GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 32:
BÃI BẰNG – AI NHỚ
TÚT 5: TẠI SAO TỪ 200 TRIỆU NHẨY LÊN 2 TỶ 8
Như lịch sử đã ghi nhận rằng: Thoạt đầu, Thuỵ Điển chỉ dự định chi ra 200 triệu cua-ron để xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng.
Nhưng tại sao, đến khi quyết toán, số tiền xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng, lại nhẩy lên con số 2 tỷ 8 cua-ron.’
Vấn đề này, lịch sử không ghi.
Vậy, BAOLEO tôi xin tự lý giải, theo sự hiểu biết của mình về:
- thực trạng xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và
- thực trạng xã hội Việt Nam thời kỳ đó.
1/ Đội vốn do những lý do khổng lồ:
BAOLEO chỉ kể 1 lý do.
Khi lập dự toán để xây nhà máy giấy Bãi Bằng, cả VN và TĐ (Thuỵ Điển) chỉ tính đến việc xây nhà máy với đầy đủ các phân xưởng có liên quan.
Giá của các công trình đó, maximum là 200 triệu cua-ron.
Đến khi bắt tay vào xây dựng, xét đến chu trình khép kín của nhà máy, VN thấy lòi ra là phải xây dựng vùng nguyên liệu giấy.
Đến đây, nẩy ra việc phải quy hoạch và xây dựng các vùng rừng, để trồng cây lấy gỗ, làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.
Theo thông lệ và thói quen ăn xin ‘cho ngày nay-cho ngày mai’ của nước ta, VN ta lập quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu -> lớn gấp đôi số lượng cần thiết.
TĐ hiểu rõ điều đó, nhưng nhắm mắt cho qua = => đội vốn viện trợ lần 1.
Khi TĐ đã rót tiền để xây dựng các lâm trường cùng với việc rót tiền cho trồng rừng xong, thì TĐ té ngửa ra rằng: đường bộ để vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy, hoặc là chưa có, hoặc là xấu thảm hại.
VN gãi tai, xin tiếp TĐ cho tiền để nâng cấp hoặc xây dựng mới các tuyến đường vận chuyển đó.
Mà số km đường xin thêm này đâu có ít. Tất cả các Cụ, chúng ta hãy nghĩ đến con số ‘TRĂM’ ki-lo-mét để mà rùng mình.
Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp. = => đội vốn viện trợ lần thứ n.
Có lâm trường trồng cây nguyên liệu rồi, có đường rồi, TĐ té ngửa ra tiếp, là: VN không có tiền để mua một đội xe vận tải, để cấp riêng và chỉ giành riêng cho nhà máy giấy Bãi Bằng, chỉ để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy. Một việc làm và một tư duy, mà ở những năm 1976-1980, có cắt đầu Tổng bí thư Lê Duẩn đi, ông Lê Duẩn cũng không cho phép có một sự xa xỉ và bất công như thế.
Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp một đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa. = => đội vốn viện trợ lần thứ n + n.
Những lý do khổng lồ này, có đến HÀNG CHỤC.
2/ Đội vốn do những lý do trung bình:
BAOLEO chỉ kể 2 lý do.
2.1/ Tiền ăn cho công nhân:
Nhìn thấy công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng, xách chiếc cà-mèn đựng bữa ăn trưa.
Nhìn thấy công nhân xây dựng của các nhà thầu, đồng nghiệp của tay Trung Sy hồi xây Toà án Vĩnh Phúc và có cô béo tốt ngủ cùng, những người đang gò lưng xây dựng công trình nhà máy giấy Bãi Bằng, xách gói giấy báo Đảng, đựng bữa ăn trưa.
= = > Trưởng đoàn cố vấn Sveningsson, cùng Đại sứ TĐ tại VN báo cáo về cho Thủ tướng Pan-mơ.
Và một chính sách được ban ra:
-Công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng: được ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.
- Công nhân xây dựng của các nhà thầu: được ăn miễn phí 1 bữa sáng, tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.
2.2/ Động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng:
Năm 1980, khi cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò, để động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng, TĐ tặng:
-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm A: được tặng 1 xe máy của Tây Đức, nhãn hiệu ‘Boss’. Người dân Bãi Bằng gọi là ‘xe con lợn’. Bởi cấu tạo buồn cười của nó là máy nằm ngang. Nhưng khoẻ vô cùng.
-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm B: được tặng 1 xe máy đạp Thuỵ Điển.
Xe đạp này nom từa tựa như xe Mi-pha, nhưng đẹp hơn. Đặc biệt, pê-đan, đùi, trục giữa -> KHÔNG liên kết với nhau bằng ren và ‘đinh ca-vét’, MÀ đúc liền khối.
Vì thế, sau khi được tặng, công nhân Bãi Bằng mang đi bán, giá xe này tuy tốt và đẹp hơn Mi-pha, nhưng giá kém hơn, vì khi hỏng là vứt đi, không thay thế được: bộ phận ‘pê-đan, đùi, trục giữa’.
Những lý do trung bình này, có đến HÀNG TRĂM.
3/ Đội vốn do những lý do nhỏ.
BAOLEO xin kể thêm những thứ đội vốn nho nhỏ, nhưng sẽ là hàng tỷ thứ cộng lại. Cụ thể:
Cho đến năm 1980, khi BAOLEO đeo quân hàm thiếu uý, là Chánh OTK của Công ty xây dựng dân dụng, chuyên trách xây dựng Làng Chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
Với chức trách được giao, BAOLEO gần như là kề cận như hình với bóng, gần như là 24/24 giờ trong ngày, với tốp 5 người chuyên gia Liên Xô ở dự án này, để đảm bảo chất lượng công trình.
Tuy nhiên, chiếc thước rút 3m hay 5 m để đo kích thước (như trong hình minh hoạ), kể cả 5 tay người Liên Xô kia, cũng như BAOLEO, không hề biết là ‘nó’ đã có tồn tại ở trên đời. Trong khi ‘nó’ là một vật cần cho người thợ, cho người kỹ sư trên công trường xây dựng. Không có ‘nó’, thì cũng như ngày nay, người ta không hiểu sẽ như thế nào, nếu thiếu con Ai-phôn để liên lạc.
Trong khi đó, trên công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, từ năm 1976, kỹ sư TĐ đã phát không ‘nó’ không phải chỉ cho kỹ sư người VN, mà là đến tận tay người thợ xây VN bình thường.
Đương nhiên, một báu vật như thế, một tuyệt phẩm như thế, một thứ kỳ lạ như thế, việc mất là thường xuyên.
Mỗi năm, riêng thước rút 3m hay 5 m, phía TĐ phải nhập về một công-ten-nơ, chỉ để phục riêng cho công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, để phục vụ cho việc bị mất thường xuyên.
= => đội vốn viện trợ lần thứ n + n và n.
Những lý do nhỏ này, có đến HÀNG NGÀN.
4/ Lại kể chuyện, những thiết bị viện trợ không hoàn lại của TĐ, sau khi TĐ rút đi, ‘chúng’ đi đâu:
BAOLEO chỉ kể những câu chuyện, mà BAOLEO là người trong cuộc.
4.1/ Đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa, mà phía TĐ dự định giành riêng, để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy Bãi Bằng.
Sau khi người TĐ ra đi, phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, lập tức ra lệnh điều toàn bộ đội xe 24 chiếc này, về binh đoàn 12 – binh đoàn Trường Sơn.
Đây là những thiết bị báu vật, chỉ nên dành cho quả đấm thép về xây dựng quân đội, nguyên là Đoàn 559 mà phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên từng làm Tư lệnh thời chiến tranh.
4.2/ Kho thực phẩm, giành cho công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng, để ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng, theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển, khi Thuỵ Điển rút đi, có trữ lượng tầm 3 tháng -> được điều về Bộ Lương thực và Thực phẩm, lúc đó do ông Hồ Viết Thắng làm Bộ trưởng. (bố thằng bạn nằm cùng giường ĐH với tôi, tên là Hồ Việt Hà)
4.3/ Lại nhớ một câu chuyện tương tự, ở Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, nơi BAOLEO đã từng gắn bó:
Năm 1994, tổ máy số 8 - tổ máy cuối cùng đi vào vận hành, đây có thể coi là thời điểm kết thúc việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Người Nga rút đi.
Khi ấy, tại Làng chuyên gia Liên Xô (gồm trên 50 khối nhà 5 tầng), tại toà nhà 5 tầng, nơi làm việc của chuyên gia Liên Xô, chỉ tính riêng tủ lạnh và điều hoà, có không dưới MỘT TRĂM NGÀN CHIẾC.
Lúc này, ông Ngô Xuân Lộc là Tổng giám đốc, và Đinh La Thăng là Kế toán trưởng. Hai nhân vật này là thành viên chủ chốt và duy nhất trong việc tháo dỡ hơn một tram ngà chiếc điều hoà và tủ lạnh nói trên, để phân phối miến phí cho các cơ quan Trung ương và cá nhân các lạnh đạo của các cơ quanTrung ương, trong đó có cả Văn phòng Chính phủ.
Có lẽ, đây là lý do mà Đinh La Thăng, lên như diều gập gió chăng?????
++++
Các câu chuyện trên đây của BAOLEO, chỉ là sự khắc hoạ thêm một vài nét, về lòng tốt của TĐ, của ông Pan-mơ, và cung cách làm ăn không giống ai, của VN.
++++ Hình minh hoạ:
-Chiếc xe ô tô Volvo, cùng loại với những chiếc xe mà Thuỷ Điển đã cho không ta, khi xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và
View attachment 8778946
-Hình minh hoạ chiếc thước rút, một vật xa xỉ, mà ở những năm 7x và đầu 8x, không hề có trong trí tưởng tượng của người thợ xây dựng VN.