- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,602
- Động cơ
- 904,675 Mã lực
2 con gà này không phải là gà ta thuần, chúng là gà lai, có thể nhất là gà lai với Sasso (Hòa Phát đang làm cái giống này).Em nuôi vì "đam mê", toàn nuôi tối thiểu từ 8 tháng đến 1 năm(thực ra em mua lúc 2.5-3kg, người ta đã nuôi được 4-5 tháng, em nuôi thêm 4-6 tháng nữa. Nuôi đến nỗi lông cánh cứng như chổi xể, cựa dài cả đốt ngón tay. Lúc nào trong chuồng(hơn chục m2) cũng có tầm 20-25 con. Cứ "đánh tỉa thả bù". Gà em nuôi chỉ dành cho những ai răng chắc mới ăn được .
Mấy loại gà chợ bán 120-130- 140 vẫn còn ăn cám công nghiệp, luộc còn tanh lắm !
Gà ta thường được gắn tên cho gà Mía, nhưng có 1 số người gọi luôn cả gà Ri. Gà Mía cũng có 2 giống khác nhau là Mía Sơn Tây và Mía Đường Lâm (thực ra nên gọi là Mía Vĩnh Phúc đúng hơn, vì bên đó họ nuôi nhiều hơn). Con Mía Sơn Tây chỉ có kích thước như gà Ri, khi mới nở lông trắng phau, sau con trống mới mọc lông cánh đen, con mái lông nâu nhạt. Độ 2 tuần tuổi lông đã thay đổi hoàn toàn. Còn Mía Đường Lâm to hơn 1 chút (và con gà tròn hơn), gà mái có mầu giống Mía Sơn Tây, gà trống trụi lông, đến hơn nửa tháng sau mới nhú 2 cọng lông cong cong mầu đen ở đầu cánh (các cụ hay gọi là gà cánh tiên), sau đó mới có mầu lông giống như Mía Sơn Tây.
Con gà Mía Sơn Tây rất giống với con gà Ri Lạc Thủy. Kể cả chuyên gia thạo nhất, nhìn không phân biệt được 2 đàn gà cạnh nhau (2 đàn cho dễ, chứ không phải chỉ 2 con)!
Gà Mía đẻ rất ít, nên giá gà con cũng khá cao. Người tạo giống nuôi thịt không dùng gà mái Mía thuần mà sử dụng gà Lương Phượng vì có khả năng cho trứng nhiều hơn để giảm giá thành gà con giống.
1 số Cty lớn như Đa Ba Cô hay Hòa Phát sử dụng con gà công nghiệp Sasso (thuộc hãng ISA - Pháp) làm con mái thay con Lương Phượng vì năng suất đẻ trứng còn cao hơn nữa. Nhưng con gà con của Sasso này có nhược điểm là khả năng chống chịu bệnh rất kém, nuôi dài (hơn 10 tuần) hao hụt rất cao, người nuôi giỏi sẽ biết sử dụng kháng sinh hỗ trợ để khắc phục nhược điểm này. Nhưng nói chung là chúng vẫn rất khó nuôi và phải dùng rất nhiều kháng sinh so với những con gà chạy bộ khác!
Chỉnh sửa cuối: