Cụ phán chuẩn, 1 lý do khiến hình tượng trong TQDN, ví dụ Quan Vũ, KM, có lẽ cũng ảnh hưởng vì trình độ tuyên truyền của "nước bạn" quá giỏi. Về công trạng, KM sao lại với Trần Hưng Đạo, vị tư lệnh đánh bại 2 đạo quân Nguyên Mông thiện chiếc. Về trí dũng, Quan Vũ sao bằng Quang Trung-Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, khắp nơi khắc tượng QV, KM như là biểu tượng của trung nghĩa, mưu trí mà chẳng để ý đó là "hàng" nước nào.
Tất nhiên, công lớn còn do quyển tiểu thuyết chương hồi của họ La quá hay nữa...đi vào lòng người. Thảo nào mà người ta gọi là quyền lực mềm.
Tương tự như KM, có thể tham khảo 1 ý kiến về nguồn gốc lý do vì sao Quan Vũ được sùng bái như vậy:
http://thanglongkydao.com/archive/index.php/t-874.html
---
Quan Vũ được tôn thờ từ thời đầu nhà Thanh.
Sau khi người Mãn Châu đánh thắng nhà Minh, chiếm được Trung Quốc và lập nên triều đại nhà Thanh, các cuộc khởi nghĩa và hội kín "phản Thanh phục Minh" mọc ra như nấm. (Xem Lộc đỉnh ký sẽ thấy Thiên địa hội với Trần Cận Nam là Hội trưởng phát triển rộng khắp)
Vô tình Quan Vũ với tư tưởng "Thân ở tại Tào tâm tại Hán" rất phù hợp với nguyện vọng của dân chúng TQ thời đó, vốn hướng về nhà Minh mặc dù vẫn phải thần phục chính quyền Thanh triều.
Nhà Thanh thấy tư tưởng đầu hàng Tào Tháo nửa vời của Quan Vũ cũng có lợi, ít ra là khiến dân chúng không dựng cờ khởi nghĩa chống lại mình, nên cũng hưởng ứng và lập đền thờ Quan Vũ ở khắp nơi.
Trương Phi thì không được thờ cúng và phong thánh chỉ vì ông này có tư tưởng bạn thù rạch ròi quá. Thấy ông anh Quan Vũ theo Tào là xông ra đòi đâm luôn, dù là anh kết nghĩa nhưng nếu theo địch là phải xiên cho một nhát mâu ngay.
Quan Vũ thì không rõ ràng như vậy, mà biết uốn lưng để giữ mạng sống với câu nói ngụy biện "Ta chỉ hàng Hán không hàng Tào". Tào Tháo nghe vậy thì đồng ý ngay "Hán là ta chứ còn ai, cậu Quan Vũ khéo vẽ chuyện."
Không phải vô cớ Lưu Bị giao cho Quan Vũ trông hai vợ mình mà không giao cho Trương Phi. Trương Phi nếu chọi với Tào Tháo chắc là đánh tới chết chứ không có chuyện ra hàng.