[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
Thời ấy chính ủy trung đoàn 921 là cụ Chu Duy Kính, còn cụ phiên dịch cho chuyên gia Liên Xô tại trung đoàn 921 tên là Trần Văn Vân. Cụ Vân về sau có thời kỳ chuyên đi dịch cho các đoàn chuyên gia LX tại VN cũng như các đoàn cán bộ cao cấp VN khi sang học tập, tham quan tại LX.
"... chính ủy trung đoàn đồng chí Quýnh ..." Người Nga, họ viết bằng tiếng Nga, nên phiên âm lại ra tiếng Việt, thì Kính và Quýnh là có thể để chúng ta ngày nay, hiểu được, người Nga đã từng phát âm như tên người Việt như thế.
Đó không phải là viết sai người.

Cũng như thế với tên cụ Vân - được phiên âm thành Vạn
Dù sao, cũng cảm ơn bạn Tuankhoi001 đã nhắc nhở đúng tên cụ Kính cho tất cả chúng ta ~o)
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT


Tút 14: Chuyến thăm của Nữ Anh hùng phi công Liên Xô và Khúc vĩ thanh.


Tôi vẫn nhớ tất cả những chàng trai trong nhóm chúng tôi, những người trong những điều kiện khó khăn nhất đã thực hiện một cách trung thực nhiệm vụ được giao. Số phận đã ném họ đi khắp thế giới. Nhiều người trong số họ hiện đang sống ở các nước khác, nhưng ký ức về các đồng chí của mình là không biên giới, và chúng tôi sẽ giữ gìn nó mãi mãi. Trong tâm trí của tôi mãi mãi vẫn còn đó các phi công đồng nghiệp của tôi những người đã thực hiện các chuyến bay ngày cũng như đêm, trong điều kiện không có một số phương tiện dẫn đường và hạ cánh. Tôi sẽ nêu tên của họ. Đó là A.K.Galkin, Karnaukhov K.V., Makarov V., Trefilov V.Ya., V.A.Ignatov. Với tình yêu mến lớn lao tôi nhớ đến đội ngũ kỹ sư-kỹ thuật viên của chúng tôi như Polevoi V.F., Morozov P.N., Bezborodov Ya.M., Selyaeva N.D., Tomilets G.R., N. Boiko, V.L.Korchagin, E.Yu.Vaalma, Melshik I.A., B.N. Samylov, Grudin V.N., sĩ quan chỉ huy tác chiến (anh chính là thm mưu trưởng không biên chế của nhóm) Miroshnik S.A., bác sỹ hàng không Aslanov G.Kh. Với lòng kính mến sâu sắc tôi nhớ đến cấp trên trực tiếp của chúng tôi, thiếu tướng Không quân Antsiferov Evgeny. Ông đã qua đời trong một tai nạn máy bay khi đang là chỉ huy phó một đơn vị không quân hỗn hợp. Vinh quang đời đơi thuộc về ông! Ký ức về ông chúng tôi sẽ còn giữ mãi! Thể hiện sự trợ giúp lớn lao cho nhóm của chúng tôi còn có người phó của Evgeny Nikolaevitch (Tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự lực lượng Không quân Xô Viết) Moskalev P.E.

Họ là những con người có tính cách khác nhau, nhưng được thống nhất bởi tình bạn chiến đấu, sự hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa vụ và tình yêu với Tổ quốc. Tin tức từ nước ta đến đây rất ít: radio mà chúng tôi có không thu được sóng từ Liên Xô, thư từ bưu phẩm không đến thường xuyên, vì vậy hiếm khi nhận được các tờ báo, các bưu kiện lớn. Từ những bưu phẩm đó, chúng tôi hiểu biết về các sự kiện ở nước ta rất muộn. Trong thời gian ở Việt Nam, đến thăm nhóm chúng tôi có hai đoàn đại biểu. Đoàn đầu tiên là từ báo "Sao Đỏ", dẫn đầu là tổng biên tập đại tá hải quân Korenevskii. Còn về đoàn thứ hai tôi muốn nói kỹ hơn một chút. Khoảng gần 2:00h chiều từ trung đoàn có một cú điện thoại gọi tới, cho biết một Anh hùng Liên Xô và là một phụ nữ từ Hà Nội đến thăm chúng tôi. Nhận được tin này, tôi đã cho các đầu bếp chuẩn bị sẵn một bữa ăn ngon, và bảo tham mưu trưởng nhóm chui qua lỗ thủng ra ngoài và nhìn trên đường nhựa xem có chiếc ô tô nào không. Tham mưu trưởng nhanh chóng trở lại và vừa thở vừa nói, khách đã đến nơi, họ đang xuống xe và bây giờ sẽ vào đây.


+++++ Gặp gỡ Nữ Anh hùng phi công Liên Xô trong chiến tranh Thế giới thứ 2, thiếu tá cận vệ Marina Chesneva, người chỉ huy một phi đội thuộc trung đoàn không quân cận vệ ném bom đêm Taman số 46.

BAY 1.jpg



Tin tức về sự xuất hiện của các vị khách lan đi nhanh chóng thông qua "trại" của chúng tôi và ngay lập tức tất cả tập trung tại quảng trường "Giấc mơ", và sau 1-2 phút từ sau lỗ của mở trên bức tường Anh hùng Liên Xô Cheshneva Marina Pavlovna đã xuất hiện, bà là người tham gia tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, là một phi công nổi tiếng . Bà đi cùng với Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, tướng Stolnikov B.A và vợ. Tôi bước ra đón các vị khách, nhưng trong đầu lóe lên ý nghĩ – làm sao đón những vị khách như thế này mà lại không có hoa. Và kiếm nó ở đâu bây giờ? Và đột nhiên, trên đường ra đón khách, tôi thấy một khoảnh đất trồng hoa của nhà chùa bị bỏ rơi, dày đặc cỏ dại, trong đám cỏ đó có thể thấy những bông hoa nhỏ nhắn xinh xắn mọc trên thân cây mảnh mai. Chọn từng bông riêng lẻ thì không khả thi, không có thời gian. Tôi nhanh tay chọn những bông hoa và cỏ dại, chúng may mắn được tách ra cùng với rễ cỏ. Tôi đang trên đường đi, và ngay trước mắt các vị khách, tôi nhặt rễ và đất bỏ dưới chân mình, mà các thân cây và rễ cỏ dại quấn chặt như dây thép gai. Nhưng trong tình thế khẩn cấp này, không biết lấy đâu ra sức lực, nhưng khi đến gần các vị khách cuối cùng tôi đã rứt hết được những rễ cây. Và sau khi chào đón khách, tôi xin lỗi vì bó hoa bất bình thường như vậy. Marina an ủi tôi, qua những giọt nước mắt bà nói: "Đây sẽ là bó hoa đắt tiền nhất và không thể nào quên được trong cuộc đời của tôi".

Sau cuộc họp và thảo luận với các chuyên gia của nhóm chúng tôi, Marina bày tỏ mong muốn gặp gỡ các phi công Việt Nam. Chúng tôi đến sân bay. Nhưng cuộc gặp không bao giờ diễn ra. Ban chỉ huy trung đoàn giải thích là các phi công đang nghỉ ngơi, bởi ngày mai họ sẽ tham gia vào chiến sự. Nhìn chung, nghề nghiệp của phi công quân sự không thuộc về các thể loại được công chúng tiếp cận rộng rãi tại nhiều nước, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh, trong đó có Việt Nam.

Vào cuối hồi ức của mình tôi muốn nói rằng các chuyên gia Liên Xô trong tất cả các quân binh chủng đã thể hiện sự hỗ trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc chiến chống những kẻ xâm lược Mỹ. Nếu không có chiến thắng của nhân dân Việt Nam, rất khó dự đoán tình hình quân sự-chính trị phát triển trong khu vực này bây giờ sẽ thế nào. Nhưng đó là lĩnh vực của các nhà chính trị và ngoại giao. Chúng tôi đã hoàn thành sự nghiệp của mình. Trong tâm tưởng của tôi mãi mãi vẫn không thể nào quên bầu trời Việt Nam và các bạn bè chiến đấu của tôi.

++++++Chụp ảnh mừng năm mới


BAY 2.jpg


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT


Tút 15: Một số hình ảnh của đoàn Phi công Tiêm kích Xô viết


Thiếu tướng KQ E.N.Ansiferov, ảnh trên giấy thông hành, 1968.

bay 21.jpg


Thiếu tướng KQ E.N.Ansiferov cùng cán bộ KQNDVN năm 1968

bay 22.jpg


bay 23.jpg


bay 24.jpg


bay 25.jpg


bay 26.jpg


bay 27.jpg



Cùng các bạn Việt nam trong 1 chuyến công tác.

Chú thích của baoleo: con xe trong ảnh là con Von- ga đen đời đầu, có con hươu trắng giơ chân trên nóc ca-bô đấy nhé. :D

bay 28.jpg


bay 29.jpg
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,150
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
còn lâu ạ, phi công dành cho con cháu VNCH thôi còn cụ này nhờ VC chung tiền nên mới chui vào được. Nhưng hơi dở là chưa được rèn luyện nên tư tưởng không vững.
VNCH gần như không quan tâm nhiều đến lý lịch , chứ không phải là phi công VNCH chỉ dành cho con cháu .
Trường hợp như ông Lý Tống , Lý Tống có cha theo Việt Minh và liệt sỹ thời chống Pháp . Anh trai Lý Tống là du kích và cũng hi sinh trong thời chống Mỹ , nhưng Lý Tống vẫn là phi công mà còn chống cộng kịch liệt
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,150
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Vụ chung tiền là có kể lại đó, còn lý lịch ông bà thì không cần nhưng bản thân phải thế nào mới được nhận vào phi công.
Tuyển phi công thì ít ra phải có sức khỏe và đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chứ ? Và cái này chủ yếu do người Mỹ họ tuyển nữa , vì phi công VNCH qua Mỹ học , không đáp ứng được thì người Mỹ họ loại liền , chung tiền kiểu gì ?
Còn về lý lịch thì như ông Lý Tống đó , làm gì họ không biết về thân phận như vậy ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 43: CÀ NÔNG MINH MẠNG



cà nông MM.jpg





Đến Bảo tàng Long An, ít ai để ý và biết lai lịch của khẩu súng thần công đặt ở tiền sảnh (khẩu nhỏ) và cũng do không có bảng thuyết minh nên thường ngộ nhận hiện vật này nặng tính trang trí. Thật ra không đơn giản như vậy.

...Đây là khẩu súng được cho là sản xuất thời Minh Mạng, được nghĩa quân Võ Duy Dương sử dụng trong cuộc khở....i ng....hĩa ở Đồng Tháp Mười (1864 -1866), sau đó được lực lượng kh.....áng chiến sử dụng trong những ngày đầu kháng ch.....iến chống thực dân Pháp tái xâm lược ở Long An.

Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (1861) rồi Trương Định tuẫn tiết ở Gò Công (1864), Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều) về Đồng Tháp Mười lập căn cứ tiếp tục chống Pháp thêm hơn 2 năm (1864-1866). Thiên hộ Dương xây dựng nhiều đồn lũy với đại bản doanh đặt tại Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Riêng ở Long An có 2 đồn lớn là đồn Tả ở Gò Giồng Dung (xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh) và đồn Tuyên Oai ở Gò Bắc Chiêng (chợ Mộc Hóa-Kiến Tường ngày nay). Các đồn được trang bị súng thần công, máy bắn đá, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, súng thần công số bị địch thu, số được chôn giấu.

Khi quân Pháp trở lại nước ta sau C….ách m……ạng tháng Tám (1945), trong điều kiện thiếu thốn vũ khí, Chi đội 14 Vệ quốc đoàn tìm được khẩu thần công trên ở Đốc Vàng (Đồng Tháp) - vùng căn cứ xưa của nghĩa quân Thiên hộ Dương - Đốc binh Kiều, sử dụng đánh giặc. Anh em chiến sĩ gọi khẩu súng này là Cà Nông Minh Mạng.

Sau khi đánh chiếm thị xã Tân An (26-10-1945), đầu năm 1946, quân Pháp theo sông Vàm Cỏ Tây tiến đánh Mộc Hóa. Lúc này, đồng chí Trần Văn Trà đã về đây xây dựng căn cứ địa kháng chiến lâu dài theo chủ trương của Tr……ung ươ…..ng Đ……ảng.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Trần Văn Trà, bộ đội Chi đội 14 gồm khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Lê Văn Tao (Hai Nhỏ) chỉ huy, cùng lực lượng tự vệ chiến đấu quân Cả Nổ, Cả Đá (nay là xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa) tổ chức trận địa mai phục địch tại Vàm rạch Cả Nổ, sông Vàm Cỏ Tây để ngăn chặn bước tiến của địch. Khẩu Cà Nông Minh Mạng được sử dụng bên cạnh 1 trung liên của Pháp, 1 khẩu 13 ly 2 và 1 khẩu 20 ly với 25 viên đạn, còn lại là súng trường súng kíp, súng hỏa mai, mã tấu.

Để đưa súng vào vị trí chiến đấu, ta xây bệ hình vòng cung, có lỗ chính giữa bằng gỗ, xoay được xung quanh. Ta cắm cả trăm cây sào trên khúc sông dài khoảng 300 mét tại Vàm rạch Cả Nổ để tạo chướng ngại vật. Khoảng 4 giờ sáng ngày 16-5-1946 (nhằm ngày 16-4 âm lịch), đoàn tàu Pháp khoảng 12 chiếc từ Tân An kéo lên Mộc Hoá lọt vào trận địa, khi dừng lại nhổ sào để mở đường, đồng chí Hai Nhỏ ra lệnh khai hỏa khẩu thần công. Phát duy nhất trúng mục tiêu làm móp tàu, các khẩu trung liên đồng loạt nhả đạn. Địch hoảng loạn nổ súng loạn xạ, thoát khỏi trận địa về hướng Mộc Hóa. Ta rút lui an toàn về kinh Dương Văn Dương. Đồng chí Lương-pháo thủ (bộ đội Chi đội 14) hy sinh do bị súng thần công giật trúng người. Một người dân ở Cả Nổ (cha ông Ba Sồi hiện ngụ tại thị xã Kiến Tường) cũng bị lạc đạn chết, nhờ ngày giỗ mà biết ngày của trận đánh này.

Khẩu Cà Nông Minh Mạng được nhận chìm tại Vàm Cả Nổ ngay sau trận đánh, sau đó được vớt lên đưa về Song Sắt, Quảng Dài (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa ngày nay). Lúc này, ta lập binh công xưởng chế tạo vũ khí. Khẩu thần công được đưa về xã Tân Hòa (thuộc huyện Tân Thạnh ngày nay) vào cuối năm 1946 để nấu chảy, đúc lựu đạn, mìn nhưng lò nấu thủ công nhỏ nên không thể nấu được. Ch….ủ t…..ịch Ủy b….an Kh…..áng ch….iến-Hành ch……ánh xã Tân Hòa Lê Hữu Nghĩa nói: “Khẩu súng thần công Minh Mạng này linh lắm, của các quan đàng cựu, bao nhiêu người chết, nó vẫn còn, không nung chảy được đâu, nên giữ làm kỷ niệm”.

Sau đình chiến (1954), ta chôn giấu khẩu thần công ở đìa nhà ông Kỳ (xã Tân Hòa). Năm 1958, chi b……ộ mật của xã định đào lên bắn thử. Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm hô hào dân chúng chỉ điểm nơi chôn giấu vũ khí của C…..ộng s……..ản, có người mật báo, tháng 8-1959, địch đến đào lên đưa về quận lỵ Kiến Bình (Tân Thạnh ngày nay). Vì sự kiện trên, một số đồng chí trong chi b…..ộ xã Tân Hòa bị truy bắt, bị giết, tù đày. Sau đó, địch đưa khẩu thần công về tỉnh lỵ Kiến Tường, đặt tại công viên chỗ đền thờ Đốc binh Kiều, xây bệ hướng nòng ra bờ sông Vàm Cỏ Tây.

Đầu năm 1978, Ty Văn hóa-Thông tin (nay là Sở VH,TT và DL) tiếp nhận khẩu khẩu thần công đưa về đặt ở trụ sở UBND tỉnh, rồi đưa về lưu giữ ở Phòng Bảo tồn bảo tàng - Thư viện tỉnh (địa điểm trụ sở Viện Kiểm sát tỉnh ngày nay), cuối cùng trưng bày tại Bảo tàng tỉnh cho đến hôm nay.

LỜI BÌNH CỦA Baoleo:

1/ Khẩu ‘Cà-nông Minh Mạng’ thật là hiển hách.

-Ra đời năm 1864, đến năm 1946, tức là sau hơn 80 năm, tức là lạc hậu tới khoảng 10 thế hệ vũ khí, khẩu ‘Cà-nông Minh Mạng’ còn bắn một phát thần thánh, làm bẹp đầu một con chiến hạm của Pháp, loại chiến cụ có tuổi đời trẻ hơn 10 thế hệ.

-Đến năm 1958, sau hơn 90 năm ra đời, tức là khi ‘Đ……ảng đã về với dân tộc’ từ hồi nảo-hồi nào, và hậu thế thuộc hàng chít-chịt đã đánh trận Điên Biên trấn động thế giới, thì cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’ còn DỰ ĐỊNH ‘khạc’ ra 1 phát nữa, làm kẻ thù hùng mạnh số 1 thế giới là Mỹ và tay sai -> hồn siêu phách lạc.

Cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’ quả là thần tình, mà kỷ lục Ghi-nét cũng nên xấu hổ khi không biết vinh danh cụ cố thế nào cho phải.

2/ Khẩu súng hậu sinh của nước Việt.

-Noi gương sức khỏe của cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’, ở nước Việt cũng nuôi dưỡng được một đứa ‘chít’ cũng có sức khỏe đáng kinh ngạc.

-Đó là con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’.

-Ra đời năm 1947, suốt những thập niên các năm 196x – 197x – 198x, tức là 40 năm sau khi ra đời, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’ đã ở trong tay các thế hệ ông (bố của Baoleo – lính của Ông Cụ từ 1946) – cha (Baoleo chẳng hạn)– anh (các chiến sỹ sinh năm 198x – ví dụ thế) của các cháu thế hệ Z, đánh cho giặc Mỹ, giặc Trung Quốc, giặc Pôn Pốt thất điên bát đảo.

-Đến tận hôm nay, quãng năm 202x, tức là sau gần 80 năm, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’, đang noi gương cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’ = > vẫn đang trong tay và trong biên chế chính thức của các cháu thế hệ Z2, bảo vệ vững chắc ‘xã h….ội ch…..ủ ng….hĩa’.

3/ Theo thông tin mà bản quan Baoleo biết được, thì trong vòng 15 năm tới, túc là sau khi ra đời gần 100 năm, thì quân đội ta vẫn dùng con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’.

-Vậy là, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’, đang vượt qua tấm gương của cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’.

-Sau 100 năm kể từ khi ra đời, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’, đang noi theo tấm gương của cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’, để:

-Dưới sự chỉ huy của Đ……ảng – người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách m……ạng VN, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’

- > SẼ TIẾP TỤC LẬP NÊN NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,316 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 43: CÀ NÔNG MINH MẠNG



cà nông MM.jpg





Đến Bảo tàng Long An, ít ai để ý và biết lai lịch của khẩu súng thần công đặt ở tiền sảnh (khẩu nhỏ) và cũng do không có bảng thuyết minh nên thường ngộ nhận hiện vật này nặng tính trang trí. Thật ra không đơn giản như vậy.

...Đây là khẩu súng được cho là sản xuất thời Minh Mạng, được nghĩa quân Võ Duy Dương sử dụng trong cuộc khở....i ng....hĩa ở Đồng Tháp Mười (1864 -1866), sau đó được lực lượng kh.....áng chiến sử dụng trong những ngày đầu kháng ch.....iến chống thực dân Pháp tái xâm lược ở Long An.

Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (1861) rồi Trương Định tuẫn tiết ở Gò Công (1864), Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều) về Đồng Tháp Mười lập căn cứ tiếp tục chống Pháp thêm hơn 2 năm (1864-1866). Thiên hộ Dương xây dựng nhiều đồn lũy với đại bản doanh đặt tại Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Riêng ở Long An có 2 đồn lớn là đồn Tả ở Gò Giồng Dung (xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh) và đồn Tuyên Oai ở Gò Bắc Chiêng (chợ Mộc Hóa-Kiến Tường ngày nay). Các đồn được trang bị súng thần công, máy bắn đá, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, súng thần công số bị địch thu, số được chôn giấu.

Khi quân Pháp trở lại nước ta sau C….ách m……ạng tháng Tám (1945), trong điều kiện thiếu thốn vũ khí, Chi đội 14 Vệ quốc đoàn tìm được khẩu thần công trên ở Đốc Vàng (Đồng Tháp) - vùng căn cứ xưa của nghĩa quân Thiên hộ Dương - Đốc binh Kiều, sử dụng đánh giặc. Anh em chiến sĩ gọi khẩu súng này là Cà Nông Minh Mạng.

Sau khi đánh chiếm thị xã Tân An (26-10-1945), đầu năm 1946, quân Pháp theo sông Vàm Cỏ Tây tiến đánh Mộc Hóa. Lúc này, đồng chí Trần Văn Trà đã về đây xây dựng căn cứ địa kháng chiến lâu dài theo chủ trương của Tr……ung ươ…..ng Đ……ảng.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Trần Văn Trà, bộ đội Chi đội 14 gồm khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Lê Văn Tao (Hai Nhỏ) chỉ huy, cùng lực lượng tự vệ chiến đấu quân Cả Nổ, Cả Đá (nay là xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa) tổ chức trận địa mai phục địch tại Vàm rạch Cả Nổ, sông Vàm Cỏ Tây để ngăn chặn bước tiến của địch. Khẩu Cà Nông Minh Mạng được sử dụng bên cạnh 1 trung liên của Pháp, 1 khẩu 13 ly 2 và 1 khẩu 20 ly với 25 viên đạn, còn lại là súng trường súng kíp, súng hỏa mai, mã tấu.

Để đưa súng vào vị trí chiến đấu, ta xây bệ hình vòng cung, có lỗ chính giữa bằng gỗ, xoay được xung quanh. Ta cắm cả trăm cây sào trên khúc sông dài khoảng 300 mét tại Vàm rạch Cả Nổ để tạo chướng ngại vật. Khoảng 4 giờ sáng ngày 16-5-1946 (nhằm ngày 16-4 âm lịch), đoàn tàu Pháp khoảng 12 chiếc từ Tân An kéo lên Mộc Hoá lọt vào trận địa, khi dừng lại nhổ sào để mở đường, đồng chí Hai Nhỏ ra lệnh khai hỏa khẩu thần công. Phát duy nhất trúng mục tiêu làm móp tàu, các khẩu trung liên đồng loạt nhả đạn. Địch hoảng loạn nổ súng loạn xạ, thoát khỏi trận địa về hướng Mộc Hóa. Ta rút lui an toàn về kinh Dương Văn Dương. Đồng chí Lương-pháo thủ (bộ đội Chi đội 14) hy sinh do bị súng thần công giật trúng người. Một người dân ở Cả Nổ (cha ông Ba Sồi hiện ngụ tại thị xã Kiến Tường) cũng bị lạc đạn chết, nhờ ngày giỗ mà biết ngày của trận đánh này.

Khẩu Cà Nông Minh Mạng được nhận chìm tại Vàm Cả Nổ ngay sau trận đánh, sau đó được vớt lên đưa về Song Sắt, Quảng Dài (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa ngày nay). Lúc này, ta lập binh công xưởng chế tạo vũ khí. Khẩu thần công được đưa về xã Tân Hòa (thuộc huyện Tân Thạnh ngày nay) vào cuối năm 1946 để nấu chảy, đúc lựu đạn, mìn nhưng lò nấu thủ công nhỏ nên không thể nấu được. Ch….ủ t…..ịch Ủy b….an Kh…..áng ch….iến-Hành ch……ánh xã Tân Hòa Lê Hữu Nghĩa nói: “Khẩu súng thần công Minh Mạng này linh lắm, của các quan đàng cựu, bao nhiêu người chết, nó vẫn còn, không nung chảy được đâu, nên giữ làm kỷ niệm”.

Sau đình chiến (1954), ta chôn giấu khẩu thần công ở đìa nhà ông Kỳ (xã Tân Hòa). Năm 1958, chi b……ộ mật của xã định đào lên bắn thử. Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm hô hào dân chúng chỉ điểm nơi chôn giấu vũ khí của C…..ộng s……..ản, có người mật báo, tháng 8-1959, địch đến đào lên đưa về quận lỵ Kiến Bình (Tân Thạnh ngày nay). Vì sự kiện trên, một số đồng chí trong chi b…..ộ xã Tân Hòa bị truy bắt, bị giết, tù đày. Sau đó, địch đưa khẩu thần công về tỉnh lỵ Kiến Tường, đặt tại công viên chỗ đền thờ Đốc binh Kiều, xây bệ hướng nòng ra bờ sông Vàm Cỏ Tây.

Đầu năm 1978, Ty Văn hóa-Thông tin (nay là Sở VH,TT và DL) tiếp nhận khẩu khẩu thần công đưa về đặt ở trụ sở UBND tỉnh, rồi đưa về lưu giữ ở Phòng Bảo tồn bảo tàng - Thư viện tỉnh (địa điểm trụ sở Viện Kiểm sát tỉnh ngày nay), cuối cùng trưng bày tại Bảo tàng tỉnh cho đến hôm nay.

LỜI BÌNH CỦA TB

1/ Khẩu ‘Cà-nông Minh Mạng’ thật là hiển hách.

-Ra đời năm 1864, đến năm 1946, tức là sau hơn 80 năm, tức là lạc hậu tới khoảng 10 thế hệ vũ khí, khẩu ‘Cà-nông Minh Mạng’ còn bắn một phát thần thánh, làm bẹp đầu một con chiến hạm của Pháp, loại chiến cụ có tuổi đời trẻ hơn 10 thế hệ.

-Đến năm 1958, sau hơn 90 năm ra đời, tức là khi ‘Đ……ảng đã về với dân tộc’ từ hồi nảo-hồi nào, và hậu thế thuộc hàng chít-chịt đã đánh trận Điên Biên trấn động thế giới, thì cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’ còn DỰ ĐỊNH ‘khạc’ ra 1 phát nữa, làm kẻ thù hùng mạnh số 1 thế giới là Mỹ và tay sai -> hồn siêu phách lạc.

Cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’ quả là thần tình, mà kỷ lục Ghi-nét cũng nên xấu hổ khi không biết vinh danh cụ cố thế nào cho phải.

2/ Khẩu súng hậu sinh của nước Việt.

-Noi gương sức khỏe của cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’, ở nước Việt cũng nuôi dưỡng được một đứa ‘chít’ cũng có sức khỏe đáng kinh ngạc.

-Đó là con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’.

-Ra đời năm 1947, suốt những thập niên các năm 196x – 197x – 198x, tức là 40 năm sau khi ra đời, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’ đã ở trong tay các thế hệ ông (bố của Baoleo – lính của Ông Cụ từ 1946) – cha (Baoleo chẳng hạn)– anh (các chiến sỹ sinh năm 198x – ví dụ thế) của các cháu thế hệ Z, đánh cho giặc Mỹ, giặc Trung Quốc, giặc Pôn Pốt thất điên bát đảo.

-Đến tận hôm nay, quãng năm 202x, tức là sau gần 80 năm, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’, đang noi gương cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’ = > vẫn đang trong tay và trong biên chế chính thức của các cháu thế hệ Z2, bảo vệ vững chắc ‘xã h….ội ch…..ủ ng….hĩa’.

3/ Theo thông tin mà bản quan Baoleo biết được, thì trong vòng 15 năm tới, túc là sau khi ra đời gần 100 năm, thì quân đội ta vẫn dùng con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’.

-Vậy là, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’, đang vượt qua tấm gương của cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’.

-Sau 100 năm kể từ khi ra đời, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’, đang noi theo tấm gương của cụ cố ‘Cà-nông Minh Mạng’, để:

-Dưới sự chỉ huy của Đ……ảng – người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách m……ạng VN, con ‘tiểu liên AK 47 thần thánh’

- > SẼ TIẾP TỤC LẬP NÊN NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH.
Bản quan bỏ bớt dấu chấm được không? Có vấn đề xin khiếu nại ban chính tả chứ ai lại nói về Đ..........ảng quang vinh như t............hế...😀
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
Bản quan bỏ bớt dấu chấm được không? Có vấn đề xin khiếu nại ban chính tả chứ ai lại nói về Đ..........ảng quang vinh như t............hế...😀
Tôi đăng 5 lần vẫn bị từ chối, vì lỗi kiểm duyệt ;) ;);)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top