Nhà cháu tài hèn sức mọn, nhưng may mắn đc đi du học ở Úc 4 năm, cũng may mắn được bố mẹ thương, mua cho cái xe để đi đi về về. Nên là cũng nắm đc cái tiên tiến của nc bạn, hnay nhà cháu xin đem ra vừa so sánh, vừa góp ý cho đất nc mình ạ. Trước hết, cháu lái xe ở VN ko nhiều, nhưng đc cái hay quan sát, bằng lái của cháu cũng là bằng nc ngoài đổi sang, nên chỗ nào cháu hiểu sai, các cụ mợ, chỉ bảo cho cháu chứ đừng gạch đá nhé
.
I. Biển đỗ xe: Theo cháu cái này bất cập vô cùng bất cập ạ!
Như các cụ đã biết thì biển đỗ xe ở VN mình như thế này :
Trong đấy biển 130 là cấm dừng cấm đỗ, biển 131a là cấm đỗ, 131b là cấm đỗ ngày lẻ, 131c cấm đỗ ngày chẵn.
Thật sự lúc mới về VN, cháu chả hiểu cái biển đó nó nghĩa là gì, rồi còn phải tính ngày chẵn lẻ để đỗ, và cuối cùng cháu thấy các cụ ý vẫn đỗ ầm ầm:
=> biển này gây lúng túng cho ng tham gia giao thông và không có tác dụng. Vậy cháu kiến nghĩ đổi biển này về kiểu sau:
Thứ nhất cháu để ý thấy biển đỗ vẫn là biển chữ "P" vậy tại sao không đổi biển cẫm đỗ sang chữ "P" gạch chéo, còn biển cấm dừng sang chữ Stop hoặc "S" gạch chéo?
Hoặc một số nước có biển "No parking" cùng với mũi tên, và biển đc đặt ở hai đầu với hai mũi tên hướng vào nhau ý chỉ trong đoạn đó cấm đỗ xe:
Thêm nữa cháu xin đề xuất làm thêm một biển nhỏ dưới biển cấm đỗ hoặc đỗ để chỉ thời gian đc đỗ hoặc cấm đỗ, thay cho cái biển ngày chẵn ngày lẻ như trên.
Ví dụ ở Melbourne biển nó thế này:
Theo đó biển trên cùng là cấm dừng từ 11h trưa đến 2h chiều tất cả các ngày, biển dưới nghĩa là đc phép dừng nhưng cấm đỗ từ 2h chiều đến 6h tối tất cả các ngày. Ngoài khoảng thời gian đó thì dừng và đỗ thoải mái ko ai phạt(cháu ko nhắc đến hai biển loading zone còn lại) Họ làm thế cháu thấy có cái hay là những khoảng thời gian họ cấm đều là thời gian đường rất đông. Vì vậy cấm thì không có xe đậu, tránh gây ùn tắc, nhưng lúc vắng thì dân vẫn có chỗ đậu-> không bất cập như loại biển cấm toàn thời gian hoặc ko cấm toàn thời gian như mình.
Đối với biển đỗ xe cũng vậy, họ có thời gian đỗ. Ví dụ:
Theo đó, biển này cho phép đỗ 2 tiếng/lần. Khoảng thời gian ở trên nghĩa là từ thứ 2-thứ 6 trong khoảng thời gian từ 8h sáng đến 6h chiều đc phép đỗ tối đa 2 tiếng, sau 6h chiều hoặc trc 8h sáng, đc đỗ bao lâu tuỳ thích. Còn bên dưới là thứ 7 chỉ đc đỗ 2 tiếng từ 8h sáng đến 12h trưa. Ngoài khoảng thời gian đó đỗ thoải mái. Chủ nhật ko ghi, dân tự hiểu là chủ nhật đỗ bao lâu tuỳ thích. Như thế thì những ng khác sẽ có cơ hội có chỗ đỗ xe. và mỗi ng chỉ có tối đa 2 tiếng. Chứ ko phải kiểu" Aha, tôi tìm đc chỗ này tôi đỗ bao lâu là quyền của tôi" rồi sau đó suốt ngày kêu thiếu chỗ đỗ xe, nhà nc ko đầu tư bãi đỗ..v..v.
Đó chỉ là một số biển đỗ xe em thấy khá hay nếu có thể áp dụng ở VN. Em biết sẽ có cụ nói nghe lằng nhằng quá ko khả thi. Đúng, giải thích thì rất lằng nhằng, nhưng khi ra đường lái, thực hiện theo thì vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ các cụ ạ
.
II) Với các đường giao nhau ví dụ, ngã ba, ngã tư ko có đèn tín hiệu, các cụ sẽ nhìn thấy 1 cảnh mạnh ai ng nấy đi, đôi khi tắc mà vẫn cố chen lên, chắn đường xe khác.
Nếu nói về mật độ xe cộ, thì mật độ bên Úc cũng rất đông (Vì đa phần dân cư tập trung ở hai thành phố lớn nhất là MElbourne và Sydney). Nhưng em thấy họ có biển để tránh tình trạng các xe tranh nhau chạy ở các đường giao nhau:
Biển này đc đặt thế này ạ:
Theo đó thì các xe đến biển give way đều phải nhừơng đường cho xe đc ưu tiên. Vì vậy tránh đc tình trạng mạnh ai ng đó đi, và tình trạng các xe từ trong phố nhỏ, góc khuất cứ lao ra, gây tai nạn hoặc va chạm giao thông ạ.
Bên cạnh đó gần những ngã tư hoặc đường giao mà có đèn tín hiệu, trên đương sẽ đc kẻ thêm cái này:
Nó nghĩa là bỏ trống khoảng đó. Khi các xe dừng đèn đỏ nối đuôi nhau ví dụ, có một cái ngõ gần đó, thì ng trong đó ra sẽ ko thể đi đc. Do đó nó làm thêm cái này trc cửa ngõ, để khi đỗ, các xe có thể đỗ cách cái khoảng đó để ng trong ngõ ra hoặc vào trong ngõ vẫn có lối đi, tránh gây ùn tắc cục bộ ạ.
III, Phân làn:
Với những đường có 2-3 làn, cháu nghĩ nên kẻ thêm biểu tượng các loại xe bên cạnh biển phân làn. Vì cháu thấy có mỗi cái biển, các bác lái xe nhất là các cụ taxi không nhìn thấy hay sao đó. Cụ nào đi đường Phan Chu Trinh HN, chắc rõ nhất, đường 3 làn nhưng 4b với taxi chạy cả 3 làn luôn, nhiều khi 2b không biết chạy thế nào, vì 2 bác taxi chạy làn phải đua nhau nhao nhao xi nhan phải r dừng giữa đường, chiếm hết cả 2 làn xe máy.
IV. Biển báo camera tốc độ/ giao thông:
Cái này ở nc ngoài cháu thấy nó đặt, 1 cái báo trc 500m, 1 cái là cách camera 10m. Tại sao nó lại báo ạ?
Bởi vì các camera thường đặt tại các đường giao nhau, ngã tư, ngã 3. Nó báo thế để các bác tài biết mà đi chậm lại, hoặc dừng khi có đèn đỏ. Nhiều anh tây ở bên kia vẫn máu vượt đèn, vượt tốc đô lắm chứ không riêng gì các bác nhà mình đâu ạ. Thế nên nó báo thế để các anh ý từ từ chậm lại rồi dừng thay vì gần đến nơi thì phanh dúi dụi gây nguy hiểm cho ng phía sau. Thêm nữa, dân Úc nó cũng cùn lắm, ko có cái biển đó, nó tìm đủ mọi cách để cãi cho bằng đc.
V. Các biển báo giảm tốc, hoặc thay đổi tốc độ: Các cụ XXX nhà mình hay có trò đặt một cái biển 40 với cái máy bắn trên đoạn đang chạy 80. Những cái đó giúp cho các XXX đấy, nhưng gây nguy hiểm cho ng điều khiển. Vì vậy cháu xin ý kiến là nên có một biển cảnh báo thay đổi giới hạn tốc độ trcs biển tốc độ ít nhất 500m để mọi ng biết từ xa mà từ từ giảm tốc, tránh việc giảm tốc đột ngột gây ra các tình huống đáng tiếc. Cái biển nó có thể như này ạ:
Biển này chưa phải biển tốc độ, mà là biển cảnh báo sớm.
Cháu xin kết thúc tại đây. Cháu biết có những điều các cụ sẽ cho là khó thực hiện ở VN vì một phần còn do ý thức của dân nữa. Nhưng theo quan điểm của cháu, ko làm thì ko biết, ko làm thì sao thay đổi, thay đổi từ từ r sẽ đc thôi. Chẳng lẽ VN mình đang hội nhập mà cứ để cái cảnh giao thông VN xấu xí phơi bày trc mắt bạn bè hay sao?