đến vạch dừng đèn mới biết xe phải đi theo hướng đó là chết vì bẫy.Mũi tên chỉ hướng phải được vẽ trước khi đến vạch liền 30 đến 50 mét sau biển chỉ hướng.Chính sự nhập nhằng này CSGT dễ vu người điều khiển giao thông lỗi sai làn thay vì lỗi không tuân thủ vạch chỉ đường để dễ dàng làm tiền

3 biển báo phải có tiếng việt phía dưới.Biển đông dân cư phải phải ghi rõ trị trấn,thị xã hay thành phố ở phía dưới biển khu đông dân cư.Sau biển khu đông dân cưu phải sơn ranh giới khu đông dân cư và ngoài đông dân cư bằng 1 vạch ngang đường.Bởi em đã dính 1 phát ở Ninh Bình.1 bên thì có biển 1 bên lại đặt tít đằng xa các đó 2km.Quy chuẩn đường 2 bên phải như nhau chứ không phải 1 bên là đông dân cư còn 1 bên là ngoài khu đông dân cư như kiểu Ninh Bình

4 các đường vành đai cũng phải có biển báo rõ ràng(Nếu đi từ HN đi Thái Bình mà qua cầu vượt Nam Đinh chả biết đi 50 hay 80 luôn).Đường vành đai không được giới hạn tốc độ như chạy nội thị

5 CSGT phải có trách nhiệm hướng dẫn phần luồng các phương tiện,phải có trách nhiệm hướng dẫn người dân hiểu luật thay vì cố bắt bẻ luật để phạt

6 Giảm tất các các mức phạt xuống mức thấp nhất thậm chí 1 giá đồng hạng(trừ mức quá tốc độ và uống bia rươu) thậm chí không xử phạt và yêu cầu CSGT phải hướng dẫn luật cũng như cách đi,hướng đi để phổ biến cho người dân.Chứ không phải nhăm nhe người đi đường khi đi đường đông không để ý là xô ra làm thịt như thịt con gà công nghiệp khi đường xá đô thị phát triển thay đổi từng ngày thậm chí từng giờ từng phút
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
968
Động cơ
295,670 Mã lực
Gửi cụ [@sgb345;2985] và các cụ,

tui thấy sẽ có nhiều ý kiến post lên đây góp ý cho cái QC41này. Riêng về biển báo cũng sẽ có số lượng kha khá các biển sẽ cần phải quy chuẩn lại . Về vạch hay đèn cũng vậy. Nếu tất cả các ý kiến cùng post lên vào 1 thớt thì tranh luận (góp ý) sẽ rất rối.

Tui nghĩ, chúng ta cần phân loại ra theo 3 nhóm chính: Biển, Vạch, Đèn. Trong mỗi nhóm sẽ có riêng từng thớt về 1 Biển hoặc Vạch hay Đèn cụ thể, ví dụ: Biển 411, Vạch 1.1 ... cơ cấu như Chart dưới đây:


Khi đó cụ nào thấy có quy định nào chưa hợp lý, cần sửa đổi hay bổ xung thì lập 1 thớt phụ (sub-thread) để trao đổi về quy định này. Thớt chính thì để cụ chủ đăng tin chỉ đạo, hướng dẫn và tóm tắt các vấn đề thôi.

Nếu cụ sgb345 và các cụ thấy như vậy sẽ ok hơn thì đề nghị bên các cụ mod giúp cơ cấu cho cái!
 
Chỉnh sửa cuối:

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Chuẩn đấy ạ, em cũng đã còm bên fb:
....

Về cách tham gia thì em nghĩ là đơn giản.
Chia làm 3 cột: Nội dung gốc, Nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung, Lý do sửa đổi bổ sung.

Việc chia thành các chuyên mục để tham gia trên OF nên bám theo bố cục của quy chuẩn để thuận tiện cho công tác tổng hợp.

Nội dung tham gia cần ngắn gọn, rõ ràng, không bình luận các hiện tượng nhạy cảm, không nêu ví dụ cụ thể mà nên đưa ra tình huống giả định cho khách quan. Các nội dung chém gió gạt ra ngoài tránh kẻ xấu lợi dụng.
 

Du_don

Xe điện
Biển số
OF-351274
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
3,965
Động cơ
296,478 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Quả là tâm huyết, nhưng bằng cách nào các cụ thay đổi được cả 1 hệ thống tiến sỹ giấy vô cùng bảo thủ?
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Quả là tâm huyết, nhưng bằng cách nào các cụ thay đổi được cả 1 hệ thống tiến sỹ giấy vô cùng bảo thủ?
Cũng ko thể để cho các tiến sỹ giấy đó cho rằng họ luôn đúng, họ là nhất được cụ ạ. Tuy nhiên, việc góp ý có hiệu quả hay ko còn tùy thuộc vào cách góp ý. Người VN mình tính tự ái hơi cao, bảo thủ cũng bền, ko dễ lay chuyển đc các tiến sỹ giấy đó trong một sớm một chiều. Nhưng vẫn phải lên tiếng thôi.
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
- Chạy xe trên đường quốc lộ hiện nay em ngại nhất về vấn đề tốc độ, nhiều lúc không phải do chạy ẩu mà là do không nhìn thấy biển báo, mắt lúc nào cũng căng ra để nhìn xem lúc nào được đi 50. lúc nào thì 60, 80...hay 100km/h, nhiều lúc giật mình vì bị xe tải lớn chạy bên trong che mất biển báo, đang chạy thấy xe xung quanh đi chậm thì mình cũng đi theo thôi chứ thật sự chả biết biển cắm chỗ nào? Nên chăng ngoài biển báo chúng ta đưa thêm giới hạn tốc độ xe ngay vào vạch kẻ đường hoặc viết các con số báo tốc độ tối đa cho phép trên nền đường như các nước để lái xe lúc nào cần biết thì chỉ nhìn xuống lòng đường là phát hiện ra ngay? ví dụ có thể thay đổi về kích thước độ dài - rộng, khoảng trống giữa các vạch hoặc mầu sắc sơn vạch....làm sao để cho lái xe chỉ cần nhìn vào đó là biết được phép chạy bao nhiêu km/h?
- 1 số đoạn đường chạy qua khu đông dân cư là cần thiết phải giới hạn tốc độ về 50km/h vào ban ngày, xong về đêm thì hầu hết khu đông dân cư này đã vắng ngắt. Em thường xuyên chạy Hà Nội - Hà tĩnh vào ban đêm thì thấy rất lãng phí thời gian cho một số khu vực như Tam Điệp, Bỉm Sơn....đường thì 4 làn to đùng chẳng có cái xe máy nào chạy cũng chả có đường cắt ngang mà cả đoàn xe oto thì phải bò 50km/h một chặng khá dài. Nên chăng một số khu vực đông dân cư kiểu này nên có biển giới hạn tốc độ vào những giờ nhất định?
- Vị trí cắm biển giới hạn tốc độ cũng cần phải rà soát lại, vì có nhiều nơi đặt cách xa khu vực đông dân cư quá, 2 bên đường không có nhà dân, đường thì to đùng gây cho lái xe chủ quan không quan sát được thế là dính lỗi tốc độ (những điểm như thế này CSGT thường xuyên tổ chức bắn tốc độ) ví dụ cụ thể đoạn đầu đường tránh Hồng Lĩnh hướng Hà tĩnh - Vinh, đầu vào và ra đặt rất xa khu vực có dân...khi rẽ ra đường tránh thấy đường rộng và 2 bên đường là ruộng nên nhiều lái xe nghĩ là đã được đi 80km/h và chạy khoảng 500m sau đó mới thấy biển báo hết nơi đông dân cư..thế là dính lỗi tốc độ. :)

Nói có sách, mách có chứng cứ đây ạ: "p
[YOUTUBE]http://youtu.be/lmJe_6XP9DI[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,225
Động cơ
663,954 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Các cụ có kinh nghiệm cho em hỏi là nắp cống, nắp hố ga thoát nước, nắp đi dây cáp-điện ngầm có được tính vào hệ thống giao thông chung ko ạ?
Em là rất bức xúc với việc nắp hố vô tội vạ trên mặt đường hiện nay ở nước ta:
1. Làm cẩu thả khiến cái cao, cái thấp, cái thì nhanh hỏng, đi xe nhanh hư hại xe, làm giảm sự an toàn trong tham gia giao thông, giảm tốc độ lưu thông của phương tiện >>> suy giảm kinh tế.
2. Việc để cho cá nhân tổ chức tùy tiện đào ngang, dọc các tuyến đường gây xấu xí và mất an toàn, thậm chí đường cừa đổ tháng trc 1 tuần sau lại có đội thợ đi cáp ngầm xẻ lên, 100% các đoạn đào tắt - đào dài dọc đường để chôn ống nước, cáp điện... sau khi thi công lấp lại đều bị gồ lên thành lưng lạc đà, hoặc lõm võng xuống, trình độ hoàn trả hạ tầng rất kém >>> lưu thông gây hại xe, xóc bụng, nguy hiểm khi phanh gấp hoặc lạng tay lái để né gây nguy hiểm cho xe đi sau.

Vậy câu hỏi đặt ra là ở các nước tiên tiến họ có nhiều nắp hố ga và cống như ở ta ko? Họ có làm trồi sụt nắp như ở VN ko?
Bao giờ các Tp trung tâm ở Vn làm được các hệ thống ngầm thật sự hữu dụng như hệ thống cống ngầm của các nước khác chứ ko phải cống đường kính 50-60cm sâu nửa m hơi tí là tắc như hiện nay?
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,225
Động cơ
663,954 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
- Chạy xe trên đường quốc lộ hiện nay em ngại nhất về vấn đề tốc độ, nhiều lúc không phải do chạy ẩu mà là do không nhìn thấy biển báo, mắt lúc nào cũng căng ra để nhìn xem lúc nào được đi 50 và lúc nào thì 60, 80...hay 100km/h, nhiều lúc giật mình vì bị xe tải lớn che mất biển thấy xe xung quanh đi chậm thì mình cũng đi theo thôi chứ thật sự chả biết biển cắm chỗ nào? Nên chăng ngoài biển báo chúng ta đưa thêm giới hạn tốc độ xe ngay vào vạch kẻ đường để lái xe lúc nào cần biết thì chỉ nhìn xuống lòng đường là phát hiện ra ngay? ví dụ có thể thay đổi về kích thước độ dài - rộng, khoảng trống giữa các vạch hoặc mầu sắc sơn vạch....làm sao để cho lái xe chỉ cần nhìn vào đó là biết được phép chạy bao nhiêu km/h?
- 1 số đoạn đường chạy qua khu đông dân cư là cần thiết phải giới hạn tốc độ về 50km/h xong về đêm thì hầu hết khu đông dân cư này đã vắng ngắt. Em thường xuyên chạy Hà Nội - Hà tĩnh vào ban đêm thì thấy rất lãng phí thời gian cho một số khu vực như Tam Điệp, Bỉm Sơn....đường thì 4 làn to đùng chẳng có cái xe máy nào chạy mà cả đoàn xe oto phải bò 50km/h một chặng khá dài. Nên chăng một số khu vực đông dân cư kiểu này nên có biển giới hạn tốc độ vào những giờ nhất định?
Đúng ạ, em là cũng phản đối các chú csgt vác máy ra bắn tốc độ bừa bãi trong nội thị, đành rằng hạn chế tốc độ nhằm đảm bảo an toàn, tuy nhiên với việc mở nhiều tuyến đường rộng, nhiều làn xe, ít điểm giao cắt như phố Tố Hữu thì đi oto 60-65, xe máy 50-55km/h em thấy hoàn toàn bình thường, đủ an toàn và đủ tầm quan sát để giảm tốc độ, ko phải cái gì cũng cứ nhè luật mà bắt, vì luật đưa ra để điều chỉnh hành vi chứ ko phải để bắt chết.
 

tuan dat

Xe tăng
Biển số
OF-6446
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
1,154
Động cơ
553,960 Mã lực
Nơi ở
BRD & Hà lội
Như ý kiến cụ Libor vẽ giới hạn tốc độ dưới mặt đường em nghĩ là rất cần thiết, hình dưới đây là đoạn đường em thường đi qua vẫn trong đô thị nhưng đường rộng và 2 bên thoáng, rất nhiều người nghĩ hết khu dân cư nên họ phải vẽ xuống đường
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top