[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG’


TÚT 2/ RA NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG ĐỂ ĐẦU HÀNG:



Trên thế giới, chuyện ra hàng của cả đơn vị - không phải là điều hiếm gập.

Thời thế chiến hai, tại mặt trận Xít-ta-lin-gờ-rát, sau khi bị bao vây, thống chế Pau-lốt của phát xít Đức đã quyết định đem cả một tập đoàn quân ra đầu hàng Hồng quân Liên xô, chả cần quyết nghị gì hết.

Tại Việt Nam, thời Điện Biên, tướng Đờ Cát cũng đem nguyên một binh đoàn ra đầu hàng quân đội ta, cũng chả cần nghị quyết.

Gần đấy nhất, là năm 1972, tại căn cứ hỏa lực Ca-rôn, còn gọi là căn cứ Tân Lâm hay đồi 244, trung tá Đính của VNCH cũng đem nguyên một trung đoàn ra đầu hàng Quân giải phóng, chỉ bằng một quyết định đầy tính chịu trách nhiệm của bản thân người chỉ huy.

Ấy thế nhưng, hồi đó, sự điều hành của quân đội Trung Quốc thì lại khác.

Đầu tiên là họp chi ủy (có thêm 2 lãnh đạo trung đoàn tham gia) để ra nghị quyết. Có nghị quyết của chi ủy rồi, thì chi ủy và ban chỉ huy đại đội sơn cước này mới cử 3 tên mang cờ trắng, lò dò đi xuống chân núi, xin gập chỉ huy của ta để thương thảo đầu hàng.

(Nói cho công bằng, tại thời điểm ấy, quân ta cũng…’giật cả nẩy mình’ vì bất ngờ. Đột ngột từ đâu xuất hiện một tốp thám báo sơn cước trang bị đầy mình ở giữa trận địa của ta thì cũng ..khá là bàng hoàng).

Bên ta đồng ý nhưng vẫn bố trí hỏa lực canh chừng. Ba tên trở lên hang núi nơi chúng cố thủ. Ta chờ mãi không thấy chúng xuống liền bắn một phát ĐK 82 cảnh cáo. Rồi sau thì cũng thấy chúng lũ lượt kéo xuống. Toàn bộ đại đội sơn cước, gồm cả 2 cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn tăng cường, là tròn 104 tên.

Lý do quân Trung Quốc lâu không xuống hàng, thì té ra là, các ‘tồng chí’ Trung Quốc hết sức tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo của Đ…..ảng.

Tức là, sau khi ra nghị quyết của chi ủy và cử 3 tên đi đi thương thuyết, biết chắc là được việc rồi, thì chúng còn phải họp chi bộ để ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đó họp Chi đoàn Thanh niên để quán triệt nghị quyết của chi bộ. Rồi chi đoàn cũng ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đến và sau rốt là họp Hội đồng quân nhân để cho các ‘tồng chí’ không phải là đ…..ảng viên-Đ….oàn viên quán triệt nốt. Nên mới lâu thế.

Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.

Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:

-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’


Xin nói thêm. Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.

Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm ở Bảo tàng Quân đội ta ở Hà Nội, hồi chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.

Do không cần hô: ‘Thấu xéng chiu sâu khoan tai’ mà đã bắt được đại đội sơn cước này, nên Cao Bằng đã ghi dấu có nhiều cái ‘nhất’. Đó là:

1-Bắt nhiều tù binh quân bành trướng Bắc Kinh trong 1 trận đánh nhất;

2- Bắt được sỹ quan cao cấp nhất của quân bành trướng Bắc Kinh trong toàn bộ cuộc chiến 17/02/1979;

3- Thu được nguyên vẹn trang bị chiến đấu của quân bành trướng Bắc Kinh nhiều nhất. Và nhiều cái nhất nữa.

++++ Hình minh hoạ:

-Ảnh của báo Quân đội về vũ khí của đại đội sơn cước tù binh.

1724197077929.png


-Ảnh vũ khí của đại đội sơn cước, lúc chụp ảnh vẫn còn để trong hang đá, nơi đại đội sơn cước Trung Quốc tạm trú qua đêm.

1724197121015.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG’


TÚT 3/ NHỮNG CHUYỆN KHI QUÂN TRUNG QUỐC NẰM TRONG TRẠI GIAM:


Xin kể thêm một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi nằm trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:

1/ Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ).

Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại.

Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm.

Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!


2/ Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng chịch để cán bộ nghe được dễ hơn.

Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình.

Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.


3/ Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào.

Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không.

Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân…

Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về.

Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).


4/ Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối…

Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng.

Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.

++++ Hình minh hoạ:

Đại đội sơn cước tù binh tại sân vận động thị xã Thái Nguyên

1724197821077.png
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG’


TÚT 4/ ỨNG XỬ CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC



Từ tháng 5 đến tháng 6.1979, hai nước Trung – Việt tiến hành 5 đợt trao trả tù binh tại cửa khẩu Hữu Nghị nằm giữa Lạng Sơn và Quảng Tây. Đến ngày 22.6.1979, TOÀN BỘ tù binh Trung Quốc, gồm 239 người (thực ra là 238 người và hài cốt 1 tù binh bị chết trong trại do bị thương), đã được Việt Nam trao cho phía Trung Quốc.

Tất cả họ bị đưa về “Lớp học tập” ở sân bay Ngô Vu ở ngoại ô Nam Ninh để thẩm tra.

Trong thời gian đó, Dương Dũng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đích thân dẫn đoàn cán bộ xuống Quân đoàn 50 điều tra, tổng kết, xử lý vụ việc được coi là “ô nhục chưa từng có trong lịch sử quân đội” (câu chuyện đang kể bên trên).

Kết quả sử lý kỷ luật của quân đội Trung Quốc như sau:

1/ Phó tư lệnh quân đoàn 50 là Quan Khoát Minh (trong tổ công tác nằm vùng của quân đoàn 50) bị kỷ luật cách chức, giáng cấp xuống cấp sư đoàn, trong quyết định kỷ luật ghi rõ: “tham sống sợ chết”.

2/ Phó tư lệnh quân đoàn 50 là Lâm Trung Hòa (trong tổ công tác nằm vùng của quân đoàn 50) bị giáng chức.

3/ Phó chính ủy quân đoàn 50 là Hầu Bồi Tụ (trong tổ công tác nằm vùng của quân đoàn 50) bị cảnh cáo trong đảng.

4/ Các cán bộ chỉ huy sư đoàn 150 là: Sư đoàn trưởng là Lưu Đồng Sinh, Chính ủy Dương Chấn Đạo -> bị kỷ luật.

5/ Các cán bộ chỉ huy của trung đoàn 448 gồm: trung đoàn trưởng Lý Thiệu Văn, Chính ủy Lý Triệu Bích, 3 trung đoàn phó: Hồ Khánh Trung, Lan Văn Bân, Vương Bảo Nhân, 3 phó chính ủy: Long Đức Xương, Điền Văn Siêu, Vương Khiêm Trí và Tham mưu trưởng Cao Lập Hoa, Tham mưu phó Phó Bồi Đức cũng bị kỷ luật hoặc điều chỉnh.

6/ Còn các cán bộ chỉ huy có trách nhiệm chính trong vụ đầu hàng tập thể của Trung đoàn 448 bị xử lý kỷ luật và chuyển cho tòa án quân sự trừng phạt. Cụ thể:

Lý Hòa Bình, đại đội trưởng và Phùng Tăng Mẫn, chính trị viên Đại đội 8 đặc nhiệm thuộc Tiểu đoàn 2 bị nhận án 10 năm tù giam vì tội “phản bội đầu hàng”.

7/ Vụ việc được đưa thành giáo trình phản diện - điển hình của việc tăng cường chỉ huy trong quân đội.

8/ Về biên chế tổ chức, trong đợt điều chỉnh biên chế quân đội năm 1985, Quân đoàn 50 và Sư đoàn 150 với 4 trung đoàn trực thuộc cũng bị xóa phiên hiệu, vĩnh viễn không tồn tại trong biên chế của quân đội Trung Quốc nữa.

9/ Chưa hết, nỗi đau ô nhục này, với quân đội Trung Quốc là quá lớn. Nên bài học này thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc nhắc lại để làm bài học. Cụ thể:

-Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên mạng “Chiến lược” Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12.11.2013. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc.

-Trang Sohu.com ngày 6.9.2018 cũng chạy tiêu đề “Trận nhục nhã nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh, sau khi về nước Trung đoàn trưởng bị tống giam, Phó tư lệnh quân đoàn bị bãi chức”.

+++ Hình minh hoạ:
Tài liệu của Bộ Tổng Tham mưu, nói về sự kiện này.

1724198165224.png


1724198181481.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG’


TÚT 5/ BÌNH LUẬN THÊM VỀ ẢNH THAM KHẢO:


-Ảnh 1 và 2: Đây là 2 tấm hình được nhiều người biết nhất. Tấm hình miêu tả một cô dân quân người dân tộc, cầm súng áp giải đại đội sơn cước tù binh. Đây là một tấm hình được tuyên huấn chỉ đạo theo tích chuyện ngày xưa.

1724198320732.png


1724198331957.png


Ngày xưa thời đánh Pháp, có tấm hình đẹp chụp đội quân Đờ-Cát đi ngoằn nghèo trên một khúc quanh.

Rồi thời chống Mỹ là tấm hình một cô dân quân nhỏ bé giương cao súng bắt thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.

Kết hợp hai tích ấy, nên tuyên huấn chọn một cô cán bộ tỉnh đoàn Cao Bằng có họ Bế, khá xinh xắn, mặc quần áo dân tộc Tầy, cầm khẩu súng trường CKC, đứng tạo dáng dẫn giải tù binh.

Có điều hơi tiếc là tay phóng viên nhiếp ảnh non tay, nên đáng nhẽ lấy gương mặt non tơ xinh xắn của cô cán bộ đoàn họ Bế làm tiền cảnh, còn hậu cảnh là bọn xâm lược Trung Quốc đi ngoằn nghèo, thì tay phóng viên nhiếp ảnh non tay lại làm ngược lại, và tay ‘mơ’ này bấm có đúng 2 kiểu. Thành ra bức ảnh không đạt hiệu quả tuyên huấn.

Chứ đại đội sơn cước võ thuật cận chiến cao cường này, thì bộ đội chính quy của ta đi dẫn giải, cũng phải là một trung đội trang bị hỏa lực mạnh, như trong các tấm hình sau, các bác sẽ thấy.

+++ Lúc chưa dàn cảnh, ảnh tuy ‘có diễn’, nhưng nom khác ngay.
1724198415670.png


- Đại đội sơn cước tù binh trên đường dẫn giải về Thái Nguyên - do trung đội đặc công thuộc tiểu đoàn ĐC 31 - QK 1 ( do đại úy Thái trực tiếp chỉ huy )- trang bị hỏa lực mạnh áp tải.

1724198468262.png
 

DKeyboard

Xe buýt
Biển số
OF-863085
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
507
Động cơ
40,352 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
224 Quang Trung Phường 10 Quận Gò Vấp TPHCM
Anh Baoleo cho em hỏi là lúc ấy quân đội TQ chưa có chế độ quân hàm hả anh, ví dụ :

- Phó Tư Lệnh Quân khu, Phó Chính uỷ Quân khu : Thiếu Tướng.

- Sư đoàn trưởng : Đại tá.

- Trung đoàn trưởng : Thượng tá. V.v....

Vì các sĩ quan bị kỷ luật này không thấy ghi cấp bậc quân hàm. Cám ơn anh nhiều ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
Anh Baoleo cho em hỏi là lúc ấy quân đội TQ chưa có chế độ quân hàm hả anh, ví dụ :

- Phó Tư Lệnh Quân khu, Phó Chính uỷ Quân khu : Thiếu Tướng.

- Sư đoàn trưởng : Đại tá.

- Trung đoàn trưởng : Thượng tá. V.v....

Vì các sĩ quan bị kỷ luật này không thấy ghi cấp bậc quân hàm. Cám ơn anh nhiều ạ.
Về chế độ quân hàm của của quân đội Trung Quốc, cũng khá là thú vị.
Lịch sử thì thế này:

1/Bắt đầu từ năm 1955, tham khảo chế độ phong quân hàm cấp tướng của Liên Xô cũ và CHDCND Triều Tiên, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên thực hiện chế độ phong quân hàm cấp tướng.

Lúc ban đầu, quân đội Trung Quốc có bốn cấp là đại tướng, thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.

Đến tháng 8-1955, Trung Quốc có 10 người được phong đại tướng là Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trấn Khiêm, Đàm Chính, Tiêu Kinh Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Từ Quang Đạt.


NOTE:
Những người này đa số là các nhân vật có công trong các cuộc kháng chiến ở Trung Quốc.
Trong số các tướng của Trung Quốc, có 'Lưỡng quốc tướng quân' Nguyễn Sơn của ta (chị Hà, con gái cả với vợ sau này của tướng Nguyễn Sơn, là bạn của Baoleo).

Về phong tướng cho cụ Nguyễn Sơn, cũng rất nhiều chuyện.
Đó là hồi năm 1948, trong đợt phong quân hàm đầu tiên của quân đội ta, cụ Giáp được phong Đại tướng, còn cụ Sơn được phong thiếu tướng. Khi ấy, khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông tỏ vẻ không hài lòng và không muốn nhận. Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: "Gửi Sơn đệ" với 12 chữ Hán: "Tâm dục tế, Đảm dục đại, Trí dục viên, Hành dục phương (心欲细, 胆欲大, 智欲圆, 行欲方)"[9] (đại ý: Người làm tướng phải có cái tâm nên tế nhị, chính chắn; cái gan cần phải lớn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh, hành động phải đầy đủ, ngay thẳng, cương trực) khiến ông chấp nhận.
Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Cục phó Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự kiến phong quân hàm trung tướng.
Nhưng khi trao đổi với ta (cụ thể là Bác Hồ), thì Trung Quốc nghe theo lời tư vấn của ta, nên cụ Sơn nhận quân hàm thiếu tướng, nhưng chế độ đãi ngộ và quyền lực, là tương đương trung tướng.



2/Tuy nhiên, đến ngày 22-5-1965, đại hội đại biểu nhân dân lần thứ 3 của Trung Quốc đã thông qua “quyết định hủy bỏ quân hàm trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc”, có hiệu lực từ ngày 1-6-1965.


3/ Hơn 23 năm sau, Chính phủ Trung Quốc mới hồi phục chế độ này từ ngày 1-7-1988 nhưng lược bỏ cấp hàm đại tướng, chỉ giữ lại ba cấp hàm còn lại là thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.

Hy vọng có thêm thông tin cho bạn DKeyboard nhé ~o)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
344
Động cơ
8,400 Mã lực
Về chế độ quân hàm của của quân đội Trung Quốc, cũng khá là thú vị.
Lịch sử thì thế này:

1/Bắt đầu từ năm 1955, tham khảo chế độ phong quân hàm cấp tướng của Liên Xô cũ và CHDCND Triều Tiên, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên thực hiện chế độ phong quân hàm cấp tướng.

Lúc ban đầu, quân đội Trung Quốc có bốn cấp là đại tướng, thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.

Đến tháng 8-1955, Trung Quốc có 10 người được phong đại tướng là Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trấn Khiêm, Đàm Chính, Tiêu Kinh Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Từ Quang Đạt.


NOTE:
Những người này đa số là các nhân vật có công trong các cuộc kháng chiến ở Trung Quốc.
Trong số các tướng của Trung Quốc, có 'Lưỡng quốc tướng quân' Nguyễn Sơn của ta (chị Hà, con gái cả với vợ sau này của tướng Nguyễn Sơn, là bạn của Baoleo).

Về phong tướng cho cụ Nguyễn Sơn, cũng rất nhiều chuyện.
Đó là hồi năm 1948, trong đợt phong quân hàm đầu tiên của quân đội ta, cụ Giáp được phong Đại tướng, còn cụ Sơn được phong thiếu tướng. Khi ấy, khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông tỏ vẻ không hài lòng và không muốn nhận. Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: "Gửi Sơn đệ" với 12 chữ Hán: "Tâm dục tế, Đảm dục đại, Trí dục viên, Hành dục phương (心欲细, 胆欲大, 智欲圆, 行欲方)"[9] (đại ý: Người làm tướng phải có cái tâm nên tế nhị, chính chắn; cái gan cần phải lớn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh, hành động phải đầy đủ, ngay thẳng, cương trực) khiến ông chấp nhận.
Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Cục phó Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự kiến phong quân hàm trung tướng.
Nhưng khi trao đổi với ta (cụ thể là Bác Hồ), thì Trung Quốc nghe theo lời tư vấn của ta, nên cụ Sơn nhận quân hàm thiếu tướng, nhưng chế độ đãi ngộ và quyền lực, là tương đương trung tướng.



2/Tuy nhiên, đến ngày 22-5-1965, đại hội đại biểu nhân dân lần thứ 3 của Trung Quốc đã thông qua “quyết định hủy bỏ quân hàm trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc”, có hiệu lực từ ngày 1-6-1965.


3/ Hơn 23 năm sau, Chính phủ Trung Quốc mới hồi phục chế độ này từ ngày 1-7-1988 nhưng lược bỏ cấp hàm đại tướng, chỉ giữ lại ba cấp hàm còn lại là thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.

Hy vọng có thêm thông tin cho bạn DKeyboard nhé ~o)
Năm 1955, quân hàm cao nhất của quân đội TQ là nguyên soái, nhận quân hàm này có 10 vị gọi là Thập đại nguyên soái.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
Năm 1955, quân hàm cao nhất của quân đội TQ là nguyên soái, nhận quân hàm này có 10 vị gọi là Thập đại nguyên soái.
Đúng là thời kỳ đầu, Trung Quốc có 10 nguyên soái.

Chi tiết là:
Ngày 23 tháng 9 năm 1955, Hội nghị lần thứ 22 của Thường ủy Nhân đại khóa I đã thông qua "Nghị quyết phong quân hàm Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Ngày 27 tháng 9 năm 1955, đại lễ trao quân hàm và huân chương của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Hoài Nhân Đường. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trao quân hàm nguyên soái và gắn huân chương cho bảy chỉ huy cao cấp ở Bắc Kinh, gồm Chu Đức, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng TiềnNhiếp Vinh Trăn. Hai người vắng mặt là Lâm Bưu đang chữa bệnh tại Thanh Đảo và Lưu Bá Thừa do bận việc tại Học viện Quân sự. Riêng Diệp Kiếm Anh do đang chủ trì công tác tập trận ở Liêu Đông, nên cấp dưới của ông đã thay mặt nhận quân phục nguyên soái.

Nhưng phạm vi bài viết về vụ 'Đầu hàng' này, tôi chỉ giới hạn đến đại tướng Trung Quốc thôi, để tôn trọng các ông to to kia :D :D :D

Rất cảm ơn đính chính và bổ xung của bạn Tuankhoi001 nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 19: MỘT ĐÒN CHẾT 300


Sau đây là nguyên văn Tài liệu: “Kinh nghiệm chiến đấu” - của Bộ Tổng tham mưu, viết về trận phục kích ở Nà Cáp – Cao Bằng, ngày 10-03-1979 của đại đội 3, tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ.
(Sẽ có kèm theo bổ xung của Baoleo)

TÚT 1/ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN


1/ĐỊA HÌNH:

Nà Cáp là vùng núi nhưng độ cao thấp nằm bên trcụ đường số 3 ngoại vi thị xã Cao Bằng 2km về hía tây bắc. Nơi phục kích ở độ cao 200m là đoạn đường đào nên có nhiều chỗ vách đường tương đối cao, có thể bố trí hoả lực bắn xuống và khi chặn được đầu cuối đội hình thì địch khó đối phó.
Xung quanh Nà Cá có một số nhà dân và một số cơ quan như trường Đảng, công ty cầu đường, trạm máy kéo, lâm nghiệp... Nhà ở tập trung từ km3 đến km4, trồng nhiều cây ăn quả, kín đáo địch khó quan sát, tiện cho bộ đội triển khai đội hình, giấu quân bí mật.
Đường số 3 từ thị xã chạy sát bờ nam sông Bằng Giang nối với đường 166 ở ngã ba Bản Lầy lên Hoà An, Hà Quảng về phía tây bắc, từ ngã ba về phía tây nam là đường 3B qua Khâu Đồn về Nguyên Bình, Bắc Kạn. Đoạn đường này ở giữa hai nơi địch chiếm giữ Khâu Đồn và thị xã nên địch phải sử dụng để vận chuyển, cơ động... ta có điều kiện phục kích.
Sông Bằng Giang ở bắc đường 3, từ bờ sông đến đường trên đoạn Nà Duốc rộng khoảng 200m đủ chiều sâu để ta bố trí đội hình.
Dân trong khu vực đã sơ tán. Ở Nà Tòng còn 25 dân quân và 2 cán bộ đoàn thanh niên ở lại chiến đấu.
Tóm lại địa hình từ Nà Đuốc đến ngã ba Giang Cung (dài 2km, rộng 200m) có thể phục kích thuận lợi, trong đó đoạn Nà Cầu đến ngã ba Gia Cung (1km) bất ngờ hơn cả vì gần đường và chỉ cách thị xã 1,5km nên địch chủ quan song cần phải hết sức giữ bí mật khi chiễm lĩnh trận địa, giấu quân và có biện pháp chặn địch tiếp viện

2/TÌNH HÌNH ĐỊCH
Cuối tháng 2-1979, sau khi chiếm Khâu Đồn (cách thị xã 7km về phía tây) và thị xã, địch bị tiêu hao lực lượng phải dừng lại củng cố, đồng thời đưa thê đội 2 vào để phát triển về phía đông và đông bắc đánh chiếm Trùng Khánh, Quảng Hoà, Trà Lĩnh.
Hàng ngày địch dùng xe tải chở quân, để tiếp tế từ phía biên giới theo đường 166 vào Cao Bằng và đồ vơ vét của ta chở về Trung Quốc. Xe đi theo đoàn từ 30-40 chiếc, có xe cảnh giới, tuần tiễu đi trước, mỗi xe cách nhau 50-70m, tốc độ không lớn vì đường ngoằn ngoèo, không tổ chức chốt đường, chưa bị đánh nên rất chủ quan.
Khi bị phục kích có khả năng địch từ thị xã ra tăng viện theo hai đường nam và bắc sông, từ Khâu Đồn tới ít khả năng hơn. Ngoài ra còn dùng pháo cối bắn chặn khi ta lui quân.

3/TÌNH HÌNH TA
Tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ biên chế, trang bị chưa đầy đủ đã chiến đấu một số trận từ tháng 2-1979, đạt hiệu suất cao. Tiểu đoàn đang chuẩn bị đánh địch ở thị xã Cao Bằng, Nguyên Bình và trên trục đường 3B Cao Bằng-Nguyên Bình.
Ngày 8-3-1979 : tiểu đoàn được giao nhiệm vụ đến Bản Sắng cách Nà Cáp 8km về phía tây nam, bắt liên lạc với dân quân, nắm tình hình tổ chức đánh địch.
Ngày 9-3-1979 : tiểu đoàn tiến hành cho bộ đội chuẩn bị ở vị trí tập kết còn cán bộ đi nghiên cứu địa hình gồm tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng đại đội 1 và 3, 10 chiến sĩ, bảo vệ, thông tin.
12h00 : bộ binh đi trinh sát đến Nà Tòng, liên lạc với dân quân, nắm tình hình.
17h00 : lợi dụng trên đường không có địch, bộ phận trinh sát xuống đường nghiên cứu, xác định kế hoạch chiến đấu đồng thời giao nhiệm vụ cho đại đội 3 (thiếu 1 trung đội) thực hiện trận đánh.

19h00 : bộ phận trinh sát về Nà Tòng, tiểu đoàn trưởng điện cho đơn vị hành quân từ Bản Sắng lên Nà Tòng (6km).

Đại đội 3 thiếu 1 trung đội được giao nhiệm vụ phục kích cơ động trên đường số 3 từ km3 (tây ngã ba Gia Cung) đến km4 (đông Nà Cá). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cơ động về Bản Sắng nhận nhiệm vụ chiến đấu tiếp. Khi chiến đấu được hoả lực của 1 trung đội cối 82mm của tiểu đoàn (bố trí ở điểm cao 313) bắn kiềm chế địch ở đồi Thiên Văn phía tây thị xã.

Trận địa phục kích : từ tây ngã ba Gia Cung đến trạm máy kéo, dài khoảng 1.000m đánh xe và bộ binh địch cơ động trên đường 3 từ Khâu Đồn về Cao Bằng và ngược lại. Đoạn phục kích chủ yếu từ đông công ty cầu đường đến tây nam trạm lâm nghiệp (700m). Chặn đầu ỏ ngã ba Gia Cung, khoá đuôi ở đông trạm máy kéo.

Đội hình chiến đấu :

- Bộ phận chặn đầu : 1 tiểu đội do một trung đội phó chỉ huy bố trí ở bắc đường 3 (cách đường 10-15m).

- Bộ phận khoá đuôi : 1 tiểu đội do một trung đội phó chỉ huy bố trí ở bắc và nam đường 3.

- Bộ phận chủ yếu : 4 tiểu đội do đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy bố trí ở bắc đường 3.

- Bộ phận đối diện : không tổ chức riêng mà do tổ bố trí phía nam đường của tiểu đội khoá đuôi phụ trách.

- Chặn viện do 2 tiểu đội chặn đầu, khoá đuôi phụ trách.







 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 19: MỘT ĐÒN CHẾT 300


TÚT 2/ TRẬN CHIẾN


1/ DIỄN BIẾN

Ngày 10-3-1979

03h00 - 04h30 : đại đội 3 cơ động từ Nà Tòng vào triển khai chiếm lĩnh trận địa thuận lợi, giữ được bí mật, an toàn. Sau khi vào vị trí, các bộ phận không đào công sự vì gần đường sợ lộ bí mật, mà chỉ lợi dụng địa hình, địa vật làm vị trí bắn và ngụy trang kín đáo chờ địch.

Liên lạc giữa các bộ phận và với tiểu đoàn thông suốt (dùng VTĐ phát tín hiệu theo quy ước).

07h15 : 1 xe vận tải bịt kín mui từ Cao Bằng đi về hướng Khâu Đồn chạy qua trận địa không phát hiện được ta bố trí.

08h30 : 8 xe vận tải từ phía Khâu Đồn chạy về Cao Bằng, trong đó có 3 xe chở mỗi xe 1 khẩu 14,5mm và 10 tên lính.

Ta không nổ súng vì lúc đó trời rất nhiều sương mù và VTĐ phát nhầm mật hiệu. Số xe trên chạy thoát. Ta vẫn giữ được bí mật.

08h50 : nhiều tiếng động cơ từ phía Khâu Đồn tới, ít phút sau có 1 xe tải chở 14 tên lính chạy vào, dừng lại kho của ta bên phía nam đường khuân đồ đạc. Sau đó 16 xe vận tải nữa tiến vào trận địa. Mỗi xe cách nhau khoảng 60m, trong số đó có 10 xe chở đầy lính (khoảng hơn 200 tên), 2 xe chở 2 dàn H12, 1 xe thông tin và 3 xe chở đạn (tổng cộng 17 xe).

Sau khi báo cáo tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng lệnh cho các bộ phận giữ bí mật, sẵn sàng nổ súng.

08h55 : toàn bộ đoàn xe địch lọt vào trận địa, xe đầu đã tới gần ngã ba Gia Cung, đại đội trưởng phát lệnh tấn công.

Các bộ phận đồng loạt nổ súng áp đảo quân địch. Ngay từ loạt đạn đầu, B40, B41 của ta bắn cháy một số xe trong đó có xe đi đầu, đi cuối. Đoàn xe ùn lại, số bộ binh sống sót nhảy từ trên xe xuống lúng túng tìm chỗ ẩn nấp, đội hình rối loạn không đối phó được.

Nắm thời cơ, đại đội trưởng ra lệnh dùng lựu đạn, thủ pháo và các loại hoả lực khác từ trên cao bắn xuống lòng đường, nhiều xe bốc cháy, nhiều tên địch bị chết, bị thương.

Cùng thời gian trên, trung đội cối 82mm bố trí ở 313 bắn 150 phát kiềm chế quân địch ở đồi Thiên Văn, diệt nhiều tên.

09h25 : ta xung phong xuống đường, phá huỷ nốt những xe còn lại và tiêu diệt những tên còn chống cự. Sau 30 phút trận đánh kết thúc.

09h40 : đại đội 3 nhanh chóng rời khỏi trận địa về Nà Tòng, sau đó về Nà Sắng an toàn.



2/KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Ta diệt 300 tên địch (tính cả kết quả cối bắn vào đồi Thiên Văn), phá hủy 17 xe vận tải, 2 dàn H12 cùng nhiều thiết bị thông tin, vũ khí bộ binh, đạn dược..., thu 1 khẩu AK.

Bên ta bị thương 2 đồng chí.

Tiêu thụ đạn dược : 17 viên đạn B40, B41; 320 quả lựu đạn và thủ pháo; 150 quả đạn cối 82mm; 1.500 viên đạn K56.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 19: MỘT ĐÒN CHẾT 300


TÚT 3/ THÔNG TIN BỔ XUNG


1/ Từ phía Trung Quốc:

Theo phía TQ thì đơn vị bị phục kích là 1 tiểu đoàn gồm 212 người thuộc Trung đoàn 484, Sư đoàn 162, Quân đoàn 54 của Đại quân khu Vũ Hán. Khi bị phục kích, viên sĩ quan chỉ huy TQ đã hoảng loạn, thay vì chỉ huy đơn vị đánh trả hay rút lui có tổ chức thì đã ra lệnh cho binh sĩ tự lo và bỏ chạy. Kết quả là đơn vị này vỡ trận và thương vong 1/2 quân số.



2/ Bổ xung của Baoleo:

1/ Trong số các xe tải bị phá hủy trong trận đánh này, có 1 xe tải Giải Phóng là của ta. Cụ thể:

-Ngày 17/02/1979, xe tải Giải Phóng của ta này, bị quân Trung Quốc tịch thu.

-Hôm 10/03/1979, xe tải Giải Phóng của ta này (chính là “…1 xe tải chở 14 tên lính chạy vào, dừng lại kho của ta bên phía nam đường khuân đồ đạc..” như đã nói trong chiến lệ) ->> bị quân Trung Quốc sử dụng vào việc chở gạo ăn cướp của ta ở kho gạo ngay gần trận địa phục kích.

-Khi trận chiến ngày 10/03/1979 nổ ra, tiểu đoàn đặc công 45 tiện tay bắn phá hủy nốt. Và con xe Giải Phóng vốn là của ta này, được tính gộp vào thành tích: ‘phá hủy phương tiện chiến tranh của địch' 😎.

2/ Mặt khác, trong chiến lệ, D đặc công 45 này còn bị phê bình là: tiêu thụ số thủ pháo-lựu đạn và đạn nhọn: nhiều quá mức cần thiết😎.

3/ Với thành tích chiến đấu ở Cao Bằng năm 1979, Tiểu đoàn đặc công 45 được tặng Huân chương Quân công hạng 3 và danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVTND ngày 20-12-1979. Đại đội trưởng Đào Văn Quân được tặng Huân chương Chiến công hạng 3 và danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20-12-1979 và sau này trở thành Trung tướng, Chính ủy Binh chủng Đặc công.

4/ Có cái Kí sự “Luồn sâu đánh hiểm”: là lời kể của chiến sỹ đặc công trong trận đánh này, đăng trong loạt sách ‘Anh hùng thời đánh quân Trung Quốc’ – nếu các bác có nhã hứng, nhà cháu sẽ ‘bốt’ lên sau.

Chính trong Ký sự này, đã kể rằng: những người lính ở tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ, đã động viên nhau rằng:

-“Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, các bạn biết rồi chứ. Chúng mình phải đánh một trận thật tuyệt, để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu".

++++ẢNH MINH HỌA:

Rất tiếc là không có một tấm ảnh nào được chụp ở trận đánh này. Chỉ có cảnh đồ trận đánh minh họa như trong hình số 1.

Ghi chú: con xe tải ở đường vào kho gạo, chính là con xe Giải Phóng vốn là của ta đấy.

1724209793811.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 20:
TRƯỢT ‘ANH HÙNG’ TRUNG QUỐC

Tút 1: Dẫn chuyện:


Phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường có mặt ở Cao Bằng từ ngày 16/02/1979, tức là trước khi quân thù Trung Quốc tấn công Cao Bằng và 5 tỉnh biên giới khác- những 1 ngày.
Khi chiến tranh biên giới với quân thù Trung Quốc nổ ra vào sáng sớm ngày 17/02/1979, ông là phóng viên ảnh đầu tiên tác nghiệp tại mặt trận Cao Bằng. Ông Thường đã chụp được hàng trăm tấm hình có giá trị về tính thời sự, cũng như nghệ thuật: về cuộc chiến đánh quân Trung Quốc xâm lược. Đặc biệt, ông đã chụp được loạt ảnh đặc sắc về ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’.
+++ Đến đây, Baoleo tôi, thấy cần phải nói rõ lại nhiều điều:
Có bao nhiêu tấm hình chụp xe tăng:

Tất tần tật – tuốt tuồn tuột – tất cả và duy nhất -> phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường chỉ chụp có 8 tấm hình về ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt ở Cao Bằng’ mà thôi.

1/ Sự hiểu chưa thật chính xác của cư dân mạng:

Trải qua biết bao năm tháng, từ ngày 17/02/1979 cho đến nay, 8 tấm hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ như đã nói ở trên, đã được hàng trăm ngàn cư dân mạng, cũng như hàng ngàn các tạp chí truyền thông điện tử:
- sử dụng để minh họa cho các bài viết của họ,
-tam sao thất bản, cho nên đến nay, gần như toàn bộ: hàng trăm ngàn bài báo của cư dân mạng, cũng như hàng ngàn bài viết của các tạp chí truyền thông điện tử -> đều NGỘ NHẬN SAI LẦM là: 08 tấm hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ như đã nói ở trên, là ở duy nhất trong một trận đánh: Trận Bản Sẩy -> Đây là một ngộ nhận sai lầm.


2/ Sự thật:
08 tấm hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ như đã nói ở trên, LÀ:
-của HAI trận đánh khác nhau, ở HAI ngày khác nhau, và ở HAI địa điểm khác nhau.

CỤ THỂ:

-Một số tấm hình, là hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’, ở trong trận đánh Bản Sẩy, nằm trên đường 166, hướng từ Thông Nông về thị xã Cao Bằng, ngày 18/02/1979.
(Xin xem mục 2: Trận Bản Sẩy -> để biết đó là những ảnh nào).


-Một số tấm hình khác, là hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’, ở trong trận đánh trên đồi Nà Toòng, ở ngoại vi thị xã Cao Bằng, nằm trên đường số 4, từ Đông Khê về thị xã Cao Bằng, ngày 19/02/1979.
(Xin xem mục 3: Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc - > để biết đó là những ảnh nào).

3/ Trả lại tên cho…… ảnh:
-Để vinh danh phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường,
-Để trả lại đúng vị trí của các tấm hình, Baoleo xin đăng 2 câu chuyện:


Câu chuyện 1 là: Trận Bản Sẩy – và các hình ảnh đi kèm.

Câu chuyện 2 là: Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc, kể về trận đánh trên đồi Nà Toòng và số phận chiếc xe tăng Trung Quốc số hiệu 706 –và các hình ảnh đi kèm.

++++ Xin đề - mô 2 tấm hình ở 2 trận đánh khác nhau:

-Đây là ảnh của trận đánh 1:

1724223681123.png


-Đây là ảnh của trận đánh 2:

1724223710984.png
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,709
Động cơ
473,571 Mã lực
Chiến hĩu của ông cụ nhà em là con trai cụ NDT trong lúc bay huấn luyện thì không biết do tình huống kỹ thuật hay sơ suất bay phạm vào vùng trời Ba Đình, kéo cao tí thì thất tốc ngay trên hồ Trúc Bạch. Bị kỷ luật xuống đất làm cơ giới và về sau chú ấy đi nước ngoài định cư luôn đến giờ. Các phi công ta hiếm khi cao hứng biểu diễn lắm vì giờ bay hạn chế, khí tài quý giá trách nhiệm quán triệt nặng nề. Đa số là các tình huống kỹ thuật ngoài ý muốn thôi.
Đọc hồi kỹ của cụ Bùi Công Huy cũng có kể về việc bay báo cơm nhà bếp. Mỗi lần báo cơm thì lượn qua nhà bếp lắc cánh 2 cái. Có lần cụ ấy nghịch ngợm lượn thấp quá còn bay cả mái bếp thì phải :D
Cụ Huy lái Mig21, nick bên Quân sử là Phi công tiêm kích.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
Đọc hồi kỹ của cụ Bùi Công Huy cũng có kể về việc bay báo cơm nhà bếp. Mỗi lần báo cơm thì lượn qua nhà bếp lắc cánh 2 cái. Có lần cụ ấy nghịch ngợm lượn thấp quá còn bay cả mái bếp thì phải :D
Cụ Huy lái Mig21, nick bên Quân sử là Phi công tiêm kích.
Anh Huy có kể chuyện đó :D
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
3,297
Động cơ
108,213 Mã lực
Tuổi
48

( Ảnh nhặt trên mạng )
Hay quá Cụ viết tiếp đi ạ
 

DKeyboard

Xe buýt
Biển số
OF-863085
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
507
Động cơ
40,352 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
224 Quang Trung Phường 10 Quận Gò Vấp TPHCM
Về chế độ quân hàm của của quân đội Trung Quốc, cũng khá là thú vị.
Lịch sử thì thế này:

1/Bắt đầu từ năm 1955, tham khảo chế độ phong quân hàm cấp tướng của Liên Xô cũ và CHDCND Triều Tiên, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên thực hiện chế độ phong quân hàm cấp tướng.

Lúc ban đầu, quân đội Trung Quốc có bốn cấp là đại tướng, thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.

Đến tháng 8-1955, Trung Quốc có 10 người được phong đại tướng là Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trấn Khiêm, Đàm Chính, Tiêu Kinh Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Từ Quang Đạt.


NOTE:
Những người này đa số là các nhân vật có công trong các cuộc kháng chiến ở Trung Quốc.
Trong số các tướng của Trung Quốc, có 'Lưỡng quốc tướng quân' Nguyễn Sơn của ta (chị Hà, con gái cả với vợ sau này của tướng Nguyễn Sơn, là bạn của Baoleo).

Về phong tướng cho cụ Nguyễn Sơn, cũng rất nhiều chuyện.
Đó là hồi năm 1948, trong đợt phong quân hàm đầu tiên của quân đội ta, cụ Giáp được phong Đại tướng, còn cụ Sơn được phong thiếu tướng. Khi ấy, khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông tỏ vẻ không hài lòng và không muốn nhận. Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: "Gửi Sơn đệ" với 12 chữ Hán: "Tâm dục tế, Đảm dục đại, Trí dục viên, Hành dục phương (心欲细, 胆欲大, 智欲圆, 行欲方)"[9] (đại ý: Người làm tướng phải có cái tâm nên tế nhị, chính chắn; cái gan cần phải lớn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh, hành động phải đầy đủ, ngay thẳng, cương trực) khiến ông chấp nhận.
Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Cục phó Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự kiến phong quân hàm trung tướng.
Nhưng khi trao đổi với ta (cụ thể là Bác Hồ), thì Trung Quốc nghe theo lời tư vấn của ta, nên cụ Sơn nhận quân hàm thiếu tướng, nhưng chế độ đãi ngộ và quyền lực, là tương đương trung tướng.



2/Tuy nhiên, đến ngày 22-5-1965, đại hội đại biểu nhân dân lần thứ 3 của Trung Quốc đã thông qua “quyết định hủy bỏ quân hàm trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc”, có hiệu lực từ ngày 1-6-1965.


3/ Hơn 23 năm sau, Chính phủ Trung Quốc mới hồi phục chế độ này từ ngày 1-7-1988 nhưng lược bỏ cấp hàm đại tướng, chỉ giữ lại ba cấp hàm còn lại là thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.

Hy vọng có thêm thông tin cho bạn DKeyboard nhé ~o)
Vâng cám ơn anh đã giải thích cho em hiểu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 20:

TRƯỢT ‘ANH HÙNG’ TRUNG QUỐC



Tút 2/ Trận Bản Sẩy:


Đến ngày hôm nay, đã có hàng chục ngàn bài viết của cư dân mạng, cũng như hàng ngàn bài viết trên các tạp chí truyền thông điện tử, kể về Trận Bản Sẩy.
Trong số các bài viết trên, có bạt ngàn các bài viết được tô vẽ thêm, với đủ các thể loại ‘vẽ rắn thêm chân’ cho trận Bản Sẩy.
Vì thế, Baoleo sẽ không đi vào chi tiết của trận Bản Sẩy này. Mà chỉ tóm tắt tích chuyện này như sau.

1/Tóm tắt trận đánh:

-Bản Sẩy thuộc xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng ở về phía đông bắc đường 166 (thị xã Cao Bằng đi Hà Quảng), cách thị xã Cao Bằng 12km về phía tây bắc, cách biên giới Việt-Trung và mốc 113 khoảng 30km về phía đông nam.

-Ngày 18/02/1979, sau khi chiếm Thông Nông, Thạch An, để phối hợp với các hướng Trà Lĩnh, Trùng Khánh, quân Trung Quốc điều 1 sư đoàn tăng cường có 1 phân đội xe tăng phái đi trước, từ Thông Nông tiến theo đường 166 tấn công về thị xã Cao Bằng.

-Tại đây, đoàn xe tăng Trung Quốc không có bộ binh đi cùng, đã bị Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 851, Sư đoàn 346, Quân khu 1 phục kích tiêu diệt.

-Kết quả là: Chúng ta diệt 150 tên địch, bắn cháy 12 xe tăng, thu 1 đại liên, 3 AK cùng một số đạn, khí tài khác.


2/ Hình ảnh minh họa:
Hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ ở Bản Sẩy, của phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường, là các tầm hình số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, và số 6.



1724374821434.png


1724374909481.png


BS3.jpg


1724375405701.png


BS5.jpg


BS6.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 20:
TRƯỢT ‘ANH HÙNG’ TRUNG QUỐC


Tút 3/ Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc và số phận chiếc xe tăng Trung Quốc Type-62, số hiệu 706:


1/ Theo tài liệu của Trung Quốc:
Chiều 19-2-1979, Đại đội xe tăng 7, thuộc Tiểu đoàn 3: dẫn đầu đội hình Trung đoàn xe tăng của Quân đoàn 42, thuộc Đại quân khu Quảng Châu, tiến công trên hướng từ Đông Khê theo đường số 4 - về thị xã Cao Bằng.

Lúc 13h35, Đại đội 7 tổ chức vượt qua cầu số 9 (theo bản đồ Trung Quốc) - một cây cầu đá đã bị công binh VN đặt mìn phá hủy một phần. Chỉ chiếc đi đầu của Trung đội 1 mang số hiệu 706 là đi qua được cầu, trước khi cầu sập. Chiếc thứ hai phải dừng lại và bị bắn cháy. Toàn bộ đội hình phía sau phải dừng lại và mất liên lạc với xe 706.

Xe 706 tiếp tục lao thẳng về thị xã Cao Bằng với tốc độ 40km/h. Trên đường tiến công, chiếc xe này bị trúng đạn làm trưởng xe là trung đội trưởng Tạ Vinh Sinh bị thương nặng và pháo hai Dương Bỉnh Nam tử trận. Lái xe Lưu Yên Huy và pháo thủ Trịnh Hải Thạch tiếp tục điều khiển xe vừa chạy vừa bắn trả.

Chiếc xe này chạy vào trong thị xã Cao Bằng, sau đó vượt qua cầu sông Bằng và chạy lên đồi Nà Toòng (điểm cao 316).

Tại đây, xe 706 đã bị bộ đội Việt Nam đã bao vây tấn công và bắn cháy xe.

Hai lính tăng Trung Quốc còn lại của kíp xe 4 người, phải trốn vào rừng, sau đó bị bắt làm tù binh chiều 21-2-1979 trong khi đang ra ngoài tìm thức ăn.

Quân Trung Quốc sau đó làm chủ khu vực và tìm thấy xác xe tăng. Cho rằng cả 4 thành viên kíp lái đều đã chết trong chiến đấu, chỉ huy đơn vị xe tăng này, đã viết báo cáo ca ngợi thành tích và đề nghị phong danh hiệu "anh hùng chiến xa" cho xe 706.

Phóng viên của xưởng phim Bát Nhất được điều đến quay phim, chụp ảnh để làm thành phim tài liệu.

Tuy nhiên, giữa lúc đấy thì Đài Tiếng nói Việt Nam cho phát thanh lời khai của các tù binh Trung Quốc, trong đó có pháo thủ Trịnh Hải Thạch. Thế là tất cả đều bị hủy bỏ.

Kết thúc đợt chiến đấu tháng 2-1979, các xe 704, 705, 708 của Trung đội 1 đều được phía Trung Quốc tặng huân chương ‘Nhất đẳng công’, chỉ riêng xe 706 được coi như biến mất khỏi lịch sử.

--- --- ----
Có thể, trong suốt đời còn lại của mình, pháo thủ Trịnh Hải Thạch luôn ân hận rằng: đã không cắn đất tự tử chết. Bởi nếu tự tử chết, thì danh hiệu ‘Anh hùng Trung Quốc’ đã không bị ‘trượt’ một cách lãng xẹt như thế.

2/ Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc, theo tài liệu của ta:
2.a/ Theo tổng kết chiến dịch:
Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng.

Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã.
Được tin này, Tư lệnh Quân khu I lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh.
Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4…


Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.
(Đây chính là chiếc xe tăng 706 – chú giải của Baoleo)

2.b/ Theo báo Nhân dân số 9029, ra thứ Ba, ngày 27/2/1979:
Hồi 13 giờ 30 ngày 19/2, có 2 chiếc xe tăng địch lên theo đường lâm nghiệp định tập kích thị xã Cao Bằng. Một chiếc bị đại đội địa phương ở đây bắn cháy ngay tại chỗ. Chiếc kia chạy xuống bờ sông. Đơn vị cao xạ liền quay nòng pháo tiêu diệt nốt.
(Đây chính là chiếc xe tăng 706 – chú giải của Baoleo)

3/ Hình ảnh minh họa:
Hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ ở Nà Toòng, của phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường , là các tầm hình số 7 và số 8.
Đây là chiếc xe tăng Trung Quốc Type-62, số hiệu 706, chiếc xe tăng bị: Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc.

BS7.jpg


BS8.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,687
Động cơ
356,675 Mã lực
Cho phép nhà cháu được quảng cáo một tý :D
Đó là:
Cả 8 tấm hình xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt này, ngoài trang của 'ô- tô -phăn' ra, thì không có nới nào, có được những tấm hình có dung lượng lớn như thế này :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top