[TT Hữu ích] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
Không quân đào tạo giỏi thật cụ nhỉ. Mình đi cái xe máy mà thò 1 chân đẩy xe khác còn loạng choạng . Nói 2 cái phản lực toan cõng nhau rồi lại đủn nhau trên không thì quá cao bồi điều khiển ngựa.
Tay lái siêu đẳng.
Gan dạ cũng không vừa .
Cực kỳ hiểu về chi tiết t kế, khả năng giới hạn của máy bay mình lái.
Tinh thần đồng đội đỉnh cao.
Có hôm em đọc về vụ Acgentina tổ chức cho không quân tập luyện ném bom tàu tên lửa Anh trong vụ tranh chấp đảo . Họ có 1 số phi công có thể bay phản lực trên vùng đồi cỏ mà dấu vết của cỏ cây để lại trên bụng máy bay. Em đoán nói cỏ chứ chắc cũng phải tầm cây lau hay gì đó cao vài m và nếu .. nhưng nếu bài viết không nói quá thì thực sự cao thủ ( nếu em nhớ không bị lầm thì họ bay 900km/h hay bay cận âm gì đó - cái này em ko nhớ chắc chắn ). Họ tập cho nhiệm vụ bay thấp trên mặt nc để né rada của tàu Anh.
Em mang chuyện đọc này thắc mắc với 1 anh bạn là cựu pilot Mic 21 sau anh chuyển loại gì đó thì anh ngẫm 1 lúc rồi nói . VN anh cho rằng có 1 số lượng pilot cũng có thể làm đc việc đó. Không biết ông anh có tự tin thái quá vể đồng đội ông ấy không nữa .
Nếu phi công nào mà thành thục động tác tiếp dầu trên không, thì đều CÓ THỂ (tôi nhấn mạnh từ có thể), làm được việc 'đẩy máy bay' như tròng bài đã biên soạn, bạn à.
Cảm ơn những lời còm hết sức bình tĩnh và chân thành của bạn. ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
Em thích nhất câu cuối “ …… cần thịt bò hơn “ . Giống bài hát các cụ dân quân bắn rơi máy bay ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá: Huân chương không lấy đâu, các cụ cần thịt Trâu…dễ chia.
Cảm ơn lời còm 'rất thực tế' của bạn nhé ~o)
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,049
Động cơ
113,656 Mã lực
Tuổi
48
Con trai cụ Nguyễn Duy Trinh lái máy bay sạt đường dây điện ở Việt Trì. Tay này nhảy dù, bị kỷ luật ngóc đầu không được mấy chục năm. Sau vượt biên sang Hong Kong, rồi định cư ở Pháp.
Đọc quyển " Lính Bay" thì Cụ này khá đen, bay dính đường dây điện ở Việt Trì, nhảy dù bị treo mấy năm , lúc được phục hồi bay thì lại dính phát nữa lại nhảy dù, đúng là số không bay được.
Thời xưa nghiêm thật, con các bậc Hải Đăng mà chả được ưu tiên gì.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT ĐẢNG’



Trong 10 đánh nhau với quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu từ tháng 2 năm 1979, cho đến tháng 9 năm 1990 (khi có Hội nghị Thành Đô), thì giai đoạn đánh nhau với quân Trung Quốc có quy mô lớn nhất, ác liệt nhất, tiêu diệt nhiều sinh lực và khí tài quân sự của quân Trung Quốc nhất, là giai đoạn từ ngày 17/02/1979, khi kẻ thù Trung Quốc xâm lược – đồng loạt nố súng tấn công, xâm phạm bờ cõi 6 tỉnh biên giới của ta, cho đến hết ngày 18/03/1979 - là ngày Trung Quốc tuyên bố đã rút hết (trên danh nghĩa) toàn bộ lính tráng-vũ khí-khí tài chiến đấu ra khỏi đất ta. Đây được coi là giai đoạn 1, trong cuộc chiến 10 năm.

Trong giai đoạn này, còn có một cái NHẤT. Đó là sự tích: độc nhất - vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, là chuyện ra hàng với Nghị quyết Đảng của quân Trung Quốc.

Câu chuyện này gồm 5 phần:

-Phần 1: Tình thế tác chiến

-Phần 2: Ra Nghị quyết Đảng để đầu hàng

-Phần 3: Những chuyện khi quân Trung Quốc nằm trong trại giam

-Phần 4: Ứng xử của chính phủ Trung Quốc

-Phần 5: Ảnh và tư liệu tham khảo

1724031412633.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT ĐẢNG’


TÚT 1/ TÌNH THẾ TÁC CHIẾN:

Như mọi người đã biết, 5 giờ sáng ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải công khai hạ lệnh: Bắt đầu rút quân về lại đất Trung Quốc.

Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh.

Theo đúng binh pháp của Tôn Tử, quân đoàn 50 của quân khu Thành Đô quyết định điều động một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ thực hiện nhiệm vụ làm hậu quân, chốt chặn phía sau đại quân Trung Quốc đang rút lui, nhằm ngăn chặn và cản phá các lực lượng truy tiễu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Đây là nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, khốc liệt. Đòi hỏi tinh thần cảm tử của đơn vị được giao nhiệm vụ. Bởi làm nhiệm vụ chốt chặn nơi hậu quân, thì 10 phần là chắc chết 11. Bởi vây, đơn vị được chọn, phải là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, có kỹ năng chiến đấu điêu luyện, tinh thần kỷ luật thép, và lòng trung thành vô hạn (nói cho công bằng, chọn người cho việc này thì quân đội nào cũng thế cả).

Và sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Đảng ủy và Tư lệnh quân khu Thành Đô đã quyết định -> đơn vị được chọn là: đại đội thám báo sơn cước (kiểu như đặc công quân khu của ta) do Lý Hòa Bình-người Tứ Xuyên làm đại đội trưởng; Phùng Tăng Mẫn-cũng là người Tứ Xuyên-bí danh ‘Hồng Trị’, tức ‘chính trị viên Đỏ???’ làm chính trị viên.

Đây là đại đội thám báo sơn cước thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô – để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu nặng nề này.

Để đảm bảo thắng lợi cho quyết tâm chiến thuật này, giúp phối hợp với đơn vị bạn và tăng cường chỉ huy, Quân đoàn 50 đã cử hai Phó tư lệnh quân đoàn là Quan Khoát Minh, Lâm Trung Hòa và Phó chính ủy quân đoàn Hầu Bồi Tụ lập thành tổ công tác về nằm vùng tại Sư đoàn 150.

Còn Bộ tư lệnh sư đoàn 150 quyết định tăng cường cán bộ chỉ huy cho đại đội sơn cước luồn sâu. Vậy nên, sư đoàn 150 -quân đoàn 50- quân khu Thành Đô quyết định cử thêm một tham mưu phó trung đoàn 448 là Phó Bồi Đức – một người có trình độ giỏi về binh pháp và chỉ huy, kèm thêm một phó chính ủy trung đoàn 448 là Long Đức Xương – một người có trên 20 năm tuổi Đảng, dầy dạn kinh nghiệm về công tác Đảng-công tác chính trị -> vào ban chỉ huy đại đội. Một điều đặc biệt hiếm thấy, khi một đại đội có tới 2 cán bộ lãnh đạo giỏi- cấp trung đoàn tham gia chỉ huy.

Ngày 07/03/1979, đại quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Cao Bằng thì đến ngày 10/03/1979, công tác chuẩn bị và điều động đại đội thám báo sơn cước mới xong. Đại đội sơn cước bắt đầu thâm nhập lãnh thổ Việt Nam từ chiều hôm đó.

Không hổ danh là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, sau 4 ngày luồn rừng mà không chạm trán và phải đánh nhau với bất cứ một đơn vị nào của ta, đến đêm ngày 13/03/1979, đại đội thám báo sơn cước đã luồn vào đến xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng và tạm trú qua đêm trong một hang núi đá.

Cũng phải khen cho đại đội sơn cước này, là chúng đã luồn vào đến được xã Minh Tâm, tức là ở phía sau, cách thị xã Cao Bằng theo đường chim bay (theo quốc lộ 34) những 24 km, nằm sâu trong hậu phương của ta.

Luồn sâu, không phải đánh nhau, nên không mất một người nào và còn nguyên vẹn toàn bộ vũ khí, khí tài chiến đấu và điện đài liên lạc, đến đây, những tưởng đã là hoàn thành thắng lợi những 90% nhiệm vụ được giao. Hỡi ôi, trời đất không dung tha những tên Trung Quốc xâm lược.

Bởi qua những ngày luồn sâu, mặc dù không phải đánh nhau, nhưng đại đội sơn cước này đã tận mắt thấy lực lượng hùng hậu và tinh nhuệ của ta đang dồn lên mặt trận để chuẩn bị cho một trận đánh tổng phản công (nói thêm là bản thân tôi – Baoleo – người viết bài này, lúc ấy, cũng đang nằm trong đội hình chuẩn bị được tung vào trận đánh ‘trúc chẻ- tro bay’ với quân xâm lược Trung Quốc). Mặt khác, do luồn quá sâu, nên điện đài 2w đã mất liên lạc hoàn toàn.

Đến sáng hôm sau, ngày 14/03/1979, nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội sơn cước biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Và ý định đầu hàng xuất phát từ đấy.

1724032471815.png
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
488
Động cơ
11,295 Mã lực
Đọc quyển " Lính Bay" thì Cụ này khá đen, bay dính đường dây điện ở Việt Trì, nhảy dù bị treo mấy năm , lúc được phục hồi bay thì lại dính phát nữa lại nhảy dù, đúng là số không bay được.
Thời xưa nghiêm thật, con các bậc Hải Đăng mà chả được ưu tiên gì.
Chưa kể hải đăng tèo thì con cháu tèo theo một loạt. =))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
- Quy chụp người khác; lái chủ đề thớt sang hướng khác
- Dừng đăng bài trong thớt; xoá các nôi dung vi phạm.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,518
Động cơ
61,202 Mã lực
Sao vào được mà lại không rút lui được nhỉ. 24km thì khoảng 2 ngày 2 đêm là rút lui được chứ các cụ nhỉ.
Mà bọc hậu có 1 đại đội thì khác nào nướng quân.
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT ĐẢNG’

TÚT 1/ TÌNH THẾ TÁC CHIẾN:

Như mọi người đã biết, 5 giờ sáng ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải công khai hạ lệnh: Bắt đầu rút quân về lại đất Trung Quốc.

Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh.

Theo đúng binh pháp của Tôn Tử, quân đoàn 50 của quân khu Thành Đô quyết định điều động một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ thực hiện nhiệm vụ làm hậu quân, chốt chặn phía sau đại quân Trung Quốc đang rút lui, nhằm ngăn chặn và cản phá các lực lượng truy tiễu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Đây là nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, khốc liệt. Đòi hỏi tinh thần cảm tử của đơn vị được giao nhiệm vụ. Bởi làm nhiệm vụ chốt chặn nơi hậu quân, thì 10 phần là chắc chết 11. Bởi vây, đơn vị được chọn, phải là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, có kỹ năng chiến đấu điêu luyện, tinh thần kỷ luật thép, và lòng trung thành vô hạn (nói cho công bằng, chọn người cho việc này thì quân đội nào cũng thế cả).

Và sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Đảng ủy và Tư lệnh quân khu Thành Đô đã quyết định -> đơn vị được chọn là: đại đội thám báo sơn cước (kiểu như đặc công quân khu của ta) do Lý Hòa Bình-người Tứ Xuyên làm đại đội trưởng; Phùng Tăng Mẫn-cũng là người Tứ Xuyên-bí danh ‘Hồng Trị’, tức ‘chính trị viên Đỏ???’ làm chính trị viên.

Đây là đại đội thám báo sơn cước thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô – để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu nặng nề này.

Để đảm bảo thắng lợi cho quyết tâm chiến thuật này, giúp phối hợp với đơn vị bạn và tăng cường chỉ huy, Quân đoàn 50 đã cử hai Phó tư lệnh quân đoàn là Quan Khoát Minh, Lâm Trung Hòa và Phó chính ủy quân đoàn Hầu Bồi Tụ lập thành tổ công tác về nằm vùng tại Sư đoàn 150.

Còn Bộ tư lệnh sư đoàn 150 quyết định tăng cường cán bộ chỉ huy cho đại đội sơn cước luồn sâu. Vậy nên, sư đoàn 150 -quân đoàn 50- quân khu Thành Đô quyết định cử thêm một tham mưu phó trung đoàn 448 là Phó Bồi Đức – một người có trình độ giỏi về binh pháp và chỉ huy, kèm thêm một phó chính ủy trung đoàn 448 là Long Đức Xương – một người có trên 20 năm tuổi Đảng, dầy dạn kinh nghiệm về công tác Đảng-công tác chính trị -> vào ban chỉ huy đại đội. Một điều đặc biệt hiếm thấy, khi một đại đội có tới 2 cán bộ lãnh đạo giỏi- cấp trung đoàn tham gia chỉ huy.

Ngày 07/03/1979, đại quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Cao Bằng thì đến ngày 10/03/1979, công tác chuẩn bị và điều động đại đội thám báo sơn cước mới xong. Đại đội sơn cước bắt đầu thâm nhập lãnh thổ Việt Nam từ chiều hôm đó.

Không hổ danh là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, sau 4 ngày luồn rừng mà không chạm trán và phải đánh nhau với bất cứ một đơn vị nào của ta, đến đêm ngày 13/03/1979, đại đội thám báo sơn cước đã luồn vào đến xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng và tạm trú qua đêm trong một hang núi đá.

Cũng phải khen cho đại đội sơn cước này, là chúng đã luồn vào đến được xã Minh Tâm, tức là ở phía sau, cách thị xã Cao Bằng theo đường chim bay (theo quốc lộ 34) những 24 km, nằm sâu trong hậu phương của ta.

Luồn sâu, không phải đánh nhau, nên không mất một người nào và còn nguyên vẹn toàn bộ vũ khí, khí tài chiến đấu và điện đài liên lạc, đến đây, những tưởng đã là hoàn thành thắng lợi những 90% nhiệm vụ được giao. Hỡi ôi, trời đất không dung tha những tên Trung Quốc xâm lược.

Bởi qua những ngày luồn sâu, mặc dù không phải đánh nhau, nhưng đại đội sơn cước này đã tận mắt thấy lực lượng hùng hậu và tinh nhuệ của ta đang dồn lên mặt trận để chuẩn bị cho một trận đánh tổng phản công (nói thêm là bản thân tôi – Baoleo – người viết bài này, lúc ấy, cũng đang nằm trong đội hình chuẩn bị được tung vào trận đánh ‘trúc chẻ- tro bay’ với quân xâm lược Trung Quốc). Mặt khác, do luồn quá sâu, nên điện đài 2w đã mất liên lạc hoàn toàn.

Đến sáng hôm sau, ngày 14/03/1979, nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội sơn cước biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Và ý định đầu hàng xuất phát từ đấy.

View attachment 8693235
 
Chỉnh sửa cuối:

hitle888

Xe container
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
5,240
Động cơ
724,290 Mã lực
Sao vào được mà lại không rút lui được nhỉ. 24km thì khoảng 2 ngày 2 đêm là rút lui được chứ các cụ nhỉ.
Mà bọc hậu có 1 đại đội thì khác nào nướng quân.
Cụ đọc nhanh quá, cách Thị xã Cao Bằng chứ không phải biên giới
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,845 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cụ Baoleo có nhờ tôi nói với các cụ mợ: " Do máy tính của cụ ấy hỏng nên chưa tiếp tục câu chuyện" Góc khuất chiến tranh" được.
Sau khi sửa xong máy tính cụ ấy sẽ tiếp tục.
Kính báo.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,664
Động cơ
272,785 Mã lực
Nếu phi công nào mà thành thục động tác tiếp dầu trên không, thì đều CÓ THỂ (tôi nhấn mạnh từ có thể), làm được việc 'đẩy máy bay' như tròng bài đã biên soạn, bạn à.
Cảm ơn những lời còm hết sức bình tĩnh và chân thành của bạn. ~o)
Trừ khi chiếc F4 đấy có cái hốc ngay trước kinh lái để ngàm. Ngoài ra không thể tin được. Vỡ kính tụt áp ngay cú chạm đầu tiên. Hoặc trượt xong vẫy cái đuôi quệt vào buồng lái. Cả 2 tèo.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,129
Động cơ
437,294 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Cụ Baoleo có nhờ tôi nói với các cụ mợ: " Do máy tính của cụ ấy hỏng nên chưa tiếp tục câu chuyện" Góc khuất chiến tranh" được.
Sau khi sửa xong máy tính cụ ấy sẽ tiếp tục.
Kính báo.
Tranh thủ mấy hôm mát trời, cụ wat kể tiếp chuyện đi ạ
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,845 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Tranh thủ mấy hôm mát trời, cụ wat kể tiếp chuyện đi ạ
Vâng, để mai em kể cụ H một người được phong anh hùng trong cuộc chiến Tây Nam và cũng là người bắt sống Ta Mok . Cũng là một câu chuyện " Góc khuất chiến tranh " chuyện hầu như ít ai biết nếu không được nghe người trong cuộc kể lại. Bản thân em nghe cũng thấy lạ, vì hầu như những năm tháng ở Campuchia em cũng không nghe thông tin này.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
Trừ khi chiếc F4 đấy có cái hốc ngay trước kinh lái để ngàm. Ngoài ra không thể tin được. Vỡ kính tụt áp ngay cú chạm đầu tiên. Hoặc trượt xong vẫy cái đuôi quệt vào buồng lái. Cả 2 tèo.
Câu chuyện này, khi tôi đưa lên chuyên trang không quân, đã dẫn đến một cuộc chiến kéo dài gần 3 tháng, với hàng trăm lời còm, bao gồm từ tướng Phạm Phú Thái, cơ trưởng Nguyễn Nam Liên, các thế hệ lái Mig 21, các chuyên gia về hàng không.

Ý kiến 'vỡ kính lái' : cũng có đến gần 100 ý kiến nhận định như vậy.

Sự thực thì kính lái của con F4 đẩy, là có bị rạn, nhưng không vỡ.

Tạm tổng kết các trao đổi bên trang không quân là:
-80% các cụ lái Mig 21 thời chống Mỹ, là không tin.
-100% các cụ lái Mig sau chiến tranh, các chuyên gia hàng không, các phi công hiểu biết việc tiếp dầu trên không, các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử không chiến : thừa nhận là câu chuyện trên có thể có thật.

Rất vui khi có bạn Kiên Khùng đã tham gia trao đổi về vấn đề này ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
Thưa các cụ ọp-phơ:
Mấy hôm máy tính của tôi bị hỏng, không bốt bài được.
Nay xin được bốt liên tục mấy bài, để bù lại thời gian đã chậm :D

Xin trân trọng cảm ơn các Thủ trưởng của BOX và các bạn đã theo dõi thớt này.
Đa tạ ạ ~o)❤🌹
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,765 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG’


TÚT 2/ RA NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG ĐỂ ĐẦU HÀNG:



Trên thế giới, chuyện ra hàng của cả đơn vị - không phải là điều hiếm gập.

Thời thế chiến hai, tại mặt trận Xít-ta-lin-gờ-rát, sau khi bị bao vây, thống chế Pau-lốt của phát xít Đức đã quyết định đem cả một tập đoàn quân ra đầu hàng Hồng quân Liên xô, chả cần quyết nghị gì hết.

Tại Việt Nam, thời Điện Biên, tướng Đờ Cát cũng đem nguyên một binh đoàn ra đầu hàng quân đội ta, cũng chả cần nghị quyết.

Gần đấy nhất, là năm 1972, tại căn cứ hỏa lực Ca-rôn, còn gọi là căn cứ Tân Lâm hay đồi 244, trung tá Đính của VNCH cũng đem nguyên một trung đoàn ra đầu hàng Quân giải phóng, chỉ bằng một quyết định đầy tính chịu trách nhiệm của bản thân người chỉ huy.

Ấy thế nhưng, hồi đó, sự điều hành của quân đội Trung Quốc thì lại khác.

Đầu tiên là họp chi ủy (có thêm 2 lãnh đạo trung đoàn tham gia) để ra nghị quyết. Có nghị quyết của chi ủy rồi, thì chi ủy và ban chỉ huy đại đội sơn cước này mới cử 3 tên mang cờ trắng, lò dò đi xuống chân núi, xin gập chỉ huy của ta để thương thảo đầu hàng.

(Nói cho công bằng, tại thời điểm ấy, quân ta cũng…’giật cả nẩy mình’ vì bất ngờ. Đột ngột từ đâu xuất hiện một tốp thám báo sơn cước trang bị đầy mình ở giữa trận địa của ta thì cũng ..khá là bàng hoàng).

Bên ta đồng ý nhưng vẫn bố trí hỏa lực canh chừng. Ba tên trở lên hang núi nơi chúng cố thủ. Ta chờ mãi không thấy chúng xuống liền bắn một phát ĐK 82 cảnh cáo. Rồi sau thì cũng thấy chúng lũ lượt kéo xuống. Toàn bộ đại đội sơn cước, gồm cả 2 cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn tăng cường, là tròn 104 tên.

Lý do quân Trung Quốc lâu không xuống hàng, thì té ra là, các ‘tồng chí’ Trung Quốc hết sức tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo của Đ…..ảng.

Tức là, sau khi ra nghị quyết của chi ủy và cử 3 tên đi đi thương thuyết, biết chắc là được việc rồi, thì chúng còn phải họp chi bộ để ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đó họp Chi đoàn Thanh niên để quán triệt nghị quyết của chi bộ. Rồi chi đoàn cũng ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đến và sau rốt là họp Hội đồng quân nhân để cho các ‘tồng chí’ không phải là đ…..ảng viên-Đ….oàn viên quán triệt nốt. Nên mới lâu thế.

Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.

Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:

-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’


Xin nói thêm. Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.

Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm ở Bảo tàng Quân đội ta ở Hà Nội, hồi chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.

Do không cần hô: ‘Thấu xéng chiu sâu khoan tai’ mà đã bắt được đại đội sơn cước này, nên Cao Bằng đã ghi dấu có nhiều cái ‘nhất’. Đó là:

1-Bắt nhiều tù binh quân bành trướng Bắc Kinh trong 1 trận đánh nhất;

2- Bắt được sỹ quan cao cấp nhất của quân bành trướng Bắc Kinh trong toàn bộ cuộc chiến 17/02/1979;

3- Thu được nguyên vẹn trang bị chiến đấu của quân bành trướng Bắc Kinh nhiều nhất. Và nhiều cái nhất nữa.

++++ Hình minh hoạ:

-Ảnh của báo Quân đội về vũ khí của đại đội sơn cước tù binh.

1724197077929.png


-Ảnh vũ khí của đại đội sơn cước, lúc chụp ảnh vẫn còn để trong hang đá, nơi đại đội sơn cước Trung Quốc tạm trú qua đêm.

1724197121015.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top