[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 34:
16 TẤN VÀNG ĐÃ ĐI ĐÂU


Tút 4/ Tiếp mạch chuyện bán vàng:


Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.

(Nói thẳng ra là mua chui, giống hệt như ngày nay, “ai đó” sai “ai đó” ra phố Hà Trung mua đô la chợ đen- chú thích của Baoleo).

Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.


-“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân (bao gồm hạt bo bo) đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay.

Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô.

Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ.


Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô, do tình hình bất ổn của họ và Liên Xô sắp sụp đổ.

Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn AU gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân.

Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị và sụp đổ, khoảng 500kg vàng của VN còn lại ở nước họ, cũng được chuyển kịp thời về nước.

++++ Hình minh hoạ:

Số lượng vàng của ta, theo 'Lịch sử Ngoại thương'
n1.jpg
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
71
Động cơ
1,454 Mã lực
Tuổi
69
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 34:
16 TẤN VÀNG ĐÃ ĐI ĐÂU


Tút 4/ Tiếp mạch chuyện bán vàng:


Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.

(Nói thẳng ra là mua chui, giống hệt như ngày nay, “ai đó” sai “ai đó” ra phố Hà Trung mua đô la chợ đen- chú thích của Baoleo).

Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.


-“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân (bao gồm hạt bo bo) đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay.

Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô.

Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ.


Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô, do tình hình bất ổn của họ và Liên Xô sắp sụp đổ.

Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn AU gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân.

Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị và sụp đổ, khoảng 500kg vàng của VN còn lại ở nước họ, cũng được chuyển kịp thời về nước.

++++ Hình minh hoạ:

Số lượng vàng của ta, theo 'Lịch sử Ngoại thương'
n1.jpg
nhà em góp cho nhà nước tầm 30 lượng, năm 1965 , chú ruột của em nhặt được vàng, sau đó bị nhà nước thu lại, trả cho hai cái khung xe đạp. Chỗ em ngày xưa là chiến trường thời trịnh nguyễn nên nhặt được đồ cổ, kho báu rất nhiều
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
nhà em góp cho nhà nước tầm 30 lượng, năm 1965 , chú ruột của em nhặt được vàng, sau đó bị nhà nước thu lại, trả cho hai cái khung xe đạp. Chỗ em ngày xưa là chiến trường thời trịnh nguyễn nên nhặt được đồ cổ, kho báu rất nhiều
Câu chuyện của bác hay quá. ~o)
Nếu có thể, mời bác chia sẻ để nhiều người được biết nhé.
Xin mời bác ly cà - phê nóng ~o) :D ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 35:

CHIẾN DỊCH MUA LẠI VÀNG CỦA TA


1/ Chiến dịch mua lại …Vàng của ta:

Hơn 30 năm, nhắc lại lý do nhập AU, sau khi phải vét ngân khố bán ra 40 tấn, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành trầm ngâm kể:

-“Cuối những năm 1980, VN lạm phát 780%, thực tế còn cao hơn. Người dân đói, phải độn cả bo bo, rau khoai, cả xi măng. Tiền mất giá chóng mặt, miếng ăn đồng bào càng teo tóp. Tình hình này cứ kéo dài thì thế nào?”.

Ông Thành kể tiếp:

-Cuối năm 1987 có cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng. Chính phủ trình bày biện pháp nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn.

-Về lương thực thì xuất Nam, nhập Bắc cho nhanh và giảm phí vận tải. Xóa bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ, cho thị trường hàng hóa lưu thông.

-Nhập khẩu và kinh doanh vàng, để lấy vàng làm “kim bản vị” góp phần giảm lạm phát...


Ông Thành nhớ lại:

-“Tôi vẫn nhớ sau hai ngày thảo luận, nhiều giải pháp được thông qua, riêng chuyện nhập vàng bị ách lại. Nó làm nhiều người bất ngờ, kể cả một số cán bộ cấp cao. VN vừa phải vét vàng đi bán trả nợ, lo miếng ăn, giờ lại bàn chuyện nhập vàng. Có gì đó mâu thuẫn không?”.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kết luận hội nghị cũng không đá động gì đến vàng. Những người khác cũng không có ý kiến gì.

-“Hồi ấy nhiều người vẫn nghĩ vàng là gì to tát, tư sản quá, có phù hợp cho nhà nước xã hội chủ nghĩa làm kinh doanh không. Tôi khẳng định có gì ghê gớm đâu. Hồi còn kháng chiến chống Pháp, tôi biết một gia đình chỉ bán trầu cau ở miền Nam mà cũng mua dành được cả đấu vàng chôn gốc cây. Sau năm 1975 tôi vào chơi, họ vẫn còn giữ được 30 lượng vàng. Dân mình ai chẳng muốn có tí vàng phòng thân. Thật sự vàng là hàng hóa quan trọng, góp phần kiểm soát lạm phát đồng tiền”.


Không nản chí, hôm sau ông Thành tiếp tục thuyết phục ông Phạm Hùng. Sau đó cả hai trình bày lại với ông Nguyễn Văn Linh. Chỉ 15 phút họp trong phòng riêng, ông Linh đồng ý ngay. Khi tiễn khách về, ông Linh còn nói với ông Thành:

-“Tôi với anh cùng Hai Hùng chịu trách nhiệm với trung ương. Thành cứ làm, nhưng không cần phổ biến rộng”.

Ông Thành về bàn tiếp với tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Lữ Minh Châu (lúc ấy chưa gọi là thống đốc) và định phân trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp làm. Tuy nhiên, cuối cùng thương vụ đặc biệt này được giao cho Bộ Ngoại thương do ông Đoàn Duy Thành phụ trách.

++++++
Mọi thủ tục được tiến hành khá nhanh. Tổng công ty Xuất nhập khẩu kỹ thuật dầu khí Petechim của Bộ Ngoại thương “mở đường” nhập chuyến đầu tiên làm kinh nghiệm. 15 tấn vàng được đơn vị nhập về từ Hong Kong. Món hàng đặc biệt này được chuyển trên máy bay về TP.HCM.

Các doanh nghiệp, tư nhân xếp hàng đăng ký mua loại vàng thỏi này về chế lại vàng ‘lượng’ -> để bán lẻ. Tỉ lệ lời lãi của chuyến kinh doanh này rất cao. Nhà nước thu được ngân sách.

Đồng tiền gây lạm phát trên thị trường cũng hút bớt vào loại hàng hóa đặc biệt này. Các thương vụ kế tiếp được nhanh chóng tiến hành. TP.HCM và các tỉnh phía Nam cử người ra Bộ Ngoại thương để xin quota nhập vàng.

-“Tôi còn nhớ trong khi miền Nam tranh kiếm suất nhập vàng thì miền Bắc chỉ có Hà Nội xin nhập 10 tấn. Tuy nhiên thủ tục vay tiền, mở L/C chậm trễ đến sáu tháng mới xong. Chuyến đầu chỉ có 900kg AU thỏi được chở bằng tàu biển từ Hong Kong về cảng Hải Phòng. Chính ông Trần Tấn, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, chỉ đạo trực tiếp.


++++++
Hồi ấy đường 5 Hà Nội - Hải Phòng lại hay bị cướp bóc có vũ khí. Đội bảo vệ phải tính toán đánh lạc hướng. Một lộ trình vòng đặc biệt được thực hiện từ Hải Phòng qua Nam Định ra quốc lộ 1 để về Hà Nội.

Đường xa hơn, nhưng khó ai ngờ xe hàng đặc biệt như vậy lại đi thêm đường vòng”

Ông Thành kể thêm xe chở 900kg vàng về đến Hà Nội thì đã giữa đêm, phải tạm dừng ở ngay trụ sở UBND thành phố trong sự bảo vệ chặt chẽ của công an.

Sau đó, chính ông Thành đã góp ý:

-“Có gần 1 tấn vàng cứ cho vào xe Uoát quân đội chạy một mạch từ Hải Phòng về Hà Nội, rồi gửi ngay vào ngân hàng, làm gì phải đi đường vòng cho người ta thêm nghi ngờ”.


+++++++++
Tổng cộng đến tháng 4-1990, VN đã nhập khoảng 160 tấn vàng, không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, mà còn góp phần rất quan trọng hạ cơn sốt lạm phát từ 780% vào năm 1986 xuống còn 67% năm 1990.


2/ “Làn gió đổi mới phả đến từng cánh đồng”

Ngay năm 1988 VN còn phải nhập nửa triệu tấn lương thực. Xã hội rúng động với những thảm cảnh nghèo đói như “Cái đêm hôm ấy đêm gì” ở Thanh Hóa. Chính phủ vẫn phải đau đáu trách nhiệm chạy gạo cho dân ăn. Thế mà sang năm 1989 nền nông nghiệp VN như “bước ra từ giấc mơ”: sản xuất được 24,4 triệu tấn lúa.

Ông Lê Văn Triết (lúc ấy là thứ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại) đến gõ cửa Chính phủ xin xuất gạo. Chính ông Phạm Hùng hỏi: “Ông điên à? Mới năm rồi còn nhập gần nửa triệu tấn lương thực cứu đói, sao năm nay lại xuất? Còn việc Chính phủ giao bán 200.000 thùng dầu thô để lấy đôla nhập gạo về, các ông lo xong chưa?”.

“Tôi nắm tình hình vựa lúa miền Tây rồi, năm nay dư gạo ăn. Mình xuất gạo dư lấy đôla nhập phân bón và các nguyên liệu khác”- ông Triết trả lời.

Ông Phạm Hùng im lặng, rồi nói để xem lại. Bất ngờ, ngay tối hôm sau đích thân ông Phạm Hùng gọi điện kêu ông Triết sang. Vừa thấy mặt ông Triết, ông Phạm Hùng nói ngay: “Tôi nắm tình hình rồi. Các anh lo xuất gạo ngay đi”.

Nhiều chuyện như “giấc mơ” từ địa phương. Các trạm thu mua mới năm trước còn vác súng AK ép dân làm nghĩa vụ bán lúa nhà nước. Sang năm 1989, dân ùn ùn chở lúa tới bán theo giá thỏa thuận nhiều đến mức trạm trưởng phải bỏ trốn vì không còn kho trữ. Ông Triết nhớ 1,4 triệu tấn gạo xuất đầu tiên được lấy từ Long An, Tiền Giang, An Giang...

Thị trường xuất là Philippines và một số quốc gia khác.

Là giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang thời kỳ này, ông Nguyễn Minh Nhị kể: “Làn gió đổi mới xóa bỏ nền nông nghiệp tập thể đã lập tức phả đến từng cánh đồng. Nông dân được trả ruộng, trả máy cày, tự do mua bán. Sản lượng lúa An Giang từ 500.000 tấn năm 1976 tăng lên cả triệu tấn ngay trong vụ mùa năm 1989-1990. Nông dân được bán theo giá thỏa thuận, công ty thu mua không kịp. Gạo An Giang góp phần ngay trong lô xuất đầu tiên”.

Giấc mơ ấm no thành sự thật, xuất phát từ chính thực tiễn thúc đẩy đường lối đổi mới. Cùng với hàng loạt thay đổi tư duy điều hành kinh tế - xã hội như bước ngoặt nông nghiệp đã giúp VN giã từ bo bo.

Và chén cơm người dân đã đầy hơn...



HÌNH MINH HỌA

-Hình 1:

Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn AU năm 1979

n2.jpg


-Hình 2:

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương mại, khi kể chuyện bán gạo-mua AU.
n3.jpg
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
71
Động cơ
1,454 Mã lực
Tuổi
69
Câu chuyện của bác hay quá. ~o)
Nếu có thể, mời bác chia sẻ để nhiều người được biết nhé.
Xin mời bác ly cà - phê nóng ~o) :D ~o)
về huyền thoại kho báu thì là thế này, từ thời ông bà em( bà em sinh năm 1917) đã có huyền thoại là lợn đằm thành vũng rồi dính tiền xu vào da, nhưng thời ấy không ai biết là dưới cả làng em là một nơi chôn giấu của cải. Cho đến khi người Pháp làm đường qua đó thì đào được rất nhiều đồ cổ, vàng bạc, đồ đồng....Thời ấy thì ông cụ tổ họ em là người nổi tiếng giàu có, người ta nghĩ là đồ của cụ tổ em chôn giấu. Khoảng năm 1965, hai ông chú em chơi nghịch đất cày trong vờn thì vô tình nhặt đươc một cục màu đen, đem ném nhau thì nó chóe vàng ra. Bà nội em đem đi hỏi thì mới biết là vàng, sau đó nhà nước tịch thu mất. Sau này khi em lớn, nhà bạn em thuê máy về rà thì được hai chum tiền cỡ 5 tạ, nhưng đa phần bị vón cục lại( tầm năm 2002)
Sau này em tìm hiểu thì thấy giai đoạn trịnh nguyễn phân tranh thì đánh nhau to một trận ở khu vực này, em nghĩ là do thắng thua liên tục nên tiền vàng chôn rất nông, cụ tổ em có lẽ nhặt được nên sau này nổi tiếng giàu có cả vùng.
căn cứ vào vị trí làng nhà em thì có lẽ đánh nhau vào đoạn này"
Trịnh Tráng giáng chức Thượng rồi cử con là Trịnh Tạc vào làm Thống lĩnh. Hữu Tiến thấy viện binh Trịnh bèn lui về giữ Hà Trung. Gặp lúc họ Mạc phía bắc quấy rối, Trịnh Tạc phải rút về bắc, để Đào Quang Nhiêu ở lại đóng ở An Trường, Vũ Văn Thiêm lãnh thủy quân đóng ở Khu Độc; Thân Văn Quang và Mẫn Văn Liên đóng ở Tiếp Vũ.

Năm 1656, Hữu Tiến đánh Tiếp Vũ, Quang và Liên bỏ chạy. Hữu Dật phá tan thủy quân của Văn Thiêm, Thiêm cũng chạy. Quân Nguyễn hợp lại đụng Đào Quang Nhiêu, Nhiêu bại trận chạy về giữ An Trường.

Trịnh Tráng bèn cử con út là Trịnh Toàn vào cứu viện. Toàn đốc quân tiến đến Thạch Hà, sai Nhiêu và Dương Hồ tiến lên đóng ở Đại Nại và Hương Bộc, Văn Thiêm tiến lên cửa Châu Nhai (cửa khẩu sông Lam). Hữu Dật sai Nguyễn Cửu Kiều một lần nữa đánh tan Văn Thiêm, Thiêm lại bỏ chạy. Dật sang bờ sông Lam hợp binh với Kiều kéo đến Đại Nại. Quân bộ của Hữu Tiến đánh Nhiêu ở Hương Bộc, Trịnh Toàn mang quân đến cứu, đánh bại quân Nguyễn. Sau đó Toàn lại sang đánh quân Nguyễn ở Đại Nại, giết chết Cửu Kiều, quân Nguyễn thua to, chạy về Hà Trung. Toàn và Nhiêu cùng đuổi đến Tam Lộng lại bị Tiến và Dật đánh bại, phải rút về An Trường.

Sách Việt Nam sử lược mô tả trận này hai bên có thắng có thua, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của Lê - Trịnh mô tả trận này quân Trịnh thắng lớn, ngược lại sách Đại Nam thực lục tiền biên của nhà Nguyễn soạn sau này lại mô tả trận này quân Nguyễn thắng. Các nhà nghiên cứu thống nhất với Việt Nam sử lược rằng hai bên có thắng có thua: sau trận thắng đầu quân Trịnh bị thua, nếu không đang đà thắng lợi phải tiến lên chứ không thể lui về giữ An Trường.
Trịnh Tráng bệnh nặng, thế tử Trịnh Tạc cầm quyền điều hành. Thấy Trịnh Toàn rất có uy tín với quân sĩ, Trịnh Tạc lo lắng. Tạc sai con là Căn mang quân vào Nghệ An, tiếng là tăng viện nhưng để kìm chế Trịnh Toàn. Tháng 4 năm 1657, Trịnh Tráng chết, Tây Định vương Trịnh Tạc lên thay. Biết anh em chúa Trịnh bất hòa, chúa Nguyễn sai người đến dụ nhưng Toàn cự tuyệt. Chúa Trịnh cử Trịnh Căn thay Toàn làm Thống lĩnh, triệu Toàn về kinh. Thủ hạ của Toàn một số người sang với Trịnh Căn, một số hàng Nguyễn. Toàn về kinh, chúa Trịnh lấy cớ trách Toàn không chịu tang cha rồi giam vào ngục và giết đi."
Khu làng em chắc là nơi cất giữ hậu cần quân lương gì đó, đánh nhau thắng thua liên tục nên chôn vội chôn vàng
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
về huyền thoại kho báu thì là thế này, từ thời ông bà em( bà em sinh năm 1917) đã có huyền thoại là lợn đằm thành vũng rồi dính tiền xu vào da, nhưng thời ấy không ai biết là dưới cả làng em là một nơi chôn giấu của cải. Cho đến khi người Pháp làm đường qua đó thì đào được rất nhiều đồ cổ, vàng bạc, đồ đồng....Thời ấy thì ông cụ tổ họ em là người nổi tiếng giàu có, người ta nghĩ là đồ của cụ tổ em chôn giấu. Khoảng năm 1965, hai ông chú em chơi nghịch đất cày trong vờn thì vô tình nhặt đươc một cục màu đen, đem ném nhau thì nó chóe vàng ra. Bà nội em đem đi hỏi thì mới biết là vàng, sau đó nhà nước tịch thu mất. Sau này khi em lớn, nhà bạn em thuê máy về rà thì được hai chum tiền cỡ 5 tạ, nhưng đa phần bị vón cục lại( tầm năm 2002)
Sau này em tìm hiểu thì thấy giai đoạn trịnh nguyễn phân tranh thì đánh nhau to một trận ở khu vực này, em nghĩ là do thắng thua liên tục nên tiền vàng chôn rất nông, cụ tổ em có lẽ nhặt được nên sau này nổi tiếng giàu có cả vùng.
Ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) , cũng có tích chuyện về "kho báu vua Hàm Nghi ".
Đến tận đầu những năm 50 của thế kỷ trước, dân xã Trung Hóa, Hóa Sơn phát hiện được, có tổng cộng có 3 nong phơi lúa tiền chữ “Đại” bằng vàng ròng, mỗi đồng nặng 12 chỉ .

Cho nên, việc thỉnh thoảng đào được kho vàng của người xưa, cũng có thể xẩy ra.
Cảm ơn câu chuyện của bác bitmatbatde ~o)
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
71
Động cơ
1,454 Mã lực
Tuổi
69
Ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) , cũng có tích chuyện về "kho báu vua Hàm Nghi ".
Đến tận đầu những năm 50 của thế kỷ trước, dân xã Trung Hóa, Hóa Sơn phát hiện được, có tổng cộng có 3 nong phơi lúa tiền chữ “Đại” bằng vàng ròng, mỗi đồng nặng 12 chỉ .

Cho nên, việc thỉnh thoảng đào được kho vàng của người xưa, cũng có thể xẩy ra.
Cảm ơn câu chuyện của bác bitmatbatde ~o)
không biết có phải cầm vàn mà để vàng rơi không mà năm 68 chú em đi lính đánh trận đầu chết luôn, giờ chả có ảnh để mà thờ nữa. Chung nỗi buồn dân tộc, sau này bà em tháng đưokc ít tiền mẹ liệt sỹ, cuối đời vẫn tiếc vàng. Nếu cho phép em xin kể chuyện tìm mộ của cậu em, cũng là một góc khuất thời chiến và hậu chiến, không kể ra, thì ít nữa nó cũng vào quên lãng
 
Chỉnh sửa cuối:

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
395
Động cơ
279,682 Mã lực
không biết có phải cầm vàn mà để vàng rơi không mà năm 68 chú em đi lính đánh trận đầu chết luôn, giờ chả có ảnh để mà thờ nữa. Chung nỗi buồn dân tộc, sau này bà em tháng đưokc ít tiền mẹ liệt sỹ, cuối đời vẫn tiếc vàng. Nếu cho phép em xin kể chuyện tìm mộ của cậu em, cũng là một góc khuất thời chiến và hậu chiến, không kể ra, thì ít nữa nó cũng vào quên lãng
Em xin phép đặt chỗ để nghe câu chuyện của bác ạ.
 

kysingheo

Xe buýt
Biển số
OF-307637
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
921
Động cơ
306,237 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 32:

BÃI BẰNG – AI NHỚ


TÚT 5: TẠI SAO TỪ 200 TRIỆU NHẨY LÊN 2 TỶ 8

Như lịch sử đã ghi nhận rằng: Thoạt đầu, Thuỵ Điển chỉ dự định chi ra 200 triệu cua-ron để xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng.

Nhưng tại sao, đến khi quyết toán, số tiền xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng, lại nhẩy lên con số 2 tỷ 8 cua-ron.’

Vấn đề này, lịch sử không ghi.

Vậy, BAOLEO tôi xin tự lý giải, theo sự hiểu biết của mình về:

- thực trạng xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và

- thực trạng xã hội Việt Nam thời kỳ đó.

1/ Đội vốn do những lý do khổng lồ:

BAOLEO chỉ kể 1 lý do.

Khi lập dự toán để xây nhà máy giấy Bãi Bằng, cả VN và TĐ (Thuỵ Điển) chỉ tính đến việc xây nhà máy với đầy đủ các phân xưởng có liên quan.

Giá của các công trình đó, maximum là 200 triệu cua-ron.

Đến khi bắt tay vào xây dựng, xét đến chu trình khép kín của nhà máy, VN thấy lòi ra là phải xây dựng vùng nguyên liệu giấy.

Đến đây, nẩy ra việc phải quy hoạch và xây dựng các vùng rừng, để trồng cây lấy gỗ, làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.

Theo thông lệ và thói quen ăn xin ‘cho ngày nay-cho ngày mai’ của nước ta, VN ta lập quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu -> lớn gấp đôi số lượng cần thiết.

TĐ hiểu rõ điều đó, nhưng nhắm mắt cho qua = => đội vốn viện trợ lần 1.

Khi TĐ đã rót tiền để xây dựng các lâm trường cùng với việc rót tiền cho trồng rừng xong, thì TĐ té ngửa ra rằng: đường bộ để vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy, hoặc là chưa có, hoặc là xấu thảm hại.

VN gãi tai, xin tiếp TĐ cho tiền để nâng cấp hoặc xây dựng mới các tuyến đường vận chuyển đó.

Mà số km đường xin thêm này đâu có ít. Tất cả các Cụ, chúng ta hãy nghĩ đến con số ‘TRĂM’ ki-lo-mét để mà rùng mình.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp. = => đội vốn viện trợ lần thứ n.

Có lâm trường trồng cây nguyên liệu rồi, có đường rồi, TĐ té ngửa ra tiếp, là: VN không có tiền để mua một đội xe vận tải, để cấp riêng và chỉ giành riêng cho nhà máy giấy Bãi Bằng, chỉ để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy. Một việc làm và một tư duy, mà ở những năm 1976-1980, có cắt đầu Tổng bí thư Lê Duẩn đi, ông Lê Duẩn cũng không cho phép có một sự xa xỉ và bất công như thế.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp một đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa. = => đội vốn viện trợ lần thứ n + n.

Những lý do khổng lồ này, có đến HÀNG CHỤC.

2/ Đội vốn do những lý do trung bình:

BAOLEO chỉ kể 2 lý do.

2.1/ Tiền ăn cho công nhân:

Nhìn thấy công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng, xách chiếc cà-mèn đựng bữa ăn trưa.

Nhìn thấy công nhân xây dựng của các nhà thầu, đồng nghiệp của tay Trung Sy hồi xây Toà án Vĩnh Phúc và có cô béo tốt ngủ cùng, những người đang gò lưng xây dựng công trình nhà máy giấy Bãi Bằng, xách gói giấy báo Đảng, đựng bữa ăn trưa.

= = > Trưởng đoàn cố vấn Sveningsson, cùng Đại sứ TĐ tại VN báo cáo về cho Thủ tướng Pan-mơ.

Và một chính sách được ban ra:

-Công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng: được ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

- Công nhân xây dựng của các nhà thầu: được ăn miễn phí 1 bữa sáng, tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

2.2/ Động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng:

Năm 1980, khi cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò, để động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng, TĐ tặng:

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm A: được tặng 1 xe máy của Tây Đức, nhãn hiệu ‘Boss’. Người dân Bãi Bằng gọi là ‘xe con lợn’. Bởi cấu tạo buồn cười của nó là máy nằm ngang. Nhưng khoẻ vô cùng.

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm B: được tặng 1 xe máy đạp Thuỵ Điển.

Xe đạp này nom từa tựa như xe Mi-pha, nhưng đẹp hơn. Đặc biệt, pê-đan, đùi, trục giữa -> KHÔNG liên kết với nhau bằng ren và ‘đinh ca-vét’, MÀ đúc liền khối.

Vì thế, sau khi được tặng, công nhân Bãi Bằng mang đi bán, giá xe này tuy tốt và đẹp hơn Mi-pha, nhưng giá kém hơn, vì khi hỏng là vứt đi, không thay thế được: bộ phận ‘pê-đan, đùi, trục giữa’.

Những lý do trung bình này, có đến HÀNG TRĂM.

3/ Đội vốn do những lý do nhỏ.

BAOLEO xin kể thêm những thứ đội vốn nho nhỏ, nhưng sẽ là hàng tỷ thứ cộng lại. Cụ thể:

Cho đến năm 1980, khi BAOLEO đeo quân hàm thiếu uý, là Chánh OTK của Công ty xây dựng dân dụng, chuyên trách xây dựng Làng Chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Với chức trách được giao, BAOLEO gần như là kề cận như hình với bóng, gần như là 24/24 giờ trong ngày, với tốp 5 người chuyên gia Liên Xô ở dự án này, để đảm bảo chất lượng công trình.

Tuy nhiên, chiếc thước rút 3m hay 5 m để đo kích thước (như trong hình minh hoạ), kể cả 5 tay người Liên Xô kia, cũng như BAOLEO, không hề biết là ‘nó’ đã có tồn tại ở trên đời. Trong khi ‘nó’ là một vật cần cho người thợ, cho người kỹ sư trên công trường xây dựng. Không có ‘nó’, thì cũng như ngày nay, người ta không hiểu sẽ như thế nào, nếu thiếu con Ai-phôn để liên lạc.


Trong khi đó, trên công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, từ năm 1976, kỹ sư TĐ đã phát không ‘nó’ không phải chỉ cho kỹ sư người VN, mà là đến tận tay người thợ xây VN bình thường.

Đương nhiên, một báu vật như thế, một tuyệt phẩm như thế, một thứ kỳ lạ như thế, việc mất là thường xuyên.

Mỗi năm, riêng thước rút 3m hay 5 m, phía TĐ phải nhập về một công-ten-nơ, chỉ để phục riêng cho công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, để phục vụ cho việc bị mất thường xuyên.

= => đội vốn viện trợ lần thứ n + n và n.

Những lý do nhỏ này, có đến HÀNG NGÀN.


4/ Lại kể chuyện, những thiết bị viện trợ không hoàn lại của TĐ, sau khi TĐ rút đi, ‘chúng’ đi đâu:

BAOLEO chỉ kể những câu chuyện, mà BAOLEO là người trong cuộc.


4.1/ Đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa, mà phía TĐ dự định giành riêng, để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy Bãi Bằng.

Sau khi người TĐ ra đi, phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, lập tức ra lệnh điều toàn bộ đội xe 24 chiếc này, về binh đoàn 12 – binh đoàn Trường Sơn.

Đây là những thiết bị báu vật, chỉ nên dành cho quả đấm thép về xây dựng quân đội, nguyên là Đoàn 559 mà phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên từng làm Tư lệnh thời chiến tranh.


4.2/ Kho thực phẩm, giành cho công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng, để ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng, theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển, khi Thuỵ Điển rút đi, có trữ lượng tầm 3 tháng -> được điều về Bộ Lương thực và Thực phẩm, lúc đó do ông Hồ Viết Thắng làm Bộ trưởng. (bố thằng bạn nằm cùng giường ĐH với tôi, tên là Hồ Việt Hà)

4.3/ Lại nhớ một câu chuyện tương tự, ở Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, nơi BAOLEO đã từng gắn bó:

Năm 1994, tổ máy số 8 - tổ máy cuối cùng đi vào vận hành, đây có thể coi là thời điểm kết thúc việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Người Nga rút đi.

Khi ấy, tại Làng chuyên gia Liên Xô (gồm trên 50 khối nhà 5 tầng), tại toà nhà 5 tầng, nơi làm việc của chuyên gia Liên Xô, chỉ tính riêng tủ lạnh và điều hoà, có không dưới MỘT TRĂM NGÀN CHIẾC.


Lúc này, ông Ngô Xuân Lộc là Tổng giám đốc, và Đinh La Thăng là Kế toán trưởng. Hai nhân vật này là thành viên chủ chốt và duy nhất trong việc tháo dỡ hơn một tram ngà chiếc điều hoà và tủ lạnh nói trên, để phân phối miến phí cho các cơ quan Trung ương và cá nhân các lạnh đạo của các cơ quanTrung ương, trong đó có cả Văn phòng Chính phủ.

Có lẽ, đây là lý do mà Đinh La Thăng, lên như diều gập gió chăng?????

++++

Các câu chuyện trên đây của BAOLEO, chỉ là sự khắc hoạ thêm một vài nét, về lòng tốt của TĐ, của ông Pan-mơ, và cung cách làm ăn không giống ai, của VN.

++++ Hình minh hoạ:

-Chiếc xe ô tô Volvo, cùng loại với những chiếc xe mà Thuỷ Điển đã cho không ta, khi xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và
View attachment 8778946

-Hình minh hoạ chiếc thước rút, một vật xa xỉ, mà ở những năm 7x và đầu 8x, không hề có trong trí tưởng tượng của người thợ xây dựng VN.

13.jpg
cháu cũng từng được lên nhà máy giấy Bãi Bằng, cho dù nó đổ nát nhưng cháu thực sự ấn tượng với quy mô của nó. Cháu được nghe nhiều chuyện nhưng chi tiết như của cụ thì mới được nghe lần đầu, và rất buồn nhận ra rằng chúng ta chỉ giỏi đánh nhau chứ ko giỏi xây dựng, nơi nào ở MB nước ta hồi đó cũng phản ánh đúng cái tư duy CCCP :(
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
cháu cũng từng được lên nhà máy giấy Bãi Bằng, cho dù nó đổ nát nhưng cháu thực sự ấn tượng với quy mô của nó. Cháu được nghe nhiều chuyện nhưng chi tiết như của cụ thì mới được nghe lần đầu, và rất buồn nhận ra rằng chúng ta chỉ giỏi đánh nhau chứ ko giỏi xây dựng, nơi nào ở MB nước ta hồi đó cũng phản ánh đúng cái tư duy CCCP :(
Cảm ơn bạn đã hiểu và biết về một thời như thế.

Có lẽ, tôi sẽ sớm viết thêm nhiều bài, ở trong mục 'Góc khuất' này.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
Vào năm 2000, cháu lên Bãi Bằng được nghe kể chuyện một nữ công nhân nhà máy giấy BB lấy một anh chuyên gia. Sau đó theo chồng về Thụy Điển, phát triển trở thành Giám đốc vùng Lâm nghiệp.
Trường hợp cụ thể này thì tôi không được biết.
Nhưng xét về toàn cục tình hình, thì câu chuyện này, hoàn toàn có thể xẩy ra.

Cảm ơn bạn đã thông tin nhé ~o)
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
71
Động cơ
1,454 Mã lực
Tuổi
69
Em xin phép đặt chỗ để nghe câu chuyện của bác ạ.
có lẽ câu chuyện hậu chiến đau lòng nhất là chuyện tìm mộ liệt sỹ, và có lẽ cũng khốn nạn nhất là các nhà ngoại cảm dựa trên nỗi đau của các gia đinh và dân tộc để kiếm ăn. Cậu em, khi ra đi nói rằng chết xanh cỏ sống đỏ ngực nằm lại trên đường 9 nhưng gia đình không biết ở đâu. Có lẽ mất mười mấy năm gia đình đi tìm hết cac nghĩa trang dọc trường sơn để tìm mỗi khi có điều kiện. VÀ rồi nhờ các nhà ngoại cảm đã tìm được trong một mộ vô danh ở nghĩa trang trường sơn. Đem về thờ tự mấy năm rồi phát hiện ra là không phải. Một đội quy tập đã tìm được tên tuổi rõ ràng khắc trên mảnh pháo mộ cậu em, thế là lại lục tục đem trả rồi rước mộ thật về.
Nói về chiêu trò ngoại cảm lừa người có lẽ phải kể ra hàng chương cá cụ ạ.
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
71
Động cơ
1,454 Mã lực
Tuổi
69
cháu cũng từng được lên nhà máy giấy Bãi Bằng, cho dù nó đổ nát nhưng cháu thực sự ấn tượng với quy mô của nó. Cháu được nghe nhiều chuyện nhưng chi tiết như của cụ thì mới được nghe lần đầu, và rất buồn nhận ra rằng chúng ta chỉ giỏi đánh nhau chứ ko giỏi xây dựng, nơi nào ở MB nước ta hồi đó cũng phản ánh đúng cái tư duy CCCP :(
phá dễ hơn xây vạn lần cụ ạ, và chúng ta nghĩ rằng chúng ta giỏi, cái đó là cái tai hại nhất
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
phá dễ hơn xây vạn lần cụ ạ, và chúng ta nghĩ rằng chúng ta giỏi, cái đó là cái tai hại nhất
Đúng là chúng ta nên tự khiêm tốn một chút, có lẽ đã tốt hơn nhiều, bạn nhỉ ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 36:

BA CÁI NHẤT CỦA NGƯỜI PHI CÔNG VIỆT NAM



Chuyện về Phi công Bùi Doãn Độ.

Phi công Bùi Doãn Độ có 3 thứ "lịch sử" chỉ có một:

- Là người cuối cùng bắn rơi F-4 trong cuộc chiến tranh;

- Là người cuối cùng bị F-4 bắn rơi trong chiến tranh;

- Là người đầu tiên và duy nhất bắn rơi được máy bay Mỹ trong không chiến ban đêm được Mỹ thừa nhận (*)


(*) Phía ta thì công nhận chiếc F-4 này là chiếc thứ 5 bị bắn rơi trong đêm.

-4 chiếc bị bắn rơi trước đó gồm 2 chiếc AD-6 của Lâm Văn Lích đêm 3/2/66 và 2 chiếc B-52 đêm 27 và 28/12/72;

-Tất cả 4 chiếc này, Mỹ đều từ chối không thừa nhận.

-Một chiếc B-52 khác là chiếc đầu tiên bị MiG bắn trúng ban đêm mà Mỹ thừa nhận là của phi công Vũ Đình Rạng nhưng không rơi.

Dưới đây tổng hợp các tài liệu Mỹ khẳng định về trường phi công Bùi Doãn Độ.

1/ CHIẾC F-4 ĐẦU TIÊN BỊ BẮN HẠ TRONG ĐÊM, CUỐI CÙNG TRONG CẢ CUỘC CHIẾN, 28/12/1972

Ngày 28/12/1972, F-4E, số đuôi 67-0234 từ sân bay Udorn Thái lan, do Đại úy Wesley Anderson và Thiếu úy Brian Ward lái, làm nhiệm vụ bay tuần chống MiG để bảo vệ B-52 trong chiến dịch Linebacker. Chiếc F-4 số 2 trong tốp mã gọi Vega 2 bị trúng tên lửa Atoll ở độ cao thấp. 2 phi công nhảy dù cách Hà nội 30 miles (gần 50 km) về phía Tây. Chiếc này không những là chiếc cuối cùng của Không quân Mỹ bị MiG bắn rơi, mà nó cũng là chiếc máy bay Mỹ duy nhất bị mất trong không chiến ban đêm trong cuộc chiến.
Tổ bay nhảy dù ở tốc độ rất cao và gần sát đất. Đại úy Anderson gãy cả 2 tay trong lúc ghế phóng, Ward cũng bị thương. Cả 2 bị bắt tù binh, được trao trả vào ngày 12/2 và 29/3/1973.



2/ CHIẾC MIG CUỐI CÙNG BỊ BẮN HẠ, 8/1/1973



Theo sách "Những trận không chiến trên bầu trời Việt nam nhìn từ 2 phía" (Sỹ Hưng, Nam Liên, 2014), đêm 8/1/73, phi công Bùi Doãn Độ cất cánh từ Nội bài lên khu vực Lang Chánh, trong quá trình tìm kiếm mục tiêu đã bị trúng tên lửa phải nhảy dù.

Câu chuyện từ phía Mỹ: https://www.thisdayinaviation.com/8-january-1973/...
"
Biên đội mã gọi Crafty có nhiệm vụ bay tuần chống MiG yểm hộ cho các toán B-52. Biên đội này bay vào miền Bắc Việt nam và thiết lập vùng bay tuần cách Hà nội 70 miles (khoảng 110 km) về phía Tây-Nam. Số 1 do Đại úy Paul và Trung úy Lawrence lái.

Khi đến khu vực tuần phòng, biên đội Crafty được đội dẫn đường trên không (Red Crown) đặt trên tầu USS Long Beah (CGN-9, tàu nguyên tử, có hệ thống radar rất mạnh [xem ảnh]) thông báo có MiG cất cánh từ Phúc yên đang bay hướng Tây Nam về phía đoàn máy bay cường kích. Đội dẫn đường cho F-4 bay hướng Tây Bắc, thông báo MiG bay bằng ở độ cao 13,000 fts (khoảng hơn 4000 m). Trong lúc vẫn bay về hướng Bắc, F-4 tóm được tín hiệu MiG trên màn hình radar từ khoảng cách 60 miles (khoảng 100 km) và duy trì theo dõi suốt quãng đường 2 máy bay tiến lại gần nhau.

Khi khoảng cách còn 30 miles, số 1 lệnh số 2 bỏ thùng dầu phụ dưới bụng. Số 1 và số 2 giảm độ cao xuống 12,000 ft (gần 4000 m), tổ dẫn đường tiếp tục chỉnh hướng tốp F-4 bay chặn, cho bay hướng Đông-Bắc, cho phép bắn. Khi khoảng cách còn khoảng 10 miles (khoảng 17 km), số 1 nhìn thấy luồng khói tăng lực bên phải 20 độ, hơi cao hơn một ít. Phi công lái lệnh phi công vũ khí đưa điểm ngắm radar vào tín hiệu chiếc MiG. Khi khoảng cách còn 6 miles (gần 10 km), F-4 khóa được mục tiêu. Khi khoảng cách còn 4 miles và tốc độ lại gần nhau khoảng 900+ knot, phi công chiếc số 1 bóp cò. Tên lửa rơi xuống, lăn nhẹ sang trái, bám theo luồng khói, và nổ cách đuôi MiG khoảng 50 fts (gần 20 m). F-4 bắn thêm 1 quả ở khoảng cách 2 miles (3+ km), tên lửa hơi vòng đón đầu rồi đâm thẳng vào chiếc MiG, trúng thân, khiến MiG nổ và vỡ làm 3 mảnh.

Sau khí kiểm tra thấy không còn chiếc MiG nào khác, biên đội Crafty quay trở lại quỹ đạo tuần phòng trong thời gian còn lại chuyến bay.

Chiếc MiG-21 mà Howman và Kullman bắn rơi là chiến công cuối cùng của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt nam.

"

HÌNH MINH HOẠ

1/ Tổ radar dẫn đường đánh chặn Red Crown đặt trên chiến hạm này ngoài khơi biển Đông
Tổ radar dẫn đường đánh chặn Red Crown đặt trên chiến hạm này ngoài khơi biển Đông.jpg


2/ Sau khi giải ngũ, A Độ bay Lái chính ATR-72 1993-2010 cho VietnamAirlines rất giỏi và điềm đạm.

271600298_10159892834077774_8393292088329821997_n.jpg


3/ Các tư liệu khác của Mỹ, khi nói về anh Độ.

270252389_2138932519587864_3182425571298134720_n.jpg


271765710_2138926222921827_6728751920579911787_n.jpg


4/ Hình ảnh của anh Độ, khi còn trong quân ngũ
Doãn Độ.jpg
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
71
Động cơ
1,454 Mã lực
Tuổi
69
Đúng là chúng ta nên tự khiêm tốn một chút, có lẽ đã tốt hơn nhiều, bạn nhỉ ~o)
việt nam có rất nhiều người giỏi, nhưng các cụ ngẫm xem nó là hiện tượng chứ ko phải bản chất. năm sau nữa là 80 năm lập quốc rồi, đủ một đời người nhưng chúng ta sản sinh ra quá ít nhân tài, có thì cũng là ít hiện tượng cá biệt, và nhờ nước ngoài nuôi, các đại trí thức của ta phần nhiều là do nước ngoài đào tạo, đó là nỗi đau
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,394
Động cơ
268,078 Mã lực
cháu cũng từng được lên nhà máy giấy Bãi Bằng, cho dù nó đổ nát nhưng cháu thực sự ấn tượng với quy mô của nó. Cháu được nghe nhiều chuyện nhưng chi tiết như của cụ thì mới được nghe lần đầu, và rất buồn nhận ra rằng chúng ta chỉ giỏi đánh nhau chứ ko giỏi xây dựng, nơi nào ở MB nước ta hồi đó cũng phản ánh đúng cái tư duy CCCP :(
Cụ nói đúng. Cái giỏi đánh giặc (động từ: đánh = phá hủy, hủy diệt) của người Việt về bản chất đối lập với kỹ năng xây dựng, giữ gìn, kinh doanh, phát triển.
Mất nửa thế kỷ để chuyển hóa bản năng săn bắn chém giết sang trồng trọt chăn nuôi.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,394
Động cơ
268,078 Mã lực
phá dễ hơn xây vạn lần cụ ạ, và chúng ta nghĩ rằng chúng ta giỏi, cái đó là cái tai hại nhất
Giỏi phá cũng là giỏi. Ăn không được thì đạp đổ, không cho kẻ khác ăn còn chúng ta thì bò lê liếm giày, là 200% đúng đấy cụ.
Nhưng khi giành lại được mâm cơm, thì đừng ngu dại đập phá nữa vì nó là của đằng mình rồi. Cái đó là quán tính.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,394
Động cơ
268,078 Mã lực
Đúng là chúng ta nên tự khiêm tốn một chút, có lẽ đã tốt hơn nhiều, bạn nhỉ ~o)
Đúng là cần khiêm tốn, nhưng phải rõ ràng chứ không thể phủ nhận tất cả cụ ạ. Có những dân tộc không giỏi kháng chiến, và tự lụi tàn, ngay trên nền lãnh thổ đất nước ta. Bản năng chiến đấu và bản năng giành chiến thắng sau cùng là gien xuất sắc vô địch của người Việt. Điều đó là điểm tựa. VN là 1 trong số chừng không quá 10 dân tộc trên thế giới có bản năng này.
Tụi em đi phượt xuyên Việt và tự hỏi sao cha ông ta có thể vượt hàng mấy chục cái đèo để mở rộng lãnh thổ đến vậy. Ngay TQ có mỗi cái ải Chi Lăng nhưng không đồng hóa đc dân tộc VN.
Đó là nền tảng vĩ đại, điểm tựa tinh thần. Chính Mc Namara đã nói với Đại tướng VNG (theo em nhớ) rằng nếu các ông chỉ đoàn kết, anh dũng, chịu đựng hy sinh, quyết tâm chiến đấu đến cùng, thì chúng tôi cũng sẽ bóp vụn các ông. Nhưng ngoài ra, các ông còn thông minh, trí tuệ, bản lĩnh (hơn chúng tôi) vì thế các ông mới thắng. Cái đó chứng minh cho sức mạnh tinh thần, thể chất, trí tuệ của người Việt. Điều này tuyệt đối không được phép phủ nhận hay khiêm tốn giả vờ. Vì như thế là tự sát.
Vậy còn xây dựng, phát triển?
Lật bàn tay lại là xong.
Phải tin rằng chúng ta có sức mạnh để phát triển, sánh vai được với thiên hạ, thì mới làm được, và đang làm được.
Lưu ý rằng chiến tranh là sự dồn nén bùng nổ ở mức đỉnh điểm của sự cạnh tranh kinh tế, văn hóa giữa các lực lượng. Thắng trong chiến tranh chính là kết quả chứng minh cho sức mạnh hội tụ tổng hợp của 1 lực lượng trước đó. Do đó nó chính là nền tảng cho phát triển.
Chẳng qua quán tính của tư duy chiến tranh quá lớn nên cần thời gian để chuyển hóa đầu đạn hạt nhân >> lò hạt nhân sản xuất điện. Ví von thế.
Cuối cùng, khiêm tốn khác với tự ti. Chúng ta mắc mớ gì phải tự ti.
"Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây!". Đó vừa là khiêm tốn, vừa là tự tôn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top