[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:

SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


Tút 4: Ví dụ thứ ba:


Tổ hợp "Sam 6" được ghi danh từng bắn tàu bay Mỹ.
Thực ra, hoàn toàn không phải.

Thời đánh Mỹ, từ 1965 đến 1972, ta dùng SAM-2 (tên lửa đất đối không kiểu 2) là tên gọi mà các quốc gia phương Tây đặt cho loại tên lửa S-75 Đvi-na do Liên Xô (trước đây) chế tạo và viện trợ cho ta.

Đây là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao, được điều khiển bằng hệ thống ra-đa ba tác dụng. Đạn tên lửa dùng trong hệ thống SAM-2 là V-750.

Đạn V-750 có hai tầng: Động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn; động cơ hành trình sử dụng nhiên liệu tên lửa lỏng để duy trì quỹ đạo bay.
Tầm bắn của tên lửa SAM-2 có thể lên đến gần 40km và độ cao bắn lên đến 25km. Độ cao bắn này giúp tên lửa hoàn toàn có khả năng “hạ gục” máy bay B-52.

Còn tổ hợp tên lửa đang được trung bày, là Tổ hợp C-75M Volkhov nội địa của LX dùng đạn 20D (V-755) các loại tới năm 62 mới được đưa vào trang bị ở Liên Xô.

Tổ hợp C-75M2 Volkhov nội địa dùng đạn 20D và 5Ya23 (V-759) đưa vào trang bị năm 1971;

Tương tự là C-75M3 Volkhov nội địa năm 1975 và C-75M4 Volkhov nội địa có thêm kênh ngắm quang truyền hình 9Sh33 cuối năm 1978.

Tất cả các biến thể cải tiến của tổ hợp C-75M Volkhov vừa nêu dùng để xuất khẩu và viện trợ được LX gọi chung là tổ hợp C-75M Volga và chỉ bắt đầu xuất khẩu/viện trợ từ năm 1973 trở đi.

Vì thế nên tổ hợp tên lửa C-75M Volga của chúng ta – mà luôn được người Việt Nam chúng ta, gọi là "Sam 6". – chính là cái Tổ hợp Tên lửa đang được trưng bày - Chỉ nên thuyết minh là vũ khí "hậu chống Mỹ", thưa các cụ trong Ọp-phơ.

Việc thuyết minh sai như thế này, để dễ hình dung, có thể hiểu như thế này:
-Người ta sẽ minh họa trận Hà Nội mùa đông năm 1946, là bộ đội ta dùng B41, để diệt xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội, thay vì ‘bom ba càng’.

Vụ trưng bầy ‘Sam 6’, thay cho ‘Sam 2’, khi nói về loại tên lửa, mà ta dùng để bắn máy bay Mỹ, những năm 1965–- 1972, này giống như việc gắn biển cho Su-22M và Su 30 MK – là loại máy bay, mà ta dùng hôm nay (2024), và thuyết minh rằng, đó là máy bay của ta, dùng để đánh nhao với không quân Mỹ thời trước năm 1972.

Tiền lệ:
Bảo tàng Chiến thắng B-52 xưa ở Công viên Lê Nin, và nay ở Đội Cấn đang trưng bày 1 chiếc Mig-21bis "trụi râu cằm" với thuyết minh là hiện vật từng tham gia trận HN-ĐBP trên không, là một ví dụ điển hình😉

1730596031853.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:

SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


Tút 5: Ví dụ thứ tư:


Áp-phích nói về cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1, từ ngày 17/02/1979 – đến tháng 03/1979.

Nhìn minh hoạ, thấy toàn J-11 và T-62 của địch đã bị ta diệt hàng trăm chiếc. ;)

1730598361218.png
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,061
Động cơ
113,585 Mã lực
Tuổi
48
Giờ người làm có tâm, có đạo đức nghề nghiệp nó hiếm.
Chắc họ nghĩ nhân dân thì chỉ cần mang tính tương đối là chính mấy ai " Hâm " mới đi tìm hiểu quá kỹ , vi dụ như cứ Mig21 là được còn chả cần đời nào.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
Giờ người làm có tâm, có đạo đức nghề nghiệp nó hiếm.
Chắc họ nghĩ nhân dân thì chỉ cần mang tính tương đối là chính mấy ai " Hâm " mới đi tìm hiểu quá kỹ , vi dụ như cứ Mig21 là được còn chả cần đời nào.
Thế mới nói ;)
Làm lịch sử thế này, các con cháu đời sau, nó hiểu sai hết cả.
Ta cứ tưởng tưởng, hôm nay, cháu nội ta đi học về, bẩu ta rằng:
-Ông ơi, Vua Hùng ngày xưa đã có con Au-đì để đi ăn phở.
;););)
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,587 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:

SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


Tút 2: Ví dụ thứ nhất:


Đọc xong thuyết minh về Bệ và Đạn của SAM -2, mà ù tai, hoa mắt, mồ hôi vã ra như tắm.

Khoan chưa nói thuật ngữ quân sự, câu cú đã lủng củng lắm rồi.

View attachment 8814675
Chưa nói đến nội dung thuyết minh cụ ạ, ngay cách hành văn của bảo tàng cũng rất... súc tích, cứ như khách tham quan toàn là lính tất tần tật. Bọn trẻ con mà viết văn thế này có lẽ giỏi lắm cũng chỉ được điểm trung bình thôi. :))
Buồn cười nhất là nhiều lúc em lại nghĩ hình như ông viết thuyết minh tiếng Anh lại giỏi hơn ông viết tiếng Việt cơ. Ngay như trong ảnh của cụ, phần tiếng Anh ghi rõ là bệ phóng (launcher) từng sử dụng trong chiến dịch 12 ngày đêm, còn đọc tiếng Việt khéo nghĩ quả đạn cũng từng được sử dụng ấy chứ. :))
 

phuongnam1972

Xe buýt
Biển số
OF-105456
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
959
Động cơ
312,345 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:

SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


Tút 2: Ví dụ thứ nhất:


Đọc xong thuyết minh về Bệ và Đạn của SAM -2, mà ù tai, hoa mắt, mồ hôi vã ra như tắm.

Khoan chưa nói thuật ngữ quân sự, câu cú đã lủng củng lắm rồi.

View attachment 8814675
Phần tiếng Anh có vẻ nhờ Google dịch thì phải😅
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Thế mới nói ;)
Làm lịch sử thế này, các con cháu đời sau, nó hiểu sai hết cả.
Ta cứ tưởng tưởng, hôm nay, cháu nội ta đi học về, bẩu ta rằng:
-Ông ơi, Vua Hùng ngày xưa đã có con Au-đì để đi ăn phở.
;););)
Cụ gửi thẳng đơn kiến nghị lên Bộ Trưởng hoặc Chánh thanh tra của bộ đề nghị xem xét và chỉ đạo
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,869
Động cơ
471,240 Mã lực

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 38:
SAI SÓT Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


Tút 6: Báo cáo


Một số sai sót ở Bảo tàng LSQS, về tổng thể, ta thấy có thể gom thành các nhóm lỗi, ví dụ như:

1. Lỗi minh họa, đồ họa.

2. Lỗi dịch thuật.

3. Lỗi thông tin khí tài (sai tên, sai phiên bản, sai nguồn gốc...).

4. Lỗi thông tin lịch sử.

Hai cái đầu có thể châm chước.

Cái thứ 3 cũng có thể thông cảm phần nào (ví dụ như các đời Tên lửa S-75 thì không phải dân chuyên ngành sâu, cũng không phân biệt được) và cũng dễ sửa.

Có cái thứ 4 là thực sự nghiêm trọng, mà mới xem lướt qua, tôi đã thấy vài cái rồi.

Ví dụ:

-Ảnh đội đánh sân bay Gia Lâm chú thích thành Nam Bộ 1945,

-CKC chú thích là ở chiến dịch Biên giới, ĐKZ-82 chú thích là ở ĐBP...

Vậy nên, Tút của tôi viết, thì mới chỉ được coi là 1 tiếng kẻng gây chú ý thôi

Còn nếu như Bảo tàng LSQS, cũng như các Bảo tàng khác, có thành ý muốn sửa sai, thì họ nên viết thông báo và cho ra một trang Web cầu thị, và nhờ các chuyên gia phát hiện và sửa chữa, thì tôi tin rằng: tất cả chúng ta, đều vui vẻ và sẵn lòng góp ý miễn phí.

Trong một diễn biến có liên quan, tôi đã gửi Báo cáo này, đến Địa chỉ cần thiết, để cơ quan chức năng, có thêm một thông tin, để xem xét.


BTQS -1.jpg


BTQS -2.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 39:
NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TRONG QUÂN ĐỘI TA


Tút 1/ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TIÊN, MANG HÀM ĐẠI TÁ TA, TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP:


Đó là cụ En-xtơ Phrây (Ernst Frey), một người Áo, có tên Việt Nam là Nguyễn Dân và Hồ Chí Dân, ông từng là đ…..ảng viê…..n Đả……ng CS Việt Nam từ thời kỳ trước C…..ách mạng Tháng Tám năm 1945 và là Đại tá đầu tiên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

En-xtơ Phrây-trước khi vĩnh biệt cuộc đời này, đã kịp kể lại những chặng đường chiến đấu ở Việt Nam trong cuốn “Việt Nam tình yêu của tôi” với dòng phụ đề màu đỏ “Một người Do Thái thành viên phục vụ H…ồ C…hí M….inh”.

Trong hồi ký, ông cho biết: Trong một trại giam của Nhật đặt tại Hà Nội, ông và các đồng chí của mình lần đầu tiên nghe tới Chính phủ H…ồ C…hí M…inh, về vị lãnh tụ tối cao của Đả….ng và của dân tộc Việt Nam. Cảm động biết bao khi được biết rõ “đồng chí Phong”-người vẫn tiếp xúc với họ trong thời kỳ bí mật chính là đồng chí Trường Chinh. Họ cũng được gặp các nhà lãnh đạo khác như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và chính thức nhận công tác mà Đả…..ng giao cho. Lúc đầu, Phrây và 4 người nữa có nhiệm vụ xuất bản một tạp chí cho người Pháp, tờ Le Peuple (Nhân dân), để họ biết rằng, Chính phủ Việt Nam không phải là những kẻ phiến loạn mà là một tổ chức công khai, dân chủ. Bất cứ hành vi nào nhằm trở lại xâm chiếm đất nước này, đều là vi phạm nhân quyền.

Rồi một ngày, Võ Nguyên Giáp gọi Phrây đến, nói rằng, anh hãy nhập vào Nam Bộ chiến đấu với tư cách một người lính và như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều là chỉ viết bình luận. Nụ cười của tướng Giáp tỏa sáng trên gương mặt:

- “Chính tôi từ lâu muốn trao đổi với anh về điều ấy. Anh biết đấy, quân đội chúng ta chưa được đào tạo gì. Không những hiếm thời gian mà cũng không có điều kiện để mở các khóa đào tạo. Chúng ta sẽ phải hỏi chính mình. Có những sĩ quan và hạ sĩ quan được đào tạo ít nhiều hay là chẳng có gì hết, thế nào hơn? Tôi muốn rằng, anh Phrây ạ, anh sẽ dạy cho họ những gì mà họ chưa biết!”.

Đối với Phrây, câu sau cùng của tướng Giáp đâu chỉ là nguyện vọng mà rõ ràng là một mệnh lệnh. Anh xin phép được suy nghĩ kỹ rồi sẽ trả lời tướng Giáp. Theo anh, trong tình hình hiện tại, mở một trường quân sự với các khóa ngắn ngày là thích hợp nhất. Có điều, phần lớn các chiến sĩ giải phóng quân chưa nắm được những kiến thức quân sự cần thiết.

Anh hỏi tướng Giáp:

- “Tôi sẽ bắt đầu từ số không, có được không?”.

Tướng Giáp mỉm cười:

- “Được!”.

Ngay lập tức, Phrây lao vào việc thảo chương trình đào tạo. Điều lo lắng trước hết là không có vũ khí. Võ Nguyên Giáp cung cấp cho anh một danh mục gồm tất cả những vũ khí mà quân đội Việt Minh có được và giao nhiệm vụ là làm thế nào sau 70 ngày phải biến một người thường dân thành một sĩ quan!

Ban lãnh đạo khóa đào tạo này gồm có Vương Thừa Vũ và En-xtơ Phrây. Hai người bàn bạc về toàn bộ lịch đào tạo. Trường mở tại một địa điểm cách Thái Nguyên chừng 40 cây số về phía bắc, gần Phú Lương. Dịp này, theo gợi ý của Tổng B….í thư Trường Chinh, Phrây đặt một bí danh để tình báo Pháp không “đánh hơi” được lai lịch của anh. Chính tướng Giáp gợi ý anh lấy tên là “Dân”. Và từ đây, anh có tên Việt Nam là Nguyễn Dân. Khi Vương Thừa Vũ và Nguyễn Dân đến khu vực đào tạo, một người đàn ông bước ra niềm nở chào, ôm hôn Phrây, người đó chính là Túc, từng tiếp xúc với Phrây từ thời kỳ bí mật.

Khóa đào tạo được khai mạc với sự tham dự của ngót 200 người. Vốn tiếng Việt của Phrây hồi này còn rất hạn chế, nhưng được Túc giúp phiên dịch qua tiếng Pháp nên công việc nhẹ đi nhiều. Thời gian trôi hối hả, dường như Phrây không một phút nghỉ ngơi. Anh được giao phụ trách toàn bộ chương trình vũ khí. Học viên rất chịu khó học tập, rèn luyện, họ sống rất lạc quan, bất chấp gian truân, thiếu thốn mọi bề. Dù phải rút ngắn thời gian, các học viên phải tập luyện hết sức căng thẳng, họ vẫn hoàn thành chương trình, trở thành những cán bộ quân sự có thể chỉ huy chiến đấu. Đấy là bước đầu, Đả……ng giao cho họ những nhiệm vụ tiếp theo. Cùng với Vương Thừa Vũ, Phrây trao chứng chỉ cho mọi người.

Sau Tổng tuyển cử, chấp nhận đề nghị của tướng Nguyễn Sơn, Phrây tháp tùng ông lên đường vào Quảng Ngãi rồi trở thành “phó” cho vị tướng tài năng này.

Trong thời gian ở Khu 4, Phrây được tướng Nguyễn Sơn giao nhiệm vụ chỉ huy quân ta chặn quân Pháp không tiếp tục vượt quá trung tâm cao nguyên đã lọt vào tay chúng.

Từ Plei-cu đến đèo An Khê là một đoạn đường dài 120 cây số. Đây là cơ may cuối cùng của quân ta bắt chúng phải dừng chân tại đây. Phrây chỉ huy 500 chiến sĩ, được tập hợp từ một tiểu đoàn và hai đại đội ở Bình Khê.

Tướng Nguyễn Sơn chúc mừng Phrây về thắng lợi này và chuyển lời khen ngợi của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đồng thời thông báo việc phong hàm Đại tá cho Nguyễn Dân và Trung tá cho một người bạn của ông là người Đức. Nhận quyết định này, Phrây rất xúc động, không nói nên lời. Lúc này, ông ở tuổi 31, là một trong những Đại tá đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau đó, ông còn được giao nhiều nhiệm vụ khác, trong đó có thời gian làm trợ lý cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Khi Trung ương quyết định lập thêm Khu 9 trong vùng ATK với nhiệm vụ quân sự hàng đầu là bảo vệ các cơ quan Trung ương Đ……ảng và Chí…..nh phủ, Nguyễn Dân (tức En-xtơ Phrây) được Đại tướng Võ Nguyên Giáp bổ nhiệm là Khu trưởng Khu 9, hay gọi khác đi: Chỉ huy trưởng các đơn vị bảo vệ khu căn cứ Tru…..ng ương. Khu 9 có diện tích khoảng 40.000km2, chạy từ Hải Phòng đến toàn bộ khu vực phía Bắc giáp Tru….ng Quốc.

Một phái đoàn từ Nam Bộ, được cử ra Tr…..ung ương để trao đổi ý kiến nhằm tăng cường ý chí thống nhất của dân tộc. Nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của cuộc gặp này, một ủy ban đón tiếp được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân đứng đầu. En-xtơ Phrây vinh dự được tham dự cuộc đón tiếp này. Ông hồi hộp chờ đợi ngày đó. Hầu hết các thành viên Hội đồng Chính phủ đều có mặt trong cuộc đón tiếp. Đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam có Võ Nguyên Giáp, Vương Thừa Vũ và En-xtơ Phrây.

Cuộc gặp diễn ra trong một căn cứ bí mật.

Võ Nguyên Giáp khoác tay Phrây và cùng đi tới một túp lều tranh đơn sơ. Chủ tịch H..ồ Ch…í M…inh đang ở đó. Vừa thấy khách, Người thu dọn lại chồng giấy tờ rồi bước lại thân mật bắt tay đồng chí người châu Âu. Phrây cảm thấy xúc động được nắm chặt tay vị lãnh tụ tối cao. Dần dần trấn tĩnh lại, Phrây nhận thấy gương mặt Người hệt như trên những bức chân dung mà ông đã thấy. Hôm nay, Người mặc bộ quần áo nâu như một lão nông, chân đi dép cao su, 58 tuổi rồi, nhưng dáng Người vẫn rất nhanh nhẹn. Đôi mắt Người thật sáng, toát ra một tầm cao trí tuệ. Người hỏi Phrây bằng tiếng Pháp:

- “Chú có hút thuốc không?”.

Không đợi câu trả lời, Người rút ra cho Phrây một điếu Camel. Phrây nhận ngay ra hai ngón tay nhuộm sẫm màu vàng do hút thuốc lâu ngày. Người châm xong điếu thuốc, rồi thong thả nói:

- “Các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã kể chuyện tôi nghe về chú. Tôi rất vui được biết chú cùng gánh vác công việc với chúng tôi”.

Mùa hè năm 1948, En-xtơ Phrây theo yêu cầu của tình hình chiến sự, lại nhận nhiệm vụ mới trở về Khu 4, tiếp tục làm “phó” cho Tư lệnh Nguyễn Sơn. Sau 3 năm trời vật lộn với gian khổ, bệnh tật, thiếu thốn, với giặc ngoại xâm, ông được triệu tập ra Việt Bắc dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đ…..ảng lần thứ II (1951). Ông là người nước ngoài duy nhất được tham dự đại hội với tư cách một đại biểu chính thức.

Không những thế, ông còn được phát biểu ý kiến. Về đại hội này, Nguyễn Dân còn giữ được nhiều tấm hình quý giá. Cũng quý giá như vậy là bức thư của Chủ tịch H…ồ Ch…í M…inh gửi cho ông bằng tiếng Pháp vào một ngày trước khi ông hoàn thành nhiệm vụ ở Việt Nam để trở về nước Áo quê hương ông:

“Đồng chí Nguyễn Dân thân mến, tôi rất tiếc là không thể đến bắt tay đồng chí trước khi đồng chí ra đi. Dù ở đây hay ở nơi nào khác, tôi chắc rằng đồng chí sẽ đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự nghiệp của chúng ta”.



++++ Hình minh hoạ:

1/ Hình số 1:

Chủ tịch H…ồ Ch..í M…inh với cán bộ quân huấn toàn quân tại chiến khu Việt Bắc, tháng 5 năm 1949.

Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Mai, Lê Trọng Nghĩa, Võ Hồng Cương, Cao Văn Khánh, Võ Nguyên Giáp, Bằng Giang, Chủ tịch H…ồ Ch…í M….inh, Đỗ Đức Kiên, Vương Thừa Vũ, Hồ Chí Dân (c/s quốc tế người Áo), Tạ Xuân Thu, Lê Trọng Tấn, Đào Văn Trường, Mạnh Việt, Lê Liêm, Nguyễn Tiến.

Tây theo ta 1.jpg



2/ Hình số 2:

Chứng minh thư đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu cấp cho Đại tá Nguyễn Dân.

Tây theo ta 2.jpg




3/ Hình số 3:

Những người bạn ngoại quốc với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam ở Việt Bắc.

Từ trái sang: Dương Bạch Mai, Frey (Nguyễn Dân), Tổng Bí thư Trường Chinh, Lê Văn Lương, Wachter (Hồ Chí Thọ), Schroder (Lê Đức Nhân).

Tây theo ta 3.jpg




4/ Hình số 4:

Tại ATK Chiến khu Việt Bắc.

Ảnh từ trái sang: (1). Lưu Văn Lợi; (4). Borchers; (6). Emst Frey; (7). Schroder; (8’). Võ Nguyên Giáp; (9). Đặng Bích Hà (phu nhân tướng Giáp).

Tây theo ta 5.jpg




5/ Hình số 5:

Bức thư Chủ tịch H…ồ C….hí M…inh gửi cho Nguyễn Dân.

“Đồng chí Nguyễn Dân thân mến, tôi rất tiếc là không thể đến bắt tay đồng chí trước khi đồng chí ra đi. Dù ở đây hay ở nơi nào khác, tôi chắc rằng đồng chí sẽ đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự nghiệp của chúng ta. H…ồ C….hí M….inh - 25-8-1950”.

Tây theo ta 4.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 39:
NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TRONG QUÂN ĐỘI TA

Tút 2/ ÔNG TÂY ANH HÙNG QUÂN ĐỘI:


Đó là cụ Nguyễn Văn Lập tên khai sinh Kostas Sarantidis (tiếng Hy Lạp: Κώστας Σαραντίδης) là một chiến sĩ Việt Nam mới. Ông là người nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của Việt Nam, và cũng có thể là người Hy Lạp duy nhất từng sát cánh bên cạnh lực lượng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Anh hùng LLVTND Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập từ trần hồi 23 giờ 58 ngày 24-6-2021, tại nhà riêng ở Hy Lạp. Thể theo ý nguyện của ông, Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Chính phủ Hy Lạp và gia đình tổ chức chuyển tro cốt ông về Việt Nam an táng.

+++ Hình minh hoạ:

Cụ Nguyễn Văn Lập

Lập 1.jpg


Lập 2.jpg


Lập 3.jpg


Lập 4.jpg


(Còn tiếp)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 39:
NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TRONG QUÂN ĐỘI TA

Tút 3/ MỘT SỐ PHÁT XÍT NHẬT LÀ LÍNH CỤ HỒ:


Phát xít Nhật còn ở lại Việt Nam tính đến cuối năm 1946 là 800 người, trong đó số người là lính Cụ Hồ có khoảng 600 người và ước tính “khoảng một nửa trong số đó đã ngã xuống trên mảnh đất Việt Nam”.

Một số sĩ quan Nhật đã trở thành sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt Nam như:

- Thiếu tá Ishii Takuo đã trở thành Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng là lãnh đạo Học viện Quân sự Quảng Ngãi (tại trường này còn có 10 cựu sĩ quan Nhật Bản làm giảng viên), và sau đó giữ chức “cố vấn trưởng” lực lượng vũ trang Việt Minh ở miền Nam Việt Nam.

-Đại tá Mukayama, người từng thuộc Ban tham mưu Tập đoàn quân số 38 Quân đội Hoàng gia Nhật Bản, đã trở thành cố vấn cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Trong Trận Hà Nội 1946, ông Hồ Chí Tâm (Yasuda) là người sử dụng khẩu bazooka duy nhất của mặt trận Hà Nội tại khu vực Ô Cầu Dền, ông đã bắn trúng 2 xe địch rồi hi sinh bởi làn đạn bắn trả của quân Pháp.

Ông Matsui là xạ thủ trung liên kiêm trung đội phó vệ quốc đoàn bảo vệ trụ sở Bộ Tổng tham mưu (phố Nguyễn Du), ông đã lên thay trung đội trưởng Trần Thành (nhân vật chính trong bức ảnh cảm tử quân ôm bom ba càng) hy sinh ngày 23/12/1946, Đạn dược gần cạn, Matsui đã cầm khẩu trung liên bắn cản đường cho đồng đội Việt Nam rút hết rồi mới chịu rút.

- Tiêu biểu cho phát xít Nhật theo ta, và hy sinh khi chống Pháp là ông Ikawa Sei (14/04/1913 - 20/06/1946).

Ngày 20/06/1946, trong một trận ném bom của quân Pháp gần Pleiku, Thiếu tá Igawa Sei đã hi sinh cùng với một số binh sĩ người Nhật khác. Sau này, Thiếu tá Ikawa Sei đã được thờ trong Đền Yasukuni, nơi thờ cúng các chiến sỹ đã hy sinh vì đất nước Nhật Bản.



++++ ẢNH MINH HOẠ:

1/ Những người lính Nhật này đã tham chiến cùng quân Việt Minh trong những ngày toàn quốc kháng chiến

Nhật 1.jpg



2/ Thiếu tá Lê Chí Ngọ (Ikawa Sei)

Nhật 2.jpg



3/ Ngôi Đền Yasukuni – Nhật Bản:

Đây là nơi ghi danh những người Nhật đã từ trần trong thế chiến 2, trong đó có những người Nhật, đã tham gia quân đội Việt Minh của ta.

Tôi cũng nhiều lần đến đây. Lần nào tôi cũng ném vài đồng xu vào lưới, và hô vang lên bằng tiếng Mỹ, đại loại là:

-Tôi nguyên là bộ đội Cụ Hồ, nay đến đây thăm đền. Tôi cầu mong hòa bình cho mọi người. Tôi từng là lính, nên chẳng mong chiến tranh.

Nhật 3.jpg
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
465
Động cơ
73,570 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 39:
NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TRONG QUÂN ĐỘI TA

Tút 2/ ÔNG TÂY ANH HÙNG QUÂN ĐỘI:


Đó là cụ Nguyễn Văn Lập tên khai sinh Kostas Sarantidis (tiếng Hy Lạp: Κώστας Σαραντίδης) là một chiến sĩ Việt Nam mới. Ông là người nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của Việt Nam, và cũng có thể là người Hy Lạp duy nhất từng sát cánh bên cạnh lực lượng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Anh hùng LLVTND Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập từ trần hồi 23 giờ 58 ngày 24-6-2021, tại nhà riêng ở Hy Lạp. Thể theo ý nguyện của ông, Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Chính phủ Hy Lạp và gia đình tổ chức chuyển tro cốt ông về Việt Nam an táng.

+++ Hình minh hoạ:

Cụ Nguyễn Văn Lập

Lập 1.jpg


Lập 2.jpg


Lập 3.jpg


Lập 4.jpg


(Còn tiếp)
Theo em biết thì cụ này là một trong những người được chính phủ cho phép có 2 vợ, trong đó có 1 cụ nổi tiếng được lên phim khá hay: Vị tướng tình báo và 2 bà vợ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
Theo em biết thì cụ này là một trong những người được chính phủ cho phép có 2 vợ, trong đó có 1 cụ nổi tiếng được lên phim khá hay: Vị tướng tình báo và 2 bà vợ.
Cá nhân tôi không rõ chuyện này lắm, bác à.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 39:
NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TRONG QUÂN ĐỘI TA



Tút 4/ NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÁC:


Các ông Tây theo ta, khá là đông đảo.

-Phát xít Nhật tầm 800 cụ.

- Binh sĩ lính lê dương và Bắc Phi trong quân đội Pháp trong Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông chạy sang hàng ngũ Việt Minh trong thời gian 1945-1954. Số này có khoảng 1300-1500 người, chủ yếu là binh sĩ và hạ sĩ quan lê dương người Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ukraina, Tunisia, Maroc, Algérie.

Một nhóm nhỏ trong số này là những người c…ộng s…….ản (Ernst Frey, Erwin Borscher, Rudy Schröder, Kostas Sarantidis,...) đã chủ động tham gia Việt Minh ngay từ tháng 9 năm 1945.

-Ngoài ra còn có một số ít chiến sĩ tình nguyện người Pháp, Hoa, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Singapore...

-Những ông Tây nói trên, không phải đều là "hàng binh", vì vậy để tránh gây ngộ nhận, mặc cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên chung cho họ là "người Việt Nam mới".

= = > Tuy nhiên, năm 1950, ta bắt đầu nhận viện trợ và trợ giúp mọi mặt từ Trưng Quốc, kể cả ý thức hệ chính trị, từ đây, thời thế rẽ sang ngang.

Tất cả các ông Tây mà theo ta, mà phục vụ trong quân đội ở phía Bắc, đều dần dần được cho giải ngũ.

Một số cụ, mà phục vụ trong quân đội ở phía Nam, thì còn tiếp tục phục vu trong quân đội ta từ sau 1954 đến đầu những năm 6x.

Ngày nay, còn rất ít các tài liệu lịch sử, mà nhắc đến những câu chuyện này.


Xin trích đăng từ ‘Báo Quân khu 7’, viết về ‘người VN mới Bắc Phi’:

Tiếng vang của “Đội quân Bắc Phi độc lập”:

Cách đây gần 70 năm, từng có một đội quân gồm toàn những người lính Bắc Phi, sát cánh chiến đấu cùng những chiến sĩ Việt Nam. Họ còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh trong trận chiến chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, vì nền độc lập của Việt Nam và vì tương lai giải phóng của chính dân tộc họ. Đội quân đó được gọi là Đội ĐINA - viết tắt 4 chữ cái đầu tiên của tên đội bằng tiếng Pháp: “Đội quân Bắc Phi độc lập”. Thành viên của đội là những người dân từ các nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi, bị quân Pháp bắt vào lính rồi đưa sang Đông Dương tham chiến.

Cuối năm 1947, giặc Pháp thua đau trên Đường số 4, nghe theo lời kêu gọi của cán bộ binh vận Việt Minh, họ chạy sang hàng ngũ của ta. Được giác ngộ, họ dần dần hiểu được tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do nhân dân ta tiến hành. Nhiều người trong số họ đã tình nguyện được đi chiến đấu, hy vọng sẽ có ngày mang kinh nghiệm của Việt Nam về giúp dân tộc mình đánh đuổi giặc Pháp. Đội ĐINA ra đời trong hoàn cảnh đó, tập hợp hơn 20 người lính Bắc Phi thuộc 3 quốc tịch: An-giê-ri, Tuy-ni-di và Ma-rốc. Hai cán bộ Việt Nam là Cao Phong và Lê Vân được trên điều về làm Đội trưởng và Chính trị viên Đội ĐINA. Ngoài ra, hai tiểu đội của ta cũng được biên chế về Đội ĐINA để phối hợp hoạt động.

Đầu năm 1949, trên một quả đồi nhỏ thuộc xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, lễ ra mắt đội ĐINA được tổ chức trọng thể. Giữa núi rừng Việt Bắc, một chiếc rạp nhỏ được dựng lên làm diễn đàn cho đại diện Tỉnh ủy và các đoàn thể tỉnh Thái Nguyên. Dân chúng các làng xung quanh kéo đến rất đông. Hơn 20 người lính Bắc Phi chỉnh tề trong những bộ quân phục Việt Nam mới may bằng vải ka-ki nâu, đầu đội mũ làm bằng bìa cát-tông sơn xanh, đứng trang nghiêm trước Quốc kỳ Việt Nam, nghe đồng chí Lưu Văn Lợi, Trưởng phòng Địch vận, thuộc Cục Chính trị QĐND Việt Nam đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đội ĐINA. Trong thư, Bác căn dặn những người lính Bắc Phi phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong chiến đấu, học tập, để sau này về giúp dân tộc mình thoát khỏi ách đô hộ. Tiếng nhạc của đội kèn quân đội vang lên; chị em phụ nữ các đoàn thể ào xuống tặng hoa trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của dân chúng. Không ai còn cảm thấy sợ những người lính Tây đen như trước đó.

Gọi là đội quân, nhưng Đội ĐINA coi trọng chính trị hơn quân sự. Tác chiến chỉ là trường hợp đặc biệt khi bất ngờ gặp địch, còn nhiệm vụ chính của đội là tuyên truyền, vận động những người A-rập, người theo đạo Hồi trong quân đội Pháp đòi hòa bình và hồi hương; vận động họ khi ra trận chỉ bắn chỉ thiên, không bắn vào người Việt Nam, khi có điều kiện thì chạy sang hàng ngũ của ta. Sau một tháng huấn luyện, đội lên đường về các vùng giáp ranh với địch thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, đi đến đâu là viết truyền đơn, kẻ khẩu hiệu bằng tiếng A-rập tung vào hàng ngũ của địch. Đêm đêm, đội áp sát đồn địch, bắc loa kêu gọi những người A-rập ra hàng. Chỉ sau một thời gian ngắn, tiếng vang của Đội ĐINA đã lan rộng khắp vùng núi rừng Việt Bắc. Các mặt trận liên tiếp cử người về đội “xin lẻ” một số người Bắc Phi đi giúp làm công tác địch vận. Từ đó bắt đầu xuất hiện nhiều vụ bỏ trốn của những binh lính A-rập trong hàng ngũ quân đội Pháp.

Giặc Pháp hoang mang, cử nhân viên phòng nhì theo dõi chặt chẽ hoạt động của Đội ĐINA, nhưng không làm gì được. Đội hành quân rất gian khổ, cuộc sống vật chất rất thiếu thốn, nhiều khi bữa ăn chỉ có cơm không. Tình hình càng khó khăn hơn bởi nhiều người lính Bắc Phi theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn, chỉ ăn thịt dê, bò; nhiều người còn kiêng cả thịt động vật bốn chân. Đội phải bố trí cho họ nấu ăn riêng theo phong tục đạo Hồi. Tuy nhiên, đời sống tinh thần thì rất phong phú. Những người lính Bắc Phi này đều còn trẻ, đi đến đâu cũng tổ chức múa hát, diễn kịch cho dân làng xem, sống hòa đồng với bà con theo từng tốp 5 người. Hằng năm, họ đều tổ chức lễ Ra-ma-đan của đạo Hồi, ăn cơm vào buổi tối rồi cả đội ngồi quay mặt về phía Tây cầu kinh. Ai cũng nhớ về tổ quốc, mong có ngày được trở về nước đánh đuổi quân Pháp. Cuối năm 1950, sau Chiến dịch Biên Giới, đã khai thông tuyến đường sang Trung Quốc, những người lính Bắc Phi này được đưa về các đội sản xuất để chờ dịp hồi hương. Từ đây, Đội ĐINA cũng chấm dứt hoạt động.

1730790457712.png
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
465
Động cơ
73,570 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 39:
NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TRONG QUÂN ĐỘI TA



Tút 4/ NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÁC:


Các ông Tây theo ta, khá là đông đảo.

-Phát xít Nhật tầm 800 cụ.

- Binh sĩ lính lê dương và Bắc Phi trong quân đội Pháp trong Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông chạy sang hàng ngũ Việt Minh trong thời gian 1945-1954. Số này có khoảng 1300-1500 người, chủ yếu là binh sĩ và hạ sĩ quan lê dương người Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ukraina, Tunisia, Maroc, Algérie.

Một nhóm nhỏ trong số này là những người c…ộng s…….ản (Ernst Frey, Erwin Borscher, Rudy Schröder, Kostas Sarantidis,...) đã chủ động tham gia Việt Minh ngay từ tháng 9 năm 1945.

-Ngoài ra còn có một số ít chiến sĩ tình nguyện người Pháp, Hoa, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Singapore...

-Những ông Tây nói trên, không phải đều là "hàng binh", vì vậy để tránh gây ngộ nhận, mặc cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên chung cho họ là "người Việt Nam mới".

= = > Tuy nhiên, năm 1950, ta bắt đầu nhận viện trợ và trợ giúp mọi mặt từ Trưng Quốc, kể cả ý thức hệ chính trị, từ đây, thời thế rẽ sang ngang.

Tất cả các ông Tây mà theo ta, mà phục vụ trong quân đội ở phía Bắc, đều dần dần được cho giải ngũ.

Một số cụ, mà phục vụ trong quân đội ở phía Nam, thì còn tiếp tục phục vu trong quân đội ta từ sau 1954 đến đầu những năm 6x.

Ngày nay, còn rất ít các tài liệu lịch sử, mà nhắc đến những câu chuyện này.


Xin trích đăng từ ‘Báo Quân khu 7’, viết về ‘người VN mới Bắc Phi’:

Tiếng vang của “Đội quân Bắc Phi độc lập”:

Cách đây gần 70 năm, từng có một đội quân gồm toàn những người lính Bắc Phi, sát cánh chiến đấu cùng những chiến sĩ Việt Nam. Họ còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh trong trận chiến chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, vì nền độc lập của Việt Nam và vì tương lai giải phóng của chính dân tộc họ. Đội quân đó được gọi là Đội ĐINA - viết tắt 4 chữ cái đầu tiên của tên đội bằng tiếng Pháp: “Đội quân Bắc Phi độc lập”. Thành viên của đội là những người dân từ các nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi, bị quân Pháp bắt vào lính rồi đưa sang Đông Dương tham chiến.

Cuối năm 1947, giặc Pháp thua đau trên Đường số 4, nghe theo lời kêu gọi của cán bộ binh vận Việt Minh, họ chạy sang hàng ngũ của ta. Được giác ngộ, họ dần dần hiểu được tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do nhân dân ta tiến hành. Nhiều người trong số họ đã tình nguyện được đi chiến đấu, hy vọng sẽ có ngày mang kinh nghiệm của Việt Nam về giúp dân tộc mình đánh đuổi giặc Pháp. Đội ĐINA ra đời trong hoàn cảnh đó, tập hợp hơn 20 người lính Bắc Phi thuộc 3 quốc tịch: An-giê-ri, Tuy-ni-di và Ma-rốc. Hai cán bộ Việt Nam là Cao Phong và Lê Vân được trên điều về làm Đội trưởng và Chính trị viên Đội ĐINA. Ngoài ra, hai tiểu đội của ta cũng được biên chế về Đội ĐINA để phối hợp hoạt động.

Đầu năm 1949, trên một quả đồi nhỏ thuộc xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, lễ ra mắt đội ĐINA được tổ chức trọng thể. Giữa núi rừng Việt Bắc, một chiếc rạp nhỏ được dựng lên làm diễn đàn cho đại diện Tỉnh ủy và các đoàn thể tỉnh Thái Nguyên. Dân chúng các làng xung quanh kéo đến rất đông. Hơn 20 người lính Bắc Phi chỉnh tề trong những bộ quân phục Việt Nam mới may bằng vải ka-ki nâu, đầu đội mũ làm bằng bìa cát-tông sơn xanh, đứng trang nghiêm trước Quốc kỳ Việt Nam, nghe đồng chí Lưu Văn Lợi, Trưởng phòng Địch vận, thuộc Cục Chính trị QĐND Việt Nam đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đội ĐINA. Trong thư, Bác căn dặn những người lính Bắc Phi phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong chiến đấu, học tập, để sau này về giúp dân tộc mình thoát khỏi ách đô hộ. Tiếng nhạc của đội kèn quân đội vang lên; chị em phụ nữ các đoàn thể ào xuống tặng hoa trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của dân chúng. Không ai còn cảm thấy sợ những người lính Tây đen như trước đó.

Gọi là đội quân, nhưng Đội ĐINA coi trọng chính trị hơn quân sự. Tác chiến chỉ là trường hợp đặc biệt khi bất ngờ gặp địch, còn nhiệm vụ chính của đội là tuyên truyền, vận động những người A-rập, người theo đạo Hồi trong quân đội Pháp đòi hòa bình và hồi hương; vận động họ khi ra trận chỉ bắn chỉ thiên, không bắn vào người Việt Nam, khi có điều kiện thì chạy sang hàng ngũ của ta. Sau một tháng huấn luyện, đội lên đường về các vùng giáp ranh với địch thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, đi đến đâu là viết truyền đơn, kẻ khẩu hiệu bằng tiếng A-rập tung vào hàng ngũ của địch. Đêm đêm, đội áp sát đồn địch, bắc loa kêu gọi những người A-rập ra hàng. Chỉ sau một thời gian ngắn, tiếng vang của Đội ĐINA đã lan rộng khắp vùng núi rừng Việt Bắc. Các mặt trận liên tiếp cử người về đội “xin lẻ” một số người Bắc Phi đi giúp làm công tác địch vận. Từ đó bắt đầu xuất hiện nhiều vụ bỏ trốn của những binh lính A-rập trong hàng ngũ quân đội Pháp.

Giặc Pháp hoang mang, cử nhân viên phòng nhì theo dõi chặt chẽ hoạt động của Đội ĐINA, nhưng không làm gì được. Đội hành quân rất gian khổ, cuộc sống vật chất rất thiếu thốn, nhiều khi bữa ăn chỉ có cơm không. Tình hình càng khó khăn hơn bởi nhiều người lính Bắc Phi theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn, chỉ ăn thịt dê, bò; nhiều người còn kiêng cả thịt động vật bốn chân. Đội phải bố trí cho họ nấu ăn riêng theo phong tục đạo Hồi. Tuy nhiên, đời sống tinh thần thì rất phong phú. Những người lính Bắc Phi này đều còn trẻ, đi đến đâu cũng tổ chức múa hát, diễn kịch cho dân làng xem, sống hòa đồng với bà con theo từng tốp 5 người. Hằng năm, họ đều tổ chức lễ Ra-ma-đan của đạo Hồi, ăn cơm vào buổi tối rồi cả đội ngồi quay mặt về phía Tây cầu kinh. Ai cũng nhớ về tổ quốc, mong có ngày được trở về nước đánh đuổi quân Pháp. Cuối năm 1950, sau Chiến dịch Biên Giới, đã khai thông tuyến đường sang Trung Quốc, những người lính Bắc Phi này được đưa về các đội sản xuất để chờ dịp hồi hương. Từ đây, Đội ĐINA cũng chấm dứt hoạt động.

View attachment 8819245
Tình Yêu Đẹp Của Chàng Lính Algeria Với Cô Gái Việt
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
465
Động cơ
73,570 Mã lực
Những câu chuyện nhân văn như thế này, rất nên 'tán thán', bác à ~o)
Em ko biết có nên lên bài về những câu chuyện - góc khuất chiến tranh cần xác minh ko ? vì em cũng nghe kể lại, em có còm trong bài viết trước như ai là người đã tìm ra cách đánh của Mig 17 và Mig21.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,168 Mã lực
Em ko biết có nên lên bài về những câu chuyện - góc khuất chiến tranh cần xác minh ko ? vì em cũng nghe kể lại, em có còm trong bài viết trước như ai là người đã tìm ra cách đánh của Mig 17 và Mig21.
Rất nên chỉ đưa các thông tin, đã có bằng chứng minh xác và uy tín, bạn à ~o)
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
465
Động cơ
73,570 Mã lực
Rất nên chỉ đưa các thông tin, đã có bằng chứng minh xác và uy tín, bạn à ~o)
Vì nó là góc khuất mà cụ, em muốn đưa ra để mọi người biết, nó vẫn có dấu vết để lại, nên em hy vọng có người xác nhận, còn nếu không có thì là câu chuyện chưa kiểm chứng được thôi. Ví dụ về quân đội Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô tham chiến tại Việt Nam, em nghe kể lại, nếu cụ nào có dẫn chứng để làm rõ thì tốt quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top