(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)
BÀI SỐ 2:
KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN
5/ Ngày 01/05/1967:
5.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:
Theo các tài liệu Mỹ, trong ngày 1/5/67 chỉ có 1 RF-8 bị rơi do trục trặc, ngoài ra không có tổn thất nào, có 3 MiG bị máy bay của KQ và HQ Mỹ hạ:
- F-8E 15-0923 do thiếu tá M. O. Wright lái thuộc phi đoàn 211, không đoàn 21 HQ Mỹ trên TSB Bon Homme Richard. Ngày 1/5/67 Wright nằm trong biên đội yểm hộ A-4 Iron Hand vào đánh sân bay Kép. Ở cách Hà Nội 35 dặm về phía bắc Wright tiếp cận phía sau 1 MiG-17 đang truy đuổi A-4 và bắn hạ bằng 1 tên lửa AIM-9.
- A-4 14-8609 do trung tá T. R. Swartz lái thuộc phi đoàn 76, không đoàn 21 HQ Mỹ trên TSB Bon Homme Richard. Ngày 1/5/67 Swartz là chỉ huy biên đội chế áp phòng không để yểm hộ cho Hải quân Mỹ vào đánh sân bay Kép. Tại khu vực sân bay, Swartz đụng MiG-17 và 2 bên cơ động quần vòng. MiG bỏ cuộc và vòng trở về sân bay, Swart tiếp cận từ phía sau và bắn 3 phát rocket Zunis 127mm hạ chiếc MiG này.
- F-4C 63-7577 do trung tá Robert G. Glider và trung úy Mack Thies mật danh Stinger 1 thuộc phi đoàn 390, không đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng. Ngày 1/5/67, biên đội Stinger làm nhiệm vụ MiGCAP, yểm hộ cho F-105 bay RESCAP thì phát hiện MiG-17 tiếp cận từ hướng 12h. Stinger 1 cơ động được vào vị trí phía sau 1 MiG và lần lượt bắn 4 tên lửa AIM-7 và AIM-9. MiG đều cơ động tránh được nhưng đến lần thứ 4 thì bị đâm xuống đất.
5.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:
Các tư liệu của ta xác nhận trong ngày 1/5/67 có 3 phi công hy sinh: thiếu úy Nguyễn Bá Địch thuộc c1/e923 và 2 phi công BTT Ly-Txang-II và Bac-Đông-Dun thuộc đoàn Z – phi công Bắc Triều.
6/ Ngày 4/5/1967:
6.1/ Theo tài liệu của phía bên kia:
Theo các tài liệu Mỹ,
không đoàn 8 ở căn cứ Ubon (TL) điều 2 biên đội F-4C làm nhiệm vụ MiGCAP, yểm hộ cho 5 biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 làm nhiệm vụ không kích. Đại tá Robin Olds, không đoàn trưởng chỉ huy biên đội F-4C bay phía sau, trong khi biên đội F-4C còn lại bay xen kẽ với cường kích.
Olds nhận được tín hiệu cảnh báo MiG và ngay sau đó trợ thủ của Olds cũng phát hiện 2 chiếc MiG-21 xuất hiện ở hướng 11h, tấn công biên đội F-105 bay sau cùng. Olds cảnh báo cho F-105 và dẫn biên đội tiếp cận MiG. Trong quá trình cơ động, Olds khóa được mục tiêu vào 1 chiếc MiG và bắn 2 quả AIM-7. Quả thứ nhất bay theo quán tính, trong khi quả thứ 2 được dẫn nhưng đi trượt qua mục tiêu và không nổ. Biết rằng cự ly quá gần để bắn AIM-7 tiếp, Olds cơ động để có cự ly bắn AIM-9 và khai hỏa 2 tên lửa nhưng MiG cơ động rất mạnh và cả 2 tên lửa đều không quan sát được. MiG vòng lại và ở vào vị trí thuận lợi cho AIM-9, Olds bắn tiếp 1 quả AIM-9 được lái thẳng vào chiếc MiG và nổ phía dưới phần đuôi khoảng 5-10ft.
MiG bắt đầu 1 loạt những vòng ngoặt rất gấp. Lửa xuất hiện từ phía đuôi nhưng Olds không chắc đó là do bị tên lửa bắn hay MiG bật tăng lực. Olds bắn tiếp 1 AIM-9 nhưng quả tên lửa này bị đâm hướng xuống đất. Olds tiếp tục bám theo khi MiG ngừng cơ động và bay bằng về hướng sân bay Phúc Yên. Olds giữ cự ly phía sau khoảng 2500ft và quan sát thấy lửa trắng ở phần đuôi bên trái. Số 3 trong biên đội quan sát thấy chiếc MiG đâm xuống đất khoảng 100 yard phía nam đường băng.
------ -----
Note của Baoleo:
Đại Tá Robin Olds của Không Quân Hoa Kỳ là một phi công tài ba. Đại tá Old được gọi là Triple Ace (ba lần Ace), vì trong đời phi công của Đại Tá từ Thế Chiến Thứ Hai cho tới Việt Nam đã bắn rơi 16 phi cơ địch thủ. Sau này ông được lên chức Thiếu Tướng Không Quân.
Riêng về Đại Tá Robin Olds, ông này xứng đáng có một bài viết riêng, trong Nhóm chúng ta.
---- ------ -----
6.2/ Theo tài liệu của phía bên ta:
Tài liệu của Không quân ta, không nhắc gì đến trận đánh này.
Đây là trận đánh của Đoàn Z- Phi công Bắc Triều.
+++ Hình minh họa
-Hình số 8 và số 9:
F-4C 63-7668 mật danh Flamingo 1 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ, do đại tá Robin Olds và trung úy William D. Lafever lái.
----Hết 'Bài số 2" của ‘Không chiến theo thời gian’ ----
Mời các Cụ đón đọc Phần tiếp theo .