[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 32:

BÃI BẰNG – AI NHỚ

TÚT 4: NHỚ

Ông Dương Nguyên Thưởng, quản đốc đầu tiên của phân xưởng xeo giấy Bãi Bằng đã 82 tuổi.

Ông vẫn có thói quen là buổi chiều hay đi dạo trong "làng Thụy Điển". Những ngôi biệt thự gỗ phong cách bắc Âu đã mục nát nằm im lìm trong những tán thông hầu như không có khách đến thăm. Ông nhớ về những ngày Quốc Khánh Thụy Điển, những bữa tiệc ngoài trời, rượu vang, cá trích và những bài acapella họ cùng nhau hát thâu đêm bên bể bơi. Bể bơi giờ đã không có nước, cóc bò ngổn ngang quanh những đường ống, dây thừng vứt dưới đáy.

Ông vẫn đều đặn nhận được những cuộc gọi qua mạng xã hội của những người bạn Thụy Điển trong dự án năm xưa.

- Bãi Bằng sao rồi?

- À, vẫn thế thôi, vẫn chưa có sân bay.

(Còn tiếp)

++++HÌNH MINH HOẠ

Hồi Bãi Bằng chưa là khúc vĩ thanh.

1/ Làng Thụy Điển - Bãi Bằng - mùa Hè năm 1979

08 - Làng Thụy Điển - Bãi Bằng - mùa Hè năm 1979.jpg


2/ Làng Thụy Điển - Bãi Bằng - mùa Hè năm 1979

09 - Làng Thụy Điển - Bãi Bằng - mùa Hè năm 1979-02.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 32:

BÃI BẰNG – AI NHỚ

TÚT 5: TẠI SAO TỪ 200 TRIỆU NHẨY LÊN 2 TỶ 8

Như lịch sử đã ghi nhận rằng: Thoạt đầu, Thuỵ Điển chỉ dự định chi ra 200 triệu cua-ron để xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng.

Nhưng tại sao, đến khi quyết toán, số tiền xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng, lại nhẩy lên con số 2 tỷ 8 cua-ron.’

Vấn đề này, lịch sử không ghi.

Vậy, BAOLEO tôi xin tự lý giải, theo sự hiểu biết của mình về:

- thực trạng xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và

- thực trạng xã hội Việt Nam thời kỳ đó.

1/ Đội vốn do những lý do khổng lồ:

BAOLEO chỉ kể 1 lý do.

Khi lập dự toán để xây nhà máy giấy Bãi Bằng, cả VN và TĐ (Thuỵ Điển) chỉ tính đến việc xây nhà máy với đầy đủ các phân xưởng có liên quan.

Giá của các công trình đó, maximum là 200 triệu cua-ron.

Đến khi bắt tay vào xây dựng, xét đến chu trình khép kín của nhà máy, VN thấy lòi ra là phải xây dựng vùng nguyên liệu giấy.

Đến đây, nẩy ra việc phải quy hoạch và xây dựng các vùng rừng, để trồng cây lấy gỗ, làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.

Theo thông lệ và thói quen ăn xin ‘cho ngày nay-cho ngày mai’ của nước ta, VN ta lập quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu -> lớn gấp đôi số lượng cần thiết.

TĐ hiểu rõ điều đó, nhưng nhắm mắt cho qua = => đội vốn viện trợ lần 1.

Khi TĐ đã rót tiền để xây dựng các lâm trường cùng với việc rót tiền cho trồng rừng xong, thì TĐ té ngửa ra rằng: đường bộ để vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy, hoặc là chưa có, hoặc là xấu thảm hại.

VN gãi tai, xin tiếp TĐ cho tiền để nâng cấp hoặc xây dựng mới các tuyến đường vận chuyển đó.

Mà số km đường xin thêm này đâu có ít. Tất cả các Cụ, chúng ta hãy nghĩ đến con số ‘TRĂM’ ki-lo-mét để mà rùng mình.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp. = => đội vốn viện trợ lần thứ n.

Có lâm trường trồng cây nguyên liệu rồi, có đường rồi, TĐ té ngửa ra tiếp, là: VN không có tiền để mua một đội xe vận tải, để cấp riêng và chỉ giành riêng cho nhà máy giấy Bãi Bằng, chỉ để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy. Một việc làm và một tư duy, mà ở những năm 1976-1980, có cắt đầu Tổng bí thư Lê Duẩn đi, ông Lê Duẩn cũng không cho phép có một sự xa xỉ và bất công như thế.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp một đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa. = => đội vốn viện trợ lần thứ n + n.

Những lý do khổng lồ này, có đến HÀNG CHỤC.

2/ Đội vốn do những lý do trung bình:

BAOLEO chỉ kể 2 lý do.

2.1/ Tiền ăn cho công nhân:

Nhìn thấy công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng, xách chiếc cà-mèn đựng bữa ăn trưa.

Nhìn thấy công nhân xây dựng của các nhà thầu, đồng nghiệp của tay Trung Sy hồi xây Toà án Vĩnh Phúc và có cô béo tốt ngủ cùng, những người đang gò lưng xây dựng công trình nhà máy giấy Bãi Bằng, xách gói giấy báo Đảng, đựng bữa ăn trưa.

= = > Trưởng đoàn cố vấn Sveningsson, cùng Đại sứ TĐ tại VN báo cáo về cho Thủ tướng Pan-mơ.

Và một chính sách được ban ra:

-Công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng: được ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

- Công nhân xây dựng của các nhà thầu: được ăn miễn phí 1 bữa sáng, tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

2.2/ Động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng:

Năm 1980, khi cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò, để động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng, TĐ tặng:

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm A: được tặng 1 xe máy của Tây Đức, nhãn hiệu ‘Boss’. Người dân Bãi Bằng gọi là ‘xe con lợn’. Bởi cấu tạo buồn cười của nó là máy nằm ngang. Nhưng khoẻ vô cùng.

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm B: được tặng 1 xe máy đạp Thuỵ Điển.

Xe đạp này nom từa tựa như xe Mi-pha, nhưng đẹp hơn. Đặc biệt, pê-đan, đùi, trục giữa -> KHÔNG liên kết với nhau bằng ren và ‘đinh ca-vét’, MÀ đúc liền khối.

Vì thế, sau khi được tặng, công nhân Bãi Bằng mang đi bán, giá xe này tuy tốt và đẹp hơn Mi-pha, nhưng giá kém hơn, vì khi hỏng là vứt đi, không thay thế được: bộ phận ‘pê-đan, đùi, trục giữa’.

Những lý do trung bình này, có đến HÀNG TRĂM.

3/ Đội vốn do những lý do nhỏ.

BAOLEO xin kể thêm những thứ đội vốn nho nhỏ, nhưng sẽ là hàng tỷ thứ cộng lại. Cụ thể:

Cho đến năm 1980, khi BAOLEO đeo quân hàm thiếu uý, là Chánh OTK của Công ty xây dựng dân dụng, chuyên trách xây dựng Làng Chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Với chức trách được giao, BAOLEO gần như là kề cận như hình với bóng, gần như là 24/24 giờ trong ngày, với tốp 5 người chuyên gia Liên Xô ở dự án này, để đảm bảo chất lượng công trình.

Tuy nhiên, chiếc thước rút 3m hay 5 m để đo kích thước (như trong hình minh hoạ), kể cả 5 tay người Liên Xô kia, cũng như BAOLEO, không hề biết là ‘nó’ đã có tồn tại ở trên đời. Trong khi ‘nó’ là một vật cần cho người thợ, cho người kỹ sư trên công trường xây dựng. Không có ‘nó’, thì cũng như ngày nay, người ta không hiểu sẽ như thế nào, nếu thiếu con Ai-phôn để liên lạc.


Trong khi đó, trên công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, từ năm 1976, kỹ sư TĐ đã phát không ‘nó’ không phải chỉ cho kỹ sư người VN, mà là đến tận tay người thợ xây VN bình thường.

Đương nhiên, một báu vật như thế, một tuyệt phẩm như thế, một thứ kỳ lạ như thế, việc mất là thường xuyên.

Mỗi năm, riêng thước rút 3m hay 5 m, phía TĐ phải nhập về một công-ten-nơ, chỉ để phục riêng cho công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, để phục vụ cho việc bị mất thường xuyên.

= => đội vốn viện trợ lần thứ n + n và n.

Những lý do nhỏ này, có đến HÀNG NGÀN.


4/ Lại kể chuyện, những thiết bị viện trợ không hoàn lại của TĐ, sau khi TĐ rút đi, ‘chúng’ đi đâu:

BAOLEO chỉ kể những câu chuyện, mà BAOLEO là người trong cuộc.


4.1/ Đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa, mà phía TĐ dự định giành riêng, để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy Bãi Bằng.

Sau khi người TĐ ra đi, phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, lập tức ra lệnh điều toàn bộ đội xe 24 chiếc này, về binh đoàn 12 – binh đoàn Trường Sơn.

Đây là những thiết bị báu vật, chỉ nên dành cho quả đấm thép về xây dựng quân đội, nguyên là Đoàn 559 mà phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên từng làm Tư lệnh thời chiến tranh.


4.2/ Kho thực phẩm, giành cho công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng, để ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng, theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển, khi Thuỵ Điển rút đi, có trữ lượng tầm 3 tháng -> được điều về Bộ Lương thực và Thực phẩm, lúc đó do ông Hồ Viết Thắng làm Bộ trưởng. (bố thằng bạn nằm cùng giường ĐH với tôi, tên là Hồ Việt Hà)

4.3/ Lại nhớ một câu chuyện tương tự, ở Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, nơi BAOLEO đã từng gắn bó:

Năm 1994, tổ máy số 8 - tổ máy cuối cùng đi vào vận hành, đây có thể coi là thời điểm kết thúc việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Người Nga rút đi.

Khi ấy, tại Làng chuyên gia Liên Xô (gồm trên 50 khối nhà 5 tầng), tại toà nhà 5 tầng, nơi làm việc của chuyên gia Liên Xô, chỉ tính riêng tủ lạnh và điều hoà, có không dưới MỘT TRĂM NGÀN CHIẾC.


Lúc này, ông Ngô Xuân Lộc là Tổng giám đốc, và Đinh La Thăng là Kế toán trưởng. Hai nhân vật này là thành viên chủ chốt và duy nhất trong việc tháo dỡ hơn một tram ngà chiếc điều hoà và tủ lạnh nói trên, để phân phối miến phí cho các cơ quan Trung ương và cá nhân các lạnh đạo của các cơ quanTrung ương, trong đó có cả Văn phòng Chính phủ.

Có lẽ, đây là lý do mà Đinh La Thăng, lên như diều gập gió chăng?????

++++

Các câu chuyện trên đây của BAOLEO, chỉ là sự khắc hoạ thêm một vài nét, về lòng tốt của TĐ, của ông Pan-mơ, và cung cách làm ăn không giống ai, của VN.

++++ Hình minh hoạ:

-Chiếc xe ô tô Volvo, cùng loại với những chiếc xe mà Thuỷ Điển đã cho không ta, khi xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và
1728618158145.png


-Hình minh hoạ chiếc thước rút, một vật xa xỉ, mà ở những năm 7x và đầu 8x, không hề có trong trí tưởng tượng của người thợ xây dựng VN.

13.jpg
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,927
Động cơ
437,864 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Em đã có dịp được vào nhà máy giấy Bãi bằng.
Cảm ơn Thụy điển đã giúp đỡ chúng ta trong lúc khó khăn
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,676
Động cơ
723,250 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 32:

BÃI BẰNG – AI NHỚ


TÚT 5: TẠI SAO TỪ 200 TRIỆU NHẨY LÊN 2 TỶ 8

Như lịch sử đã ghi nhận rằng: Thoạt đầu, Thuỵ Điển chỉ dự định chi ra 200 triệu cua-ron để xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng.

Nhưng tại sao, đến khi quyết toán, số tiền xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng, lại nhẩy lên con số 2 tỷ 8 cua-ron.’

Vấn đề này, lịch sử không ghi.

Vậy, BAOLEO tôi xin tự lý giải, theo sự hiểu biết của mình về:

- thực trạng xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và

- thực trạng xã hội Việt Nam thời kỳ đó.

1/ Đội vốn do những lý do khổng lồ:

BAOLEO chỉ kể 1 lý do.

Khi lập dự toán để xây nhà máy giấy Bãi Bằng, cả VN và TĐ (Thuỵ Điển) chỉ tính đến việc xây nhà máy với đầy đủ các phân xưởng có liên quan.

Giá của các công trình đó, maximum là 200 triệu cua-ron.

Đến khi bắt tay vào xây dựng, xét đến chu trình khép kín của nhà máy, VN thấy lòi ra là phải xây dựng vùng nguyên liệu giấy.

Đến đây, nẩy ra việc phải quy hoạch và xây dựng các vùng rừng, để trồng cây lấy gỗ, làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.

Theo thông lệ và thói quen ăn xin ‘cho ngày nay-cho ngày mai’ của nước ta, VN ta lập quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu -> lớn gấp đôi số lượng cần thiết.

TĐ hiểu rõ điều đó, nhưng nhắm mắt cho qua = => đội vốn viện trợ lần 1.

Khi TĐ đã rót tiền để xây dựng các lâm trường cùng với việc rót tiền cho trồng rừng xong, thì TĐ té ngửa ra rằng: đường bộ để vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy, hoặc là chưa có, hoặc là xấu thảm hại.

VN gãi tai, xin tiếp TĐ cho tiền để nâng cấp hoặc xây dựng mới các tuyến đường vận chuyển đó.

Mà số km đường xin thêm này đâu có ít. Tất cả các Cụ, chúng ta hãy nghĩ đến con số ‘TRĂM’ ki-lo-mét để mà rùng mình.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp. = => đội vốn viện trợ lần thứ n.

Có lâm trường trồng cây nguyên liệu rồi, có đường rồi, TĐ té ngửa ra tiếp, là: VN không có tiền để mua một đội xe vận tải, để cấp riêng và chỉ giành riêng cho nhà máy giấy Bãi Bằng, chỉ để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy. Một việc làm và một tư duy, mà ở những năm 1976-1980, có cắt đầu Tổng bí thư Lê Duẩn đi, ông Lê Duẩn cũng không cho phép có một sự xa xỉ và bất công như thế.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp một đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa. = => đội vốn viện trợ lần thứ n + n.

Những lý do khổng lồ này, có đến HÀNG CHỤC.

2/ Đội vốn do những lý do trung bình:

BAOLEO chỉ kể 2 lý do.

2.1/ Tiền ăn cho công nhân:

Nhìn thấy công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng, xách chiếc cà-mèn đựng bữa ăn trưa.

Nhìn thấy công nhân xây dựng của các nhà thầu, đồng nghiệp của tay Trung Sy hồi xây Toà án Vĩnh Phúc và có cô béo tốt ngủ cùng, những người đang gò lưng xây dựng công trình nhà máy giấy Bãi Bằng, xách gói giấy báo Đảng, đựng bữa ăn trưa.

= = > Trưởng đoàn cố vấn Sveningsson, cùng Đại sứ TĐ tại VN báo cáo về cho Thủ tướng Pan-mơ.

Và một chính sách được ban ra:

-Công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng: được ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

- Công nhân xây dựng của các nhà thầu: được ăn miễn phí 1 bữa sáng, tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

2.2/ Động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng:

Năm 1980, khi cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò, để động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng, TĐ tặng:

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm A: được tặng 1 xe máy của Tây Đức, nhãn hiệu ‘Boss’. Người dân Bãi Bằng gọi là ‘xe con lợn’. Bởi cấu tạo buồn cười của nó là máy nằm ngang. Nhưng khoẻ vô cùng.

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm B: được tặng 1 xe máy đạp Thuỵ Điển.

Xe đạp này nom từa tựa như xe Mi-pha, nhưng đẹp hơn. Đặc biệt, pê-đan, đùi, trục giữa -> KHÔNG liên kết với nhau bằng ren và ‘đinh ca-vét’, MÀ đúc liền khối.

Vì thế, sau khi được tặng, công nhân Bãi Bằng mang đi bán, giá xe này tuy tốt và đẹp hơn Mi-pha, nhưng giá kém hơn, vì khi hỏng là vứt đi, không thay thế được: bộ phận ‘pê-đan, đùi, trục giữa’.

Những lý do trung bình này, có đến HÀNG TRĂM.

3/ Đội vốn do những lý do nhỏ.

BAOLEO xin kể thêm những thứ đội vốn nho nhỏ, nhưng sẽ là hàng tỷ thứ cộng lại. Cụ thể:

Cho đến năm 1980, khi BAOLEO đeo quân hàm thiếu uý, là Chánh OTK của Công ty xây dựng dân dụng, chuyên trách xây dựng Làng Chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Với chức trách được giao, BAOLEO gần như là kề cận như hình với bóng, gần như là 24/24 giờ trong ngày, với tốp 5 người chuyên gia Liên Xô ở dự án này, để đảm bảo chất lượng công trình.

Tuy nhiên, chiếc thước rút 3m hay 5 m để đo kích thước (như trong hình minh hoạ), kể cả 5 tay người Liên Xô kia, cũng như BAOLEO, không hề biết là ‘nó’ đã có tồn tại ở trên đời. Trong khi ‘nó’ là một vật cần cho người thợ, cho người kỹ sư trên công trường xây dựng. Không có ‘nó’, thì cũng như ngày nay, người ta không hiểu sẽ như thế nào, nếu thiếu con Ai-phôn để liên lạc.


Trong khi đó, trên công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, từ năm 1976, kỹ sư TĐ đã phát không ‘nó’ không phải chỉ cho kỹ sư người VN, mà là đến tận tay người thợ xây VN bình thường.

Đương nhiên, một báu vật như thế, một tuyệt phẩm như thế, một thứ kỳ lạ như thế, việc mất là thường xuyên.

Mỗi năm, riêng thước rút 3m hay 5 m, phía TĐ phải nhập về một công-ten-nơ, chỉ để phục riêng cho công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, để phục vụ cho việc bị mất thường xuyên.

= => đội vốn viện trợ lần thứ n + n và n.

Những lý do nhỏ này, có đến HÀNG NGÀN.


4/ Lại kể chuyện, những thiết bị viện trợ không hoàn lại của TĐ, sau khi TĐ rút đi, ‘chúng’ đi đâu:

BAOLEO chỉ kể những câu chuyện, mà BAOLEO là người trong cuộc.


4.1/ Đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa, mà phía TĐ dự định giành riêng, để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy Bãi Bằng.

Sau khi người TĐ ra đi, phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, lập tức ra lệnh điều toàn bộ đội xe 24 chiếc này, về binh đoàn 12 – binh đoàn Trường Sơn.

Đây là những thiết bị báu vật, chỉ nên dành cho quả đấm thép về xây dựng quân đội, nguyên là Đoàn 559 mà phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên từng làm Tư lệnh thời chiến tranh.


4.2/ Kho thực phẩm, giành cho công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng, để ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng, theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển, khi Thuỵ Điển rút đi, có trữ lượng tầm 3 tháng -> được điều về Bộ Lương thực và Thực phẩm, lúc đó do ông Hồ Viết Thắng làm Bộ trưởng. (bố thằng bạn nằm cùng giường ĐH với tôi, tên là Hồ Việt Hà)

4.3/ Lại nhớ một câu chuyện tương tự, ở Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, nơi BAOLEO đã từng gắn bó:

Năm 1994, tổ máy số 8 - tổ máy cuối cùng đi vào vận hành, đây có thể coi là thời điểm kết thúc việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Người Nga rút đi.

Khi ấy, tại Làng chuyên gia Liên Xô (gồm trên 50 khối nhà 5 tầng), tại toà nhà 5 tầng, nơi làm việc của chuyên gia Liên Xô, chỉ tính riêng tủ lạnh và điều hoà, có không dưới MỘT TRĂM NGÀN CHIẾC.


Lúc này, ông Ngô Xuân Lộc là Tổng giám đốc, và Đinh La Thăng là Kế toán trưởng. Hai nhân vật này là thành viên chủ chốt và duy nhất trong việc tháo dỡ hơn một tram ngà chiếc điều hoà và tủ lạnh nói trên, để phân phối miến phí cho các cơ quan Trung ương và cá nhân các lạnh đạo của các cơ quanTrung ương, trong đó có cả Văn phòng Chính phủ.

Có lẽ, đây là lý do mà Đinh La Thăng, lên như diều gập gió chăng?????

++++

Các câu chuyện trên đây của BAOLEO, chỉ là sự khắc hoạ thêm một vài nét, về lòng tốt của TĐ, của ông Pan-mơ, và cung cách làm ăn không giống ai, của VN.

++++ Hình minh hoạ:

-Chiếc xe ô tô Volvo, cùng loại với những chiếc xe mà Thuỷ Điển đã cho không ta, khi xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và
View attachment 8778946

-Hình minh hoạ chiếc thước rút, một vật xa xỉ, mà ở những năm 7x và đầu 8x, không hề có trong trí tưởng tượng của người thợ xây dựng VN.

13.jpg
Nhắc đến xe, em sinh ra và lớn lên ở Việt Trì, đến những năm 2010, những chiếc Ran Rover (tất nhiên đã thanh lý) của nhà máy giấy vẫn chạy ầm ầm trên đường
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 33:

CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.


TÚT 1: KHỞI NGUỒN CỦA NHỮNG TIN ĐỒN


1/ Gốc tích của số vàng:

Đây là số 16 tấn vàng, là ngân khoản dự trữ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, cất trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào thời điểm tháng 4 năm 1975, khoảnh khắc cuối cùng của sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa.

Số vàng này gồm 1.234 thỏi, nặng khoảng 16 tấn, trị giá khoảng 220 triệu USD triệu đô-la Mỹ theo giá vàng vào thời điểm đó.


2 / Nguồn gốc của tin đồn - đưa 16 tấn vàng ra nước ngoài:

++++ Để cứu vãn sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ VNCH, hay ít ra cũng làm chậm nó, từ đầu tháng 4, khi hy vọng được Mỹ viện trợ khẩn cấp đã gần như không còn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lập một kế hoạch khác để vay tiền cho Việt Nam Cộng hòa.

Ông Thiệu đã cử ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Ả Rập Xê Út, đề nghị quốc vương Haled tiếp tục đồng ý cho Việt Nam Cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta (vua Faisal) đã hứa trước khi bị hạ sát.

Nhưng để đạt được giải pháp tài chính nhanh hơn nữa, Nguyễn Văn Thiệu cử tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng ngày 15 tháng 4 bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến vận động hành lang để vay 3 tỉ USD từ chính phủ Mỹ, với 4 khoản thế chấp là:

- tài nguyên dầu hỏa và nông nghiệp của Việt Nam Cộng hòa,

- số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay, và

- 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.

Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, thư ông Thiệu gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có đoạn:

-….."Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do"…….


++++ Cũng từ đầu tháng 4, Nguyễn Tiến Hưng đã đề nghị giải pháp dùng vàng dự trữ để mua vũ khí cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là "nỗ lực phòng thủ cuối cùng" và đề xuất các phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài.

Số vàng dự trữ lúc đó còn 16 tấn, trị giá khoảng 220 triệu USD (theo giá vàng lúc đó) được giao cho Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia Lê Quang Uyển phụ trách chuyển ra ngoại quốc để thế chấp.



++++Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd's ở Luân Đôn. Nhưng thông tin bị lộ ra ngoài.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 33:

CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.



TÚT 2: TIN ĐỒN


1/ Tin đồn lan truyền:

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đưa tin "tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam".

Không chỉ BBC, AP, mà nhiều tờ báo khác như Los Angeles Times lúc đó cũng đăng tin.

Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tờ Chính Luận ngày 16 tháng 4 đăng tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ: "Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi lọ". Và: "Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu".

= = = > Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ bị dư luận chỉ trích.



2/ Đại sứ Mỹ Graham Martin can thiệp để giúp chuyển vàng đi.

Để hy vọng làm tan đi mối nghi ngờ xung quanh vụ việc, Martin thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu gửi vàng vào Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York (Federal Reserve Bank of New York), nơi nhiều nước khác cũng gửi tài sản. Nguyễn Văn Thiệu đồng ý.

Ngày 16 tháng 4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì vấn đề bảo hiểm cũng được dàn xếp xong.

Sáng ngày 25 tháng 4, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhứt tại Sài Gòn, sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam "trước 7 giờ sáng ngày 27 tháng 4".



3/ Kế hoạch chuyển vàng bất thành:

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Xuân Lộc - tuyến phòng thủ cuối cùng cho Sài Gòn, người đưa ra quyết định chuyển vàng ra nước ngoài là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức.

Dù ông Thiệu đã từ chức không còn quyền hành gì, nhưng nhiều người vẫn không muốn sự có mặt của ông tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng đó. Tân tổng thống Trần Văn Hương khuyên ông nên sớm rời khỏi Việt Nam.

Khi Nguyễn Văn Thiệu hết quyền Tổng thống, những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo, cựu phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ thời chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.

Sáng ngày 24 tháng 4 (một ngày trước khi ông Thiệu rời Việt Nam), ông Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định hoãn vô thời hạn việc chuyển vàng ra khỏi Việt Nam, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.



Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này, nhưng ông không cố gắng thuyết phục tổng thống Hương hủy bỏ lệnh ấy, mà quyết định tạm để vàng ở lại, vì nó có thể nâng cao vị thế của chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi thương lượng với quân Giải phóng.

Ông lệnh cho chiếc máy bay tiếp tục đợi cho đến nửa đêm ngày 27 tháng 4 năm 1975.

Ngày 27 tháng 1 năm 1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình trước Quốc hội Mỹ về chuyện 16 tấn vàng:

-"...Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của Việt Nam Cộng hòa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.

-"Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của Việt Nam Cộng hòa ) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang ở New York."

-"Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi...".
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 33:

CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.



TÚT 3:

Thực hư về lời đồn: ông Thiệu đem theo 16 tấn vàng chạy ra nước ngoài:


1/ Tình tiết của tin đồn:

Thực ra, việc Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch chuyển 16 tấn vàng này ra nước ngoài (với sự giúp sức của Mỹ) để mua vũ khí là có thật, nhưng kế hoạch này đã bất thành do ông Thiệu phải từ chức trước khi kế hoạch được thực hiện.

Đêm 25 tháng 4, với sự hộ vệ của các nhân viên CIA Mỹ, cùng với cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu ra đi với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (qua đời ngày 5 tháng 4).

Ông Thiệu không còn quyền lực gì đối với 16 tấn vàng, khi đó vẫn nằm nguyên trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Chỉ có dư luận thì vẫn bán tín bán nghi về tin đồn tổng thống mang vàng đi.

Thậm trí, dựa trên thông tin đọc từ báo chí nước ngoài, trong hồi ký "Đại thắng mùa xuân", Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đã mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.



= = => Vậy, về phía Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thông tin chính thức về lời đồn: ‘ông Thiệu đem theo 16 tấn vàng chạy ra nước ngoài’ = = > được chính thức công bố như thế nào ???



2/ Hóa giải lời đồn thổi về việc Ông Thiệu ăn cắp 16 tấn vàng:

Trong nhiều năm sau chiến tranh, những người biết rõ số phận của 16 tấn vàng tại các cơ quan chức năng nhà nước CHXHCN Việt Nam, đã không quan tâm đến việc đính chính tin đồn.

Sau này, khi thông tin đã rõ hơn được phổ biến rộng rãi và khi được hỏi:

-Tại sao lâu nay Nhà nước Việt Nam không đính chính ?

Ông Lữ Minh Châu, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trả lời:

- "Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu".

:D :D :D

Thực tế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào cáo buộc Nguyễn Văn Thiệu chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài.

Tất cả những tin đồn về Nguyễn Văn Thiệu và 16 tấn vàng đều xuất phát từ báo chí quốc tế và từ các binh lính, sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng hòa bất mãn với ông Thiệu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 33:
CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.



TÚT 4: Số phận 16 tấn vàng trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975:


1/ Cho đến 10 giờ sáng ngày 30/04/1975:

Lúc này, kho ngân khố của VNCH, bao gồm cả 16 tấn vàng, vẫn là tài sản của Chính quyền VNCH. Vậy nên, các nhân viên bảo vệ ngân hàng ở đây và người thiếu tá cảnh sát của Chính quyền Sài Gòn trong ca gác lúc đó, phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn nó, là đúng với chức trách nhiệm vụ và nghĩa vụ cũng như lương tâm của họ.

2/ Sau khi ông Minh tuyên bố đầu hàng:

Sau khi ông Dương Văn Minh ra lệnh toàn bộ các lục lượng vũ trang phía VN CH buông súng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/04/1975, về mặt pháp lý và lo-gic, = => tất cả các nhân viên bảo vệ ngân hàng ở đây và người thiếu tá cảnh sát của Chính quyền Sài Gòn trong ca gác lúc đó -> mặc nhiên hết trách nhiệm và nghĩa vụ.

= = = > kho ngân khố của VNCH, bao gồm cả 16 tấn vàng -> mặc nhiên được coi là vô chủ.

3/ Cho đến 10 giờ sáng ngày 01/05/1975:

Mãi đến tầm 10 giờ sáng ngày 1/5/1975, đơn vị C282.Q được giao nhiệm vụ vào tiếp quản và bảo vệ Ngân hàng Quốc gia ở số 17 Bến Chương Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TP.HCM ở số 8 đường Võ Văn Kiệt, Quận 1), mới đến tiếp quản kho ngân khố này.

Thời điểm mới đến tiếp quản, đơn vị C282.Q cũng chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng, mà không biết bên trong có gì.

4/ Thời gian giao thời:

4.1/Như vậy là từ 10 giờ sáng ngày 30/04/1975, đến tận 10 giờ sáng ngày 01/05/1975, kho ngân khố của VNCH, bao gồm cả 16 tấn vàng = = => là hoàn toàn được bảo vệ một cách tự nguyện của:

-“…tất cả các nhân viên bảo vệ ngân hàng ở đây và người thiếu tá cảnh sát của Chính quyền Sài Gòn trong ca gác từ hôm 29/04/1975”.

4.2/ Tại thời điểm giao thời: từ sáng ngày 30/04/1975 đến sáng ngày 01/05/1975 -> 16 tấn vàng trên, và các tài sản khác, là do nhân viên chế độ cũ, thành tâm bảo vệ cho nước Việt.

5/ Bình luận của Baoleo:
-Tất cả các nhân viên bảo vệ ngân hàng ở đây và người thiếu tá cảnh sát của Chính quyền Sài Gòn trong ca gác từ hôm 29/04/1975 = = = > > thực sự là những người dân yêu nước Việt, có phẩm chất tư cách đạo đức cao cả, và có tấm lòng thơm thảo, thiện nguyện.

-Nên nhớ, tại thời điểm ngày 30/04/1975, toàn bộ ngân khố của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc XHCN), chỉ có vẻn vẹn và tất tần tật là khoảng 800 kí lô (tám tạ) vàng vụn các kiểu (một chút vàng lá, nhẫn, đồ trang sức, và cả …vàng cám). Chi tiết này sẽ được nói đến trong các bài sau.

6/ Nhận xét của chỉ huy cách mạng:

Ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, nói về những nhân viên bảo vệ ngân hàng của chế độ cũ NHƯ SAU:

  • "HỌ đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là: bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện".


7/ Ngày 2 tháng 5, cựu Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hảo gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, ông trình bày chi tiết về câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.


8/ Nhưng mãi đến tận Đầu tháng 6 năm 1975, Huỳnh Bửu Sơn - người giữ chìa khóa kho vàng và Lê Minh Kiêm - người giữ mã số của các hầm bạc, mới được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia cùng đơn vị tiếp quản tiến hành kiểm kê các kho tiền và vàng của chế độ cũ. Số tiền và vàng nằm trong kho khớp đúng với sổ sách từng chi tiết nhỏ.

(Còn tiếp)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 33:
CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.


TÚT 5: Câu chuyện của đơn vị tiếp quản kho vàng 16 tấn:


1/ Nhiệm vụ đặc biệt:

Tháng 12/1974, C282.Q Công an nhân dân vũ trang (đơn vị B17 tại Hà Tĩnh) nhận lệnh hành quân vào Nam để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. C282.Q được giao làm nhiệm vụ đi đầu để bảo vệ đoàn của Trung ương Cục miền Nam tiến về Sài Gòn. Các xe đều được trang bị súng chống tăng B41, sẵn sàng chiến đấu nhưng đơn vị của ông Duyệt không phải dùng tới một viên đạn nào.

-"Thật sự mà nói những ngày đó, khi đất nước ngừng tiếng súng là chúng tôi đã sướng lắm rồi. Không thể tả nổi niềm vui sướng đó. Không biết nước mắt ở đâu mà đứa nào cũng đỏ hoe, không phải chỉ 1 ngày mà 2- 3 ngày", ông Duyệt kể.

Sáng sớm ngày 1/5/1975, đơn vị C282.Q được giao nhiệm vụ vào tiếp quản và bảo vệ Ngân hàng Quốc gia ở số 17 Bến Chương Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TP.HCM ở số 8 đường Võ Văn Kiệt, Quận 1).

Thời điểm mới đến tiếp quản, ông Duyệt cùng đồng đội chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Chỉ khi tham gia nhóm kiểm kê, ông cùng với Chỉ huy trưởng là ông Đặng Hồng Minh và Chính trị viên là ông Bùi Bá Lân mới biết đến sự tồn tại của 16 tấn vàng cùng khối tài sản khổng lồ vốn là ngân khoản dự trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau đó, các thành viên trong ban chỉ huy đã thông tin cho anh em trong đơn vị được biết để cùng nhau chung sức bảo vệ “huyết mạch kinh tế” của quốc gia.

2/ Ký ức về nhiệm vụ đặc biệt:

Trong ký ức về nhiệm vụ đặc biệt ấy, ông Hoàng Minh Duyệt không bao giờ quên được khoảnh khắc khi cùng nhóm kiểm kê, đặt chân vào tầng hầm dự trữ của Ngân hàng Quốc gia, bởi đây là lần đầu tiên trong đời, ông nhìn thấy vàng nhiều đến thế.

1.234 thoi vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng khoảng 12-14kg, tất cả đều khắc số hiệu và tuổi vàng. Ngoài ra còn có ngoại tệ, các đồng tiền vàng cổ, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau. Tất cả đều được đặt trong những chiếc tủ sắt đặt trong hầm chứa.

Ông Duyệt kể cụ thể:

-“Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa trụ sở lúc đó ngổn ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát.

Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội hình bảo vệ tòa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không hề biết trong đó có 16 tấn vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo thỉnh thoảng có đến ngân hàng làm việc gì đó.

Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân hàng Quốc gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.

Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế.

Tôi thò tay định cầm thử một thỏi lên, anh Huỳnh Bửu Sơn thấy vậy phì cười: “Không xuống tấn để lấy ‘thế’ thì khó mà nhấc được”. Quả thật, một thỏi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo.

Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn. Tôi và Sơn lúc ấy còn rất trẻ và cùng lứa tuổi với nhau.

Chỉ cách đó vài hôm, chúng tôi là hai người thuộc hai chế độ khác nhau, còn bây giờ chúng tôi hay ngồi đánh cờ và tâm sự với nhau trong hòa bình... Sơn nói: “Mình sẽ không ra đi, mình ở lại VN và góp chút sức mình cho xứ sở...”.

Chúng tôi lúc ấy ngồi trên một đống vàng, nhưng những khao khát xen lẫn suy tư về ngày mai còn nặng hơn số vàng 16 tấn kia”.

Và sau 11 tháng, kể từ khi tiếp quản Ngân hàng Quốc gia cho đến khi bàn giao lại lại tài sản cho cán bộ phụ trách mới vào tháng 3/1976, công việc của đơn vị C282.Q mới kết thúc.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 33:
CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.


TÚT 5:
Câu chuyện của Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn:

(Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN. Ông Huỳnh Bửu Sơn, từng là người quản lý kho vàng nhiều năm với tư cách là lãnh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Sài Gòn).



Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975. Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.

Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người.

Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi.

Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách.

Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của mình cho xứ sở.

Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai).

Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo.

Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.

Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số.

Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.

Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ.

Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.

Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.

+++++ Lần kiểm kê cuối cùng:

Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên.

Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn.

Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện.

Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.

Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất.

Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.

Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998).

Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng.

Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau...

Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền CỔ này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó.

Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng.

Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.

Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam.

Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.


HÌNH ẢNH MINH HỌA

-Hình 1:

Bảng kê VÀNG dù cũ, hoen ố nhưng vẫn luôn được ông Hoàng Minh Duyệt cất giữ cẩn thận như tài sản quý giá.

n1.jpg



-Hình 2:

Bên cạnh bảng kê tài sản, ông Duyệt vẫn còn giữ con dấu Ngân hàng Quốc gia của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa.

n2.jpg



-Hình 3:

Ông Hoàng Minh Duyệt hăng say kể về câu chuyện tiếp quản 16 tấn vàng.

n3.jpg


-Hình 4:

Ông Nguyễn Xuân Dũng (bên trái) và ông Đặng Tài Ô (bên phải) là những người chiến sĩ của Đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia vào ngày giải phóng cách đây 45 năm.

n4.jpg


-Hình 5:

Trụ sở Ngân hàng quốc gia (nay là Ngân hàng Nhà nước VN tại TP.HCM) - nơi cất giữ 16 tấn vàng vào tháng 4-1975

n5.jpg



-Hình 6:

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN

n6.jpg



-Hình 7:

Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt

n7.jpg


-Hình 8:

Minh họa kho chứa VÀNG.

n8.jpg



+++++++++

Mời các Cụ đón đọc số sau:

- Số phận 16 tấn vàng ấy ra sao, nó đâu rồi, và….
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Hay quá cụ Baoleo, may mà vụ thế chấp tài nguyên dầu hỏa và nông nghiệp không thành
Vụ này mà thành, tiền đã về. Thì khi tiếp quản, ta có tiếp quản luôn số tiền này và đứng ra nhận nợ thay cho chính quyền cũ ko nhỉ? Hay chỉ tiếp quản thôi, còn khoản thế chấp là của chính quyền cũ, ta không có trách nhiệm phải trả? Tổng quát hơn cụ Baoleo cho em hỏi là khi tiếp quản, các tài sản của chính quyền cũ ở nước ngoài (tiền gửi ngân hàng, các khoàn cho vay, bđs,...) ta có tiếp quản ko? và các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ ta cũng có đồng thời tiếp quản ko?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Vụ này mà thành, tiền đã về. Thì khi tiếp quản, ta có tiếp quản luôn số tiền này và đứng ra nhận nợ thay cho chính quyền cũ ko nhỉ? Hay chỉ tiếp quản thôi, còn khoản thế chấp là của chính quyền cũ, ta không có trách nhiệm phải trả? Tổng quát hơn cụ Baoleo cho em hỏi là khi tiếp quản, các tài sản của chính quyền cũ ở nước ngoài (tiền gửi ngân hàng, các khoàn cho vay, bđs,...) ta có tiếp quản ko? và các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ ta cũng có đồng thời tiếp quản ko?
Về nguyên tắc, khi tiếp quản:
1/ các tài sản của chính quyền cũ ở nước ngoài (tiền gửi ngân hàng, các khoàn cho vay, bđs,...) ta có tiếp quản ko?
Câu trả lời là có.

2/ và các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ ta cũng có đồng thời tiếp quản ko?
Câu trả lời là có.

Cảm ơn bác đã trao đổi và theo dõi tút nhé. ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Bài này chắc cũng lâu rồi, cụ Huỳnh Bửu Sơn mất năm 2022 , cũng gần 80 chứ không phong độ như trong ảnh đâu.
Đúng như bạn nói, bài tôi viết thì mới, nhưng tư liệu trích dẫn là có từ trước.
Cảm ơn bạn nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 33:
CÂU CHUYỆN 16 TẤN VÀNG.


TÚT 6: Còm thêm về chuyên công nợ giữa chính quyền cũ và chính quyền mới.



Nhân có bác hỏi về chuyện công nợ giữa chính quyền cũ và chính quyền mới, Baoleo tôi xin kể 1 câu chuyện, mà chính tôi là người chứng kiến.

Đó là câu chuyện:

CHI TIẾT CƯỜI RA NƯỚC MẮT – KHI TA - BÀN GIAO LẠI SỨ QUÁN MỸ Ở SÀI GÒN -CHO MỸ.

Năm 1975, sau khi giải phóng Sài Gòn, Toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, được giao cho Dầu khí Việt Nam làm trụ sở phía Nam.

Từ năm 1990 đến năm 1998, bạn tôi – Trần Huy Quang – là Giám đốc Trung tâm thông tin Dầu khí, đóng ở tầng 7 của Toà nhà này.

Trong các năm 1994-1998, khi qua lại Sài Gòn công tác, tôi thường xuyên lên tầng 7 Toà Đại sứ, để chơi với Quang – bạn tôi.

Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất và tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn được giao lại cho Hoa Kỳ để làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu chuyện cười ra nước mắt là ở năm 1997 – 1998 đó.

Năm 1997, sau khi có thông tin chính thức là sẽ bàn giao lại Toà đại sứ lại cho Mỹ, và Trụ sở phía Nam của Dầu khí, sẽ chuyển đi nơi khác, thì câu chuyện cười ra nước mắt bước vào giai đoạn cao trào.

Tôi không biết ở các tầng khác thế nào.

Nhưng tôi biết cụ thể là ở tầng 7, bạn tôi ra lệnh cho các nhân viên:

-Những ai, đã chót tháo các phụ kiện trong bình nước xả ở xí bệt mang về nhà, nay đem trả lại để lắp như cũ.

Tất nhiên là không ai nhận.

Cuối cùng, bên Dầu khí phải mua mới ở chợ đen, toàn bộ các phụ kiện thiết bị vệ sinh ở toàn bộ 7 tầng, để lắp trả.

Tương tự như vậy, tất cả các bóng đèn, công tắc, ổ cắm, khoá của và vân vân..

  • Tất thẩy, Dầu khí phải xuất quỹ ra mua mới, để lắp trả cho Toà đại sứ, như trước tháng tư năm 1975.
Nghe nói, chi phí cũng khá tiền.


Năm 1998, sau khi Mỹ nhận bàn giao từ Dầu khí xong, bèn ra một thông báo khóc ra tiếng MÁN cho tất cả quân ta:

-Phía Mỹ sẽ thuê nhà thầu, phá dỡ ‘bình địa’ toà nhà cũ đến tận móng, để xây dựng những hạng mục kiến trúc khác trong khuôn viên tổng lãnh sự quán.

++++ Cánh ta khóc lần 1, vì tiếc công trang bị cho Toà nhà mới toàn bộ.

+++ Một nhà thầu Việt Nam được chọn để phá dỡ, với kinh phí thắng thầu là 200 ngàn đô la Mỹ.

Cánh ta khóc lần 2.

+++ Khi tiến hành phá dỡ, nhà thầu nọ tháo dỡ cẩn thận các thiết bị vệ sinh, các cánh cửa và vân vân, để bán ‘lạc-xoong’.

Cánh ta khóc lần 3, vì nhà thầu kia, “ăn đậm” quá.

++++ Khi phá dỡ, nhà thầu nọ tháo dỡ cẩn thận các tấm kính chống đạn, được lắp ở mặt ngoài Toà nhà, bán lại cho 1 nhà thầu Thái Lan.

Riêng số kính này, giang hồ đồn là nhà thầu nọ, thu về 2 triệu đô-la Mỹ.

Cánh ta khóc lần thứ n.


+++++Câu cửa miệng, để khoả lấp nỗi buồn là:

-Đúng là ăn chơi kiểu Mỹ.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Nhưng ta cũng nhận lại toà nhà đsq của chính quyền miền Nam tại Mỹ và cũng làm đsq. Em nhớ ko nhầm là ở Massachuset Ave. ở Washington DC. Em đã đến và nhớ nó nhìn ra 1 vườn hoa nhỏ hình tam giác. Ai muốn tụ tập biểu ngữ hay gì đó thì xin mời đứng bên đó. Ném gì hay chạy sang bên vỉa hè bên này là police đứng sẵn đó vào việc ngay. Tuy nhiên theo em được bạn bên BNG nói thì bđs giá trị nhất ta tiếp quản là toà nhà đsq Việt Nam hiện giờ ở London. Nhưng em mới chỉ được xem bên ngoài, chưa được vào trong như đsq mình bên Mỹ.
 

Phè Văn Phỡn

Xì hơi lốp
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,458
Động cơ
60,387 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 32:

BÃI BẰNG – AI NHỚ


TÚT 5: TẠI SAO TỪ 200 TRIỆU NHẨY LÊN 2 TỶ 8

Như lịch sử đã ghi nhận rằng: Thoạt đầu, Thuỵ Điển chỉ dự định chi ra 200 triệu cua-ron để xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng.

Nhưng tại sao, đến khi quyết toán, số tiền xây tặng Việt Nam nhà máy giấy Bãi Bằng, lại nhẩy lên con số 2 tỷ 8 cua-ron.’

Vấn đề này, lịch sử không ghi.

Vậy, BAOLEO tôi xin tự lý giải, theo sự hiểu biết của mình về:

- thực trạng xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và

- thực trạng xã hội Việt Nam thời kỳ đó.

1/ Đội vốn do những lý do khổng lồ:

BAOLEO chỉ kể 1 lý do.

Khi lập dự toán để xây nhà máy giấy Bãi Bằng, cả VN và TĐ (Thuỵ Điển) chỉ tính đến việc xây nhà máy với đầy đủ các phân xưởng có liên quan.

Giá của các công trình đó, maximum là 200 triệu cua-ron.

Đến khi bắt tay vào xây dựng, xét đến chu trình khép kín của nhà máy, VN thấy lòi ra là phải xây dựng vùng nguyên liệu giấy.

Đến đây, nẩy ra việc phải quy hoạch và xây dựng các vùng rừng, để trồng cây lấy gỗ, làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.

Theo thông lệ và thói quen ăn xin ‘cho ngày nay-cho ngày mai’ của nước ta, VN ta lập quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu -> lớn gấp đôi số lượng cần thiết.

TĐ hiểu rõ điều đó, nhưng nhắm mắt cho qua = => đội vốn viện trợ lần 1.

Khi TĐ đã rót tiền để xây dựng các lâm trường cùng với việc rót tiền cho trồng rừng xong, thì TĐ té ngửa ra rằng: đường bộ để vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy, hoặc là chưa có, hoặc là xấu thảm hại.

VN gãi tai, xin tiếp TĐ cho tiền để nâng cấp hoặc xây dựng mới các tuyến đường vận chuyển đó.

Mà số km đường xin thêm này đâu có ít. Tất cả các Cụ, chúng ta hãy nghĩ đến con số ‘TRĂM’ ki-lo-mét để mà rùng mình.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp. = => đội vốn viện trợ lần thứ n.

Có lâm trường trồng cây nguyên liệu rồi, có đường rồi, TĐ té ngửa ra tiếp, là: VN không có tiền để mua một đội xe vận tải, để cấp riêng và chỉ giành riêng cho nhà máy giấy Bãi Bằng, chỉ để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy. Một việc làm và một tư duy, mà ở những năm 1976-1980, có cắt đầu Tổng bí thư Lê Duẩn đi, ông Lê Duẩn cũng không cho phép có một sự xa xỉ và bất công như thế.

Đã đâm lao, đành phải theo lao. Thủ tướng Pan-mơ nghiến răng cho tiếp một đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa. = => đội vốn viện trợ lần thứ n + n.

Những lý do khổng lồ này, có đến HÀNG CHỤC.

2/ Đội vốn do những lý do trung bình:

BAOLEO chỉ kể 2 lý do.

2.1/ Tiền ăn cho công nhân:

Nhìn thấy công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng, xách chiếc cà-mèn đựng bữa ăn trưa.

Nhìn thấy công nhân xây dựng của các nhà thầu, đồng nghiệp của tay Trung Sy hồi xây Toà án Vĩnh Phúc và có cô béo tốt ngủ cùng, những người đang gò lưng xây dựng công trình nhà máy giấy Bãi Bằng, xách gói giấy báo Đảng, đựng bữa ăn trưa.

= = > Trưởng đoàn cố vấn Sveningsson, cùng Đại sứ TĐ tại VN báo cáo về cho Thủ tướng Pan-mơ.

Và một chính sách được ban ra:

-Công nhân, những người tương lai sẽ vận hành nhà máy giấy Bãi Bằng: được ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

- Công nhân xây dựng của các nhà thầu: được ăn miễn phí 1 bữa sáng, tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng ->theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển.

2.2/ Động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng:

Năm 1980, khi cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò, để động viên để công nhân gắn bó với nhà máy giấy Bãi Bằng, TĐ tặng:

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm A: được tặng 1 xe máy của Tây Đức, nhãn hiệu ‘Boss’. Người dân Bãi Bằng gọi là ‘xe con lợn’. Bởi cấu tạo buồn cười của nó là máy nằm ngang. Nhưng khoẻ vô cùng.

-Ai đã gắn bó với nhà máy theo số năm B: được tặng 1 xe máy đạp Thuỵ Điển.

Xe đạp này nom từa tựa như xe Mi-pha, nhưng đẹp hơn. Đặc biệt, pê-đan, đùi, trục giữa -> KHÔNG liên kết với nhau bằng ren và ‘đinh ca-vét’, MÀ đúc liền khối.

Vì thế, sau khi được tặng, công nhân Bãi Bằng mang đi bán, giá xe này tuy tốt và đẹp hơn Mi-pha, nhưng giá kém hơn, vì khi hỏng là vứt đi, không thay thế được: bộ phận ‘pê-đan, đùi, trục giữa’.

Những lý do trung bình này, có đến HÀNG TRĂM.

3/ Đội vốn do những lý do nhỏ.

BAOLEO xin kể thêm những thứ đội vốn nho nhỏ, nhưng sẽ là hàng tỷ thứ cộng lại. Cụ thể:

Cho đến năm 1980, khi BAOLEO đeo quân hàm thiếu uý, là Chánh OTK của Công ty xây dựng dân dụng, chuyên trách xây dựng Làng Chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Với chức trách được giao, BAOLEO gần như là kề cận như hình với bóng, gần như là 24/24 giờ trong ngày, với tốp 5 người chuyên gia Liên Xô ở dự án này, để đảm bảo chất lượng công trình.

Tuy nhiên, chiếc thước rút 3m hay 5 m để đo kích thước (như trong hình minh hoạ), kể cả 5 tay người Liên Xô kia, cũng như BAOLEO, không hề biết là ‘nó’ đã có tồn tại ở trên đời. Trong khi ‘nó’ là một vật cần cho người thợ, cho người kỹ sư trên công trường xây dựng. Không có ‘nó’, thì cũng như ngày nay, người ta không hiểu sẽ như thế nào, nếu thiếu con Ai-phôn để liên lạc.


Trong khi đó, trên công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, từ năm 1976, kỹ sư TĐ đã phát không ‘nó’ không phải chỉ cho kỹ sư người VN, mà là đến tận tay người thợ xây VN bình thường.

Đương nhiên, một báu vật như thế, một tuyệt phẩm như thế, một thứ kỳ lạ như thế, việc mất là thường xuyên.

Mỗi năm, riêng thước rút 3m hay 5 m, phía TĐ phải nhập về một công-ten-nơ, chỉ để phục riêng cho công trường xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, để phục vụ cho việc bị mất thường xuyên.

= => đội vốn viện trợ lần thứ n + n và n.

Những lý do nhỏ này, có đến HÀNG NGÀN.


4/ Lại kể chuyện, những thiết bị viện trợ không hoàn lại của TĐ, sau khi TĐ rút đi, ‘chúng’ đi đâu:

BAOLEO chỉ kể những câu chuyện, mà BAOLEO là người trong cuộc.


4.1/ Đội xe vận tải VOLVO 20 tấn, gồm 24 chiếc mới cứng cựa, mầu xanh rêu, đẹp như nàng công chúa, mà phía TĐ dự định giành riêng, để dùng vào việc vận chuyển gỗ nguyên liệu từ các cánh rừng trồng về đến nhà máy Bãi Bằng.

Sau khi người TĐ ra đi, phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, lập tức ra lệnh điều toàn bộ đội xe 24 chiếc này, về binh đoàn 12 – binh đoàn Trường Sơn.

Đây là những thiết bị báu vật, chỉ nên dành cho quả đấm thép về xây dựng quân đội, nguyên là Đoàn 559 mà phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên từng làm Tư lệnh thời chiến tranh.


4.2/ Kho thực phẩm, giành cho công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng, để ăn miễn phí 1 bữa sáng và 1 bữa trưa tại căng-tin của nhà máy giấy Bãi Bằng, theo tiêu chuẩn Thuỵ Điển, khi Thuỵ Điển rút đi, có trữ lượng tầm 3 tháng -> được điều về Bộ Lương thực và Thực phẩm, lúc đó do ông Hồ Viết Thắng làm Bộ trưởng. (bố thằng bạn nằm cùng giường ĐH với tôi, tên là Hồ Việt Hà)

4.3/ Lại nhớ một câu chuyện tương tự, ở Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, nơi BAOLEO đã từng gắn bó:

Năm 1994, tổ máy số 8 - tổ máy cuối cùng đi vào vận hành, đây có thể coi là thời điểm kết thúc việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Người Nga rút đi.

Khi ấy, tại Làng chuyên gia Liên Xô (gồm trên 50 khối nhà 5 tầng), tại toà nhà 5 tầng, nơi làm việc của chuyên gia Liên Xô, chỉ tính riêng tủ lạnh và điều hoà, có không dưới MỘT TRĂM NGÀN CHIẾC.


Lúc này, ông Ngô Xuân Lộc là Tổng giám đốc, và Đinh La Thăng là Kế toán trưởng. Hai nhân vật này là thành viên chủ chốt và duy nhất trong việc tháo dỡ hơn một tram ngà chiếc điều hoà và tủ lạnh nói trên, để phân phối miến phí cho các cơ quan Trung ương và cá nhân các lạnh đạo của các cơ quanTrung ương, trong đó có cả Văn phòng Chính phủ.

Có lẽ, đây là lý do mà Đinh La Thăng, lên như diều gập gió chăng?????

++++

Các câu chuyện trên đây của BAOLEO, chỉ là sự khắc hoạ thêm một vài nét, về lòng tốt của TĐ, của ông Pan-mơ, và cung cách làm ăn không giống ai, của VN.

++++ Hình minh hoạ:

-Chiếc xe ô tô Volvo, cùng loại với những chiếc xe mà Thuỷ Điển đã cho không ta, khi xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng, và
View attachment 8778946

-Hình minh hoạ chiếc thước rút, một vật xa xỉ, mà ở những năm 7x và đầu 8x, không hề có trong trí tưởng tượng của người thợ xây dựng VN.

13.jpg
Chết cười. Đúng nghèo đói sinh nhiều tệ nạn cụ nhỉ.
Chuyện thật khi anh chị em mới đặt chân lên đất TD.
Vào siêu thị xin móng giò, loại ở VN hầm cho bà bầu ăn nhưng bên ấy nó vứt đi. Sau nó thấy xin nhiều quá nó hỏi:
- sao mày xin nhiều thế?
- vì nhà tao nuôi nhiều chó.
- ồ vậy hả, chắc nhà mày phải giàu lắm.:))
Sau nó thấy vào xin liên tục thế là nó không cho nữa mà quay ra bán nhưng giá cũng rẻ như cho.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 34:
16 TẤN VÀNG ĐÃ ĐI ĐÂU


Tút 2/ Chiến dịch bán …vàng, của ta:


1/ Gian nan trên con đường đi bán …vàng:

Việc bán vàng này, hoàn toàn không đơn giản như nhiều lãnh đạo của của ta nghĩ.

Bởi nguồn vàng của chính quyền Sài Gòn thì có, nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VN Cộng Hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại:

- “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ, củ tỷ là hơn 800 kí –lô vàng hổ lốn), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và “vàng của các nguồn khác”.

-Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”:

+ Vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg,

+Vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg.

+Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ.

+Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".

---- ------

(Ghi chú: ‘Vàng của các nguồn khác’ chính là dùng phần lớn số dầu thô mà hồi còn chiến tranh, Tổng thống Xát-đam của I-Raq, cho VN vay và múc thỏa mái. VN ta có nhờ ‘một ông anh xã hội’, sang I-Rắc múc dầu theo ủy quyền của ta, rồi đem dầu đó, đi xử lý trong ‘hộp đen’ nào đó. Đoạn, quy ra tiền và vàng, gửi vào ‘nhà Băng’ mà sổ Tiết kiệm ghi tên ta.

Sau này, những năm cuối 198x, Baoleo đã theo lệnh của chính phủ VN, dẫn một đoàn quân sang I-Raq để làm trả nợ. Và rồi ở đó, nhà cháu đã gập nàng Dalia, như các câu chuyện đã kể về thời làm bạn với tổng thống Xát-Đam ở I-Raq đấy).


----------

- "Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó.

Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô và có lý lịch cũng như xuất xứ trong sạch.

Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường, vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN”.

Nhắc lại thế bí này, ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank kể:

- “VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới”.

“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN”



Ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở AU được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.

(Còn tiếp)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 34:
16 TẤN VÀNG ĐÃ ĐI ĐÂU



Tút 3/ Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot:


Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên:

-“Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong.

Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.


Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được, để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô.

Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng AU trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.

Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết:

-“Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi, tiếp quản của ngân hàng VN cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác.

(phần lớn số AU trong đó là do vay dầu của I-Raq, rồi bán và gửi ngân hàng).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top