[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mặt đất thôi bác ơi, KQHQ Mỹ từng tính thay FA18 = Su 27 đấy chứ :)) Cũng may là dự án JFX ra lò sớm, ko thì chẳng biết KQHQ Mỹ có loại gì để đọ được với J15 trong tuơng lai, có thể là F-14 super tomcat
Các cuộc chiến nó tham gia toàn từ một phía .. Mẽo nó quá khỏe tẩn đối phương đến nơi đến chốn .. dư mà nó chưa tham dự không chiến thì không có nghĩa là khả năng không chiến của nó là .. tồi ...
Mấy chú to xác, nặng nề ... như F14, Su27 & các biến thể đổi tên để làm hàng như Su33 hoặc thậm chí chú hàng nhái J15 ... bây h cổ rồi .. Ngố nó còn muốn thải đi thay bằng loại khác công nghệ ngon hơn ..
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
[YOUTUBE]_9XrdaHaCNo&feature[/YOUTUBE]
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các cuộc chiến nó tham gia toàn từ một phía .. Mẽo nó quá khỏe tẩn đối phương đến nơi đến chốn .. dư mà nó chưa tham dự không chiến thì không có nghĩa là khả năng không chiến của nó là .. tồi ...
Mấy chú to xác, nặng nề ... như F14, Su27 & các biến thể đổi tên để làm hàng như Su33 hoặc thậm chí chú hàng nhái J15 ... bây h cổ rồi .. Ngố nó còn muốn thải đi thay bằng loại khác công nghệ ngon hơn ..
F-35C là ngon nhất rồi :D
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Clip này quảng cáo hàng Mẽo kinh thía .. chả thấy nói gì về đồ ngố cả ... chán ..
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Clip này quảng cáo hàng Mẽo kinh thía .. chả thấy nói gì về đồ ngố cả ... chán ..
Video này làm về FA18 vs Mig 29 của Đức (sau 1991), 2 thằng cu này nói chung là ngang cơ về tham số còn khí động học thì khó nói, nhưng hệ thống điện tử thì Mig 29 và dòng Mig nói chung đều thua xa dòng F
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các cụ đếm cua trong lỗ hơi nhiều quá.
Đánh thằng mạnh như Nga - Khựa ... Mỹ nó đâu chơi không quân hải quân làm gì, trước đó nó chơi món này:

Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.

Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ.

Ngày 4/4/2012, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga, Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi.

Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga.

Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh:

USAF
Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu… Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B. Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong"
trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa. Ảnh: aviationcorner.net)​
Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không. Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Sau khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn lành lặn sót lại.

Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND​
Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay. Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.


Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND​
GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND​
Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị. Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus).

Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế. Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thể giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không

Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND​
Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định. Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu.

Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác. Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích.

Các máy bay ném bom cũng có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ.

Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng.

Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào.

Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.


Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND​
Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.




 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Video này làm về FA18 vs Mig 29 của Đức (sau 1991), 2 thằng cu này nói chung là ngang cơ về tham số còn khí động học thì khó nói, nhưng hệ thống điện tử thì Mig 29 và dòng Mig nói chung đều thua xa dòng F
Hình như còn 4 phần nữa, Phi công Mẽo test F/A18 vs Mig29 của Đông Đức.
Đúng ồi .. chắc còn nữa chứ nhà cháu tiếng tây bì bõm nghe toàn thấy nó nổ về F18 ...
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Xét trên bình diện hải quân hiện đại và lịch sử thôi thì F-14 là huyền thoại roài (phần lớn thành tích được xác lập bởi KQ Iran và KQHQ Mỹ), vả lại Ra M cũng chưa chắc là đối thủ với FA-18 chứ đừng nói là F-14, F-14A Iran hiện tại vẫn là 1 mối đe dọa lớn với KQ Do Thái là Arad nói chung đấy, con tương lai là cuộc đối đầu giữa Su 33 (chưa bỏ hoàn toàn đâu), Mig 29K, Rafale M, J-15 và FA-18EF và có thể là cả F-35C =>> F-35C sẽ bá đạo trong tương lai, còn hiện tại Su 33 vô đối không chiến, FA-18EF vô đối mặt đất. 2 thằng kia chưa có thành tích gì đáng kể và thông số cũng không có cửa so với Su 33 chuyên về đối không và FA-18EF chuyên trị mặt đất và đối hạm :))
33 của Ngố cũng chỉ dư 14 Tom "là cùng" trong khi đó thì Mẽo nó vứt 14 vào xó từ lâu roài, nó bóp nhỏ loại hải chiến vào dư 18 bh chắc là có cái lí văn do của nó cả. chú 33 thì tuyền đõ trên bong Ku Dơ Nhét Xốp để dọa ma tụi trẻ con, chửa bay chiến bao giờ. cuộc chiến với Gruzia cũng chả dám đem chú Ku Nhét Xốp kia ra chắc sợ không bơi về được, còn về điện tử thì đồ của Ngố khỏi cần bàn. còn hai chú Ra M và Ép 18 tuổi cũng đã tham chiến rồi từ Áp Ga sang đến Li Bi, rồi chấn áp tụi tây phi ... túm lại chúng nó được đánh giá cao cũng không phải vô cớ trong khi tụi tây chắc chắn là IQ cao hơn ta rồi:D còn lại chú 29 kờ kia thì vẫn còn trên giấy cho đến khi mấy chú Ỉn sang hỏi mua chú Gô Sờ Kốp thì mới được tái khởi động lại để kiếm xiền về tái đầu tư cho ngành CN nước nhà. con 15 tuổi kia thì iem ứ thèm bàn đến bới nó còn thiêis nhi quá chịu sao nổi tó gio.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bậy nào F14 vai trò tuơng đuơng Su-24/34 và Mig 25/31 nhé, thôi đừng troll nữa mệt quá đê.

Theo cháu khoaimon này thì FA18 là siêu đẳng hơn Su 33 lẫn F14, trong khi Mỹ cũng chưa từng phán FA18 hơn F14 nữa =)) nhưng thực tế bị Mig 25 bắn cho sập cánh, Mig 29K ở trên giấy là đủ hiểu trình độ tới đâu rồi, đồ điện tử Nga chỉ ép F117 thôi tàng hình rơi xuống đất và mời Sentinel hạ xuống răng thôi, có biết nhiệm vụ của Kuznetsov là gì ko mà lato, Troll ghẻ vl.

Bạn cho cái nguồn Rafale M tham chiến, từng đấu vs những loại nào cái ? FA18 được "đánh giá cao" thì đã ko có F-35C :))

33 của Ngố cũng chỉ dư 14 Tom "là cùng" trong khi đó thì Mẽo nó vứt 14 vào xó từ lâu roài, nó bóp nhỏ loại hải chiến vào dư 18 bh chắc là có cái lí văn do của nó cả. chú 33 thì tuyền đõ trên bong Ku Dơ Nhét Xốp để dọa ma tụi trẻ con, chửa bay chiến bao giờ. cuộc chiến với Gruzia cũng chả dám đem chú Ku Nhét Xốp kia ra chắc sợ không bơi về được, còn về điện tử thì đồ của Ngố khỏi cần bàn. còn hai chú Ra M và Ép 18 tuổi cũng đã tham chiến rồi từ Áp Ga sang đến Li Bi, rồi chấn áp tụi tây phi ... túm lại chúng nó được đánh giá cao cũng không phải vô cớ trong khi tụi tây chắc chắn là IQ cao hơn ta rồi:D còn lại chú 29 kờ kia thì vẫn còn trên giấy cho đến khi mấy chú Ỉn sang hỏi mua chú Gô Sờ Kốp thì mới được tái khởi động lại để kiếm xiền về tái đầu tư cho ngành CN nước nhà. con 15 tuổi kia thì iem ứ thèm bàn đến bới nó còn thiêis nhi quá chịu sao nổi tó gio.
 
Chỉnh sửa cuối:

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Bậy nào F14 vai trò tuơng đuơng Su-24/34 và Mig 25/31 nhé, thôi đừng troll nữa mệt quá đê.

Theo cháu khoaimon ????? này thì FA18 là siêu đẳng hơn Su 33 lẫn F14, trong khi Mỹ cũng chưa từng phán FA18 hơn F14 nữa =)) nhưng thực tế bị Mig 25 bắn cho sập cánh, Mig 29K ở trên giấy là đủ hiểu trình độ tới đâu rồi, đồ điện tử Nga chỉ ép F117 thôi tàng hình rơi xuống đất và mời Sentinel hạ xuống răng thôi, có biết nhiệm vụ của Kuznetsov là gì ko mà lato, Troll ghẻ vl.

Bạn cho cái nguồn Rafale M tham chiến, từng đấu vs những loại nào cái ? FA18 được "đánh giá cao" thì đã ko có F-35C :))
Đây là quote đầu tiên và cũng là cuối cùng của tớ với bạn. Mõi người có một cách nhìn riêng về thứ mà mình biết, còn ba cái vụ lẻ tẻ kia chỉ có thể nói lên phong độ là nhất thời, còn đẳng cấp của Mẽo nó ra sao chả cần nói cũng khối người hiểu.
Nói thêm một câu nhé tớ ghét VM lắm nên sẽ dừng ở đây.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
33 của Ngố cũng chỉ dư 14 Tom "là cùng" trong khi đó thì Mẽo nó vứt 14 vào xó từ lâu roài, nó bóp nhỏ loại hải chiến vào dư 18 bh chắc là có cái lí văn do của nó cả. chú 33 thì tuyền đõ trên bong Ku Dơ Nhét Xốp để dọa ma tụi trẻ con, chửa bay chiến bao giờ. cuộc chiến với Gruzia cũng chả dám đem chú Ku Nhét Xốp kia ra chắc sợ không bơi về được, còn về điện tử thì đồ của Ngố khỏi cần bàn. còn hai chú Ra M và Ép 18 tuổi cũng đã tham chiến rồi từ Áp Ga sang đến Li Bi, rồi chấn áp tụi tây phi ... túm lại chúng nó được đánh giá cao cũng không phải vô cớ trong khi tụi tây chắc chắn là IQ cao hơn ta rồi:D còn lại chú 29 kờ kia thì vẫn còn trên giấy cho đến khi mấy chú Ỉn sang hỏi mua chú Gô Sờ Kốp thì mới được tái khởi động lại để kiếm xiền về tái đầu tư cho ngành CN nước nhà. con 15 tuổi kia thì iem ứ thèm bàn đến bới nó còn thiêis nhi quá chịu sao nổi tó gio.
F-14 về hưu là do hệ thống Avionic và fire control của nó đã quá cũ không thể nâng cấp với chi phí thấp đựoc nên nó mới đành ra sa mạc nằm chờ chết
chứ còn F/A-18 thì ngay cả người Mỹ cũng đánh giá nó như thế này thôi ạ
Its versatility and reliability have proven it to be a valuable carrier asset, though it has been criticized for its lack of range and payload compared to its earlier contemporaries, such as the Grumman F-14 Tomcat in the fighter and strike fighter role, and the Grumman A-6 Intruder and LTV A-7 Corsair II in the attack role.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
F-14 về hưu là do hệ thống Avionic và fire control của nó đã quá cũ không thể nâng cấp với chi phí thấp đựoc nên nó mới đành ra sa mạc nằm chờ chết
chứ còn F/A-18 thì ngay cả người Mỹ cũng đánh giá nó như thế này thôi ạ
Chết cười cụ Chã nhỏ này .. cứ giả vờ ngây ngô nói chung tóm nại là tôn sùng thái quá hàng Ngố, chê bai hàng Tây Âu ... vì đằng nào Vn mềnh cũng líu có xiền để mua hàng Tây ... :))
Cái tầu bay to thì nó vác nặng, bay được xa .. hơn cái tầu bay nhỏ .. quê nhà cháo trường làng còn dậy thía .. cần gì phải các chiên gia tây, tầu .. bình luận ... X_X.
Thời bây h mấy chú to xác, ăn no, vác nặng như F14, Su27 .. là đồ cổ trên tầu sân bay òi .. ngay cả Ngố nó cũng bỏ đi thay bằng loại nhỏ, gọn, đa năng hơn .. cứ đi khen cái thằng đắp chiếu, cho vào viện bảo tàng làm gì ... :))
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
tại cháu bị bọn tây nó nhét vào đầu mấy chữ này mà
Its versatility and reliability have proven it to be a valuable carrier asset, though it has been criticized for its lack of range and payload compared to its earlier contemporaries, such as the Grumman F-14 Tomcat in the fighter and strike fighter role, and the Grumman A-6 Intruder and LTV A-7 Corsair II in the attack role.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bậy nào F14 vai trò tuơng đuơng Su-24/34 và Mig 25/31 nhé, thôi đừng troll nữa mệt quá đê.

Theo cháu khoaimon này thì FA18 là siêu đẳng hơn Su 33 lẫn F14, trong khi Mỹ cũng chưa từng phán FA18 hơn F14 nữa =)) nhưng thực tế bị Mig 25 bắn cho sập cánh, Mig 29K ở trên giấy là đủ hiểu trình độ tới đâu rồi, đồ điện tử Nga chỉ ép F117 thôi tàng hình rơi xuống đất và mời Sentinel hạ xuống răng thôi, có biết nhiệm vụ của Kuznetsov là gì ko mà lato, Troll ghẻ vl.

Bạn cho cái nguồn Rafale M tham chiến, từng đấu vs những loại nào cái ? FA18 được "đánh giá cao" thì đã ko có F-35C :))
Đồ điện tử Nga có cái nào ngon, toàn tin vịt!!!
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình


ép hạ bằng hàng XHCN đời ơ kìa . chân cẳng còn nguyên đây ạ
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
về nguyên tắc cách đánh B-52 cũng là chó ngáp phải ruồi vì thực tế có nhìn thấy cái quấy giè đâu cứ bắn vào chỗ nào nhiễu nặng nhất 3 quả SAM thế là rơi và cháy =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top