[Thảo luận] Em phân tích tình huống ""VƯỢT PHẢI" để các Cụ phán xét!

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,266
Động cơ
468,179 Mã lực
Em chỉ cho cụ hiểu này theo logic hình thức cụ nhé
A đúng
B đúng
C đúng
Thì tập hợp ABC đúng còn chỉ cần A or B or C sai thì ABC sai
Vậy theo điều 14 : kể cả cụ vượt ở chỗ ko có xe đi ngược chiều nhưng cụ vượt về phía bên phải , tức là 14.4 cụ sai thì cụ vẫn sai .
Cụ đang suy diễn theo logic phán đoán rồi: NẾU tập hợp ABC đúng còn chỉ cần A or B or C sai THÌ ABC sai.
Logic Phán đoán có dạng: NẾU ...... THÌ. Cụ có chữ THÌ (Thiếu chữ NẾU) vậy mà Cụ bảo logic HÌNH THỨC thì đến thua Cụ. Mà cụ không trả lời câu hỏi của em: Khi nào Cụ gặp chướng ngại vật hay xe chạy ngược chiều trên đoạn đường định vượt ở đường có nhiều làn cùng chiều???
 
Chỉnh sửa cuối:

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Dĩ nhiên là nếu cụ định vượt phải thì chả bao giờ gặp cái đấy ---- cái đấy cụ đúng
Ở đây em nói theo luật là thế này , ko thể tách từng phật được


Cụ muôn chứng minh điều 14 của cụ đúng thì từ 14.1 đến 14.xxx cụ phải đúng ?? Cái này là logic và logic áo dụng cho luật pháp
Ok cụ vượt phải , cụ đúng tất cả các điều , nhưng điều 14.4 cụ sai nên Tổng điều 14 là cụ sai
Còn cụ nói kiểu tách từng phần thì cụ chỉ chứng minnh đc phần đấy cụ đúng thôi , chứ tổng la sai ??

Còn cụ cái lý là từ điều 14.2 cụ suy ra là chỉ áp dụng cho 2 làn đối đầu thì thưa cụ không phải như vậy .cái này cụ tự suy luận , chính vì cái tự suy luận này không đúng nên cụ mới cãi lý là thế này thế kia .

Đường 2 chiều , mỗi chiều có 3 làn đường , ko có giải phân cách , có vạch đứt , cụ có 2 cách vượt
1 xin xe ở làn trái để xe đó đi vào phải 1 làn rồi cụ lên -- cụ đúng
2 phía trước ko có xe đi ngc chiều , cụ vượt sang làn đấy cụ lên -- cụ vẫn đúng vì có vạch đứt cụ đc quyến lấn sang làn đấy 1 khoản thời gian đủ để vượt. Chứ không có nghĩa là cụ đc vượt phải khi có 3 làn đừong cụ nhé

Em giải thích rõ lại này
Điều 14 là quy định về vượt xe
Để đúng luật theo điều 14 cụ phải tuân thủ tất cả các điều như sau:
14.1 là xxxxxxx
14.2 xxxx
14.3 xxxxx
14.4 xxxxx

Khi cả 4 cái cùng đúng thì suy ra điều 14 tức là cụ vượt xe đúng pháp luật ,
Còn cụ chỉ cần sai 1 trong những điều kia , xxx sẽ thông báo , theo điều 14.x cụ sai suy ra cụ sai khi vượt xe , trong trường này cụ sai điều 14.3 tức là cụ vượt về phía bên phải của xe phía trước.


Chứ nói như cụ , cụ vượt trái nhưng phía trước có xe cụ đâm vào rồi cụ bảo rõ ràng tôi bật tín hiệu , xe phía trên nhường tôi vượt vậy tôi đúng à ??


Tóm lại cụ phải hiểu logic thêm ạ , em giải thích theo A B C mà cụ vẫn chưa hiểu thì em ạ cụ

Chính vì vậy cái bài học em học từ nhỏ là làm sai thì dễ chứ làm đúng thì khó khăn lắm
Trong kinh doanh cũng vậy
Trong cuộc sống cũng vậy
 
Chỉnh sửa cuối:

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,266
Động cơ
468,179 Mã lực
Dĩ nhiên là nếu cụ định vượt phải thì chả bao giờ gặp cái đấy ---- cái đấy cụ đúng
Ở đây em nói theo luật là thế này , ko thể tách từng phật được
Em đang hỏi Cụ là vượt bên trái xe khác (đúng luật) ở đường nhiều làn cùng chiều khi nào Cụ gặp xe đi ngược chiều mà? CHính Cụ đang tách từng Khoản của Điều 14 ra nên Cụ mới hiểu thế.
Em học logic thi được 9 điểm (điểm thuộc bài không phải điểm mua Cụ ạ). Cụ nói chữ THÌ mà trước đấy không có NẾU là em hiểu Cụ học logic thế nào rồi.
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,266
Động cơ
468,179 Mã lực
Còn cụ cái lý là từ điều 14.2 cụ suy ra là chỉ áp dụng cho 2 làn đối đầu thì thưa cụ , cụ sai rồi ,



Chỗ này Cụ lại sai nữa: E không nói vượt phải ở tất cả các tình huống đều đúng mà em nói Luật GTĐB hiện hành chỉ đề cập đến hành vi vượt xe ở 2 làn đường đối đầu, cho nên không có khái niệm cấm vượt phải ở đường nhiều làn cùng chiều (Nếu không cấm thì được phép và xxx không được bắt lỗi)
 

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Còn cụ cái lý là từ điều 14.2 cụ suy ra là chỉ áp dụng cho 2 làn đối đầu thì thưa cụ , cụ sai rồi ,



Chỗ này Cụ lại sai nữa: E không nói vượt phải ở tất cả các tình huống đều đúng mà em nói Luật GTĐB hiện hành chỉ đề cập đến hành vi vượt xe ở 2 làn đường đối đầu, cho nên không có khái niệm cấm vượt phải ở đường nhiều làn cùng chiều (Nếu không cấm thì được phép và xxx không được bắt lỗi)
Hehe cụ vẫn giữ lý là từ cái chỗ đỏ đỏ cụ suy ra là 2 làn đối đầu . Có cụ nào vào xem suy luận này đúng chưa ?????????
Chính vì thế nên cụ sai , cụ đọc kỹ lại nhé , vì riêng vượt phải thôi thì điều 14.2 cụ đã sai rồi

Cụ đọc hết cả câu điều 14.2 đi , xe phía trc tránh về bên phải nhé
logic này
A vượt xe khi phía trc ko có xe đối đầu - cụ đúng cụ vượt phải ,
B xe phía trc cùng chiều tránh về bên phải - cụ sai vì cụ vượt phải,
Suy ra 14.2 sai nhé

Nói kiểu gì thì điều 14.2 cụ không thể đúng .

Chỉ bải giờ pháp luật quy định lại là như cụ suy và ghi rõ ràng thế thì anh em mới đc vượt phải thôi

Sau tranh luận này thì em cũng có cái thêm 1 cái lý để hù xxx như suy luận của cụ , xxx nó mềm nó sẽ buông , còn cứng thì vẫn mất thời gian .

Mấu chốt là cái suy luận sai của cụ nhé , có cụ nào luật sư của OF vào giải thích cho em với cụ doki và toàn thể các cụ biết ko ạ.

Em hiểu cụ doki suy thế này
Xe chỉ dc vượt khi phía trc ko có xe đối đầu ------ suy ra đối với nhiều làn thì chả thể nào phía bên phải có xe đối đầu cả ------- suy ra áp dụng với đg 1 làn ----- suy ra nhiều làn vượt vô tư .

Và điều 14.2 nó sẽ trở thành thế này
Đối với đường 1 làn xe chỉ được vượt về phía bên trái và khi xe phía trc đánh sang phải nhường
Đối với đương nhiều làn xe đc vượt ở trái hoặc làn phải và cũng khi xe phía trc đánh sang phải nữa nhường . ( tóm lại vẫn phải vượt về phía bên trái của xe )

Đieu này đúng vd đối với đường có 3 làn xe
Trái giữa phải

Thì làn ngoài cùng bên trái vượt đc tất cả các làn
Làn giữa được vượt làn phải
Và làn phải ko đc vượt làn nào

Thôi em chả tranh luận them nhé , nói chung học luật hơn cụ cháu mình thì cả tỷ người vn
Nhưng tất cả đều biết 1 quy định đó là không được vượt phải và ra đường vẫn chấp nhận điều này
Số ít vượt phải là số xe tải taxi coi thường luật giao thông hoặc công an bộ đội cũng nửa coi thường nửa có việc gấp ko biết đâu mà lần

Cụ nào thích vượt phải thì cứ vượt vậy
Em vẫn tuân thủ luật vn là em chỉ vựot trái , kể cả xe trc nó đi chậm em vẫn cố xin nó đánh sang phải để em vượt
 
Chỉnh sửa cuối:

Duy 0409

Đi bộ
Biển số
OF-76608
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
8
Động cơ
420,680 Mã lực
Vui nhỉ! Em không ngờ thớt này lại dài thế. Em góp một tí xem có kết được không nhé.
Quan điểm của em là đường nhiều làn thì làn thằng nào thằng ấy đi. Thằng rẽ trái, thằng rẽ phải, thằng lên cầu, thằng xuống hầm, mình cứ đúng tốc độ cho phép, đúng làn, đúng biển báo mà tiến, sao phải để ý thằng bên cạnh nó gãi chân làm gì. Giả sử xe các bác đang bon bon đồng tốc sau xe bên cạnh đúng luật nhé, thế thằng ấy nó nổi hứng gãi và phanh lại thì các bác phải vào chào xxx ạ, có nhẽ đâu luật ngu thế. Các bác cứ bị ấn tượng vượt phải bởi đường VN ít làn, giờ giả sử 5,6 hoặc 10 làn luôn đi, khi ấy chả nhẽ thằng chạy làn 10 phải chuyển 9 làn để rúc *** thằng chạy làn 1 rồi xin vượt à, chưa kể 10 làn ấy có quy định dành riêng cho các phương tiện đi đến các đích khác nhau (rẽ, cầu, hầm, địa điểm...vv) nhé. Nói thế để các bác hiểu là mình chọn đúng làn rồi thì cứ thế mà đi, không phải để ý xem thằng bên cạnh nó đi đâu, nhanh hay chậm.

Nói phải có thực tế, dưới đây là đoạn đối thoại giữa em với xxx tại đoạn Thăng Long- Nội Bài cách đây hai năm:
- Xe tôi bị lỗi gì đấy anh.
- Xe anh vượt phải.
- Đoạn này đường 2 làn, tôi chuyển làn có xi nhan đang hoàng sao lại bắt lỗi vượt phải.

Hai xxx đứng chầu rìa nhao nhao lên là anh không nắm được luật rồi. Như thường lệ sẽ có một xxx đứng xa xa giở giọng du côn để dọa ma: Ông này bằng mua à, về học lại đi, đã vi phạm lại còn cãi lằng nhằng. Em không chấp, tiếp tục nói chuyện với chú đang giải quyết việc của em:
- Anh cho hỏi, tôi được phép xi nhan chuyển làn trên đường này không?
- Được!
- Xe chở rác kia đi chậm ở làn khác, tôi đi đúng tốc độ cho phép có được vượt nó không?
Đến đây mấy anh xxx chắc đoán được ý đồ của em là sau đó sẽ hỏi về chuyện chuyển về làn cũ nên không trả lời mà nhao nhao lên là em vượt phải là sai quy định, không nắm được luật...vv. Em nghĩ cương quyết nhưng nên mềm mỏng một tí nên bảo:
- Tôi sai thì các anh cứ xử lý theo luật, nhưng phải giải thích cho tôi là đi đúng tốc độ cho phép thì có được vượt xe làn bên cạnh không?
- Anh được phép vượt nhưng phải tiếp tục đi thẳng cho đến khi đảm bảo khoảng cách an toàn mới được chuyển làn.
- Tôi vượt qua và có xi nhan rồi mới chuyển làn mà.
- Anh có công nhận là anh vượt qua và vừa xi nhan vừa lấn làn luôn không.
- Ok, nếu thế thì lỗi của tôi là chuyển làn khi chưa đảm bảo an toàn chứ.
- Dù anh nói thế nào thì thực tế anh vừa lách qua phải để vượt xe kia, rồi tạt đầu vào làn cũ.

Em định cãi là em không tạt đầu, nhưng thôi 200k cho xong chuyện. Lỗi này em không cãi chắc phải 500k. Từ đó em tự tin là vượt phải thì phải giữ tốc độ cho phép và tiếp tục đi thẳng một đoạn, đường 5, đường 1A chả bị hỏi thăm bao giờ.

À, chiều qua em đi từ cầu vượt Pháp Vân xuống KDT, bò đúng tốc độ cho phép 20km/h, có mấy bác bóp còi inh ỏi, một bác Ỉn còn vượt phải xe em xuống khỏi đường dẫn chào xxx luôn, vui thế!
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,266
Động cơ
468,179 Mã lực
Hehe cụ vẫn giữ lý là từ cái chỗ đỏ đỏ cụ suy ra là 2 làn đối đầu . Có cụ nào vào xem suy luận này đúng chưa ?????????
Chính vì thế nên cụ sai , cụ đọc kỹ lại nhé , vì riêng vượt phải thôi thì điều 14.2 cụ đã sai rồi

Cụ đọc hết cả câu điều 14.2 đi , xe phía trc tránh về bên phải nhé
logic này
A vượt xe khi phía trc ko có xe đối đầu - cụ đúng cụ vượt phải ,
B xe phía trc cùng chiều tránh về bên phải - cụ sai vì cụ vượt phải,
Suy ra 14.2 sai nhé

Nói kiểu gì thì điều 14.2 cụ không thể đúng .

Chỉ bải giờ pháp luật quy định lại là như cụ suy và ghi rõ ràng thế thì anh em mới đc vượt phải thôi

Sau tranh luận này thì em cũng có cái thêm 1 cái lý để hù xxx như suy luận của cụ , xxx nó mềm nó sẽ buông , còn cứng thì vẫn mất thời gian .

Đọc đến đây em thấy Cụ đã không hiểu vấn đề em đặt ra nên sa đà quá, em trích lại phần dặt vấn đề của em để Cụ hiểu lại. Điều 14 - Luật GTĐB điều chỉnh hành vi vượt xe thế nào cho đúng qui định, nhưng bất cập là thiếu bao quát hjết mọi tình huống vượt xe nên hiểu là không bị cấm mà xxx vẫn dựa vào đó để bắt lỗi.
" Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.... Các nhà làm luật dự tình huống em diễn giải như sau, áp dụng trên đường có kết cấu như trên: Xe đang muốn vượt xe trước mặt, phải phát tín hiệu bằng đèn, còi báo cho xe trước biết, xe sau quan sát hướng đi ngược chiều mình không có các phương tiện khác đang đi tới hoặc có nhưng khoảng cách đó là an toàn cho việc vượt và xe trước đã phát tín hiệu tránh về bên phải sát lề đường, giảm tốc độ. Lúc này xe sau tăng tốc độ, lán trái, chiếm 1 phần hoặc toàn bộ làn đường ngược chiều vượt qua xe đằng trước. Sau khi đã vượt qua, quan sát thấy an toàn, phát tín hiệu cho xe vừa vượt qua biết để trở lại làn đường bên phải, trả lại đường cho phương tiện đi ngược chiều... Trong tuyến đường này nếu xe nào vượt bên phải xe trước là sai theo qui định này, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
Như vậy, đối với tất cả các tuyến đường khác có kết cấu từ 2, 3 làn đường cùng 1 chiều trở lên như Pháp Vân - Cầu Giẽ, Phạm văn Đồng, Phạm Hùng..., Luật GTĐB không đề cập đến. Hay nói cách khác các nhà làm Luật đã dự và cho phép các xe từ làn trong(bên phải) được phép vượt qua xe làn ngoài (bên trái) = VƯỢT PHẢI, trong giới hạn tốc độ cho phép ở đoạn đường này.
XXX không hiểu hoặc cố tình không hiểu ý định của các nhà làm Luật nên hay vợt lỗi này của người tham gia giao thông. Em nói nhỏ chút nhé: Người tham gia giao thông cũng có nhiều người không hiểu điều này nên mất tiền oan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Thôi em không bàn thêm nữa vì rõ ràng em đang cần cái quy định rõ ràng là
Đường 1 làn và đường nhiều làn Vượt thế nào
Chính vì ko có quy định rõ ràng này nên em ko thể cãi lý xxx như cụ đc vì luật ko có , nhưng cái diễn dải 2-3 làn như cụ nêu trên đều do cụ tự suy ra .
Bài này trên vnexpress cũng tranh luận nhiểu rồi , trên of trc cũng có nhưng tóm lại xxx nói là vịn cũng đúng trong một số trường hợp mà nói là phạt đúng cũng đúng trong một số trg hợp

Tóm lại các cụ thích đg thằng nào thằng đấy đi , em thấy ở nc ngoài cái này ok chứ ở vn mà như thế tai nạn sẽ tăng gấp bội nếu ko có luật cấm vượt phải trên cao tốc .
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,266
Động cơ
468,179 Mã lực
Thôi em không bàn thêm nữa vì rõ ràng em đang cần cái quy định rõ ràng là
Đường 1 làn và đường nhiều làn Vượt thế nào
Chính vì ko có quy định rõ ràng này nên em ko thể cãi lý xxx như cụ đc vì luật ko có , nhưng cái diễn dải 2-3 làn như cụ nêu trên đều do cụ tự suy ra .
Bài này trên vnexpress cũng tranh luận nhiểu rồi , trên of trc cũng có nhưng tóm lại xxx nói là vịn cũng đúng trong một số trường hợp mà nói là phạt đúng cũng đúng trong một số trg hợp

Tóm lại các cụ thích đg thằng nào thằng đấy đi , em thấy ở nc ngoài cái này ok chứ ở vn mà như thế tai nạn sẽ tăng gấp bội nếu ko có luật cấm vượt phải trên cao tốc .
Có rất nhiều Cụ trên diễn đàn suy luận như em khi bị xxx vịn trên đường nhiều làn cùng chiều và kết quả là: xxx thua - các Cụ ấy thắng. Ví như Cụ Duy 0409 trên này.
Cùng 1 hành vi, chỉ có 1 cách xử lý, ai cũng như ai, lúc nào cũng như lúc nào chứ không thể xử lý theo cảm tính như cụ thấy. E tranh luận với Cụ để nhiều Cụ nhà ta biết: Thứ nhất nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, thứ nhì có hiểu rồi thì có hành vi đúng.
Ở nước ngoài Cụ ví dụ ấy: Công dân lách Luật giỏi hơn công dân Việt Nam mình nhiều, khi mang ra xem xét hành vi của công dân giở hết bộ luật ra không thấy nói đến hành vi đó là vô tội. Nhưng ở Việt Nam mình phải nói tránh sang từ:"Công dân được phép làm những điều pháp luật không cấm". Khi xem xét hành vi không thấy đề cập trong Luật thì sẽ lái sang 1 tội danh khác gần tương tự như thế. Vụ tổ chức dàn xếp tỷ số của các Cầu thủ đội tuyển là 1 ví dụ điển hình, Luật chưa theo kịp sự kiện cuộc sống nên bị kết tội : Đánh bạc có tổ chức.
 
Chỉnh sửa cuối:

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Hehe em nói rồi nó đúng về lý thôi , chứ về luật vẫn sai nhé
Em cũng nhiều làn cãi thắng lý kiểu này rồi vì thực chất bọn xxx nó cũng có nắm rõ luật đâu , nó ăn đc thì nó ăn luôn chứ nó cũng chả muốn mất thời gian làm gì . Còn gặp phải thằng nào rắn cụ thử hỏi xem có bao nhiêu Ofèr bị phạt lỗi này rồi thì sẽ thấy ngay

Hehe mời các cụ định vượt phải đọc thật kỹ lại điều 14.2 . Lúc nào thông thì vượt cãi cho nó chuẩn nhé , em là em out đây và ý kiến của em về vấn đe này vẫn giữ nguyên hehe
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,266
Động cơ
468,179 Mã lực
Hehe em nói rồi nó đúng về thôi , chứ về luật vẫn sai nhé

Lý và Luật là 1 Cụ ợ!
Còn gặp phải thằng nào rắn cụ thử hỏi xem có bao nhiêu Ofèr bị phạt lỗi này rồi thì sẽ thấy ngay
Xanh: Gọi bằng Cụ(bác) xưng Tôi(em) Cụ ạ.
Đỏ: Số này nhiều hơn vì không chịu khó tự mình hoặc học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nên khi bị xxx chỉ cạp nong là bị xoắn lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhTungTB

Xe điện
Biển số
OF-73474
Ngày cấp bằng
21/9/10
Số km
3,833
Động cơ
462,840 Mã lực
Tuổi
34
cụ triết lý ko thuyết phục lắm .mình nhớ khi học luật nói rất rõ ( lưư ý ko được vượt bên phải )
 

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Cụ nói lý với luật là 1 thì cụ sai hoàn toàn
Luật là quy định rõ ràng bằng văn bản còn lý thì là lý luẫn suy diễn ra từ đó ,
Luật luôn luôn đúng , lý muốn đúng phải dựa và luật , ko phải suy diễn nào cũng đúng đâu cụ à

Có khi cụ nên mở 1 lớp cãi lý với pháp luật đi , như cụ gì nói thì 100 phần trăm các trường dạy lái xe đều dạy sai lý vượt phải
 

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Cụ nói lý với luật là 1 thì cụ sai hoàn toàn
Luật là quy định rõ ràng bằng văn bản còn lý thì là lý luẫn suy diễn ra từ đó ,
Luật luôn luôn đúng , lý muốn đúng phải dựa và luật , ko phải suy diễn nào cũng đúng đâu cụ à

Có khi cụ nên mở 1 lớp cãi lý với pháp luật đi , như cụ gì nói thì 100 phần trăm các trường dạy lái xe đều dạy sai lý vượt phải
 

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,241
Động cơ
558,950 Mã lực
Thôi em ạ cụ donki , chúc cái vụ kiện cùa cụ thắng lợi và cụ tiếp tục mở mang cho cụ cháu of màn kiện vượt phải tiếp heheehr, em thấy lý với luật của cụ thật là khủng và học thuyết về luật của cụ cũng kinh khủng không kém
Mỗi tội là sai đúng chả đâu , bảo thủ thì hơi trì trệ , cụ tự cho cụ đúng và bảo cụ cháu of và 90 phần trăm người tham gia giao thông vươt phải bị xxx bắt là ngu dốt ko tìm hiểu pháp luật ,
Em cố gắng chấm bút tại đây vì giải thích quá nhiều nhưng cụ vẫn bảo thủ ,
Mong anh em of cố gắng phân tích rõ hơn để đừng để mình gây vào nhưng rắc rối ko đáng có , luật vẫn là luật mặc dù nhiều điều chưa hợp lý sẽ đân chỉnh sửa nhủng ko nên vi phạm
Em ạ và chào cụ donki nhé hehe chúc cụ sớm trở thành luật sư :))
 

thaptothanh13

Xe tải
Biển số
OF-58291
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
471
Động cơ
447,785 Mã lực
Em vừa đọc hết phần tranh luận của 2 cụ. Đã nghiên cứu kỹ luật và các khái niệm liên quan.
Với chút kiến thức thu lượm được từ tấm bằng Luật, em xin có 1 vài phân tích như sau:
- Cách phân tích Luật theo kiểu logic như cụ Toyota Celica là đúng.
- Theo Điều này thì nó quy định cho cả phần đường và việc cụ Đông chỉ căn cứ vào khoản 2 để khẳng định là "quy định cho đường chỉ có 1 làn xe cho mỗi chiều" là ko đủ căn cứ
- Khi làm luật nhà luật đã đặt vào 1 điều kiện tiêu chuẩn là các xe đi xung quanh cũng chấp hành đúng luật, đúng Khoản 3 Điều 13. Nếu như thế thì ổn cả. Tuy nhiên ở ta ko được như thế nên mới nảy sinh phức tạp.
- Việc vượt phải chỉ đúng khi xe bên trái đi ko đúng tốc độ, mà xxx ko xử lý (đây là lỗi của xxx nên xxx có phần trách nhiệm) và cộng thêm quy định "khi đi trên đường mà một chiều đường được chia thành nhiều làn đường thì phải nhất thiết tuân theo chỉ dẫn của riêng làn đó". Đây là ưu tiên chấp hành hiệu lệnh.
- Trường hợp "xe đi bên trái dừng hoặc đi chậm lại làm cho xe này thụt lùi lại so với xe đi bên phải" không phải là vượt theo đúng định nghĩa của từ "vượt" nên nếu có tình huống này xxx ko thế bắt các cụ theo tội "vượt phải" được.
 
Chỉnh sửa cuối:

verybadrat

Xe hơi
Biển số
OF-53209
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
192
Động cơ
453,910 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không phải là Vịn thưa cụ , vì văn bản pháp luật không quy định rõ ràng
Cứ cho cụ đi đúng làn đi , cụ đi đúng tốc độ đi , cụ chuyển làn có xi nhan đi , cụ có 3 cái đúng nhưng luật quy định cụ không được vượt xe khác ở bên phải thế nên cụ vẫn sai. 3 cái đúng 1 cái sai -vẫn là -> SAI ( cái này em học gọi là môn logic hình thức thì phải gần 10 năm roài em quên hehe )

Bao giờ pháp luật quy định RÕ : Đối với đường cao tốc từ 2 3 làn đường , xe được phép lưu thông trong tốc độ cho phép và vượt phương tiện ở LÀN KHÁC thì lúc đấy cụ mới đúng. HOẶC NHƯ Ở NƯỚC NGOÀI , KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH BẮT VƯỢT BÊN PHẢI thì lúc đấy cụ mới đúng nhé
Hoặc : Luật vượt phải chỉ áp dụng đối với xe lưu thông trên đường có 1 làn , không áp dụng đối với 2 xe khác loại nhau :D

Em nói thật , các cụ cãi chẳng ăn thua đâu , về lý cụ đúng nhưng về luật cụ vẫn sai

Ở đây em tranh luận vui vẻ nhé , đề nghị các cụ cứ cho ý kiến thoải mái nhé trên tinh thần góp ý xây dựng là chính ạ :D
1- Điều 14 là quy định về vượt xe vì vậy vượt xe chỉ đc khi ở bên trái .
2- Cái cụ nói đúng nhưng 1 cái rất rõ ràng là ko bao giờ xxx bắt xe máy vượt oto cả (100%) kể cả trên đg cao tốc.

Em lại nhấn mạnh lại là các cụ có cãi cũng chỉ đúng về cái lý thôi chứ về luật là các cụ sai

Em vẫn nhấn mạnh là : vẫn nên để luật vượt phải nhưng trên cao tốc cần tăng cường bắn xe đi tốc độ thấp ở làn trái để lưu thông tốt và nhanh hơn , chứ ở vn mà để vượt vô tư các làn thì số tai nạn sẽ tăng theo cấp số nhân ạ
Em đồng ý với cụ Toyota Celica. Chỉ có đính chính một chút: ở nước ngoài, vượt phải vẫn bị phạt cụ ạ.

Em chép lại Điều 14, thêm mấy chữ "" & "HOẶC", hy vọng là rõ ràng hơn:

Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; HOẶC
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; HOẶC
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. HOẶC

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; HOẶC
b) Trên cầu hẹp có một làn xe; HOẶC
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; HOẶC
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; HOẶC
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; HOẶC
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Cụ dongkijote ạ ở Đường 5 em thường xuyên vượt phải vì chẳng thể đi mãi sau mấy ông xe Công chở sắt bò như Rùa. Lạy chúa!!! Thôi thì trong lúc bàn Luật, E đành lách luật. May mà đi mấy năm chưa dính phạt. Em cũng dại lắm cơ chả bao giờ vượt F ở gần các chốt XXX cả! He, he...












f
 

thaptothanh13

Xe tải
Biển số
OF-58291
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
471
Động cơ
447,785 Mã lực
Hôm qua mệt quá nên chưa viết hết ý. Hôm nay em xin tiếp tục.

- Xét về mặt luật pháp

Các trường hợp mà nhà luật đặt ra trong BL là điều kiện lý tưởng. Nếu điều này xảy ra trong thực tế thì:

+ Khi xe bên trái tụt lại so với xe bên phải do xe này chủ động đi chậm hoặc dừng lại thì xe phải không bị quy là vượt phải, theo định nghĩa chính xác của từ vượt, do vậy xxx không thể bắt lỗi lái xe đi bên phải được. Suy rộng ra, việc xe bên trái tụt lùi lại so với xe bên phải (kể cả 2b vượt phải 4b) là chuyện thường.

Và ko cần bàn nữa (vì chẳng liên quan đến "vượt phải")

+ Các xe lưu thông theo đúng Khoản 3, Điều 13 "Phương tiện tham gia GT đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" Vì thế sẽ không xảy ra tình huống vượt phải vì không cần phải vượt phải. Việc phân làn của xxx cũng dựa vào quy định này.

Tuy nhiên, đáng lẽ quy định này sửa lại là: Phương tiện tham gia GT đường bộ di chuyển có tốc độ cho phép thấp hơn phải đi về bên phải. Lúc đó sẽ hợp lý hơn.

Vậy nên, khi đó sẽ không có tình huống vượt phải vì không cần phải vượt, nên sẽ không có chuyện nhà làm luật "để ngỏ" cho trường hợp "cần vượt phải" đâu.

- Nhưng trong thực tế:

+ Các lái xe khác không tuân theo luật nên không tạo được môi trường lý tưởng như trong luật, cản trở việc thực hành đúng luật của người khác. Vậy là có lỗi của người khác.

+ Trách nhiệm của xxx là xử lý những trường hợp sai luật nói trên nhưng xxx chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm. Nên xxx cũng có lỗi.

Vì vậy. căn cứ vào 2 điều trên, các cụ có thể vượt phải, nhưng phải chứng minh được các điều nói trên. Khi đó, xxx sẽ không thể phạt được.

Nó tương tự như khi có xe đổ chắn đường, không tài xế, làm các cụ phải đè vạch liền. Khi đó các cụ chụp ảnh, quay phim rồi bật lại xxx và xxx không xử được các cụ như diễn đàn về "xxx Thanh Hóa" ấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan

Xe tải
Biển số
OF-32895
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
486
Động cơ
482,640 Mã lực
Thôi em không bàn thêm nữa vì rõ ràng em đang cần cái quy định rõ ràng là
Đường 1 làn và đường nhiều làn Vượt thế nào
Chính vì ko có quy định rõ ràng này nên em ko thể cãi lý xxx như cụ đc vì luật ko có , nhưng cái diễn dải 2-3 làn như cụ nêu trên đều do cụ tự suy ra .
Bài này trên vnexpress cũng tranh luận nhiểu rồi , trên of trc cũng có nhưng tóm lại xxx nói là vịn cũng đúng trong một số trường hợp mà nói là phạt đúng cũng đúng trong một số trg hợp

Tóm lại các cụ thích đg thằng nào thằng đấy đi , em thấy ở nc ngoài cái này ok chứ ở vn mà như thế tai nạn sẽ tăng gấp bội nếu ko có luật cấm vượt phải trên cao tốc .
Thưa cụ nếu đi đướng Pháp Vân - Cầu rẽ, thì không thể có chuyện vượt phải được. Vì làn ngoài cùng tốc độ tối thiểu là 80km/h, làn giữa tốc độ tối đa là 80km/h. Nếu cụ đi làn giữa tốc độ là 80km/h mà vượt được bên phải của làn ngoài thì do xe làn ngoài vi phạm tốc độ tối thiểu chứ không phải xe của cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top