Đừng phức tạp vấn đề dinh dưỡng nếu cơ thể mình đang khỏe mạnh, không có bệnh tật gì, Mấu chốt giảm cân là cân đối Vào-Ra. Nếu cụ vẫn muốn ăn uống như bình thường thì đầu ra phải tiêu 700 kkalo/ngày X 10 ngày => 1 tháng giảm 3 kg.
Nhàn nhất là đi bộ + chạy + đi bộ mỗi ngày khoảng 1,5 tiếng + ăn chừng mực (bởi vì mình tập cơ thể sẽ đòi hỏi nhiều hơn nhưng mình chỉ ăn đủ, không ăn cho sướng mồm)
=> Người đẹp, khỏe, giảm cân lành mạnh.
Thời lượng đi bộ + chạy 1.5h/ngày (gọi chung là cardio 1.5h/ngày đi) như vậy chỉ đủ để giảm đến gần mức "cân nặng an toàn" thôi ah. Cái khái niệm "cân nặng an toàn" ấy hiểu đơn giản là mức cân nặng lớn nhất từng đc cụ duy trì lâu nhất (thường là > 6 năm). Cơ thể nó nhận thấy cụ duy trì mức cân nặng đó trong 1 t/gian đủ dài. Nó sẽ tự setup cơ thể thích nghi mọi hoạt động, cách sống với mức cân nặng đó, coi nó là mức cân nặng "lý tưởng" cần đc duy trì.
Cơ thể con người nó cực "khắm" ở chỗ là nó hoạt động động theo cách tối ưu hiệu suất năng lượng và chống lại khả năng giảm mỡ. Nếu chỉ đơn thuần ăn ít đi + tập cardio thật nhiều thì khi cụ giảm cân đến ngưỡng gần chạm mốc "cân nặng an toàn". Cơ thể nó sẽ nghĩ là cụ đang bị nguy cơ "đói". Lập tức nó sẽ làm giảm hệ số trao đổi chất xuống. Mà 1 khi cơ thể bị rơi vào mode này coi như việc giảm cân thất bại.
Lý do:
Mấu chốt của việc giảm cân là giảm calo => ăn ít đi và tập td nhiều hơn là đúng. Nhưng mới chỉ đúng ở việc ăn ít đi còn chưa đủ ở việc tập td. Tập td để giảm calo thực chất chả đáng là bao, vì lượng calo mất đi khi tập td khá ít (chỉ chiếm 20-30% lượng calo tiêu hao trong ngày). Bản chất vì sao tập td lại giúp giảm cân ko nằm ở việc nó tiêu hao calo mà nằm ở việc nó giúp tăng hệ số trao đổi chất của cơ thể (thằng này mới là thằng đốt 70% số calo còn lại). Tăng đc cái hệ số này lên càng cao thì cụ đốt calo càng nhanh, càng nhiều. Nằm ngủ, ngồi vi tính, đi ỉa, ôm gái... nó cũng đốt nhiều hơn bình thường.
Vậy có phải cứ tập td là sẽ tăng đc quá trình trao đổi chất lên? Cái này thì lại chia ra 2 loại tập td cơ bản là tập cardio (tim mạch, sức bền) và tập kháng lực (cơ bắp, sức mạnh). Với 1 người mới tập td, thì lúc đầu tập cái quái j cũng sẽ đều giúp tăng trao đổi chất. Nhưng sau 1 khoảng tg cơ thể đã thích nghi, cardio sẽ ko giúp tăng trao đổi chất nữa dù có tăng t/gian tập thêm bao nhiêu. Chỉ có tập kháng lực mới có thể tiếp tục tăng quá trình này khi mức tạ liên tục đc tăng thêm, cơ bắp ngày 1 nhiều và lớn hơn.
Điều này dẫn đến nếu muốn giảm cân đến cùng (triệt tiêu sạch mỡ bụng). Đối với người chỉ tập cardio, bắt buộc phải tăng t/gian cũng như tốc độ tập lên nhiều hơn. Để việc tập td trực tiếp t/gia quá trình đốt calo trong ngày. Vậy nên nhiều người chạy bộ bình thường 1h/ngày có thể vẫn mỡ nhưng đã chạy tới 2-2.5h/ngày kiểu j cũng gầy quắt lại đc. Nhưng vì quá trình trao đổi chất ko cao, cộng với gầy theo kiểu teo cả mỡ lẫn cơ nên phần đa nhìn già và ko đẹp. Còn chưa kể tập cardio lâu như vậy thực sự ko tốt cho hệ cơ xương khớp.
Còn đối với người tập kháng lực, họ chỉ cần tăng mức tạ đối với gym (tăng trọng lực đối kháng đối với tập street workout, calisthenic) chứ ko cần tăng t/gian tập. Lợi về quãng đường thì thiệt về lực, tất nhiên họ ko mất nhiều t/gian nhưng phải chịu nhiều đau đớn thể xác cũng như áp lực tinh thần hơn mỗi khi phải phá ngưỡng cơ bắp. Nhưng về lâu về dài đối với việc giảm cân và tránh tăng cân trở lại thì tập kháng lực có nhiều lợi ích hơn cardio. Với cardio, chỉ cần ngừng tập và ăn trở lại cân nặng lập tức tăng vù vù. Vì vốn dỹ với cardio việc kiểm soát lượng calo giảm là nhờ tập cardio nhiều hơn bình thường. Chứ hệ số trao đổi chất trc sau vẫn vậy.
Với kháng lực kể cả khi ngừng tập thì cơ thể vẫn còn đó lượng cơ bắp đã đc xây dựng. Mà cơ bắp càng lớn thì hệ số TĐC càng cao. Lúc này dù ko tập td nhưng cân nặng vẫn đc kiểm soát thông qua việc đốt calo rất nhiều nhờ TĐC.
Tất nhiên # nhau ở đây nếu cả 2 thằng đều ngừng tập và ăn lại thì thằng cardio sẽ bị tăng cân trở lại nhanh hơn nhiều. Nhưng về lâu dài thằng kháng lực cũng sẽ bị tăng cân giống thằng cardio nếu nghỉ quá lâu.