- Biển số
- OF-499285
- Ngày cấp bằng
- 21/3/17
- Số km
- 435
- Động cơ
- 292,467 Mã lực
Em đánh dấu phát để tìm đọc cho dễ!
Cảm ợn các tư liệu bổ xung của bạn. Càng nhiều các tài liệu bổ xung, càng cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về sự kiện.Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, các phi công Bắc Triều Tiên đã đóng một vai trò quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong việc hỗ trợ Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Bắc Triều Tiên đã gửi ba đại đội phi công, hình thành một trung đoàn với 30 máy bay, bắt đầu từ năm 1966. Những phi công này đóng quân tại căn cứ không quân Kép ở tỉnh Bắc Giang, nơi họ lái máy bay chiến đấu MiG-17 do Liên Xô sản xuất và tham gia vào các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp chống lại máy bay Mỹ.
Các phi công Bắc Triều Tiên tuyên bố đã bắn rơi 26 máy bay Mỹ, mặc dù họ phải đối mặt với những thách thức do chiến thuật cứng nhắc và phản ứng chậm trong các trận không chiến, dẫn đến tổn thất đáng kể. Dù gặp nhiều khó khăn, sự tham gia của họ là rất quan trọng trong việc tăng cường lực lượng không quân của Bắc Việt trong chiến dịch ném bom lớn của Hoa Kỳ, Operation Rolling Thunder.
Một đài tưởng niệm ở miền Bắc Việt Nam vinh danh 14 phi công Bắc Triều Tiên đã hy sinh trong cuộc chiến. Hài cốt của họ đã được hồi hương về Bắc Triều Tiên vào năm 2002, nhưng bia mộ của họ vẫn còn ở Việt Nam như một minh chứng cho sự hỗ trợ anh em giữa hai quốc gia trong thời kỳ chiến tranh.
Những đóng góp này, mặc dù không được biết đến rộng rãi, làm nổi bật khía cạnh quốc tế của cuộc Chiến tranh Việt Nam và sự đoàn kết giữa các quốc gia cộng sản trong thời kỳ đó.
Bạn có thể đọc thêm từ các bài báo của Wilson Center và South China Morning Post (Wilson Center) (South China Morning Post).
Em sưu tầm được một đoạn nhỏ
Sẽ có phần nói chi tiết về tấm hình này, bác Cucumin à.
Đoạn phim quay bằng máy quay Gun Camera cho thấy Thiếu tá Không quân Hoa Kỳ Ralph L. Kuster bắn hạ một chiếc MiG-17 trên bầu trời Bắc Việt Nam từ chiếc F-105D của mình vào ngày 3 tháng 6 năm 1968
Đây là lời chế theo nhạc bài "Tuýt Sông Hồng" (Red River Twist) cụ ợ. Đọc tên "Tuýt Sông Hồng" chắc cụ nào cũng nghĩ là Sông Hồng VN, nhưng không phải. Đây là 1 bản nhạc trong bộ phim cao bồi "Red River" Mỹ làm năm 1948. Red River là tên 1 con sông ở Miền Nam nước Mỹ, không liên quan gì đến Sông Hồng VN.Ngày xưa ông cụ thân sinh ra em hay hát cái bài:
Ngồi trên chiếc f4h bay ra bắc việt
Bị dân quân miền bắc bắn rơi máy bay
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi cố hương
Cả cuộc đời làm phi công thôi hết rồi..
Có cụ nào biết hok ạ, cụ nhà e mê làm phi công lái tiêm kích sang liên xô học rồi lấy 1 bà vợ liên xô. Suốt ngày bảo là sao lại đẻ ra e đáng nhẽ e phải là trẻ con tây mắt xanh mũi lõ tóc vàng chứ
Lạy cụ, bản gốc đâu có liên can đến mình dến chiến tranh đến máy bay e nghe làm chi ??? Nói về máy bay, phi công về chiến tranh thì e nhớ bài ông cụ nhà e hay hát thôi, nó chế nhưng nó có ý nghĩa trào phúng không lực hoa kỳ. Dù sao cũng cám ơn cụ.Đây là lời chế theo nhạc bài "Tuýt Sông Hồng" cụ ợ. Đọc tên "Tuýt Sông Hồng" chắc cụ nào cũng nghĩ là Sông Hồng VN, nhưng không phải. Đây là 1 bản nhạc trong bộ phim cao bồi "Red River" Mỹ làm năm 1948. Red River là tên 1 con sông ở Miền Nam nước Mỹ.
Bản nhạc này rất thông dụng ở Miền Nam trước 1975 và sau đó lan ra Miền Bắc. Gửi cụ bản guitar điện nguyên gốc:
Lời chế này tôi cũng biết từ hồi bé tí. Hồi ấy còn có niềm tin mãnh liệt là súng trường cũng bắn rơi được phản lực.Lạy cụ, bản gốc đâu có liên can đến mình dến chiến tranh đến máy bay e nghe làm chi ??? Nói về máy bay, phi công về chiến tranh thì e nhớ bài ông cụ nhà e hay hát thôi, nó chế nhưng nó có ý nghĩa trào phúng không lực hoa kỳ. Dù sao cũng cám ơn cụ.
Cháu thuộc thế hệ đi sau nhưng rất thích đọc các bài của cụ. Hết mất rượu rồi ạ. Khất cụ lần sau!(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)
BÀI SỐ 2:
KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN
5/ Ngày 01/05/1967:
5.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:
Theo các tài liệu Mỹ, trong ngày 1/5/67 chỉ có 1 RF-8 bị rơi do trục trặc, ngoài ra không có tổn thất nào, có 3 MiG bị máy bay của KQ và HQ Mỹ hạ:
- F-8E 15-0923 do thiếu tá M. O. Wright lái thuộc phi đoàn 211, không đoàn 21 HQ Mỹ trên TSB Bon Homme Richard. Ngày 1/5/67 Wright nằm trong biên đội yểm hộ A-4 Iron Hand vào đánh sân bay Kép. Ở cách Hà Nội 35 dặm về phía bắc Wright tiếp cận phía sau 1 MiG-17 đang truy đuổi A-4 và bắn hạ bằng 1 tên lửa AIM-9.
- A-4 14-8609 do trung tá T. R. Swartz lái thuộc phi đoàn 76, không đoàn 21 HQ Mỹ trên TSB Bon Homme Richard. Ngày 1/5/67 Swartz là chỉ huy biên đội chế áp phòng không để yểm hộ cho Hải quân Mỹ vào đánh sân bay Kép. Tại khu vực sân bay, Swartz đụng MiG-17 và 2 bên cơ động quần vòng. MiG bỏ cuộc và vòng trở về sân bay, Swart tiếp cận từ phía sau và bắn 3 phát rocket Zunis 127mm hạ chiếc MiG này.
- F-4C 63-7577 do trung tá Robert G. Glider và trung úy Mack Thies mật danh Stinger 1 thuộc phi đoàn 390, không đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng. Ngày 1/5/67, biên đội Stinger làm nhiệm vụ MiGCAP, yểm hộ cho F-105 bay RESCAP thì phát hiện MiG-17 tiếp cận từ hướng 12h. Stinger 1 cơ động được vào vị trí phía sau 1 MiG và lần lượt bắn 4 tên lửa AIM-7 và AIM-9. MiG đều cơ động tránh được nhưng đến lần thứ 4 thì bị đâm xuống đất.
5.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:
Các tư liệu của ta xác nhận trong ngày 1/5/67 có 3 phi công hy sinh: thiếu úy Nguyễn Bá Địch thuộc c1/e923 và 2 phi công BTT Ly-Txang-II và Bac-Đông-Dun thuộc đoàn Z – phi công Bắc Triều.
6/ Ngày 4/5/1967:
6.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:
Theo các tài liệu Mỹ, không đoàn 8 ở căn cứ Ubon (TL) điều 2 biên đội F-4C làm nhiệm vụ MiGCAP, yểm hộ cho 5 biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 làm nhiệm vụ không kích. Đại tá Robin Olds, không đoàn trưởng chỉ huy biên đội F-4C bay phía sau, trong khi biên đội F-4C còn lại bay xen kẽ với cường kích.
Olds nhận được tín hiệu cảnh báo MiG và ngay sau đó trợ thủ của Olds cũng phát hiện 2 chiếc MiG-21 xuất hiện ở hướng 11h, tấn công biên đội F-105 bay sau cùng. Olds cảnh báo cho F-105 và dẫn biên đội tiếp cận MiG. Trong quá trình cơ động, Olds khóa được mục tiêu vào 1 chiếc MiG và bắn 2 quả AIM-7. Quả thứ nhất bay theo quán tính, trong khi quả thứ 2 được dẫn nhưng đi trượt qua mục tiêu và không nổ. Biết rằng cự ly quá gần để bắn AIM-7 tiếp, Olds cơ động để có cự ly bắn AIM-9 và khai hỏa 2 tên lửa nhưng MiG cơ động rất mạnh và cả 2 tên lửa đều không quan sát được. MiG vòng lại và ở vào vị trí thuận lợi cho AIM-9, Olds bắn tiếp 1 quả AIM-9 được lái thẳng vào chiếc MiG và nổ phía dưới phần đuôi khoảng 5-10ft.
MiG bắt đầu 1 loạt những vòng ngoặt rất gấp. Lửa xuất hiện từ phía đuôi nhưng Olds không chắc đó là do bị tên lửa bắn hay MiG bật tăng lực. Olds bắn tiếp 1 AIM-9 nhưng quả tên lửa này bị đâm hướng xuống đất. Olds tiếp tục bám theo khi MiG ngừng cơ động và bay bằng về hướng sân bay Phúc Yên. Olds giữ cự ly phía sau khoảng 2500ft và quan sát thấy lửa trắng ở phần đuôi bên trái. Số 3 trong biên đội quan sát thấy chiếc MiG đâm xuống đất khoảng 100 yard phía nam đường băng.
------ -----
Note của Baoleo:
Đại Tá Robin Olds của Không Quân Hoa Kỳ là một phi công tài ba. Đại tá Old được gọi là Triple Ace (ba lần Ace), vì trong đời phi công của Đại Tá từ Thế Chiến Thứ Hai cho tới Việt Nam đã bắn rơi 16 phi cơ địch thủ. Sau này ông được lên chức Thiếu Tướng Không Quân.
Riêng về Đại Tá Robin Olds, ông này xứng đáng có một bài viết riêng, trong Nhóm chúng ta.
---- ------ -----
6.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:
Tài liệu của Không quân ta, không nhắc gì đến trận đánh này.
Đây là trận đánh của Đoàn Z- Phi công Bắc Triều.
+++ Hình minh họa
-Hình số 8 và số 9:
F-4C 63-7668 mật danh Flamingo 1 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ, do đại tá Robin Olds và trung úy William D. Lafever lái.
----Hết 'Bài số 2" của ‘Không chiến theo thời gian’ ----
Mời các Cụ đón đọc Phần tiếp theo .
Cảm ơn bạn đã động viên nhéCháu thuộc thế hệ đi sau nhưng rất thích đọc các bài của cụ. Hết mất rượu rồi ạ. Khất cụ lần sau!
Máy bay của mình, kể cả Mig-17 đời A, loại máy bay cụ Trần Hanh bay đi đánh trận ngày 04/04/1965 ở Hàm Rồng, cũng đã có gắn Gun Camera rồi, DKeyboard à.Em xem trên Youtube thường thấy các đoạn phim Gun Camera của Mỹ, mà không thấy của MiG bên ta. Vậy máy bay mình không gắn Camera, hay có gắn mà chưa công bố các đoạn phim không chiến anh Baoleo nhỉ ?
Vậy cụ bây giờ quốc tịch VN hay Nga..Uk?Ngày xưa ông cụ thân sinh ra em hay hát cái bài:
Ngồi trên chiếc f4h bay ra bắc việt
Bị dân quân miền bắc bắn rơi máy bay
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi cố hương
Cả cuộc đời làm phi công thôi hết rồi..
Có cụ nào biết hok ạ, cụ nhà e mê làm phi công lái tiêm kích sang liên xô học rồi lấy 1 bà vợ liên xô. Suốt ngày bảo là sao lại đẻ ra e đáng nhẽ e phải là trẻ con tây mắt xanh mũi lõ tóc vàng chứ
Ai đánh thuế giấc mơ, ông cụ thân sinh em là giai cấp cơ bản của đất nước, sinh ra em lớn lên học tập và công tác tại đây thôi. Ông cụ nhà em suốt ngày mơ đi thi tuyển phi công trúng tuyển dược sang liên xô đào tạo lái Mig về bắn B-52, xong lấy 1 cô Liên Xô tóc vàng mắt xanh ... Sau đẻ ra em suốt ngày bắt em chạy nhanh chạy xa nhảy cao đá bóng cầu lông... để thi tuyển phi công lái máy bay tiêm kích màVậy cụ bây giờ quốc tịch VN hay Nga..Uk?
Cụ Ngao5 cũng đã có thớt riêng về TT.đội phi công Triều tiên hy sinh hết, trôn trên bắc giang, hiện giờ đã di chuyển hài cốt về triều tiên rồi, e đọc bài này từ hồi còn báo giấy - an ninh thế giới.