[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,702
Động cơ
115,537 Mã lực
Vũ khí (ở đây là máy bay chiến đấu) luôn có ưu nhược điểm như câu chuyện Mâu và Thuẫn khi xưa.
Quan trọng là người vận hành có khai thác được ưu điểm của nó, hạn chế được nhược điểm thì sẽ phát huy được hết khả năng của vũ khí. Về việc khai thác hiệu quả này thì phải nói là các cụ nhà ta ở cái tầm mà thế giới cũng không lường hết được.
Cũng 50/50 bác ạ.
Các cụ nhà ta, phải nói ngay là từ sự bất lợi về Số lượng và cả Chất lượng phương tiện và pilot, cũng nghĩ ra nhiều thứ khá là Liều lĩnh.

Đôi khi cái giá phải trả cũng đắt.

Không làm khác được.
 

Tí Sơn Đông

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-847787
Ngày cấp bằng
5/2/24
Số km
309
Động cơ
3,243 Mã lực
Đọc hết 1 lượt tí chưa thấy góc khuất lào hết.:)
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,337
Động cơ
51,795 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Cũng 50/50 bác ạ.
Các cụ nhà ta, phải nói ngay là từ sự bất lợi về Số lượng và cả Chất lượng phương tiện và pilot, cũng nghĩ ra nhiều thứ khá là Liều lĩnh.

Đôi khi cái giá phải trả cũng đắt.

Không làm khác được.
Ở vào tình thế đó thì bắt buộc phải vận dụng sao cho phù hợp thôi bác. Để có kết quả thì cũng phải đánh đổi trong quá trình dò dẫm tìm phương pháp.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,269
Động cơ
440,824 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Nghe đồn đánh kiểu cảm tử như phi công Nhật trận Chân Trâu Cảng.
Đánh không quân Mỹ có muốn cảm tử cũng không được các cụ nhé. Tỷ lệ kill/lost thời kỳ đầu có thể nói là ngang ngửa cho đến khi chương trình Top gun của Mỹ ra đời đào tạo các phi công chuyên săn Mig (Mỹ lúc này đã thu được nhiều thông tin và cả Mig chiến lợi phẩm từ cuộc chiến Trung Đông) nên phi công Mỹ dần áp đảo ta trên bầu trời Việt Nam, giai đoạn sau này bộ đội tên lửa nắm vai trò chủ đạo hơn là không quân tiêm kích đánh chặn
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)


BÀI SỐ 3:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

((Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

Phần 2/3

2/ Không chiến Ngày 20/5/1967,

2.1/ Tài liệu của phía bên kia:

Biên đội F-4 MiGCAP mật danh Eglin thuộc KĐ 366 KQ Mỹ làm nhiệm vụ bay hộ tống cường kích vào đánh nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ. Khi tới khu vực, biên đội thấy 2 MiG-21 tấn công số máy bay cường kích đang rời mục tiêu. F-4 lập tức cơ động công kích.

Eglin 1 phát hiện 1 MiG-21 ở trên cao vị trí 9-10h và bắt đầu ngoặt phải hướng vào F-4. Eglin 1 hạ thấp mũi và bắt đầu ngoặt trái vào MiG trong khi MiG vòng sang phải và bắt đầu leo cao. Eglin 1 tiếp tục vòng thấp về bên trái để tiếp cận và bắt đầu leo cao. Eglin 1 bắt được tín hiệu mục tiêu tốt, bắn 1 AIM-9 cách MiG 4000ft. Tên lửa dẫn thẳng và nổ bên phải đuôi khoảng 10-15ft. Phi công phụ và Eglin 2 quan sát thấy sau đó MiG đâm xuống đất.

Trong lúc ấy Eglin 3 truy đuổi 2 chiếc MiG-21 vừa tiến vào khu vực. Trước khi Eglin 3 kịp bắn, Eglin 4 cảnh báo có MiG ở phía sau.Eglin 3 cơ động và ngừng tấn công, MiG bỏ đi. Eglin 3 và 4 quay trở về nhập với biên đội thì phát hiện thêm 1 MiG-21 thứ 3. Eglin 3 bắn 3 tên lửa, 2 quả đầu không dẫn được nhưng quả AIM-7 thứ 3 bắn trúng bên phải chiếc MiG. MiG bốc cháy, phi công nhảy dù. Eglin 3 và 4 còn tiếp tục đụng 1 MiG nữa nhưng sau đó ngừng chiến đấu vì Eglin 4 đã hết dầu.

Trong lúc đó, 2 biên đội F-4 mật danh Tampan và Ballot thuộc KĐ 8 làm nhiệm vụ bay hộ tống F-105 vào đánh ga Bắc Lệ thì gặp MiG. Trong khoảng 12-14 phút sau đó diễn ra không chiến giữa 8 F-4 và 12-14 MiG-17. MiG tổ chức 2 bánh xe, 1 ở dưới 1000ft, 1 ở khoảng 5000ft, chia thành các tốp 2-4 máy bay trên 1 vòng lượn rộng. Mỗi khi F-4 tìm cách tấn công 1 tốp, tốp ở phía đối diện của vòng tròn sẽ tăng tốc tiếp cận vào vị trí khai hỏa vào F-4.

MiG tỏ ra quyết liệt, 1 chiếc MiG-17 nhanh chóng tiếp cận Tampa 2 và khai hỏa cannon. F-4 bốc cháy, cánh phải và đuôi bị gãy, tổ lái phải nhảy dù. Tuy nhiên sau đó trận đánh diễn ra theo hướng thuận lợi cho phía Mỹ. Do không có SAM nên F-4 có thể leo cao phía trên rồi bổ nhào công kích. F-4 cũng thử chiến thuật mới khi 1 cặp F-4 ngừng chiến rồi sau đó vòng lại ở độ cao thấp phía dưới bánh xe.

Tampa 3 lái thấy 4 MiG-17 đang tấn công F-105. F-4 bắn 1 quả AIM-7 không dẫn được, sau đó bắn tiếp 1 quả AIM-9 trúng chiếc MiG bay thứ 4. Trong khi cơ động quần vòng với 1 MiG khác, tổ bay quan sát thấy chiếc MiG trúng đạn nằm bốc cháy trên mặt đất.

Tampa 1 tấn công 1 MiG-17 đang thực hiện 1 vòng lượn trái rộng cách đó 7000ft. F-4 bắn 2 AIM-7, 1 quả nổ gần MiG, MiG bốc cháy.

F-4 tiếp tục tìm cách phá tấn công vỡ đội hình MiG. Sau cùng, tổ bay hết dầu và rời khu vực. Trên đường tổ bay thấy 1 MiG-17 duy nhất vẫn đang vòng lượn, có vẻ là chỉ huy của bánh xe. Tampa 1 quay lại tấn công chiếc MiG này. MiG bay vào 1 thung lũng hẹp và tìm cách cơ động tới 1 dải đồi thấp. Khi MiG bốc lên để tránh ngọn đồi thì F-4 bắn 1 AIM-9 nổ bên phải đuôi 5-10ft.

Ballot 1 không chiến với MiG-17 nhiều lần không có kết quả. Sau đó tổ bay phát hiện 1 MiG-17 đang tấn công Tampa 1. Khi Tampa 1 ngoặt trái, MiG lao qua và bay về hướng sân bay Kép cách đó 8 dặm. F-4 cơ động vào phía sau và bắn 1 AIM-9 ở cự ly khoảng 1500ft đâm vào phần đuôi của MiG. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.

Theo USAF F-4 MiG Killers:

- F-4C 64-0748/AD mật danh Eglin 1 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do thiếu tá Robert D. Janca và trung úy William E. Roberts, Jr.

- F-4C 64-0777 mật danh Eglin 3 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do trung tá Robert F. Titus và trung úy Milan Zimer.

- F-4C 63-7623/FG mật danh Tampa 3 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá John R. Pardo và trung úy Stephen A. Wayne.

- F-4C 64-0829/FG mật danh Tampa 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do đại tá Robin Olds và trung úy Stephen B. Croker. Đến thời điểm này Olds claim 4 MiG, dẫn đầu thành tích của các phi công Mỹ.

- F-4C 64-0673/FG mật danh Ballot 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá Philip P. Combies và trung úy Daniel L. Lafferty

Như vậy Mỹ claim 2 MiG-21 và 4 MiG-17.

Theo VN Air Losses, F-4C mật danh Tampa 2 bị bắn rơi mang số 63-7669 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ do thiếu tá Jack VanLoan và trung úy Joseph Milligan lái, cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh. Phía Mỹ không công nhận tổn thất do MiG-21.


2.2/ Theo tài liệu của ta:

Các tài liệu của ta không đề cập cụ thể tới trận này, tuy nhiên xác nhận ngày 20/5/1967 thiếu úy Nghiêm Đình Hiếu, phi công MiG-21 thuộc e921 hy sinh trên vùng trời Bắc Kạn sau khi bắn rơi 1 F-4.

 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,220
Động cơ
514,309 Mã lực
Vâng, cụ cứ tiếp tục thôi. Những thông tin ít được công bố trong chiến tranh thực sự rất khó để kể ra. Mà kể ra thì sẽ không biết mình sẽ sai lúc nào ?

Ngay trong cuộc chiến Tây Nam. Mắt thấy, tai nghe...nhưng có cái cũng chẳng muốn kể vì chẳng thấy ai nhắc đến, lục lọi trên mạng thì cũng không thấy gì. Nên tốt nhất để nó nằm im.🤫🤫🤫
Vấn đề quá khứ nhưng nhân chứng vẫn còn sống, nhạy cảm về chính trị nên mọi người không công bố thôi. Nhưng sau này những sự thật lịch sử cũng sẽ được công bố thôi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)


BÀI SỐ 3:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

((Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

Phần 2/3

2/ Ngày 3/6/1967:

2.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

F-105 thuộc phi đoàn 388 ở căn cứ Korat tiến hành đánh phá hệ thống cầu và đường sắt ở Bắc Giang gồm 4 biên đội cường kích và 1 biên đội Iron Hand. Cách mục tiêu khoảng 6 dặm, biên đội đi đầu thấy 3 MiG-17 ở hướng 10h cách đó 2 dặm. Biên đội ngoặt trái gấp để nghênh chiến, riêng số 4 trong lúc cơ động suýt va chạm với biên đội bay sau nên bị tụt lại và ở lại phía sau.

MiG tiến hành vòng lượn trái gấp ở độ cao khoảng 500ft. 2 bên quần vòng được 1 vòng rưỡi thì số 3 bắn 1 quả AIM-9B vào chiếc MiG số 3 nổ gần đuôi. MiG cơ động tránh được nhưng bị hư hỏng, kéo theo 1 vệt khói trắng. Trong khi MiG đảo và hạ độ cao, số 3 tiếp tục bám theo bắn 376 viên đạn cannon 20mm. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.

Trong khi đó chiếc MiG thứ 1 đang ở vị trí 11h so với số 1 và cách khoảng 1 dặm, MiG thứ 2 bay ngang qua vị trí 1h30 của số 1 ở cự ly nửa dặm. Ở vị trí thuận lợi, số 2 ngoặt trái gấp để tấn công chiếc MiG đầu tiên, trong khi số 1 tấn công chiếc MiG còn lại.

Số 2 ngay lập tức khai hỏa cannon vào MiG ở cự ly 2000ft với góc 45 hướng xuống ở 5-6G, tuy nhiên không thể bám theo được MiG trong vòng ngoặt. Trong khi số 2 cơ động yo-yo ở tốc độ cao để tránh bị vượt lên trước, MiG đảo lại và ngoặt phải gấp. Sau vài động tác cơ động, số 2 tiếp tục bắn vài loạt cannon 20mm ở cự ly 1200ft nhưng không có kết quả. MiG đảo tiếp về bên trái và bổ nhào góc 120 độ với mũi hướng xuống dưới 20 độ. Số 2 nhanh chóng tiếp cận ở 200 knot, nhưng MiG ngoặt trái gấp, có vẻ là giảm lực đẩy để buộc F vượt lên trước. Số 2 buộc phải nhanh chóng xoay cần lái để điều chỉnh thân, đủ để đặt thước ngắm lên phía trước MiG và bắn cannon ở cự ly khoảng hơn 200ft. Phần dưới cánh trái của MiG nổ tung, MiG đâm xuống đất và không thấy phi công nhảy dù.



2.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Phía ta xác nhận ngày 3/6/1967 bị bắn rơi 2 MiG-17 của e923, thiếu úy Phan Tấn Duân và thượng úy Ngô Đức Mai thuộc c2 hy sinh (ngày 30/8/1995 liệt sỹ Ngô Đức Mai được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND).

Ngoài ra còn có 1 Mig 17 của Đoàn Z, do phi công Kim-The-Un lái - hy sinh.



+++ Hình ảnh minh họa

-Hình số 7:

F-105D 60-424 mật danh Hambone 2 do thiếu tá Ralph L. Kuster, Jr lái, thuộc phi đoàn 13, không đoàn 388.

10.jpg

-Hình số 8:

F-105D 61-069 mật danh Hambone 3 do đại úy Larry D. Wiggins lái thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388

11.jpg


-Hình số 9:

2 tổ bay Hambone 2 và Hambone 3.

12.jpg


-Hình số 10, số 11, số 12 và số 13:

Hình ảnh MiG 17 của phi công Kim-The-Un, Đoàn Z, bị bắn rơi trên gun camera của Kuster.

13.jpg


14.jpg

15.jpg


16.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)


BÀI SỐ 3:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

((Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

Phần 2/3

Bình luận của Baoleo về các tấm hình số 10, số 11, số 12 và số 13.

a/ Đây là những tấm hình nổi tiếng trong thế giới những người chơi máy tính và biết về mạng ở Việt Nam, từ những năm 1992.

b/Suốt từ năm 1992 cho đến nay là năm 2024, đã hơn 30 năm qua, hầu như không ngày nào, là không có người lôi những tấm hình này lên trên mạng, khi mà nói chuyện, bình luận, trao đổi về cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ ở miền bắc Việt Nam.

c/ Để cho dễ hình dung, các bác CCB thảo luận về cụ Tùng và đ/c Thệ về chuyện văn bản đầu hàng của ông Minh do ai viết, việc thảo luận này sôi nổi, chia ra bè phái ‘chính’ - ‘tà’, thậm trí đe dọa nhau, rồi viện dẫn tài liệu và hình ảnh ra để chứng minh, vân vân…

= = > Việc tranh luận này nó kéo dài, sôi nổi, và quyết liệt như thế nào,

---- > thì việc thảo luận về 4 tấm hình số 10, số 11, số 12 và số 13 trên đây, nó sôi động gấp MỘT NGÀN lần, việc các cụ CCB- Thảo luận về chuyện của cụ Tùng và đ/c Thệ.

d/ Việc thảo luận về cụ Tùng và đ/c Thệ, chỉ diễn ra ở không gian Việt Nam, trên thế giới mạng Việt Nam.

e/ Việc thảo luận về 4 tấm hình số 10, số 11, số 12 và số 13 trên đây, nó diễn ra trên không gian toàn cầu, trên thế giới mạng toàn cầu.

Ba nước đi đầu trong việc chém giết lẫn nhau trên mạng, về 4 tấm hình số 10, số 11, số 12 và số 13 trên đây là Việt Nam – Mỹ - và Trung Quốc.

f/ 4 tấm hình số 10, số 11, số 12 và số 13 trên đây, chúng xứng đáng có MỘT bài viết riêng trong Nhóm.

g/ TẠM TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN VỀ 4 TẤM HÌNH:

g.1/ Đây là Hình ảnh MiG 17 của phi công Kim-The-Un, Đoàn Z, bị bắn rơi trên gun camera của Kuster.

g.2/ Tác giả của loạt đạn bắn hạ chiếc Mig 17, là chiếc máy bay F-105D 60-424 mật danh Hambone 2 do thiếu tá Ralph L. Kuster, Jr lái, thuộc phi đoàn 13, không đoàn 388.

g.3/ Chiếc Mig 17 do phi công Kim-The-Un, Đoàn Z lái, cất cánh từ sân bay Kép, vào buổi trưa ngày 3/6/1967.

Khi vừa mới rời khỏi đường băng và thu bánh xe vào bụng máy bay, thì đã bị F-105 truy đuổi.

Mig 17 của phi công Kim-The-Un, Đoàn Z, còn chưa kịp cả ‘cắt 2 thùng dầu phụ đeo bên 2 cánh’, để cho dễ cơ động, đã bị ăn hàng tràng ca-nông 20 ly của F-105, do thiếu tá Ralph L. Kuster, Jr lái.

Và sau đó, Mig 17 của phi công Kim-The-Un, Đoàn Z bốc cháy rồi đâm xuống đất, mang theo cả phi công Kim-The-Un, do không kịp nhẩy dù.

14.jpg
 

Mrlinhebhp

Xe hơi
Biển số
OF-843333
Ngày cấp bằng
11/11/23
Số km
166
Động cơ
28,169 Mã lực
Đánh không quân Mỹ có muốn cảm tử cũng không được các cụ nhé. Tỷ lệ kill/lost thời kỳ đầu có thể nói là ngang ngửa cho đến khi chương trình Top gun của Mỹ ra đời đào tạo các phi công chuyên săn Mig (Mỹ lúc này đã thu được nhiều thông tin và cả Mig chiến lợi phẩm từ cuộc chiến Trung Đông) nên phi công Mỹ dần áp đảo ta trên bầu trời Việt Nam, giai đoạn sau này bộ đội tên lửa nắm vai trò chủ đạo hơn là không quân tiêm kích đánh chặn
Mỹ nó đánh trên sân khách, có nghĩa là thời gian bay lâu đến mục tiêu đã định, mang tải lớn, còn ta chủ động xuất kích, chọn mục tiêu, và nếu có giao tranh thường chỉ 5-10 phút là nhiều. Nên thời gian đầu Mỹ vất vả, thậm chí có thể nói là bị lấn lướt trong giai đoạn đầu vì coi thường đối thủ. Mig17 thì kém hẳn nhưng 21 thì có thể coi là ngang với f4 và chủ yếu đánh 105 hoặc đe doạ để nhóm này phải quăng bom đối phó nên tỉ lệ kill giảm. Trong khi đó f4 tổ chức chủ động săn mig nên kill cao hơn. Nói là thắng thua thì khó nhưng nếu nhìn kết quả lực lượng kqvn trụ được qua cuộc chiến đã có thể coi là thành công vì đối thủ rất sừng sỏ. Đọc mấy cuốn không chiến của pc Mỹ kể lại mới thấy hai bên đối đầu nhau có lúc nó có lúc ta chiếm ưu thế và cho bên kia ăn hành phải đau đầu tìm chiến thuật đối phó. Phía ta có thời điểm phải mang mb đi giấu, thậm chí gửi sang tq nhưng đến trận đbp trên không vẫn tham chiến là một thành công không dễ đạt rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)


BÀI SỐ 3:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

((Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

Phần 2/3

3/ Ngày 21/7/1967:

3.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Biên đội Page Boy gồm 4 F-8 bay MiGCAP yểm trợ cho lực lượng không kích vào đánh kho dầu Ta Xá, tây bắc Hà Nội 30 dặm. Trong khi bay tuần phòng, Page Boy phát hiện 8 MiG-17 xuất hiện từ trong mấy và tấn công. Page Boy 1 cơ động vào phía sau 1 chiếc MiG và lần lượt bắn 3 AIM-9D, quả thứ ba dẫn tốt và phá hủy chiếc MiG. Ngay lúc đó, 1 MiG khác tấn công Page Boy 1 và bắn trúng cánh phải, làm hỏng nhiều đường thủy lực và gây cháy nhỏ.

Page Boy 2 truy đuổi những chiếc MiG khác và bắn 2 AIM-9D đều trượt. Page Boy 2 tiếp tục tấn công 1 MiG khác, bắn AIM-9D nhưng vẫn trượt và tiếp cận dùng cannon bắn trúng chiếc MiG. Phi công nhảy dù. Sau đó Page Boy 2 cũng bị trúng đạn và hư hỏng, mất 3/4 cánh đuôi phải.


Page Boy 3 tấn công 1 MiG khác bằng AIM-9D, không nhìn rõ tên lửa có trúng hay không. TUy nhiên quan sát thấy 1 phi công MiG nhảy dù nên Page Boy 3 được ghi nhận là đã bắn hạ MiG. Page Boy 1 và 2 bị thương nhưng về hạ cánh thành công.

Trong khi ấy, 1 chiếc F-8 lẻ mật danh Nickel đang làm nhiệm vụ hộ tống/chế áp cao xạ với 1 chiếc A-4C Irond Hand chế áp SAM. Trong vai trò này, Nickel chỉ mang 1 AIM-9D và rocket Zunis. Nickel nghênh chiến với 1 MiG-17 tấn công A-4, bắn AIM-9D trượt và sử dụng cannon trúng nhiều phát nhưng không hạ được MiG. 2 MiG-17 lướt qua trước mặt F-8 và Nickel tiến hành truy đuổi, bắn 4 quả rocket Zunis. 1 quả có vẻ đã trúng chiếc MiG, Nickel tiếp tục tấn công bằng cannon, phi công MiG nhảy dù.



3.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Phía ta không đề cập đến trận đánh này.

Trận đánh ngày 21/7/1967 là của đoàn Z – phi công Bắc Triều.

+++ Hình minh họa:

Các F-8 được ghi nhận bắn hạ MiG, Tất cả đều thuộc không đoàn 21 trên Tầu sân bay Bon Homme Richard.

Ngoài ra đại úy Phil Dempewolf (Page Boy 3) thuộc phi đoàn 24 được ghi nhận là "có thể" đã bắn hạ 1 MiG.



Như vậy trong trận này phía Mỹ claim 3 MiG + 1 "có thể", 2 F-8 bị thương nhưng vẫn về được.



-Hình số 14:

F-8C 146992 NP 447 mật danh Page Boy 2 do thiếu tá Robert L. Kirkwork thuộc phi đoàn 24. điều khiển, và

F-8E 150859 NP 107 mật danh Nickel do thiếu tá Ray G. Hubbard thuộc phi đoàn 211. Điều khiển.

17.jpg


-Hình số 15:

F-8C 147018 NP 442 mật danh Page Boy 1 do trung tá Marion H. Issacks thuộc phi đoàn 24. điều khiển.

18.jpg


-Hình số 16:

Trung tá Marion H. Issacks thuộc phi đoàn 24

19.jpg



----- Hết bài số 3 về ‘Không chiến theo thời gian’ ------ Mời các Cụ đọc tiếp bài sau.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,900
Động cơ
219,597 Mã lực
Chỉ cần 1 máy bay Mig lên trời là Mỹ phải tốn hàng chục, hàng trăm máy bay đi bảo vệ mỗi chuyến bất kể có Mig hay không, đó là thiệt hại rồi. F105 thì toi nhiều quá nên sau này ngừng sản xuất luôn.

Còn so sánh thì Mig 21 tối ưu bay phòng thủ nên nhẹ hơn, rẻ hơn nhiều và linh hoạt hơn F4. Nhiều nước vẫn dùng đến ngày nay.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)


BÀI SỐ 4:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

(Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)
(Phần 3/3)

1/ Ngày 30/9/1967:


1.1/ Theo tài liệu của ta:

Không chiến giữa biên đội 2 MiG-21 của e921 với F-4 và F-105 trên vùng trời Bắc Giang.

Thượng úy Trần Ngọc Síu, c1/e921 hy sinh.

Ngoài ra cũng trong ngày này phi công Lim-Dang-An (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh.

1.2/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Tài liệu từ phía Mỹ: không ghi nhận là bắn rơi MiG nào, trong ngày 30/09/1967.


Bình luận:

Nhiều khả năng là máy bay của ta bị đâm xuống đất trong lúc quần vòng với máy bay Mỹ.

Còn máy bay của Đoàn Z bị phòng không mặt đất của ta bắn nhầm.


2/ Ngày 3/10/1967:

2.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Máy bay F-4D 66-7564 do thiếu tá Joseph D. Moore và trung úy S. B. Gulbrandson lái, thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) trên đường đi đánh 1 cây cầu ở Cao Bằng thì bị MiG-21 chặn đánh ở phía tây nam Hà Nội khoảng 50 dặm.

Chiếc F-4D này bị tên lửa không đối không bắn cháy, lết được về biên giới Lào thì tổ lái nhảy dù và được trực thăng cứu.

2.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này,

Đây là trận đánh của đoàn Z.


3/ Ngày 9/10/1967:

3.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 9/10/1967, máy bay F-105D 60-0434 do thiếu tá James Arlen Clements lái, thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) trên đường vào đánh tuyến đường sắt Thái Nguyên thì bị MiG-21 đánh chặn ở độ cao 15000ft.

Chiếc F-105D này bị 1 quả tên lửa Atoll bắn trúng đuôi ở khu vực tây bắc Thái Nguyên 25 dặm.

Phi công lết được về hướng đông bắc khoảng 15 dặm nữa thì buộc phải nhảy dù và sau đó bị bắt làm tù binh.


3.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này,

Đây là trận đánh của đoàn Z.

4/ Ngày 18/10/1967:

4.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Chiều 18/10/1967, lực lượng không kích gồm 4 biên đội F-105 cường kích, 1 biên đội F-105F Iron Hand và 1 biên đội F-4D MiGCAP tiến hành đánh phá cầu đường sắt Dai Loi.

Ba biên đội F-105 bay đầu đụng độ với MiG-17. F-4 MiGCAP đi theo vào khu vực mục tiêu cũng nghênh chiến với MiG nhưng không có kết quả.

Thiếu tá Donald M. Russell bay số 4 trong 1 biên đội F-105 sau khi ném bom mục tiêu đang trở về đội hình thì phát hiện 1 MiG-17 lướt qua ở cự ly 1500-2000ft. Russell bật tăng lực, mở phanh gió và cơ động vào vị trí 6h của chiếc MiG.

MiG bắt đầu chậm chạp ngoặt phải để chuẩn bị tấn công 1 F-105 khác bay trước, cho phép Russell dễ dàng tiếp cận phía sau và khai hỏa cannon 20mm ở cự ly 1000ft. Lửa bốc lên ở khu vực phía sau buồng lái ở cả 2 bên chiếc MiG. MiG lộn nhào, bốc cháy và hướng thẳng xuống đất, sau đó mất dấu ở độ cao khoảng 2000ft.


4.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này.

Đây là trận đánh của đoàn Z.

Theo tài liệu phía ta, ngày 18/10/1967 phi công Kim-Hiêng-U (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh.


+++ Hình ảnh minh họa:

-Hình số 1:

Hình ảnh chiếc MiG-17 bị Russell bắn cháy.

01.jpg


-Hình số 2:
Máy bay F-105D 62-4394 mật danh Wildcat 4 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 KQ Mỹ, do phi công Russell lái, ở căn cứ Takhli (Thái Lan).

02.jpg
 

BumYth

Xe tải
Biển số
OF-858522
Ngày cấp bằng
4/5/24
Số km
260
Động cơ
3,938 Mã lực
Vậy tên thớt nên là "những tài liệu chưa được công bố" cho dễ theo dõi ạ
cũng không hẳn là chưa được công bố, mà đa số nó được công khai một cách khó tiếp cận.
cũng như những tài liệu về chiến tranh miền Nam được cia giải mật và đăng trực tiếp trên trang chủ đã hàng chục năm nay, nhưng hiển nhiên 95-99% người việt chưa từng biết đến nó.
nên gọi là góc khuất cũng có phần phù hợp.
định nghĩa góc khuất : Góc khuất là một nơi hoặc một khía cạnh nào đó bị che khuất, không được nhìn thấy rõ ràng.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
cũng không hẳn là chưa được công bố, mà đa số nó được công khai một cách khó tiếp cận.
cũng như những tài liệu về chiến tranh miền Nam được cia giải mật và đăng trực tiếp trên trang chủ đã hàng chục năm nay, nhưng hiển nhiên 95-99% người việt chưa từng biết đến nó.
nên gọi là góc khuất cũng có phần phù hợp.
định nghĩa góc khuất : Góc khuất là một nơi hoặc một khía cạnh nào đó bị che khuất, không được nhìn thấy rõ ràng.
Cảm ơn ý kiến xây dựng của bạn ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 3:
KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN

(Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)
(Phần 3/3)


5/ Ngày 24/10/1967:

5.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:

Ngày 24/10/1967, 4 nhóm cường kích hỗn hợp F-105 và F-4 của KQ Mỹ phối hợp với máy bay HQ Mỹ vào đánh sân bay Vĩnh Yên, căn cứ không quân lớn nhất của Bắc VN.

F-4 do thiếu tá William L. Kirk và trung úy Theodore R. Bongartz dẫn đầu biên đội MiGCAP yểm hộ cho nhóm cường kích đầu tiên. Biên đội bay dàn hàng phía trên cao và bên trái biên đội F-105 cuối cùng. Cảnh báo MiG được phát đi khi biên đội tiến vào Bắc VN và tỏ ra chính xác.

Khi cảnh báo cho biết MiG ở góc 6h cách 8 dặm, số 1 quyết định dẫn biên đội vòng lại tấn công. Số 1 bắt được tín hiệu mục tiêu trên radar 30 độ bên phải cách 4 dặm. Phi công quan sát về hướng đó và nhận diện được 1 MiG-21 bằng mắt thường.

MiG đang ngóc lên và dường như định leo cao, nhưng khi F-4 xuất hiện thì MiG vòng lại. Ban đầu MiG tỏ ra định tấn công trong vòng ngoặt 360 độ đầu tiên, nhưng sau đó có vẻ MiG tìm cách ngừng giao chiến.

Sau nhiều lần cơ động trong đó MiG lợi dụng lao vào mây bất cứ khi nào có thể, số 1 lock được mục tiêu và bắn 2 AIM-7. Quả đầu tiên dẫn tốt và nổ khá gần mục tiêu, quả thứ 2 không quan sát được. Phi công tiếp tục chuyển sang cannon, tiếp cận tới 500-700ft và khai hỏa. Đạn trúng vào phần trên thân sát gốc cánh, nhiều mảnh vỡ bung ra và toàn bộ phần thân bốc cháy. MiG đâm xuống đất và phi công nhảy dù.


5.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:

Tài liệu của Không quân Việt Nam không ghi nhận có trận xuất kích nào trong ngày này.

Đây là trận đánh của đoàn Z.

+++ Hình minh họa

-Hình số 3:

Máy bay F-4D 66-7750 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ, do do thiếu tá William L. Kirk và trung úy Theodore R. Bongartz điều khiển, đã bắn rơi 1 Mig 21 trong ngày 24/10/1967.

03.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top