Bẩm cụ [@sgb345;2985]
Tui có 1 ý kiến nho nhỏ ntn. Thông thường cụ nào phát hiện ra một quy định bất cập nào thì chính cụ đó là người sẽ đề xuất ra cách giải quyết: bỏ đi hay điều chỉnh, bổ xung … cho nó trở nên phù hợp hơn . Nếu như phân công cụ A là người tìm các vấn đề, rồi phân công cụ B là người tìm các giải quyết thì có thể cụ B sẽ lúng túng ko hiểu chính xác vấn đề của cụ A nêu là gì và khó có đề xuất giải pháp phù hợp. Như vậy khả năng sẽ khó cho người xung phong nhận nhiệm vụ cụ ạ.
Tui thấy, nếu như phân công 1 cụ làm Thường trực từ A-Z cho 1 vấn đề thì sẽ có lẽ hợp lý hơn.
Ví dụ: Chúng ta có mấy vấn đề chính cần góp ý sửa đổi hay tham khảo như sau:
1. Quy tắc căn bản của giao thông Việt Nam. Ví dụ: Quy tắc Đi bên phải. Hiểu và quy định ntn cho chuẩn nhất. Vấn đề này đã có hẳn 1 thớt bàn rất hay. Và tui thấy có cụ như cụ [@chinhatm;14406] có nhiiều comments rất sắc đáng. Nên tui nghĩ cụ chinhatm rất am hiểu và có thể giúp cụ thường trực vấn đề này.
2. Biển báo. Cái này có nhiều cụ có thể nhận phụ giúp cụ
3. Vạch kẻ đường. Vấn đề này có nhiều cụ có thể làm thường trực giúp cụ. Ví dụ: Cu [@Khuu;9047]...
4. Đèn tín hiệu. Vấn đề này tui và một số cụ khác có thể giúp cụ
5. Tham khảo luật lệ quốc tế. Cụ [@tuan dat;6446] cụ@ phu dung nguyen… đã xung phong. Khi có vấn đề gì cần tham khảo thì các cụ có thể order các cụ này tìm và dịch quy định của nước khác
…..
Cụ xem xét nhé.
Nhà cháu cảm ơn kụ Mr. Keen đã cho ý kiến.
Nhà cháu có suy nghĩ như này, có thể hơi khác ý của kụ một chút.
Suy nghĩ của nhà cháu dựa trên nguyên lý "sản xuất dây chuyền", dựa trên chuyên môn hoá cho từng khâu, chứ không dựa trên "đa năng hoá của một hay hai người".
Quá trình này gồm có 4 khâu chính, như sau:
1- Đóng góp
2- Phân loại
3- Xử lí, nâng cấp
4- Sử dụng
Chuơng trình này giống như tạo ra một cái hộc tủ, có nhiều ngăn, đựng được nhiều vị thuốc khác nhau (mà mấy nhà thuốc bắc trên Phố Thuốc Bắc, Hải thượng Lãn Ông hay có).
- Mỗi thông tin, gợi ý từ các kụ OF được ví như một vị thuốc.
- Từng VaTuVa có trách nhiệm phân loại, chế biến, đóng gói để các vị thuốc do các kụ OF đóng góp trở thành một thành phẩm có ích.
Kết quả là mỗi hộc tủ sẽ chứa một vị thuốc.
- Không yêu cầu người đóng góp thuốc phải tự mình làm hết từ A đến Z, từ đóng góp thuốc, rồi phân loại, chế biến, rồi đóng gói thành phẩm.
- Thầy lang muốn chữa bệnh nào thì bốc thuốc từ các ôH khác nhau để lập thành thang thuốc cho bệnh đó.
Sẽ có những ô chứa thuốc chưa được dùng ngay, nhưng sẽ dùng trong tương lai gần.
Tóm tắt quy trình như sau:
1- Đóng góp:
Các kụ OF là người phát hiện, đóng góp các vị thuốc bất kỳ mà các kụ ý muốn đóng góp.
Không cần chứng minh đây là thuốc tốt hay không.
2- Phân loại thuốc được đóng góp:
Các kụ VaTuVa là người phân loại các vị thuốc đó. Nếu thấy vị thuốc nào hợp với chuyên đề của mình, thì nhặt lấy, bỏ vào từng ô của mình.
3- Xử lí, chế biến thuốc:
Các kụ VaTuVa + người đóng góp vị thuốc đó sẽ xử lí, chế biến thuốc trong từng ô của mình thành có ích.
(Đây là khâu xác định giá trị của thông tin. Nếu quan trọng, sẽ có một số người cùng tham gia để xử lí cùng một vấn đề).
4- Sử dụng:
Đại diện OF + UB ATGT QG + Bộ GTVT là người quyết định sử dụng như thế nào. Nếu chưa sử dụng được ngay, sẽ để dành sử dụng sau.
Có một khả năng nữa, là cá nhân các kụ OF có thể gửi đề nghị sử đổi bổ sung QC41 lên UB ATGT QG và Bộ Gtvt, dưới danh nghĩa cá nhân, hoặc nhóm cá nhân, như kụ KVH đã gợi ý bên FB. Đề nghị của cá nhân, nhóm cá nhán có ther trùng, hoặc khác quan điểm chung của các kụ OF khác về cùng một vấn đề.
P/s: sơ đồ kụ đề cập ở trên có thể sẽ được từng kụ VaTuVa áp dụng tại khâu 3, trong khuôn khổ Chuyên mục của mình, chứ không bao trùm từ khâu 1 đến khâu 4.
.