[TT Hữu ích] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,569
Động cơ
64,759 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:

SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Tút 1: Lời phi lộ:


Dự án Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được khởi công từ năm 2020, trên tổng diện tích 38,66 ha. Công trình nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Tòa nhà chính của dự án có diện tích hơn 23.000 m2, phía trước là hai hồ nước rộng 2.000 m2. Chính giữa quảng trường là Tháp Chiến thắng cao 45 m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới được khai trương, mở cửa đón khách thăm quan từ ngày 01/11/2024.

Việc ca ngợi thì mọi nơi viết rồi, ‘Thớt 38’ này được biên, mục đích là chỉ ra, các sai sót không đáng có, để các đ/c Phụ trách Bảo tàng sửa chữa, nhằm đưa ra các thông tin đúng về Lịch sử, để con cháu đời đời được biết và nhớ ơn.

Mới đang opening nên có thể châm chước, chứ khi grand opening mà vẫn lỗi thì phải xem lại.

Hồi các đoàn đi góp ý mấy bữa trước đã chỉ giúp "sạn" rồi nhưng vẫn chưa thấy anh em nhặt.

Tất nhiên, có những 15 vạn hiện vật và vài nghìn sự kiện được trưng bày, giới thiệu nên tỷ lệ "sạn" được phát hiện vẫn trong giới hạn cho phép. Có điều kỳ vọng của anh em ta vào một công trình tầm cỡ thế kỷ trong thiên niên kỷ này của Quân đội cũng rất cao nên vẫn có sự hụt hẫng nhất định.

Việc có sạn, tôi không ca thán nhiều, bằng việc đã có các chuyên gia về lịch sử quân sự gópp ý rồi, nhưng người Phụ trách Bảo tàng, không cho sửa. 😉 Thậm trí ở Bảo tàng PK-KQ, đã góp ý 10 năm rồi. Lỗi vẫn hoàn lỗi. 😉

Lo rằng, rồi một thằng Tây ba lô nó vào xem, có hiểu biết nó lại cười không nhặt được mồm, rồi chúng kết luận bọn VN toàn 3 xạo !
Klq đến những hạt sạt ở bảo tàng.
Em có 1 vấn đề cần hỏi các cụ về ngôi mộ tập thể 3000 người ở An Lộc.
Mới đây vào SG tình cờ ngồi với 1 cụ từng là lính VNCH tham chiến thời đó có kể là phần lớn những người chết trận đó là do những trận pháo kích của quân Bắc Việt.
Trong khi sách vở và thông tin ngôi mộ ghi ngôi mộ tập thể này là nạn nhân của máy bay B52 ném các lực lượng quân Giải Phóng ở rìa ngoài.
Cụ có thông tin gì không thì biên thêm ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
Klq đến những hạt sạt ở bảo tàng.
Em có 1 vấn đề cần hỏi các cụ về ngôi mộ tập thể 3000 người ở An Lộc.
Mới đây vào SG tình cờ ngồi với 1 cụ từng là lính VNCH tham chiến thời đó có kể là phần lớn những người chết trận đó là do những trận pháo kích của quân Bắc Việt.
Trong khi sách vở và thông tin ngôi mộ ghi ngôi mộ tập thể này là nạn nhân của máy bay B52 ném các lực lượng quân Giải Phóng ở rìa ngoài.
Cụ có thông tin gì không thì biên thêm ạ.

Đây thực sự là 1 loại thông tin mờ.
Có 2 ngôi mộ tập thể, có nhiều thông tin mờ nhất (không kể đến thông tin về các ngôi mộ trong trận Huế - Mậu Thân), là:

1/ Mộ tập thể ở Hà Nội năm 1946 (nơi đây gọi là Chợ Âm phủ):
Nơi đây là nơi chôn tập chung, của các thi hài được tìm thấy, sau trận Mùa đông năm 1946 kết thúc.
Khó có thể nói được, từng thi hài, là do hoả lực của bên nào, hoặc vì nguyên nhân gì. Nên nói là:
-Đa số các nạn nhân là do....
Thì có lẽ thuyết phục hơn.
Ở trong trận này, đa sô là do hoả lực của Pháp, thì hợp lý hơn.

2/ Mộ tập thể ở An Lộc, sau trận mùa hè 1972:'
Câu chuyện giống như ở 1.
Ở trong trận này, đa sô là do hoả lực của Mỹ và VNCH, , thì hợp lý hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 40:
CẬN CẢNH SAM 2 - BẮN MÁY BAY


Đạn tên lửa V-750V (11D) của tổ hợp TLPK SA-75 Dvina phóng từ trận địa tên lửa Đại Đồng của Trung đoàn tên lửa 274 "Đoàn tên lửa Hùng Vương" đang tiếp cận mục tiêu là chiếc máy bay trinh sát RF-4C Phantom II số hiệu 65-0882 trên vùng trời huyện Thuận Thành tỉnh Hà Bắc trong ngày 12/8/1967.

Diễn biến trận đánh được 1 chiếc RF-4C bay biên đội ghi lại cho thấy chiếc RF-4C bị ngắm bắn đã trúng đạn rơi tại chỗ. Tổ bay gồm đại úy phi công Edwin Atterberry và đại úy trinh sát đường không Thomas Parrott nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

tên lửa 1.jpg



Máy bay trinh sát phản lực RF-4C Phantom II được BTL Không quân chiến thuật Mỹ biên chế về Phi đoàn trinh sát chiến thuật 11 thuộc Không đoàn Trinh sát chiến thuật số 67 đóng tại căn cứ không quân Udorn (Thái Lan) sử dụng để trinh sát Miền Bắc trong thời gian này.

Trận địa tên lửa Đại Đồng (xã Đại Mạch huyện Đông Anh) hiện là doanh trại của Trung tâm trinh sát kỹ thuật BTM QC PKKQ.


tên lửa 2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 41:

GIẢ THIẾT VỀ MỘT BÀI CA


Thủa mặc quần thủng đuýt, những năm 68-70 của thế kỷ trước, tin tưởng rằng các Cụ đều đã từng nghe hoặc lẩm nhẩm một bài ca nước ngoài, được coi là ‘hót’ hồi ấy, bài ca “Tuýp sông Hồng”.

-Ngồi trên chiếc F-4H bay ra Bắc Việt;

-Bị Phòng không Việt Nam bắn rơi trên không;

-Chiếc xe trâu đưa tôi về “Hà Nội-Hilton”;

-Lúc ra về, tôi nhớ mãi cô gái sông Hồng.



Năm nay, đã ở tuổi gần đất xa trời, đi tập ‘dưỡng sinh’ ở câu lạc bộ xóm tôi, nơi có cô cháu gái hướng dẫn thể dục, toàn bật loa bài này, nên có nhã hứng đi tìm nguồn cơn của bài hát xưa. Và sau đây là giả thiết về xuất xứ của bài hát.

1/Wilber cha:

Walter Eugene Wilber, là một “ó biển” thuộc lực lượng phi công Hải quân Hoa Kỳ lừng danh với khả năng đáp xuống boong tàu sân bay.

Wilber cha là con một gia đình tá điền, đăng lính vào hải quân khi 18 tuổi với ước mơ trở thành phi công. Ở tuổi 20, ông đã hai lần được điều động sang bán đảo Triều Tiên, rồi tiếp tục bay và được điều chuyển đi nhiều hải phận quốc tế trong những năm sau.

Năm 1967, Wilber cha được điều động sang chiến trường Bắc Việt Nam.

Sau 20 phi vụ đánh phá miền Bắc Việt Nam, một ngày hè năm 1968, người phi công 38 tuổi – Trung tá Walter Wilber đã phải bung dù khỏi chiếc F-4 đang cháy bùng bùng bởi một quả tên lửa của đối phương trên không phận Vinh (Nghệ An).

Một cánh đồng lúa bình dị ở Bắc Trung Bộ Việt Nam đã độ lượng “đón” chào anh con trai của những người nông dân xứ Pennsylvania.

VÀ – ĐÂY CHÍNH LÀ cảm hứng để cho ra đời bài hát: “Tuýp sông Hồng”.


Kể từ giữa năm 1968 ấy, bắt đầu 56 tháng “phi công mặc áo ngủ” của Wilber cha tại Hỏa Lò, Hà Nội, trong đó 20 tháng đầu bị giam riêng, do quân hàm của Walter Wilber thuộc loại cao nhất trong số tù binh Mỹ (quân hàm Trung tá). Và vào thời gian chiến tranh ở Việt Nam, những phi công Mỹ ném bom xuống miền Bắc bị gọi là những “tội phạm chiến tranh”.

Ở giai đoạn trước năm 1965, Walter Wilber nghĩ rằng mình đã tác chiến để đạt tới “hòa bình” như ở Triều Tiên. Tuy nhiên, tới giữa thập niên 1960, bối cảnh bắt đầu thay đổi đối với ông. Tới lúc ‘Wilber cha’ được điều sang Đông Nam Á, ông đã nghe những lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh trong xã hội công dân Mỹ. Ông cũng lắng nghe những lời chỉ trích của mục sư Luther King năm 1967….

Khi bị giam ở Hà Nội, ‘Wilber cha’ bắt đầu lắng nghe tiếng nói của lương tâm mình. Là một người mộ đạo, trọng lẽ phải, một sĩ quan có trách nhiệm, ‘Wilber cha’ đã kiểm định cả những suy nghĩ của mình để đi đến kết luận cuộc chiến tranh chống Việt Nam là một sai lầm.

Thông qua các lá thư, qua trả lời phỏng vấn, ông kêu gọi Quốc hội Mỹ chấm dứt chiến tranh, thúc giục công dân Mỹ bày tỏ quan điểm của mình, động viên tất cả những ai nghe thấy tiếng nói của ông hành động vì hòa bình.

Có cả tù binh Mỹ khác, sau những trận “bão tư tưởng” với chính mình trong phòng giam cũng tìm được sự tán đồng với ‘Wilber cha’. Đó là John Young, một cựu cố vấn Mỹ cho quân đội Sài Gòn, nhân vật phản chiến nổi bật trong sách “Kẻ thắng người thua” của Gloria Emerson. Đó là các thành viên khác thuộc Ủy ban hòa bình của trại tù binh Mỹ ở Hà Nội, như Robert Chenoweth, Abel Kavanaugh…

Khi được phóng thích theo Hiệp định Paris 1973, các nhận định của Walter Wilber về thời gian ông ở Hỏa Lò, Hà Nội đã bị đặt vấn đề, vì trái nghịch với “câu chuyện chính thức” của chính quyền Nixon về việc tù binh Mỹ đã bị đối phương đối xử thế nào.

Trên thực tế, có một số tù binh từng đưa ra tuyên bố phản chiến tại Hà Nội. Nhưng, để được hưởng “ân xá” của chính quyền Mỹ lúc đó, họ đã thừa nhận họ mắc “sai lầm” khi là tù binh.

Tuy nhiên, ‘Wilber cha’ đã không làm như thế. Hơn nữa, ông còn tuyên bố trước công luận rằng, các thông điệp phản chiến mà ông đưa ra trong thời gian ở Hà Nội là tự nguyện….

Chính quyền Nixon đang kiệt sức đối đầu với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và “cuộc chiến trong lòng nước Mỹ”, đã không quyết định lập tòa án binh xử một sĩ quan cao cấp, có chính kiến rõ ràng, hiểu biết luật pháp và văn hóa của nền chính trị kiểu Mỹ. Hẳn họ không có lợi gì khi làm nổi bật một “ngọn cờ phản chiến”.

Trung tá Walter Wilber, người đã bất chấp các bổng lộc của một binh chủng kiêu binh, đã thành công trong cuộc đối đầu với phe diều hâu chủ trương chiến tranh ở Việt Nam. Để có được thắng lợi ấy, ông đã chọn được hướng đi đúng cho mình, là tranh đấu trên cơ sở Hiến pháp Mỹ và đạo lý, lợi ích thực sự của nước Mỹ.

Trong những năm cuối đời của mình, ‘Wilber cha’ đã luôn kiên định, luôn tin chắc rằng người Mỹ lẽ ra không nên dính líu vào Việt Nam, rằng các tuyên bố phản chiến đã được ông đưa ra là đúng đắn. Ông cũng đã kiên định với các phẩm chất của mình: Luôn mộ đạo, trọng các giá trị truyền thống, luôn tin tưởng vào các nguyên tắc cao nhất mà quốc dân Mỹ theo đuổi.

2/‘Wilber con’:

Một ngày của năm 2014, một du khách Mỹ đặt chân đến nơi chưa từng đến mà không hề xa lạ với ông: Miền Bắc Việt Nam. Bản đồ lữ hành của ông gồm những địa danh mà ông được nghe hồi nhỏ, từ trong những lá thư đầy nhân văn của người cha gửi từ vùng đất mà chính quyền Mỹ lúc đó coi là thù địch.

Người đàn ông này là Thomas (Tom) Eugene Wilber, một đại tá vừa về hưu sau nhiều năm phục vụ Hải quân Hoa Kỳ. Ông là con trai Walter Eugene Wilber, một tù binh mà 50 năm về trước không ít lần lên tiếng phản đối chiến tranh do Mỹ gây ra, trên làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam, bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Wilber con nhớ lại: “Trong dịp sinh nhật lần thứ 15 của tôi vào năm 1970, cha tôi đã thu tiếng để phát qua làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam, nhắn nhủ tôi: “Con đã lớn khôn, hãy tranh đấu vì hòa bình”.

Tuân theo lời dạy của cha, cả khi còn tại ngũ, Tom Wilber đã không bỏ lỡ dịp vun đắp cho tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Nhân chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ USS CARL VINSON cùng với hai tàu khác vào cảng Đà Nẵng tháng 3-2018, Tom Wilber nhớ lại: “Hai trong số những tàu tôi đã từng phục vụ khi còn tại ngũ là USS THEODORE ROOSEVELT (CVN-71) và tàu ngầm hạt nhân tiến công nhanh USS CITY OF CORPUS CHRISTI (SSN-705). Trên cả hai tàu này, tôi đã chịu trách nhiệm chuẩn bị cho những cuộc thăm các cảng và tổ chức tour cho khách tham quan, thường có số lượng đông đảo…”.

Đến khi nghỉ hưu sau khi phục vụ 20 năm trong binh chủng tàu ngầm, Đại tá Thomas Eugene Wilber (Tom Wilber ‘con’) mới thực hiện được ước nguyện thăm nơi mà cha ông dặn dò, là “quê hương thứ hai” của cha con ông: Việt Nam.


Từ năm 2014 đến nay, Tom Wilber đã có tới 20 chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, thăm lại các nơi có dấu ấn của cha mình và phỏng vấn những người có liên quan đến quãng đời của ông Walter Wilber ở Việt Nam.


Tom Wilber có một quá trình hỗ trợ Khu di tích Hỏa Lò, Hà Nội, tạo điều kiện cho cựu tù binh Mỹ gửi các kỷ vật của họ thời kỳ ở Việt Nam sang phục vụ cho triển lãm các hiện vật về tù binh Mỹ tại bảo tàng này. Ông còn tham gia giảng dạy về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Trường Đại học Hà Nội. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tù binh Mỹ ở Việt Nam trong những năm 1964-1973, Tom Wilber đặc biệt chú ý tìm các lưu trữ về các phát ngôn vì hòa bình của cha mình trên đài, báo của Việt Nam. Được biết, đã có khoảng 10 phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông Walter Wilber, tập trung trong hai năm 1969 và 1970.

3/ Vĩ thanh:

Lúc sinh thời, ‘Wilber cha’ lúc nào cũng có cảm giác dằn vặt đối với cái chết của Bernard Rupinsk, người bay cùng với ông trong phi vụ định mệnh.

Người phi công số 2 này đã không có đủ thời gian bung dù sau khi cơ trưởng Walter Wilber thoát khỏi buồng lái.

Là người tinh tế, nhã nhặn, Wilber cha đã không thể khuây khỏa, cho tới khi con trai ông, trong một chuyến đi Việt Nam, được những người nông dân Nghệ An trao lại chiếc bình hoa làm từ xác chiếc máy bay của Wilber và Rupinsk. Với Walter Wilber, hiện vật thiêng liêng này chứa hình bóng người đồng ngũ.


‘Wilber cha’ đã luôn giữ chiếc bình hoa, làm từ xác chiếc máy bay F-4H năm xưa của mình, trong phòng ngủ của mình, cho tới tận khi nhắm mắt xuôi tay.


3/HÌNH ẢNH MINH HỌA:

1/ Ngồi trên chiếc F-4H bay ra Bắc Việt - Bị Phòng không Việt Nam bắn rơi trên không…


01.jpg


2/ Wilber cha và con năm 2015 cùng chiếc bình hoa làm từ xác máy bay Mỹ mang về từ Việt Nam. Ảnh do ông Thomas Eugene Wilber cung cấp.

02.jpg



3/ Câu lạc bộ ‘dưỡng sinh’ của xóm tôi, nơi có cháu gái hướng dẫn thể dục, toàn bật loa bài “Tuýp sông Hồng”.

03.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 42:
PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT


Tút 1: Giới thiệu


Piotr Ivanovich Isaev - đại tá không quân. Sinh ngày 05 tháng 8 năm 1933 tại làng Grano-Maiak thuộc khu Altai (Siberie).
Năm 1955, tốt nghiệp Trường đào tạo phi công Hải quân ở Eisk và được phân công tới phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương.
Trước năm 1960 ông phục vụ trên các cương vị phi công, phi công trưởng, biên đội trưởng thuộc trung đoàn không quân tiêm kích hải quân.
Năm 1960 chuyển sang phục vụ tại trung đoàn không quân tiêm kích thuộc bộ đội phòng không Quân khu Viễn Đông với chức vụ biên đội trưởng.

Năm 1961 ông vào học tại Học viện Không quân Yu.A.Gagarin.
Năm 1965, sau khi tốt nghiệp Học viện hạng ưu tú, ông được bổ nhiệm phi đội trưởng một phi đội máy bay tiêm kích thuộc quân khu PriBaltic.
Năm 1968 ông được bổ nhiệm Trung đoàn phó trung đoàn không quân tiêm kích ngay tại quân khu này, và năm 1971 chuyển sang phục vụ tại Cụm quân Bắc quân đội Xô Viết đóng tại Ba Lan. Cùng năm đó được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng trung đoàn không quân tiêm kích.

Từ tháng 8 năm 1968 đến tháng 7 năm 1969 đã tham gia vào hoạt động chiến đấu tại Việt Nam với tư cách trưởng nhóm chuyên gia không quân Liên Xô tại một trung đoàn không quân tiêm kích, binh chủng Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Từ tháng Năm năm 1973 đến tháng Ba năm 1976 công tác biệt phái tại Syria trên cương vị cố vấn cho Lữ đoàn trưởng lữ đoàn không quân tiêm kích lực lượng Không quân CH Arab Syria.
Từ năm 1976 đến 1990 - Nghiên cứu viên cao cấp tại Học viện Không quân mang tên Yu.A.Gagarin. Sau khi ra khỏi Quân đội, ông tiếp tục hoạt động với tư cách cộng tác viên khoa học tại học viện này.

Được trao tặng huân chương "Sao Đỏ", huân chương "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô» hạng III, bằng danh dự "Chiến sỹ làm nhiệm vụ quốc tế" và 15 huy chương.
Được Chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh trao tặng huân chương "Chiến công» hạng III, cũng như huy chương "Vì tình bạn chiến đấu".


Đây là ảnh Phi công tác giả Isaev Piotr Ivanovitch, trên đất Bắc Việt

01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg


05.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:
PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT


Tút 2: Chuẩn bị lên đường (1):


Tôi đến Việt Nam công tác từ Trung đoàn không quân tiêm kích cận vệ số 53 được trang bị máy bay MiG-21, đóng quân tại thành phố Siauliai nước CHXV Lithuania, với chức trách phó chỉ huy trung đoàn.

Tại đó còn có bộ tham mưu sư đoàn chúng tôi, thời đó do thiếu tướng không quân Antsiferov Evgeny Nikolaevitch chỉ huy, người sau này trở thành thủ trưởng trực tiếp của tôi, khi ông giữ trọng trách Trưởng nhóm chuyên gia Không quân Xô Viết tại Việt Nam.



Trước khi đi Việt Nam, ông đến trung đoàn của chúng tôi, để nói lời tạm biệt với tập thể quân nhân. Chúng tôi chúc ông thượng lộ bình an và thành công trong môi trường hoạt động mới của mình.

Ông cảm ơn chúng tôi và sau đó quay sang tôi mỉm cười nói: "Cậu Isaev này, tôi sẽ đưa cậu theo tôi sang Việt Nam". Câu nói đùa của tư lệnh sư đoàn sau này đã trở thành hiện thực.

++++++
Phi công tác giả Isaev Piotr Ivanovitch trên buồng lái MIG 21 của Bắc Việt Nam


1731210388334.png


Về nguyên tắc, tôi đang mong một chuyến công tác biệt phái tại một đất nước khác.

Điều này được giải thích bởi thực tế là tại sư đoàn đã thành lập thêm biên chế bổ sung cho một số chức trách ban bay: Phó chỉ huy trung đoàn, phi đội trưởng và phi đội phó phi đội này.

Bằng cách đó người ta đã tạo ra ban chỉ huy dự bị cho sư đoàn, cho phép khi cần thiết phái đội ngũ ban bay đi công tác biệt phái mà không ảnh hưởng đến huấn luyện chiến đấu của đơn vị có người đi công tác.

Vì vậy, tất cả những người đã vào biên chế dự bị ấy ở bất kỳ thời điểm nào cũng phải sẵn sàng khởi hành đi công tác nước ngoài.

+++++ Ảnh:Hàng 1: Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Xô Viết tại Việt Nam trung tướng Аbramov V.N., Hàng 2: ở giữa là trưởng nhóm chuyên gia không quân Xô Viết thiếu tướng Аntsiferov Е.N., trưởng nhóm chuyên gia tên lửa phòng không Xô Viết đại tá Stutchilov А.I.

1731210468987.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT


Tút 3: Chuẩn bị lên đường (2):


Và thời điểm đó đã đến. Tôi và phi đội phó đại úy V.Velikanov, cũng như đại úy kỹ thuật hàng không Tomilets G.R. được trung đoàn trưởng triệu tập lên phòng ông, trao cho chúng tôi mệnh lệnh sơ bộ về việc chuẩn bị đi biệt phái công tác tới Việt Nam.

Và sau đó tất cả mọi thứ đi theo sơ đồ đã định: trò chuyện trao đổi và dặn dò của các chỉ huy, cuộc trình diện Hội đồng Không quân, ở đó người ta say sưa nghe báo cáo của chúng tôi về nguyện vọng và sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của chính phủ trao cho chúng tôi. Và cuối cùng, cuộc trình diện tại Moskva. Đầu tiên, chúng tôi được hướng dẫn ở Cục Huấn luyện Chiến đấu Bộ Tổng tham mưu lực lượng Không quân, và sau đó đến Văn phòng Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô. Ở đây chúng tôi được ủy ban thẩm tra thông qua, và tôi vẫn còn phải tới các phòng ban mà người ta chỉ định, nơi các sỹ quan của văn phòng cho tôi các chỉ dẫn cuối cùng, còn tại căn phòng cuối cùng tôi phải làm quen với một danh sách các tài liệu kỹ thuật có sẵn tại Việt Nam và về sự cần thiết đặt những tài liệu bổ sung.

Sau khi xin phép, tôi bước vào căn phòng này. Sau bàn là một ông già, trông như một thiếu tá về hưu và đang nói chuyện điện thoại với một Maria Vanovna nào đó về khả năng điều trị bệnh đau thần kinh tọa, ông chỉ cho tôi ngồi xuống một chiếc ghế, vẫn tiếp tục nói chuyện điện thoại, nhưng với một chủ đề khác - làm thế nào để muối dưa chuột và cà chua .

Nhìn thấy nỗi mệt mỏi của tôi, ông kết thúc cuộc trò chuyện và hỏi: "Anh đi đâu? "Đi Việt Nam" - tôi trả lời. "Tốt!" - Ông nói. "Bây giờ tôi sẽ đọc cho anh biết ở đó có những sách kỹ thuật nào, sau đó anh hãy nói anh muốn nhận được thêm những gì". Ông mở các thư mục và bắt đầu đọc một danh sách các tài liệu tham khảo liên quan đến tên lửa phòng không ở Việt Nam. Tôi nói với ông rằng tôi là phi công-nhà hàng không, và tôi cần những cuốn sách về các chủ đề hàng không. Ông ta trả lời rằng cái đó không có nhiều, và tiếp tục đọc danh sách. Tôi không ngắt lời ông ta nữa. Sau khi đã đọc xong tài liệu gì đó về xe tăng, ông chuyển sang các sách cho các chuyên gia hàng không. Sau đó ông hỏi tôi: "Nào, anh sẽ đặt hàng tài liệu gì đây?". Tôi đáp lại là sẽ không đặt cuốn nào cả, tôi thích tài liệu có sẵn ở đó. "Phải," - thiếu tá nói - "khi tài liệu đến nơi, anh bạn đã trở về nhà rồi". Từ những lời khôn ngoan của viên thiếu tá trên, tôi hiểu ra rằng mạch giao thông vận tải giữa Việt Nam và Liên Xô đã bị phá hủy, và người ta thường không nhận được tin tức từ bạn bè và người thân. Tất cả những điều ấy sau này đã được thực tế xác nhận.

Hoàn thành xong các công việc trên, người ta cho chúng tôi về nhà, sau khi tuyên bố trước là sẽ thông báo cho chúng tôi thời điểm phải tập trung tại Moskva cho chuyến đi tới Việt Nam. Khi trở về trung đoàn, chúng tôi cùng với đại úy Velikanov lại tích cực tham gia vào các hoạt động bay. Khi thực hiện những chuyến bay tập luyện, được tổ chức vào thời gian đó tại trung đoàn, đã có những bất ngờ xảy ra: trong quá trình cất cánh từ mặt đất khi mang tải trọng bom, máy bay của Velikanov bị hư hại sát xi càng trái, kết quả là lúc hạ cánh phi công đã bị thương và bị gạch tên khỏi công tác bay. Vậy là, nhóm đã được lên kế hoạch đi công tác biệt phái của chúng tôi bị mất một phi công, ngay trước khi đến Việt Nam. Một vài ngày sau người ta triệu tập chúng tôi đến Moskva. Cùng có mặt còn có các cô vợ của chúng tôi, đến tiễn chúng tôi đi vào hành trình dài.

Trước khi khởi hành cần thực hiện một vài hành động nữa: trao lại thẻ đả....ng tại Ủy ban Trung ương, Đ....C....S Liên Xô, làm các giấy tờ thủ tục về tài chính và nhận trang phục. Số lượng đồng phục được cấp phát, theo ý kiến của tôi, đủ cho ba năm. Vỏ nệm được bó lại bằng dây. Phát sinh vấn đề, mang gì theo mình đây. Tôi đặc biệt bận tâm về vấn đề làm gì với đôi ủng cao su - mang đi hay không mang đi? Một mặt, nếu mang đi sẽ mất thêm chỗ trong va li. Mặt khác, một ý nghĩ trở nên sắc nhọn - nếu cho họ thì có phí không, nghĩa là, ở đó họ có thể cần nó. Và chợt tôi thấy một nhóm sỹ quan ngày hôm qua vừa trở về từ Việt Nam. Tôi tiếp cận một người trong số họ, và không làm mất thời gian, tôi hỏi thẳng: "Anh hãy cho tôi biết, ủng cao su có cần thiết hay không?". "Sao thế anh bạn - ông ấy nói - "ở bên ấy anh không thể không có nó được, nhất định phải mang nó đi".

May mắn thay trong nhóm này lại có người tiền nhiệm của tôi, người mà tôi phải đến thay phiên. Các sĩ quan văn phòng Bộ Tổng tham mưu đã tập trung tôi với ông ta lại, dành cho chúng tôi một phòng riêng để nói chuyện. Ông ấy giới thiệu cho tôi tình hình chính trị-quân sự đất nước này, tình hình công việc trong trung đoàn không quân, và cũng chỉ ra những điều tôi cần chú ý.

++++ Trên đất Bắc việt Nam

1731285738174.png
 

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
351
Động cơ
4,382 Mã lực
Tuổi
29
Thế mới nói ;)
Làm lịch sử thế này, các con cháu đời sau, nó hiểu sai hết cả.
Ta cứ tưởng tưởng, hôm nay, cháu nội ta đi học về, bẩu ta rằng:
-Ông ơi, Vua Hùng ngày xưa đã có con Au-đì để đi ăn phở.
;););)
Cụ cứ thật quá, lại úp cho cái mũ tự diễn biến
Sự thật bị bóp méo, bảo sao bọn trẻ không yêu sử- vì bản chất con người yêu sự thật
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT



Tút 4: Lên đường :


Về các nghĩa vụ cá nhân của tôi, tôi đoán chừng dựa theo tên gọi chức trách của mình. Còn nó, một cách chung chung được gọi như sau - trưởng nhóm chuyên gia hàng không Liên Xô tại trung đoàn không quân tiêm kích lực lượng không quân QĐNDVN - Chuyên gia bên cạnh trung đoàn trưởng không quân tiêm kích - phi công - huấn luyện viên. Nghĩa là, tương ứng tôi sẽ có nghĩa vụ chỉ huy nhóm của mình, giúp chỉ huy trung đoàn nâng cao trình độ huấn luyện chiến đấu của trung đoàn và thực hành đào tạo ban bay về kỹ thuật lái và áp dụng nó vào chiến đấu trên máy bay MiG-21. Còn người tiền nhiệm của tôi giới thiệu cho tôi những phương pháp làm việc trong điều kiện chiến đấu của Việt Nam. Tôi cảm ơn ông về cuộc trò chuyện về công việc, cuối cùng hỏi ông một câu hỏi rất thường: "Thế đôi ủng cao su có nên mang theo không?". "Ủng thì ở đó không cần đâu" - người trò chuyện với tôi trả lời. "Nhưng một đồng chí lại nói với tôi rằng nhất định phải mang nó theo" - tôi gạn hỏi. Và khi đó ông ấy giải thích với tôi rằng tôi đã nói chuyện với chuyên gia tên lửa phòng không nào đó rồi, vì họ thực sự cần chúng. Sau mỗi đợt phóng tên lửa, họ thường xuyên phải thay đổi vị trí trận địa trong rừng rậm. Thế nên họ thực sự cần những đôi giày đó. Vậy là vấn đề với các đôi ủng cao su đã được giải quyết.

Một vài ngày sau, nhóm chúng tôi, gồm khoảng 24-26 người được đưa đến sân bay. Nhóm gồm phần lớn là sĩ quan tên lửa phòng không, còn các nhà hàng không chúng tôi thì chỉ có hai phi công. Đi cùng chúng tôi sau kỳ nghỉ phép trở về là Phó trưởng đoàn chuyên gia quân sự Xô Viết phụ trách công tác chính trị, đại tá Polivayko Evgeny Ivanovitch.

Việc chia tay diễn ra rất buồn. Vợ và người thân của chúng tôi đã khóc. Đàn ông, cố gắng trong mức có thể, an ủi họ, và trong tâm hồn mỗi người chúng tôi đều cảm thấy xao xuyến, tôi tin rằng, ai cũng mong muốn nhanh chóng kết thúc thời gian chia ly nặng nề này và xe buýt đã nổ máy đi tới sân bay.
Vào thời gian đó, từ Moskva tới Bắc Kinh người ta chỉ thực hiện tất cả có một chuyến bay. Đồng thời, cứ một ngày chuyến bay được phi hành đoàn Trung Quốc thực hiện trên máy bay của mình, và ngày hôm sau chuyến bay lại được phi hành đoàn của chúng tôi thực hiện.

Chúng tôi đã gặp may - chúng tôi bay trên một máy bay Tu-104 của hãng Aeroflot với phi hành đoàn của chúng tôi. Qua hai lần hạ cánh tại sân bay trung gian chúng tôi đã đến Bắc Kinh. Lúc này quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xấu nhiều. Ở Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa đang hoành hành. Sau khi hạ cánh, quân biên phòng Trung Quốc vào thẳng trong máy bay bắt đầu kiểm tra hộ chiếu. Sỹ quan trực ban bằng một thứ tiếng Nga trọ trẹ hỏi: "Các anh bay đi đâu và các anh là ai?". Trưởng nhóm của chúng tôi nói rằng chúng tôi bay đến Việt Nam và là chuyên gia. "Nhưng các anh là chuyên gia về cái gì?". Anh ta tò mò hỏi. "Chúng tôi là những chuyên gia về điện" - trưởng nhóm lại trả lời, và bằng cử chỉ, ông lấy tay miêu tả quá trình xoáy bóng đèn vào đui cắm. Viên sĩ quan gật đầu tỏ dấu hiệu cho thấy anh ta đã hiểu tất cả, và yêu cầu chúng tôi rời khỏi máy bay. Khi đi xuống cầu thang, chúng tôi nghe thấy bài hát nổi tiếng ở đất nước ta và ở Trung Quốc, bài hát "Moskva-Bắc Kinh". Loa phóng thanh mở hết công suất phát ra điệp khúc: "Stalin và Mao đang lắng nghe chúng ta ...». Một cặp thực hiện bằng tiếng Nga, một cặp thực hiện bằng tiếng Trung Quốc. Chúng tôi lập tức hiểu rằng bài hát được chơi dành riêng cho hành khách của chiếc máy bay của chúng tôi. Trong tòa nhà ga hàng không buổi hòa nhạc được lặp đi lặp lại, nhưng như người ta nói dàn nhạc sống: một dàn hợp xướng lớn, bao gồm người lớn, trẻ em và người già hát những bài hát phổ biến ở đất nước ta cũng như ở Trung Quốc.

Sau khi điền vào tờ khai, chúng tôi được mời lên máy bay, tiếp tục bay theo lộ trình Bắc Kinh-Quảng Châu (Canton). Đó là một chiếc máy bay Il-18 và nhóm hành khách chính là nhóm của chúng tôi. Sau khi máy bay cất cánh và lấy được độ cao đã định, hai nữ tiếp viên bắt đầu đọc các trích đoạn của Mao Trạch Đông bằng tiếng Anh và múa các điệu múa nghi lễ dành cho lãnh tụ của họ.

Tại Quảng Châu, chúng tôi ngồi đợi hai ngày. Phụ trách sân bay giải thích rằng khí tượng bay tại Việt Nam chưa phù hợp. Chúng tôi được bố trí trú tại khách sạn, nơi phải trả cho chỗ ở cũng như cho bữa ăn trong nhà hàng 25 nhân dân tệ, mà chúng tôi được cấp phát ở Moskva. Và nếu tính đến một số đồng chí đã tiêu tốn tiền ở Bắc Kinh, có thể cho rằng vào ngày thứ hai, nhiều người đã cạn tiền bạc. Tư vấn thì chẳng có ai - chúng ta không có Lãnh sự quán tại Quảng Châu. Chúng tôi quyết định gọi cho đại sứ quán của chúng tôi tại Bắc Kinh. Trưởng nhóm đi gọi điện, còn chúng tôi phải chờ kết quả của cuộc trao đổi. Kết quả là thế này - tại đại sứ quán người ta khuyên không nên ký bất cứ giấy tờ nào của khách sạn hoặc nhà hàng, và lúc chia tay hãy nói: "Các đồng chí hãy giữ lấy".

Và sau 10 phút người Trung Quốc mang lại phiếu thanh toán 25 nhân dân tệ cho cuộc đàm thoại. Lối thoát chỉ có một - đặt tất cả tiền bạc của ai còn lại, trả cho tất cả mọi thứ và đợi đến lúc ra phòng đợi ở sân bay chờ chuyến bay tiếp.

Lãnh đạo sân bay, sau khi hiểu rõ tình trạng khó khăn về tài chính của chúng tôi, quyết định rằng việc giữ chúng tôi lại sân bay không còn hữu ích nữa, chấp thuận cho chuyến bay tới Việt Nam xuất phát. Họ xếp chúng tôi lên một chiếc IL-14 hai động cơ piston và chúng tôi bay đi Việt Nam. Trong chuyến bay, phục vụ chúng tôi là một nam tiếp viên trẻ dáng người cao có đôi vai rộng và một nữ tiếp viên nhỏ nhắn xinh xắn. Họ cũng bắt đầu đọc các trích tuyển của Mao Trạch Đông, và chúng tôi thì thiếp đi vì kiệt sức. Và đột nhiên, họ dừng đọc và người nam tiếp viên nói bằng một ngôn ngữ Nga thuần khiết: "Chúng ta hãy hát bài hát "Chiều Moskva". Và cả hai bằng một giọng tuyệt đẹp cất tiếng hát bài hát này, tất cả chúng tôi như run lên, cùng cất tiếng đồng ca theo họ. Cứ như vậy cho đến khi hạ cánh tại sân bay Gia Lâm của Việt Nam, chúng tôi hát những bài hát Nga.



+++++ Phi công LX trong quần áo bay VN, đang hợp đồng bay trên mặt đất.

Bay 1.jpg
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,332
Động cơ
685,618 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:

SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Tút 1: Lời phi lộ:


Dự án Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được khởi công từ năm 2020, trên tổng diện tích 38,66 ha. Công trình nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Tòa nhà chính của dự án có diện tích hơn 23.000 m2, phía trước là hai hồ nước rộng 2.000 m2. Chính giữa quảng trường là Tháp Chiến thắng cao 45 m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới được khai trương, mở cửa đón khách thăm quan từ ngày 01/11/2024.

Việc ca ngợi thì mọi nơi viết rồi, ‘Thớt 38’ này được biên, mục đích là chỉ ra, các sai sót không đáng có, để các đ/c Phụ trách Bảo tàng sửa chữa, nhằm đưa ra các thông tin đúng về Lịch sử, để con cháu đời đời được biết và nhớ ơn.

Mới đang opening nên có thể châm chước, chứ khi grand opening mà vẫn lỗi thì phải xem lại.

Hồi các đoàn đi góp ý mấy bữa trước đã chỉ giúp "sạn" rồi nhưng vẫn chưa thấy anh em nhặt.

Tất nhiên, có những 15 vạn hiện vật và vài nghìn sự kiện được trưng bày, giới thiệu nên tỷ lệ "sạn" được phát hiện vẫn trong giới hạn cho phép. Có điều kỳ vọng của anh em ta vào một công trình tầm cỡ thế kỷ trong thiên niên kỷ này của Quân đội cũng rất cao nên vẫn có sự hụt hẫng nhất định.

Việc có sạn, tôi không ca thán nhiều, bằng việc đã có các chuyên gia về lịch sử quân sự gópp ý rồi, nhưng người Phụ trách Bảo tàng, không cho sửa. 😉 Thậm trí ở Bảo tàng PK-KQ, đã góp ý 10 năm rồi. Lỗi vẫn hoàn lỗi. 😉

Lo rằng, rồi một thằng Tây ba lô nó vào xem, có hiểu biết nó lại cười không nhặt được mồm, rồi chúng kết luận bọn VN toàn 3 xạo !
Hôm vừa rồi, vì lý do rất tình cờ nên em cũng vào thăm Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam. Lỡ ngó mấy tút này rồi nên đi vào một lúc tự nhiên phát hiện ra mình cũng đang soi. Mà chẳng biết gì nên chả soi được gì cả :D :D :D

Có điều:
Bánh lái tàu HQ505, con tàu đã ủi bãi đảo Cô-lin trong chiến dịch CQ88. Một nùi người đi qua chen chúc chờ xoay vặn để chụp hình. Em chờ lúc vắng nhất để chụp được hình này. Bạn nhỏ 'bị' lọt vào khung hình - lỗi không phải do bạn nhỏ, mà ở những người lớn.
20241109_141955.jpg


Em mang hình ra đưa cho hai đồng chí nữ quân nhân trực ở sảnh xem và hỏi sao lại để cho mọi người tự do quay vần một hiện vật có ý nghĩa lớn như vậy. Phản ứng ngay lập tức của nữ đồng chí lớn tuổi hơn khiến em thất vọng sâu sắc:
- Đấy, ý thức mọi người kém quá - kèm theo là cái chẹp miệng, lắc đầu và khuôn mặt biểu hiện vẻ chê trách.
1. Phản ứng đầu tiên là đổ lỗi cho người khác, đặt mình vào vị thế đúng. Ngoài các vấn đề về tinh thần khiêm nhường, học hỏi, cầu thị... thì sau khi đổ lỗi cho người khác, người ta tất nhiên là sẽ ở vị trí đúng, và khi đã an toàn ở vị trí đúng rồi thì họ không còn nhu cầu cải thiện, làm tốt hơn. Nên chắc lần sau khi các cụ mợ vào sẽ vẫn có thể xoay tít bánh lái tàu HQ505.
2. Nhiệm vụ của bộ đội là bảo vệ nhân dân. Khi có chuyện xảy ra, thay vì đánh giá phân tích và xác định phương hướng xử lý, thì đồng chí bộ đội lại đổ lỗi cho nhân dân hay đổ lỗi, tìm lý do biện bạch. Như vậy thì còn bảo vệ ai nữa. Hy vọng chỉ một vài đồng chí như vậy chứ đây không phải là cách làm việc của quân đội.
3. Khi bản thân các đồng chí bộ đội không biết trân trọng bảo vệ kỷ vật của đồng đội mình thì các đồng chí trông đợi gì vào tinh thần và thái độ của nhân dân đối với lịch sử quân sự, lịch sử quân đội VN?!!!

Ngoài ra thì cũng có những đánh giá về ưu khuyết của bảo tàng mới. Nhưng chắc là để khi có một thớt riêng về bảo tàng này.
Có nhiều cụ cựu chiến binh đi thăm. Em bám theo một đoàn các cụ để hóng hớt, nghe các cụ nói chuyện, chỉ cái này cái kia, rất là vui. Bọn nhóc nhà em đòi ra hỏi các cụ chuyện chiến đấu, xong lại sợ ngắt lời các cụ, nên cả nhà bám theo các cụ để hóng.
Các cụ mợ rảnh thì ghé thăm cho vui. Nên đi ngày thường và nên tới vào đầu các buổi để đỡ bị đông.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
Hôm vừa rồi, vì lý do rất tình cờ nên em cũng vào thăm Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam. Lỡ ngó mấy tút này rồi nên đi vào một lúc tự nhiên phát hiện ra mình cũng đang soi. Mà chẳng biết gì nên chả soi được gì cả :D :D :D

Có điều:
Bánh lái tàu HQ505, con tàu đã ủi bãi đảo Cô-lin trong chiến dịch CQ88. Một nùi người đi qua chen chúc chờ xoay vặn để chụp hình. Em chờ lúc vắng nhất để chụp được hình này. Bạn nhỏ 'bị' lọt vào khung hình - lỗi không phải do bạn nhỏ, mà ở những người lớn.
20241109_141955.jpg


Em mang hình ra đưa cho hai đồng chí nữ quân nhân trực ở sảnh xem và hỏi sao lại để cho mọi người tự do quay vần một hiện vật có ý nghĩa lớn như vậy. Phản ứng ngay lập tức của nữ đồng chí lớn tuổi hơn khiến em thất vọng sâu sắc:
- Đấy, ý thức mọi người kém quá - kèm theo là cái chẹp miệng, lắc đầu và khuôn mặt biểu hiện vẻ chê trách.
1. Phản ứng đầu tiên là đổ lỗi cho người khác, đặt mình vào vị thế đúng. Ngoài các vấn đề về tinh thần khiêm nhường, học hỏi, cầu thị... thì sau khi đổ lỗi cho người khác, người ta tất nhiên là sẽ ở vị trí đúng, và khi đã an toàn ở vị trí đúng rồi thì họ không còn nhu cầu cải thiện, làm tốt hơn. Nên chắc lần sau khi các cụ mợ vào sẽ vẫn có thể xoay tít bánh lái tàu HQ505.
2. Nhiệm vụ của bộ đội là bảo vệ nhân dân. Khi có chuyện xảy ra, thay vì đánh giá phân tích và xác định phương hướng xử lý, thì đồng chí bộ đội lại đổ lỗi cho nhân dân hay đổ lỗi, tìm lý do biện bạch. Như vậy thì còn bảo vệ ai nữa. Hy vọng chỉ một vài đồng chí như vậy chứ đây không phải là cách làm việc của quân đội.
3. Khi bản thân các đồng chí bộ đội không biết trân trọng bảo vệ kỷ vật của đồng đội mình thì các đồng chí trông đợi gì vào tinh thần và thái độ của nhân dân đối với lịch sử quân sự, lịch sử quân đội VN?!!!

Ngoài ra thì cũng có những đánh giá về ưu khuyết của bảo tàng mới. Nhưng chắc là để khi có một thớt riêng về bảo tàng này.
Có nhiều cụ cựu chiến binh đi thăm. Em bám theo một đoàn các cụ để hóng hớt, nghe các cụ nói chuyện, chỉ cái này cái kia, rất là vui. Bọn nhóc nhà em đòi ra hỏi các cụ chuyện chiến đấu, xong lại sợ ngắt lời các cụ, nên cả nhà bám theo các cụ để hóng.
Các cụ mợ rảnh thì ghé thăm cho vui. Nên đi ngày thường và nên tới vào đầu các buổi để đỡ bị đông.

Chi tiết 'bánh lại tầu HQ 505' là sai.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
Hôm vừa rồi, vì lý do rất tình cờ nên em cũng vào thăm Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam. Lỡ ngó mấy tút này rồi nên đi vào một lúc tự nhiên phát hiện ra mình cũng đang soi. Mà chẳng biết gì nên chả soi được gì cả :D :D :D

Có điều:
Bánh lái tàu HQ505, con tàu đã ủi bãi đảo Cô-lin trong chiến dịch CQ88. Một nùi người đi qua chen chúc chờ xoay vặn để chụp hình. Em chờ lúc vắng nhất để chụp được hình này. Bạn nhỏ 'bị' lọt vào khung hình - lỗi không phải do bạn nhỏ, mà ở những người lớn.
20241109_141955.jpg


Em mang hình ra đưa cho hai đồng chí nữ quân nhân trực ở sảnh xem và hỏi sao lại để cho mọi người tự do quay vần một hiện vật có ý nghĩa lớn như vậy. Phản ứng ngay lập tức của nữ đồng chí lớn tuổi hơn khiến em thất vọng sâu sắc:
- Đấy, ý thức mọi người kém quá - kèm theo là cái chẹp miệng, lắc đầu và khuôn mặt biểu hiện vẻ chê trách.
1. Phản ứng đầu tiên là đổ lỗi cho người khác, đặt mình vào vị thế đúng. Ngoài các vấn đề về tinh thần khiêm nhường, học hỏi, cầu thị... thì sau khi đổ lỗi cho người khác, người ta tất nhiên là sẽ ở vị trí đúng, và khi đã an toàn ở vị trí đúng rồi thì họ không còn nhu cầu cải thiện, làm tốt hơn. Nên chắc lần sau khi các cụ mợ vào sẽ vẫn có thể xoay tít bánh lái tàu HQ505.
2. Nhiệm vụ của bộ đội là bảo vệ nhân dân. Khi có chuyện xảy ra, thay vì đánh giá phân tích và xác định phương hướng xử lý, thì đồng chí bộ đội lại đổ lỗi cho nhân dân hay đổ lỗi, tìm lý do biện bạch. Như vậy thì còn bảo vệ ai nữa. Hy vọng chỉ một vài đồng chí như vậy chứ đây không phải là cách làm việc của quân đội.
3. Khi bản thân các đồng chí bộ đội không biết trân trọng bảo vệ kỷ vật của đồng đội mình thì các đồng chí trông đợi gì vào tinh thần và thái độ của nhân dân đối với lịch sử quân sự, lịch sử quân đội VN?!!!

Ngoài ra thì cũng có những đánh giá về ưu khuyết của bảo tàng mới. Nhưng chắc là để khi có một thớt riêng về bảo tàng này.
Có nhiều cụ cựu chiến binh đi thăm. Em bám theo một đoàn các cụ để hóng hớt, nghe các cụ nói chuyện, chỉ cái này cái kia, rất là vui. Bọn nhóc nhà em đòi ra hỏi các cụ chuyện chiến đấu, xong lại sợ ngắt lời các cụ, nên cả nhà bám theo các cụ để hóng.
Các cụ mợ rảnh thì ghé thăm cho vui. Nên đi ngày thường và nên tới vào đầu các buổi để đỡ bị đông.
Trong chiến dịch CQ-88, tầu HQ- 505 ủi lên cạn Len Đao, để giữ được đảo Len Đao .

Khoảng đầu năm 1989, BTL Hải quân quyết định kéo tàu HQ - 505 về Ba Son để sửa chữa .

BTL Hải quân, đã thành lập Biên đội kéo tàu HQ 505 do anh Chinh (đại uý) Hải Đội Trưởng Hải đội 5 làm Biên đội trưởng, anh Trần Mạnh Hổ là thuyền trưởng HQ - 956, anh Nguyễn Hữu Đào là thuyền trưởng HQ-961.

Trước đó, Biên đội cứu – kéo, đã dùng máy hàn dưới nước hàn các lỗ thủng , bơm nước ra và kéo cứu tàu HQ - 505 ra khỏi bãi cạn thành công.

Trên đường trở về Ba Son tầu HQ - 505 bị phá nước và chìm nhanh. Mang theo một số thiết bị cứu hộ ... May mà nó không kéo theo cả tầu kéo, là tầu HQ 956.

Và HQ961 là tầu đã tìm kiểm và vớt được 4 người cuối cùng lên tàu là: Bác Phương Cục Kỹ thuật bác Song nhà máy X51, bác Thu Chủ nhiệm Kỹ thuật của Lữ 125 va anh Đương CN.

(Người kể là Lê Quốc Hùng khi đó thuyền phó HQ961 – bạn tôi)!

Chỉ huy cuộc cứu kéo do đại tá Vũ Hồng Phương - Tham mưu phó Cục Kỹ thuật đảm nhiệm .

Tầu HQ- 505 đã chìm mất tích ở độ sau rất lớn. Không có chuyện tháo được bánh lái của HQ 505 – trước khi nó bị chìm.

Vì khi bị tàu HQ 956 kéo đi thì tàu HQ- 505 vẫn còn phải lái ở chế độ cơ, theo vết đi của tầu kéo HQ 956!

Vậy, Chuẩn xác nhất, là Bảo tàng phải ghi chú thích rằng: 'Đây là cái bánh lái, cùng loại với HQ 505'.



Bố tổ tụi Bảo tàng quan liêu và tắc trách.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT


Tút 5: Tới Việt Nam :


Máy bay còn lăn bánh nhưng qua cửa sổ tôi đã nhìn thấy một đám đông đi đón và trong số đó tôi nhận ra tướng Antsiferov Evgeny Nikolaevitch.
Ông nổi bật lên bởi dáng người cao và cân đối. Trên đầu ông đang đội mũ sắt, tay cầm một cây quạt, quạt không ngừng xua cái nóng không chịu nổi.

Chúng tôi hiểu ông đến đón chúng tôi, và tôi rất vui mừng vì tôi có cơ hội mang đến cho ông tin tức gia đình và quà của gia đình gửi cho ông.

Sau cuộc đón tiếp, ông dẫn tôi vào văn phòng đoàn cố vấn quân sự xô viết, khi ấy đang đóng trong Đại sứ quán của chúng ta.
Tại đấy trong cuộc trò chuyện với tôi, ban đầu ông quan tâm hỏi thăm tình hình công việc tại các bộ phận của sư đoàn mà ông từng chỉ huy, sau đó giới thiệu với tôi tình hình quân sự-chính trị tại Việt Nam và tình hình lực lượng không quân QDNDVN.

Cuối cùng, ông đưa ra lời khuyên về những gì cần quan tâm trong công việc. Ông đặc biệt nhấn mạnh mối quan tâm nhằm nâng cao trình độ huấn luyện chiến thuật bay và kỹ năng chiến đấu của đội ngũ phi công trung đoàn, về nỗ lực kiểm tra việc chuẩn bị cho chuyến bay trên phương diện kỹ thuật hàng không và vũ khí và những vấn đề khác.

Ngày hôm sau tôi được giới thiệu với tùy viên quân sự đại sứ quán, sau đó tôi gặp tiếp phó của ông I.P.Shport - vốn nghề nghiệp là phi công. Một ngày sau đó, tướng Antsiferov E.N. đưa tôi đến giới thiệu với tập thể nhóm (chuyên gia) ở sân bay Nội Bài.

Vào thời điểm đó, Việt Nam đang ở vào mùa ta vẫn gọi là "mùa mưa" và nhiều chỗ trên đường chìm hẳn trong nước, nước nhanh chóng thâm nhập vào cabin qua một lỗ thủng bên sườn bị hư hỏng của chiếc "Volga" của chúng tôi. Chúng tôi co chân lên để nước không chui vào giày của mình. Nhưng ngay sau khi xe vừa nhảy lên đoạn đường khô ráo, nước lại nhanh chóng đổ ra ngoài qua chính lỗ thủng bên sườn xe này.

+++++Nơi ở của các phi công tiêm kích Xô viết

Bay 111.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT



Tút 6: Đóng quân ở Việt Nam :


Các chuyên gia hàng không của nhóm chúng tôi sống trên rìa một ngôi làng nằm gần sân bay, trong một ngôi chùa Phật giáo.
Chùa này được bao bởi một bức tường đá hình bán nguyệt.
Để nhanh chóng đi vào sân chùa, ai đó đã đục trên tường thành một lỗ không lớn, qua đó các chuyên gia của chúng tôi đi ra và vào khi ra xe đến sân bay và ngược lại.

Trên đầu lỗ hổng đó có một tấm bảng nhỏ đóng đinh và có dòng chữ: "Ai có lỗ của người ấy!" :D :D :D

Ông tướng nhìn tôi mỉm cười và nói: "Cậu sẽ mất một năm chui qua lỗ này mà về nhà".

Ông là người đầu tiên, cúi xuống, luồn người qua lỗ, tôi chui theo ông, và chúng tôi đã ở trong sân chùa.

Sân chùa là một diện tích khá rộng rãi, ở giữa sân mọc lên một cây đa khổng lồ nhiều rễ (Шагающее дерево) trên cây cũng có một tấm bảng nhỏ đóng đinh với dòng chữ - "Quảng trường những giấc mơ".

Ở đây, bên gốc cây cả nhóm đã tụ tập chờ tôi và ông tướng tới.

Evgeny Nikolaevitch giới thiệu tôi với nhóm. Chuyện về công việc bắt đầu.

Các chuyên gia báo cáo về vấn đề của họ mà họ gặp phải trong công việc, các giải pháp khắc phục của họ.
Sau đó, chúng tôi đi thăm thú quanh các chỗ ở nhóm chuyên gia của chúng tôi: gian ở, nhà bếp, phòng ăn, v.v.

Nhóm được bố trí ở trong ba gian xây thêm liền kề với ngôi chùa. Các phi công sống trong một gian nhỏ.
Tại đây đã có 4 chiếc giường có buông màn. Người ta chỉ ngay cho tôi thấy chiếc giường của tôi.

Sống trong hai gian khác là tổ kỹ sư-kỹ thuật viên, các sỹ quan chỉ huy chiến đấu và bác sỹ hàng không, còn trong một ngôi nhà gỗ một tầng riêng biệt là các chuyên gia lắp ráp máy bay (lắp ráp từ các bộ phận rời vận chuyển đến).

Tất cả các gian nhà thay vì các cửa sổ và cửa đi thì chỉ là những lối ra vào và hốc tường.

Và một lần nữa tôi thấy chiếc bảng nhỏ đóng đinh đề chữ: "Không gian của những giấc mơ" - tại đó người ta trao đổi những tin tức khi nhận được thư nhà, tại đó người ta thả lòng theo nỗi buồn, khi nhớ về Tổ quốc của mình, nhớ những người ruột thịt và người thân khi mà họ thấy buồn.

Họ đã định nghĩa cả những đường phố, ví dụ, Profsoyuznaya ulitsa là tên họ goi con đường mòn dẫn đến nơi ở của các chuyên gia lắp ráp máy bay (nghĩa là tới với phố công đoàn), còn đường phố Chạy Bộ - đây là con đường mòn dẫn đến nhà vệ sinh công cộng, v.v.

Nhìn vào tất cả những điều đó, tôi nghĩ, người của chúng tôi kiên cường như thế nào, và hoàn cảnh dù khó khăn họ cũng vẫn vững vàng và thậm chí không hề mất cảm giác hài hước. Sau khi làm quen với bố trí của nhóm, họ mời tôi và Evgheny Nikolaevitch vào phòng ăn để ăn trưa.


+++++ Phi công LX làm vệ sinh cá nhân

bAY 1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT



Tút 7: Phục vụ trong Trung đoàn Không quân Việt Nam:



Ngày hôm sau người ta trao cho tôi một chiếc mũ sắt, vốn được dùng trong trang phục bay, súng lục, bản đồ bay và giấy chứng nhận rằng tôi là công dân Liên Xô đến trợ giúp nhân dân Việt Nam chống quân Mỹ xâm lược, và các công dân Việt Nam phải cùng tôi hợp tác đầy đủ, tấm giấy này tôi luôn giữ bên mình, đặc biệt nếu tôi thực hành bay, còn trên tay áo và ngực áo của tôi đính phù hiệu lực lượng Không quân QDNDVN.


+++++Phi công Xô-viết hiệp đồng bay trên mặt đất

bay 1.jpg


Phòng phục vụ chuyên gia, đứng đầu là thượng úy Thành, làm công tác đảm bảo cho nhóm, biên chế của họ gồm có bốn phiên dịch, ba đầu bếp, hai nữ tiếp viên, bốn lái xe, một bác sĩ và các nhân viên làm nhiệm vụ duy trì trật tự. Tôi có một mong muốn là làm sao ra thật nhanh sân bay để gặp gỡ ban lãnh đạo và các phi công của trung đoàn. Tuy nhiên, trưởng phòng nói với tôi rằng ngày mai, trung đoàn trưởng sẽ tổ chức lễ đón tiếp nhân dịp đồng chí đến và sau đó đồng chí có thể bắt tay vào việc.

Cuộc tiếp đón được tổ chức ngay tại văn phòng phục vụ trong một gian nhà khá rộng rãi, lợp lá cọ. Tại buổi tiếp người ta mời tất cả các chuyên gia trong nhóm, phía trung đoàn đến dự buổi tiếp có chỉ huy trung đoàn - Anh hùng lực lượng vũ trang QDND Việt Nam Trung tá Trần Hanh cùng một nhóm sĩ quan. Ông cảm ơn các vị khách vì chúng tôi đã để lại gia đình mình ở quê hương, đến Việt Nam để trợ giúp nhân dân của ông trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ và chúc mọi người thành công trong công việc. Đáp lời, tôi cảm ơn đồng chí chỉ huy trung đoàn đã đón tiếp chúng tôi nồng nhiệt và đảm bảo với ông rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, mang mọi kiến thức và kinh nghiệm để đóng góp phần nhỏ nhoi cho chiến thắng trong tương lai của các đồng chí.

Ngày hôm sau cả nhóm đi ra sân bay. Ở đó, tôi đã gặp gỡ với các phi công, đang thi hành nhiệm vụ trực chiến, họ nói với tôi rằng bây giờ các vụ ném bom Hà Nội, Hải Phòng, và các mục tiêu xung quanh đang tạm dừng, cuộc chiến đã di chuyển một chút về phía nam và các máy bay tiêm kích của trung đoàn đang không chiến trong khu vực ấy. Còn tại khu vực của chúng tôi, người Mỹ tập trung trinh sát trên không, sử dụng chủ yếu là máy bay do thám không người lái. Điều này tôi đã rõ ngay vào ngày thứ hai của tôi tại Việt Nam, khi tôi nhìn thấy một máy bay trinh sát không người lái lướt qua ở độ cao khoảng 200 mét. Hỏa lực pháo phòng không bắn đuổi theo, rõ ràng được bố trí trên suốt đường bay của nó, nhưng chỉ toàn vuốt đuôi. Chúng tôi còn nhớ mình thậm chí đã kêu: "Tăng lượng bắn đón lên!".

+++++Phi công Xô-viết họp nội bộ

bay 2.jpg
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,332
Động cơ
685,618 Mã lực
Trong chiến dịch CQ-88, tầu HQ- 505 ủi lên cạn Len Đao, để giữ được đảo Len Đao .

Khoảng đầu năm 1989, BTL Hải quân quyết định kéo tàu HQ - 505 về Ba Son để sửa chữa .

BTL Hải quân, đã thành lập Biên đội kéo tàu HQ 505 do anh Chinh (đại uý) Hải Đội Trưởng Hải đội 5 làm Biên đội trưởng, anh Trần Mạnh Hổ là thuyền trưởng HQ - 956, anh Nguyễn Hữu Đào là thuyền trưởng HQ-961.

Trước đó, Biên đội cứu – kéo, đã dùng máy hàn dưới nước hàn các lỗ thủng , bơm nước ra và kéo cứu tàu HQ - 505 ra khỏi bãi cạn thành công.

Trên đường trở về Ba Son tầu HQ - 505 bị phá nước và chìm nhanh. Mang theo một số thiết bị cứu hộ ... May mà nó không kéo theo cả tầu kéo, là tầu HQ 956.

Và HQ961 là tầu đã tìm kiểm và vớt được 4 người cuối cùng lên tàu là: Bác Phương Cục Kỹ thuật bác Song nhà máy X51, bác Thu Chủ nhiệm Kỹ thuật của Lữ 125 va anh Đương CN.

(Người kể là Lê Quốc Hùng khi đó thuyền phó HQ961 – bạn tôi)!

Chỉ huy cuộc cứu kéo do đại tá Vũ Hồng Phương - Tham mưu phó Cục Kỹ thuật đảm nhiệm .

Tầu HQ- 505 đã chìm mất tích ở độ sau rất lớn. Không có chuyện tháo được bánh lái của HQ 505 – trước khi nó bị chìm.

Vì khi bị tàu HQ 956 kéo đi thì tàu HQ- 505 vẫn còn phải lái ở chế độ cơ, theo vết đi của tầu kéo HQ 956!

Vậy, Chuẩn xác nhất, là Bảo tàng phải ghi chú thích rằng: 'Đây là cái bánh lái, cùng loại với HQ 505'.



Bố tổ tụi Bảo tàng quan liêu và tắc trách.
Cám ơn cụ anh! Thế thì đỡ thấy xót xa cái bánh lái, nhưng lại tiếc vì không lưu giữ được hiện vật gì từ con tàu.
 

thichrauxanh

Xe điện
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
4,818
Động cơ
146,865 Mã lực
Tuổi
34
Thớt hay quá, e còm đánh dấu đọc dần.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT



Tút 8: Trên sân bay Bắc Việt:


Tại sân bay tôi để ý thấy số lượng máy bay rất nhỏ.
Sau đó tôi đã hiểu quyết định đúng đắn của Bộ tư lệnh binh chủng Không quân và ban chỉ huy trung đoàn chỉ duy trì trong quân số sẵn sàng chiến đấu thường xuyên một phi đội máy bay trực chiến, những chiếc còn lại được giấu trong núi.
Để vận chuyển chúng vào núi, người ta sử dụng trực thăng Mi-6.
Quá trình này được hoàn thiện đến mức gần như tự động hóa: Mi-6 treo lơ lửng trên MiG-21 và chỉ 2-3 giây sau người ta đã choàng và cố định xong giá treo ngoài và mang nó bay vào núi.

Bộ tư lệnh binh chủng Không quân hiểu rằng cán cân lực lượng về máy bay không có lợi cho phía Việt Nam, vì vậy phải bằng mọi cách giữ gìn các máy bay tiêm kích chiến đấu trên và bằng các phương pháp khác trong những thời điểm thuận lợi giáng đòn đột kích vào kẻ địch trên không, cho kẻ thù biết rằng các máy bay tiêm kích Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể phản công một cách hiệu quả.
Bộ Tư lệnh nhận thức được rằng sự mất mát các máy bay tiêm kích của họ trong không chiến - là mất mát đúng cách, còn sự thiệt hại trên mặt đất - đó là sự xa xỉ cho Việt Nam vào thời gian đó.


Hầu như ngay lập tức tôi tham gia vào hoạt động bay.
Lúc đầu, cần huấn luyện một số phi công hoạt động chiến đấu tiêu diệt mục tiêu mặt đất.

Với mục tiêu này, bên cạnh đường băng đã thiết lập một tình huống mục tiêu bằng các tấm vải trắng.
Và các phi công của chúng tôi bắt đầu bay kèm hướng dẫn các phi công Việt Nam trên máy bay huấn luyện-chiến đấu MiG-21U theo tỷ lệ hai chuyến bay cho mỗi chiếc.

Chiến thuật như sau: tiếp cận mục tiêu ở độ cao thấp (50 mét), sau đó làm một vòng ngoặt tác chiến chuyển máy bay vào tư thế bổ nhào với góc 30-40 độ để thao luyện bắt bám mục tiêu và bắn tập hoặc ném bom tập có chụp ảnh.

Sau đó, nhiệm vụ này được các phi công Việt Nam tự mình thực hiện trên các máy bay chiến đấu.

Chương trình này kết thúc với việc thực hiện bắn và ném bom thật trên trường bắn.

Cùng với các chuyến bay huấn luyện-chiến đấu theo kế hoạch đào tạo, các phi công Việt Nam, chúng tôi cũng thường cất cánh lên không trung - thực hành nhiệm vụ chiến đấu - tiêu diệt kẻ thù thực sự.

(Được sửa và hiệu đính - theo góp ý của bác Tuankhoi001 )


Khi bắt đầu các hoạt động bay chủ động của tôi, đã xảy ra hai tiền đề chính có thể dẫn tới các tai nạn máy bay.

Tại một trong những chuyến bay thử sau khi làm công tác bảo trì theo quy chế thường kỳ đã xảy ra hiện tượng dừng động cơ. Bản chất của chuyến bay thử là để kiểm tra tất cả các hệ thống trên máy bay ở tốc độ siêu âm tối đa và độ cao tối đa (trần bay của máy bay). Máy bay do tôi điều khiển.

Sau khi cất cánh và đạt độ cao 5.000 mét, tôi bật chế độ đốt sau (форсаж) tối thiểu của động cơ để đi vào các lớp ngừng tầng đối lưu (тропопаузы) một cách nhanh hơn và ít tiêu hao nhiên liệu hơn. Đây là lớp giữa tầng đối lưu (тропосфера) và tầng bình lưu (стратосфера), đặc trưng bởi nhiệt độ âm tối thiểu, đảm bảo lực kéo tối đa cho động cơ, có nghĩa là tăng tốc nhanh cho máy bay.

Đi sâu vào lớp này, tôi bật chế độ đốt sau đầy đủ và bắt đầu tăng tốc. Tại tốc độ Mach=1,7 (số chỉ tốc độ của máy bay vượt quá bao nhiêu lần vận tốc âm thanh: ghi chú của Isaev), có tiếng nổ mạnh vang lên và động cơ dừng lại.

Tất cả các bước hoạt động tiếp theo của tôi được thực hiện đúng hướng dẫn cho phi công.
Sau vòng lượn về sân bay, tôi đã ở trên hướng hạ cánh từ khoảng cách 100 km. Sân bay đã nhìn thấy rất rõ và tôi tiếp tục giảm đến độ cao khởi động máy an toàn (8000 m).

Ở độ cao này tôi thực hành mở lại động cơ. Nhưng trong quá trình hạ độ cao, máy bay bắt đầu rung chuyển, mức tăng dần lên cùng với sự giảm độ cao của máy bay và giảm tốc độ và vòng quay động cơ.

Ở độ cao 100-150 m, sự rung lắc tăng lên dữ dội đến mức trở nên khó theo dõi các thiết bị (trong buồng lái) do kim chỉ thị quá rung.

Còn ở độ cao 50 m, thoáng qua đầu tôi ý nghĩ cần bung dù. Thiết bị ghế phóng hiện đại đảm bảo rời máy bay an toàn ngay cả ở độ cao rất thấp.

Nhưng tôi mong muốn cho máy bay tiếp đất bởi vì tôi đã tiếp cận đường băng, ý nghĩ về phóng ghế nhảy dù bị dập tắt. Ở độ cao cải bằng, tôi tắt động cơ. Theo tự nhiên, chiếc máy bay đột ngột tiếp sân, và chỉ nhờ kịp thời nắm và ghì chặt cần điều khiển về phía mình và giữ được tốc độ cao khi lượn mà máy bay đã hạ cánh thành công khi tiếp đất khá êm.

Trên đường chạy đà dù hãm bung ra và giải phóng đường băng theo quán tính.


+++++Phi công LX trước giờ bay

Bay n.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
498
Động cơ
11,610 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 42:

PHI CÔNG TIÊM KÍCH XÔ-VIẾT TRÊN BẦU TRỜI BẮC VIỆT



Tút 8: Trên sân bay Bắc Việt:


...
Cùng với các chuyến bay huấn luyện-chiến đấu theo kế hoạch đào tạo các phi công Việt Nam, chúng tôi cũng thường cất cánh lên không trung thực hành nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt kẻ thù thực sự.
...
Đoạn này dịch sai, làm sai nghĩa hoàn toàn. Nguyên văn tiếng Nga như sau:

1731551702190.png
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
385
Động cơ
34,593 Mã lực
Tuổi
32
Vì nó là góc khuất mà cụ, em muốn đưa ra để mọi người biết, nó vẫn có dấu vết để lại, nên em hy vọng có người xác nhận, còn nếu không có thì là câu chuyện chưa kiểm chứng được thôi. Ví dụ về quân đội Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô tham chiến tại Việt Nam, em nghe kể lại, nếu cụ nào có dẫn chứng để làm rõ thì tốt quá.
Thông tin về quân đội Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên tham chiến ở VN giờ cũng không còn gì là bí mật nữa, có thể tra cứu trên mạng được hoặc vào trang quân sử chịu khó đọc cũng chắt lọc được nhiều thông tin:

- Triều Tiên: Đoàn bay Z trực tiếp chiến đấu với Không quân Mỹ, hy sinh hơn chục chiến sĩ. Có nghi vấn về việc người Triều Tiên có mặt chiến trường miền Nam để địch vận lính Đại Hàn nhưng không có bằng chứng xác thực.

- Trung Quốc: Lực lượng công binh và phòng không của Trung Quốc có mặt ở Miền Bắc, đến 1969-1970 thì bắt đầu rút về, phòng không TQ trực tiếp bắn máy bay Mỹ, hy sinh hơn 1 nghìn (đủ mọi nguyên nhân). Có một số đoàn cán bộ (dân, chính, đảng, quân y) của TQ có mặt ở chiến trường Tây Nguyên (Hồi ký bác sĩ Lê Cao Đài), quân y TQ vào chiến trường nghiên cứu về bệnh sốt rét, chính nhờ những nghiên cứu này mà bà Đồ U U nhận giải Nobel y học.

- Liên Xô: Lực lượng tên lửa phòng không trực tiếp chiến đấu với Không quân Mỹ trong giai đoạn đầu chiến tranh phá hoại, hy sinh vài người do bom đạn Mỹ, đột quỵ và... cuốc phải bom bi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top