GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 37:
T – VIỆT ĐIỀU QUÂN ĐÁNH GIÚP NHAU.
Tút 2: Chi tiết Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn:
1/ Mặt trận phía Tây:
Đêm 12/5 bộ đội ta ở mặt trận phía tây Thập Vạn Đại Sơn vượt biên giới hướng về đồn Thủy Khẩu – một vị trí đối diện với Phục Hòa (Cao Bằng) của ta.
Theo thỏa thuận với quân khu Tả Giang – Long Châu, cán bộ và chiến sĩ ta được phát mỗi người một tấm quân hiệu bằng vải màu vàng in chữ TQ màu đỏ “TQ Nhân dân Giải phóng quân-35 D” cài trên ngực áo.
Khi quân ta bắt đầu bao vây đồn này thì trời mưa tầm tã. Lực lượng quân ta gồm tiểu đoàn 73 thuộc trung đoàn 74, tiểu đoàn 35 của Bộ điều đến, 1 đại đội pháo 75mm, 1 đại đội trợ chiến cùng 2 đại đội địa phương của huyện Văn Uyên và Thoát Lãng. Trong khi đại bộ phận lực lượng bao vây đồn Thủy Khẩu, chỉ huy quân ta lại cho 1 đại đội tiến sâu vào lòng địch, chiếm núi Độc Sơn để ngăn địch rút về Long Châu.
Đại tướng Chu Huy Mân, khi đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 74, Phó tư lệnh mặt trận phía tây Thập Vạn Đại Sơn kể lại trong hồi ký Thời sôi động về diễn biến trận đánh đồn Thủy Khẩu:
-“Sáng hôm sau mưa tạnh, chúng tôi ra lệnh tấn công Thủy Khẩu bằng những loạt đạn pháo 75mm.
Tiểu đoàn 73 vác cờ búa liềm tiến sát đồn cùng những tiếng hô vang dội.
Quân Tưởng dùng chiến thuật “quân dã ngoại giữ thành” của Nhật để đối phó. Chúng cho quân ra ngoài chỉ để một bộ phận trong đồn bắn tỉa.
Nhưng quân dã ngoại bị ta bao vây đã không dám nổ súng mà phải nằm rạp trườn đi từng thước trên mặt đất rồi tháo chạy về Long Châu.
Chúng tôi ra lệnh cho bộ đội truy kích”.
Sau 2 ngày đêm trong đánh ngoài vây, quân ta đã hạ được đồn Thủy Khẩu, diệt và bắt làm tù binh toàn bộ quân Tưởng trong đồn.
Phía ta cũng hy sinh 11 cán bộ chiến sĩ.
Sau trận Thủy Khẩu, quân ta tiếp tục tiến đánh La Hồi, diệt và bắt sống 1 tiểu đoàn quân Tưởng ở chân núi Độc Sơn.
Từ Long Châu, địch phái 1 tiểu đoàn đến ứng chiến.
Đại tướng Chu Huy Mân kể:
-“Ngày 15/6, tiểu đoàn quân Tưởng từ Long Châu đến bị bộ đội ta đánh dồn vào các hang đá ở ven bờ sông Tả Giang gần Hạ Đống.
Đến sáng ngày 18/6, chúng kéo cờ trắng xin hàng.
Thừa thắng, chúng tôi cho bộ đội tiến lên thị trấn Long Châu.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Tưởng tháo chạy và rút luôn các vị trí Thượng Thạch, Hạ Thạch, Ninh Minh.
Thế là cả một dải đất dài 30 km từ Thủy Khẩu, La Hồi, Hạ Đống đến Long Châu chỉ trong vòng 15 ngày đã sạch bóng quân Tưởng”.
2/ Mặt trận phía Đông:
Trên mặt trận phía đông, do đường đi khó khăn hơn nên bộ đội ta phải hành quân mất gần một tháng mới đến nơi.
Phát hiện quân ta, quân Tưởng tự động rút bỏ nhiều vị trí, co về các thị trấn lớn như Nà Lường, Phòng Thành, Đông Hưng.
Quân ta phối hợp cùng với quân bạn củng cố vùng vừa giải phóng, đánh địch càn quét và tiễu phỉ ở vùng Khâm Châu.
Kết quả quân ta tiêu diệt hơn 1 trung đoàn địch trong tổng số 3 trung đoàn đóng trong vùng, diệt và bức rút 10/12 vị trí ở huyện Phòng Thành, thu hẹp đáng kể phạm vi chiếm đóng của quân Tưởng ở Khâm Châu.
Trên hướng Khâm Châu, trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 7, liên quân T – Việt đánh thị trấn Trúc Sơn (trên đường Đông Hưng – Phòng Thành) nhưng không thành.
Ngày 25 tháng 7, liên quân T – Việt chuyển sang tấn công quân Tưởng tại Voòng Chúc, Mào Lêng, rồi tiến sát Phòng Thành.
Quân Tưởng phải rút khỏi các đồn bốt nhỏ, tập trung về các thị trấn Long Châu, Nà Lương, Phòng Thành, Đông Hưng.
Chiến dịch kết thúc vào tháng 10 khi cánh quân từ phía bắc của PLA đánh chiếm Nam Ninh.
Đến đây, liên quân T – Việt đã chiếm được 10 trên 12 vị trí thuộc 3 huyện Long Châu, Khâm Châu, Phòng Thành, mở rộng vùng kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho PLA đánh chiếm biên khu Việt – Quế.
3/ Tưởng nhớ các chiến sỹ:
3.1/ Đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ Việt-T tại Đông Hưng:
Để ghi công và tưởng nhớ các chiến binh đã tử trận trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, tại thị trấn Đông Hưng (T Q) có một đài liệt sĩ trên khắc song song hai hàng chữ Việt – Hán: "Đài kỷ niệm liệt sĩ cách mạng nhân dân Việt – T".
Trên bệ có khắc một bia bằng tiếng Việt "Nhân dân T Q đời đời nhớ ơn các chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1956, Đả…. Lao động và Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban hành chính huyện Hải Ninh".
3.2/ Nghĩa trang liệt sĩ T-Việt tại Thủy Khẩu
Trong chiến dịch, tại Thủy Khẩu (thị trấn cửa khẩu thuộc huyện Long Châu, T Q, đối diện cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng, Việt Nam) có một trận đánh kéo dài 2 ngày đêm của liên quân T – Việt chống lại 6 trung đoàn quân Tưởng, trong số những người tử trận có Chủ tịch huyện Long Tân Ngu Khắc Hàn và 22 chiến sĩ Việt Nam.
Để tưởng nhớ liệt sĩ của hai nước, các hài cốt đã an táng tại Khiếu Lâm, La Hồi, và Hạ Đông được cải táng về Thủy Khẩu, lấy tên là "Nghĩa trang Liệt sĩ T Việt tại Thủy Khẩu Long Châu" (龙州水口中越烈士陵园 – Long Châu Thủy Khẩu T Việt Liệt sĩ Lăng Viên).
Đây là một trong các địa điểm du lịch của Long Châu.
4/ Hình ảnh minh họa:
-Hình số 1:
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao mật lệnh và căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Lê Quảng Bảy Ba trước khi đưa quân giải phóng giúp PLA giải phóng vùng đất Thập Vạn Đại Sơn, tháng 5.1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn tướng Giáp và Ba: "cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi"
-Hình số 2:
Quân đội 2 nước bắt tay nhau trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn.
-Hình số 3:
Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn.
-Hình số 4:
Sơn pháo 75 mm của quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn.
-Hình số 5:
Đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ Việt-Trung tại Đông Hưng.
(Còn tiếp)