Em đang nuôi kiểu này. Con nào ko thích nghi được thì chết ngay từ lúc bé. Còn đã vượt qua giai đoạn đó mà lên cây ngủ là ok . Làm gì mà tốn thuốc thú y cụ
Trước đây em có bán gà con cho một số hộ ở Yên Bình (không trực tiếp mà qua đại lý).
Khi ông đại lý kêu gà bệnh, em đến tận nơi xem. Nhìn cách nuôi, em chỉ cách chữa, xong nói với đại lý, mấy cái mô hình này muốn mua tụi em vẫn bán gà con, nhưng không bảo hành nữa. Nếu thấy không được họ có thể tìm nhà cung ứng khác.
Với chăn nuôi và cả khái niệm "sạch", nó rất khác với niềm tin của rất nhiều người.
Muốn kháng sinh chỉ sử dụng ít, thì ít nhất là người nuôi phải có kiến thức và thứ nhì (dù em xếp thứ nhì, nhưng có khi nó quan trọng không kém điều thứ nhất kia) là phải giữ được vệ sinh an toàn sinh học. Tức là điều kiện nuôi phải hạn chế được tối đa dịch bệnh. Kiến thức để biết cách phòng bệnh (sử dụng vaccines chỉ là 1 biện pháp) và khi gà mắc bệnh biết sử dụng đúng cách chữa. Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách sử dụng là lượng thuốc phải dùng sẽ ít nhất (đừng ai bảo đàn gà mấy ngàn con bị bệnh không được chữa).
Viết ra rất dễ, nhất là đi nói chuyện với mấy ông nông dân nuôi gà thì toàn "Tôi nuôi gà (hay lợn, bò) đã mấy chục năm nay!", nhưng mấy chục năm là các ông ấy nuôi chục con gà hay 2, 3 con lợn, chứ không phải cả 1 cái trang trại mấy ngàn con.
Ngay nhiều bác sỹ thú y học ở trường ra, nhưng cũng chỉ chữa theo kinh nghiệm truyền miệng. Thấy bệnh là các ông ấy chữa theo cách ném nắm cát vào bụi tre để hy vọng có vài hạt cát trúng cây tre nào đó. Trong đầu các ông ấy thuốc sản xuất luôn bị ăn bớt liều lượng nên phải tăng 2 - 3 lần, thậm chí còn 3 - 4 lần liều chỉ dẫn!
....
Còn dài lắm, đó là cả 1 ngành kinh tế, 1 ngành học họ đào tạo 4 - 5 năm mà ra trường vẫn chưa đi chữa được ngay. Nên viết ở đây thì chẳng bao giờ đủ!