[TT Hữu ích] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
384
Động cơ
27,927 Mã lực
Tuổi
32
Cái này là cụ tự nghĩ ra nhé. Tốt nhất là ra gặp các cựu chiến binh thì im đi kẻo ăn đấm. Trong số bắn rơi thì có nhiều trực thăng. Chỉ 1 trận Lam Sơn 719 đã bắn rơi và bắn hỏng 1.000 trực thăng rồi.


View attachment 8922290
Số máy bay Mỹ và đồng minh mất trong CT Việt Nam do chính Mỹ công nhận lên đến con số 11.000 chiếc bao gồm cả máy bay cánh cố định và máy bay lên thẳng, trong số đó riêng Không quân Mỹ đã mất hơn 2.100 chiếc cánh cố định (chưa tính tổn thất mb lên thẳng, chưa tính tổn thất của Hải quân Mỹ, Lục quân, Thủy quân lục chiến, chưa tính mb bị mất của đồng minh Úc - VNCH - Đại Hàn...), bao gồm tất cả các loại máy bay Mỹ có trong trang bị thời điểm đó chỉ duy nhất SR-71 chưa bị rơi chiếc nào trong CT Việt Nam.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,759
Động cơ
256,078 Mã lực
Số máy bay Mỹ và đồng minh mất trong CT Việt Nam do chính Mỹ công nhận lên đến con số 11.000 chiếc bao gồm cả máy bay cánh cố định và máy bay lên thẳng, trong số đó riêng Không quân Mỹ đã mất hơn 2.100 chiếc cánh cố định (chưa tính tổn thất mb lên thẳng, chưa tính tổn thất của Hải quân Mỹ, Lục quân, Thủy quân lục chiến, chưa tính mb bị mất của đồng minh Úc - VNCH - Đại Hàn...), bao gồm tất cả các loại máy bay Mỹ có trong trang bị thời điểm đó chỉ duy nhất SR-71 chưa bị rơi chiếc nào trong CT Việt Nam.
đúng rồi, con số 4.181 trên là chỉ tính Miền Bắc thôi, chưa có tính Lào, Cam và Miền Nam.
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,319
Động cơ
1,782,898 Mã lực
Chỗ này là sảnh trước của Tu Viện Đa Minh. Mấy cụ này đều tập trung học tập ở đó. Áo trắng ngoài cùng là cụ Hun khi mới sang VN. Nói chung mấy cụ này ko lạ gì mình, gặp nhau suốt ngày.
Tấm ảnh hiếm đấy cụ.
Bác em lên sóng rồi comiki
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,614
Động cơ
540,487 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT



Tút 12: Gập Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi, chúng tôi hỏi các phi công Việt Nam họ cần học làm chủ cách đánh bom từ đỉnh cột buồm làm gì. Họ trả lời rằng họ muốn đánh chìm tàu sân bay. Tôi không biết điều này đã được nói trong lúc đùa bỡn hay nghiêm túc. Nhưng sau khi chúng tôi giải thích với họ rằng phương pháp đánh bom này sử dụng với máy bay tốc độ cao là không hiệu quả, và sử dụng máy bay tiêm kích chống lại các tàu sân bay là không khôn ngoan. Chúng tôi không biết những gì chúng tôi nói ảnh hưởng đến Bộ chỉ huy Việt Nam ra sao, nhưng sau khi hoàn thiện kỹ thuật bay trên biển, chương trình được đóng lại và chúng tôi trở về sân bay Nội Bài của mình. Và chúng tôi một lần nữa tham gia vào các chuyến bay căng thẳng, bây giờ là bay đêm. Yêu cầu là khôi phục lại các kỹ năng bay của các phi công trước đây đã bay đêm và chuẩn bị hai biên đội (8 phi công) lần đầu mới bay đêm. Những phi công đã từng bay đêm, tuy có gián đoạn dài giữa các chuyến bay đêm, sau 2-3 chuyến bay có người của chúng tôi hướng dẫn đã bước vào bay đơn, nhưng với những người mới đến, chúng tôi đã phải làm việc hết khả năng của mình.

Tôi muốn nhớ về quan hệ của chúng tôi với các đồng chí Việt Nam, từ ban chỉ huy trung đoàn, các phi công, các kỹ thuật viên và các lãnh đạo tỉnh, nơi chúng tôi đang sống. Đó là một mối quan hệ ấm áp, các chuyên gia của chúng tôi có uy tín rất lớn với tập thể quân nhân của trung đoàn. Tất nhiên, có đôi khi nảy sinh một số khác biệt trong quan điểm về các vấn đề nhất định. Những chuyện đó luôn tồn tại, có khi là những trường hợp khá nghiêm trọng.

Nhưng nhiều lúc hành động của phía Việt Nam làm chúng tôi ngạc nhiên và thậm chí khó chịu. Ví dụ, vào ban đêm diễn ra chương trình họp ngoại khóa và quyết định cho phép bay chuyến bay đêm độc lập đầu tiên cho ai đó? Tất nhiên, bạn sẽ nói rằng bất kỳ ai trong chúng ta - một giảng viên phi công đang đào tạo người cho họ sẽ được mời. Không, bạn nhầm. Trung đoàn đã thành lập một ủy ban đặc biệt gồm nhiều người cho mục đích này, mà theo ý kiến tôi, hơn một nửa trong số đó không bao giờ từng làm gì liên quan đến hàng không. Chính họ mới quyết định tương lai của người phi công. Sau khi bay kiểm tra với một hướng dẫn viên, họ ngồi vào một chỗ nhất định thành một vòng tròn và ngồi xổm, ở trung tâm của vòng tròn cũng ngồi xổm như vậy là ứng cử viên cho chuyến bay độc lập. Và ủy ban sẽ quyết định có chấp thuận cho anh ta bay đơn ban đêm hay không. Nếu trong bóng tối đen như mực vang lên tiếng hoan hô của các phi công, đang đứng không xa ủy ban và đang cổ vũ cho bạn mình, có nghĩa là chấp thuận cho bay (người phi công đó) đã nhận được. Và không ai trong số các thành viên của Ủy ban đến chỗ chúng tôi - các phi công-giáo viên đang hướng dẫn người phi công kia hỏi xem liệu học sinh của mình đã sẵn sàng cho chuyến bay đơn ban đêm hay chưa. Chúng tôi đã cố gắng không can thiệp vào vấn đề này. Chỉ có một lần, khi ủy ban rõ ràng muốn chấp thuận cho bay đơn một phi công chưa được chuẩn bị kỹ càng, người mà tôi đang dạy, tôi đã phải đi đến chỗ ủy ban mà nói rằng tôi sẽ cho anh ta vài chuyến bay kèm nữa trên máy bay huấn luyện chiến đấu và chỉ sau đó hẵng cho phép anh ta bay đơn trên máy bay chiến đấu. Các thành viên của ủy ban, sau khi được tư vấn, quyết định tôn trọng khuyến nghị của tôi.

Còn bất đồng với người chỉ huy trung đoàn đã xảy ra về một vấn đề quan trọng hơn. Ngoài việc thực hiện các chuyến bay thường xuyên theo kế hoạch, các phi công Việt Nam còn phải không chiến với kẻ thù. Cuộc chiến tranh đang còn tiếp diễn. Họ có những thành công trong không chiến, và có cả những sai sót. Tôi đề nghị người chỉ huy trung đoàn tổ chức cho các phi công Việt Nam và các phi công của chúng tôi cùng nhau tiến hành phân tích mỗi trận không chiến đã qua.

Tôi cố gắng thuyết phục ông rằng việc đó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng đào tạo chiến thuật cho các tổ bay. Trung đoàn trưởng luôn bỏ qua đề nghị của tôi. Và rồi một ngày tôi biết được rằng các phi công của trung đoàn đã tiến hành một số trận không chiến theo nhóm với kẻ thù, một vài trận trong số đó không hoàn toàn thành công. Vì vậy, một lần nữa tôi quyết định quay trở lại với trung đoàn trưởng đề nghị ông xem xét phân tích những trận không chiến thực hiện trong ngày đó. Tôi mang theo người phó chính trị của tôi, cũng là một phi công, và chúng tôi đi xe đến sở chỉ huy trung đoàn trình bày đề nghị của mình. Trung đoàn trưởng đồng chí Trần Hanh rõ ràng đang tức giận, nói qua thông dịch viên: "Các đồng chí, các bạn đã đến với chúng tôi và giúp chúng tôi trong cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lược Mỹ còn các vấn đề khác các bạn không nên quan tâm". Tôi nhận ra rằng chúng tôi và trung đoàn trưởng đã đi đến ranh giới cuối cùng của những gì được cho phép trong quan hệ của chúng tôi, vì vậy tôi thề không bao giờ đề cập với ông vấn đề đó nữa. Nhưng điều này tôi đã báo cáo với cấp trên trực tiếp của mình, tướng Antsiferov E.N.

Sau một tuần rưỡi, phiên dịch viên cao cấp Trần Văn Vạn đến chỗ tôi, và báo rằng trung đoàn cho biết, ngày mai Bộ trưởng Quốc phòng VNDCCH Đại Tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đến thăm trung đoàn, và các phi công Liên Xô cần phải thể hiện cho ông thấy thuật lái của mình. Tôi nói với thông dịch viên, anh hãy hỏi người chỉ huy trung đoàn xem tại sao ông ấy không muốn cho Bộ trưởng Quốc phòng xem thuật lái của các phi công Việt Nam. Nhưng trung đoàn xác nhận rằng chính Bộ trưởng Quốc phòng muốn xem thuật lái của phi công Liên Xô. Và hai giờ sau đó Antsiferov E.N. đến với chúng tôi và giải thích thực chất cuộc trình diễn thuật lái sắp tới cho các phi công chúng tôi. Chúng tôi cùng ông ấy nhanh chóng phác thảo kế hoạch của chương trình, trong đó phản ánh trình tự cất cánh của các phi công để thực hiện thuật lái, dùng những chiếc máy bay nào và phương tiện hạ cánh nào để làm giảm đường chạy đà, mà mỗi phi công áp dụng khi hạ cánh. Ví dụ, phi công đầu tiên được giới hạn ở việc chỉ thả cánh tà ở tư thế hạ cánh, phi công thứ hai bung thêm dù hãm trên đường chạy, người thứ ba sử dụng một hệ thống khác là SPS (СПС - сдув пограничного слоя воздуха с крыла - thổi lớp không khí giới hạn từ cánh, làm tăng lực nâng, và do đó, làm giảm tốc độ hạ cánh) và người cuối cùng sử dụng tất cả các thiết bị kể trên, nhưng bung dù hãm trên không trước khi máy bay tiếp đất. Những đội hình thuật lái cụ thể nào cần được mỗi phi công thực hiện thì kế hoạch không định trước. Tất cả các phi công đều giàu kinh nghiệm và mỗi cá nhân cần phô diễn tài nghệ của mình, đó là, đặc trưng phẩm chất của anh ta.

Ngày hôm sau, sáng sớm chúng tôi đến sân bay, những chiếc máy bay được chuẩn bị cho chuyến bay, đã sắp xếp thành một hàng trên đường lăn. Sau một lúc, bộ trưởng quốc phòng đi xe "Volga" đến, ông mặc quân phục. Trong xe ngoài người lái xe còn có cô con gái 8-10 tuổi của Bộ trưởng, và nằm ở băng ghế sau là một khẩu súng săn. Ông chúc sức khỏe chúng tôi và nói rằng ông được nghỉ phép ngắn và ông quyết định đi săn, nhưng trên đường đi rẽ vào và ghé thăm các phi công. Tướng Antsiferov E.N. mời Bộ trưởng lên tháp chỉ huy bay. Tôi và Sasha Mironov, theo kế hoạch, lĩnh vị trí sẵn sàng số 1 trên máy báy huấn luyện-chiến đấu MiG-21U: anh ta ngồi vào cabin trước, tôi - ở cabin sau. Anh mở máy động cơ và bắt đầu chạy đà để cất cánh. Đột nhiên chiếc máy bay bắt đầu chệch khỏi dải đường lăn về bên phải và Mironov qua máy liên lạc bộ đàm (самолетному переговорному устройству ( СПУ ) hét lên với tôi: « Phanh không làm việc!». Tôi nhanh chóng đoạt lấy quyền kiểm soát phanh, nhưng máy bay không tuân theo và từ từ lăn trượt xuống, sau đó bánh xe phía trước chạm vào đèn hạn chế và dừng lại. Tôi tắt động cơ. Tướng Antsiferov E.N lao như tên bắn xuống từ đài chỉ huy bay, ông chạy đến chỗ chúng tôi và giận dữ hỏi: "Có chuyện gì vậy?" Chúng tôi báo cáo ông phanh hỏng. "Isayev, nhanh chóng lên máy bay chiến đấu!" - Ông nói với tôi. Tôi chạy ra chỗ một chiếc máy bay chiến đấu MiG-21, và ông tướng hét với theo: "Bình tĩnh,chỉ cần đừng tự chôn mình!". "Rõ", tôi trả lời, và nhanh chóng trèo lên buồng lái, bắt đầu khởi động động cơ. Thuật lái được thể hiện ngay sau khi cất cánh và thu càng. Thực hiện xong một loạt các tổ hợp đội hình, tôi hạ cánh với việc bung dù hãm. Ngay khi còn đang lăn, tôi thấy một máy bay chiến đấu đến lượt cất cánh. Như vậy, chúng tôi đã thi hành một trình tự nghiêm ngặt khi biểu diễn thuật lái cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trên mặt đất, tôi hỏi các đồng nghiệp của mình: "Sao, các cậu thấy thuật lái của tôi thế nào?". "Được rồi! Lá cọ run lên trên mái nhà của Đài chỉ huy bay, khi anh lướt qua nó ở độ cao thấp "- họ trả lời.

Sau khi trình diễn, Bộ trưởng Quốc phòng từ tháp chỉ huy đi xuống, đến chỗ các phi công chúng tôi và cảm ơn tất cả mọi người vì một chương trình biểu diễn thú vị, và sau đó ông nắm lấy khuỷu tay tôi kéo sang một bên và hỏi "Còn các phi công Việt Nam đã có thể làm được như vậy, như các đồng chí chưa?". Tôi nói với Bộ trưởng rằng các phi công của ông là học sinh tốt nghiệp trường dạy bay của chúng tôi, nơi họ được dạy bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, và bây giờ chúng tôi có thể giúp họ cải thiện hơn nữa kỹ năng bay của họ. Tất nhiên, kể cả các phi công của đồng chí cũng đã có thể cho đồng chí thấy kỹ năng bay lượn trên không tuyệt vời. Ông nói: "Cảm ơn".

Trung đoàn trưởng, mời tất cả những người có mặt ra bàn uống trà. Dưới tán dù che người ta bày một chiếc bàn dài hình chữ nhật, hai bên đã kê ghế dài. Trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Hanh ngồi cạnh Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi ngồi ở phía bàn đối diện, nhưng trực tiếp trước mặt Bộ trưởng. Bên chiếc bàn diễn ra cuộc trò chuyện thoải mái về các chủ đề khác nhau. Và đột nhiên, Bộ trưởng nhìn tôi và hỏi tôi một câu hỏi đáng ngạc nhiên: "Mối quan hệ của đồng chí với chỉ huy trung đoàn ra sao?". Tôi thậm chí rùng mình về câu hỏi này. Tuy nhiên, tôi không ngần ngại trả lời rằng tôi có mối quan hệ với chỉ huy trung đoàn chỉ thuần túy công việc. Tất cả im lặng, và cuộc trò chuyện tiếp theo về chủ đề này đã không được duy trì. Còn tôi, sau câu hỏi mà Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đề ra cho tôi đã tự hỏi mình câu hỏi: "Bây giờ thì cậu đã hiểu lý do tại sao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đi săn mà trên đường lại rẽ vào ghé thăm các phi công rồi chứ".

Tiệc trà kết thúc, tất cả đứng lên rời khỏi bàn, còn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quàng vai người chỉ huy trung đoàn, và họ đi khoảng gần một giờ trên đường lăn và nói chuyện với nhau về chủ đề mà chỉ họ biết.



+++++Nhà ăn của phi công LX

bay 11.jpg


+++++Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm đơn vị.

bay 12.jpg
Có vẻ ông chú Liên Xô này không thiện cảm lắm với VN và các vị ở BQP.
Nói gì nói, đang ở nước Nga tươi đẹp và hùng cường tự dưng vứt vào một cuộc chiến khác cũng có phần hix hix
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 49: SÂN BAY TÔNG - NƠI RA ĐỜI SLOGAN BẤT TỬ


1/Ngày xưa:

Ngày xưa, ở Sơn Tây có sân bay Tông. Toạ độ là:

-21°05'56.1"N 105°27'51.0"E.

Đây là sân bay bằng đất nện, nhưng cơ sở vật chất cũng khá đầy đủ, có cả nhà để máy bay và cơ xưởng.

Trên tấm không ảnh được chụp bằng máy bay bà già của Pháp, được chụp vào ngày 18/12/1936, ta thấy có cái ký hiệu như hình dấu cộng ở vị trí 5 giờ chiều. Thực ra, đó là ký hiệu các hướng và hướng chính của đường băng đấy.

Ta đánh mắt lên góc 2 giờ chiều, sẽ nhìn thấy 2 chiếc máy bay Mo-ran 2 tầng cánh.

Điều đó cho thấy rằng, cái dấu cộng là tim của đường băng đấy.

Tông cũ.jpg


Căn cứ sân bay Tông, còn là căn cứ chính của Lữ đoàn xe tăng thứ nhất, một trong 3 Lữ đoàn xe tăng duy nhất của toàn cõi Đông Dương.

Lữ đoàn xe tăng này là ‘Tập đoàn cơ giới Bắc Kỳ (Groupement Motorié du Tonkin), trang bị xe tăng loại FT-17.
Tông tăng.gif



Đến năm 1945, sân bay Tông về tay cách mạng.

Ngày 15 tháng 4 năm 1946, căn cứ sân bay Tông trở thành nơi đặt Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, và bắt đầu khai giảng khóa 1 tại thị xã Sơn Tây với mục tiêu đào tạo cán bộ chỉ huy cấp trung, đại đội có kiến thức cơ bản về quân sự để chuẩn bị cho ngày toàn quốc kháng chiến.

Tại đây, ngày 26 tháng 05 năm 1945, Bác Hồ đã đến thăm Trường và Bác đã trực tiếp trao cho trường lá cờ thêu 6 chữ vàng: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Từ ngày đó, Sáu chữ vàng:

- Trung với nước, hiếu với dân.

Đã trở thành slogan bất từ của Quân đội nhân dân Việt Nam, là slogan bất từ của những người lính Cụ Hồ.

Tông cờ.jpg


Đến năm 1946, chấp hành chỉ thị tiêu thổ để kháng chiến, sân bay Tông đã trở thành bình địa.


2/ Ngày nay:

Ngày nay, sân bay Tông trở thành bãi tập lái lý tưởng của các tay lái mới của Hà Nội.

Sau khi rời quân ngũ, tôi đã từng bổ túc tay lái ô tô ở đây, để lấy bằng lái xe dân sự.

Ai đã từng tập lái ở đây, xin giơ tay nhé.

Tông lái.jpg


Tông vt.jpg
 

Cao răng lợi

Xe đạp
Biển số
OF-821825
Ngày cấp bằng
1/11/22
Số km
19
Động cơ
500,102 Mã lực
Tuổi
33
Cảm ơn cụ Baleo. Cháu từng đi thăm thằng e đi nghĩa vụ ở chỗ này, cũng thắc mắc là họ định làm gì mà có bãi rộng mà thẳng thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top