[Funland] Em mở thớt nhà nông, cụ nào thích nông nghiệp sạch nhảy vào đây !

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
204
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Chủ đề về nông nghiệp sạch là chủ đề khoái khẩu của em. Hiện tại bản thân và gia đình cũng đang làm nhưng chỉ để tự cung tự cấp thức ăn sạch cho gia đình và thừa 1 ít để bán cho bạn bè. Nhưng đọc mấy trang đầu và cuối của thớt có vẻ ko hợp gu với em. Thấy các bác trong này có 2 xu thế 1 là làm lớn kinh doanh 2 là đại gia làm chơi giải trí. Còn nhà em thì trồng mỗi thứ 1 tí nuôi đủ loại gia súc gia cầm chó mèo đủ cả. Xin góp chút hình ảnh về trang trại nhà em cho thớt xanh mắt





































Mô hình của cụ đẹp đấy, có hệ sinh thái thật tốt... em cũng đang cố tạo ra môi trường sinh thái nhưng chưa đâu vào mới đâu cả.
 

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
204
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Giống ngô bây giờ 99% là giống biến đổi gene.
Đồ biến đổi gene không được xếp là đồ hữu cơ!
Em vẫn trồng loại ngô của đồng bào dân tộc, loại này năng suất thất... cây chỉ cao chưa đến 1m là có bắp, bắp cũng nhỏ... mỗi cây có một hai bắp...ba là hiếm, tiếc là chưa chồng được nhiều vì bó nó gặm hết.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Em vẫn trồng loại ngô của đồng bào dân tộc, loại này năng suất thất... cây chỉ cao chưa đến 1m là có bắp, bắp cũng nhỏ... mỗi cây có một hai bắp...ba là hiếm, tiếc là chưa chồng được nhiều vì bó nó gặm hết.
Ngày xưa đi qua Thung Khe (Hòa Bình) vẫn còn mua được loại ngô nương. Chẳng phải ngô nếp nhưng ăn vẫn dẻo và mềm.
Còn ngô nếp bây giờ chỉ có thể sang Đông Anh xin, họ không bán.
Bắp ngô nếp chỉ dài khoảng 2/3 gang tay, Hạt nhỏ nhưng căng tròn. Ăn dẻo và hơi dính.
Ngô bán dọc được chỉ là loại ngô lai, giống ngô biến đổi gene.
Còn vừa rồi Bộ Nông dân cũng đã ra được bộ tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ.
Làm nông nghiệp nhỏ với làm nông nghiệp lớn là 2 phương thức gần như không tương thích. Các biện pháp không thể áp dụng cho nhau. Em không thể tư vấn được cách chăn nuôi cho người chăn nuôi nhỏ.

Xe nhập TĂCN (cái xe ở đầu chuồng giữa bên trái)
Mỗi ngày lũ gà mổ gần 10 tấn TĂ

 
Chỉnh sửa cuối:

Tà Giáp

Xe máy
Biển số
OF-565930
Ngày cấp bằng
24/4/18
Số km
57
Động cơ
147,770 Mã lực
Tuổi
38
Mô hình của cụ đẹp đấy, có hệ sinh thái thật tốt... em cũng đang cố tạo ra môi trường sinh thái nhưng chưa đâu vào mới đâu cả.
Chuẩn cụ ạ. Làm nông nghiệp hữu cơ cần hệ sinh thái tốt để sâu bệnh còn có thiên địch tự diệt nhau. Của em mới chỉ tạo ra sản phẩm chứ chưa tạo cảnh quan đẹp được vì ngân sách hạn hẹp nên chỉ dám làm dần. Trước tiên cứ có sản phẩm đã sau ngửa tay xin ngân sách đầu tư tiếp còn được. Ra tết nếu xin được ngân sách với thu hồi được quỹ đen cho vay em đầu tư nốt cảnh quan với cơ sở vật chất nhà ở là nếu có biến em ôm vali ra ngoài đấy ở luôn
 

lamboghini 2010

Xe đạp
Biển số
OF-68027
Ngày cấp bằng
9/7/10
Số km
12
Động cơ
431,920 Mã lực
Vào đây hóng các cụ. Em có hơn chục ha đất đồi hiện cũng chưa biết làm gì
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Mít tứ quý đang ra quả
Rỗi em trồng cây.
Tất nhiên cây hành lang làm bóng mát thì phải nhờ hội bảo vệ.
Em chỉ lo cây hoa và cây ăn quả.
Nhưng cũng chỉ mấy loại cây ít phải chăm sóc.
Cây ăn quả chủ yếu là bưởi và mít Thái.
Mít Thái vào mùa hè thì công nhân ăn mệt nghỉ, nhưng chỉ có ít cây ra quả vào mùa đông này thôi.
Bưởi em trồng vụ vừa rồi mới bói, nhưng quả rất sai, công nhân cũng ăn mệt nghỉ, dù bưới bói nhưng cũng khá ngon.

 
Biển số
OF-421352
Ngày cấp bằng
9/5/16
Số km
1,160
Động cơ
230,420 Mã lực
Nơi ở
NAM ĐỊNH
cái thức ăn này em định dùng cơm canh cuộng rau thừa ... có ổn không cụ ??
hôm trước em đến nhà tay bạn đồng ngũ chơi, thấy nó cũng nuôi gần chục con trên sân thượng cũng cho ăn kiểu đó cụ ạ
Cụ nuôi trên sân thượng cũng đc nhưng nuôi con gì, thời bây giờ thì nuôi dễ rồi.Ko quá khó đâu cụ
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Những chuồng đang chuẩn bị để nhận đàn gà mới lên.
Quy trình khi hết 1 lứa gà là dọn lớp lót, rửa nền, tường và mái bằng nước, rồi rửa bằng vôi.
Đưa và lắp đặt dụng cụ chăn nuôi.
Rải trấu, xông thuốc sát trùng.
Thời gian để trống chuồng giữa 2 lứa gà phải đủ dài là điều bắt buộc để ngăn cách bệnh của lứa trước truyền lại cho lứa sau.
Trưa nay tv đưa tin dù rất cố gắng nhưng TQ không thể ngăn được bệnh dịch tả châu Phi lan đến Bắc kinh. Nguyên nhân thì các nhà quản lý TQ đổ tội cho cách chăn nuôi nhỏ, lẻ lạc hậu vẫn đang tồn tại.

 

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
204
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Những chuồng đang chuẩn bị để nhận đàn gà mới lên.
Quy trình khi hết 1 lứa gà là dọn lớp lót, rửa nền, tường và mái bằng nước, rồi rửa bằng vôi.
Đưa và lắp đặt dụng cụ chăn nuôi.
Rải trấu, xông thuốc sát trùng.
Thời gian để trống chuồng giữa 2 lứa gà phải đủ dài là điều bắt buộc để ngăn cách bệnh của lứa trước truyền lại cho lứa sau.
Trưa nay tv đưa tin dù rất cố gắng nhưng TQ không thể ngăn được bệnh dịch tả châu Phi lan đến Bắc kinh. Nguyên nhân thì các nhà quản lý TQ đổ tội cho cách chăn nuôi nhỏ, lẻ lạc hậu vẫn đang tồn tại.

Cụ nuôi thật bài bản, khoa học... cụ cho em hỏi, nếu em muốn làm lớp độn chuồng này ngoài trời có được không ?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Cụ nuôi thật bài bản, khoa học... cụ cho em hỏi, nếu em muốn làm lớp độn chuồng này ngoài trời có được không ?
Nếu ngoài trời mưa đệm sẽ bị ướt.
Nền chuồng ướt sẽ tạo ra rất nhiều loại bệnh cho gà.
Có doanh nghiệp cũng nuôi bán/trong nhà và sân. Nhưng họ làm sân xi măng để khi không thả gà ra họ rửa được nền.
Nói chung muốn nuôi thả phải có diện tích rất lớn, để không tạo thành các vũng bùn, là những nơi tích tụ và truyền mầm bệnh.
Gà ít bệnh tật nhất là gà nuôi trên sàn (nhựa), rồi đến nuôi trong nhà kín trên nền đệm rồi mới nuôi chuồng hở. Nuôi thả ngoài trời thì dễ mắc bệnh nhất, nhưng nếu diện tích rộng, ít gà thì mầm bệnh khó lây từ con này sang con khác hơn.
Ngay cả nuôi trong nhà thì người ta cũng phải thực hiện được biện pháp "Cùng vào, cùng ra" tức là trong 1 chuồng (tốt hơn nữa là trong cả 1 khu) toàn bộ gà cùng vào để bắt đầu nuôi trong cũng 1 thời gian, và xuất bán tất cả cũng trong cùng 1 thời gian. Chuồng nuôi phải luôn có khoảng trống không có con gà nào đủ dài giữa 2 lứa gà.
Trong chăn nuôi nói chung người ta cũng rất kiêng nuôi chung hỗn hợp các con vật có tuổi khác nhau. Vì những con non hơn sẽ bị những con già hơn truyền lại bệnh.
Chăn nuôi tập trung lại càng phải tránh vì khi sử dụng vắc xin sống, những con được sử dụng vắc xin sẽ thải mầm bệnh truyền cho những con chưa đến tuổi để sử dụng loại vắc xin đó!
 
Chỉnh sửa cuối:

ototrieutien

Xe buýt
Biển số
OF-56881
Ngày cấp bằng
11/2/10
Số km
924
Động cơ
455,772 Mã lực
Nơi ở
Sài gòn
Những chuồng đang chuẩn bị để nhận đàn gà mới lên.
Quy trình khi hết 1 lứa gà là dọn lớp lót, rửa nền, tường và mái bằng nước, rồi rửa bằng vôi.
Đưa và lắp đặt dụng cụ chăn nuôi.
Rải trấu, xông thuốc sát trùng.
Thời gian để trống chuồng giữa 2 lứa gà phải đủ dài là điều bắt buộc để ngăn cách bệnh của lứa trước truyền lại cho lứa sau.
Trưa nay tv đưa tin dù rất cố gắng nhưng TQ không thể ngăn được bệnh dịch tả châu Phi lan đến Bắc kinh. Nguyên nhân thì các nhà quản lý TQ đổ tội cho cách chăn nuôi nhỏ, lẻ lạc hậu vẫn đang tồn tại.

Đọc còm của cụ, chuyên gia nn chắc cũng phải chạy dài.
Cụ làm chuyên nghiệp & khoa học quá. Quy mô như thế, vốn & doanh thu không nhỏ được.
Như em mặc dù rất thích nhưng chắc chỉ giới hạn tự cung tự cấp là nhiều, phủ kín cây ăn quả các loại, hồ cá, 30-40 con gà chạy bộ trong khuôn viên...
Làm trang trại nhỏ, đơn giản nhưng gần 2 năm ngốn gần củ to (làm nhà, cải tạo sân vườn, đào ao, giống cây ...)
Thỉnh thoảng phải thuê người làm vườn.
Cũng may là cv kd ngoài của em gánh lại, chứ làm trang trại chưa mong gì lãi, nhưng hiện cũng tự cung tự cấp đuợc phần nào & nơi có thể giảm chút cẳng thẳng, đó cũng là mục tiêu em hướng tới khi bắt tay vào làm.














 

HungNexus

Xe tăng
Biển số
OF-119980
Ngày cấp bằng
9/11/11
Số km
1,574
Động cơ
342,273 Mã lực
Nơi ở
Arab
SỐ Gà hiện tại trong trang trại cụ 8700 đếm qua cũng tầm 15 vạn con
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
SỐ Gà hiện tại trong trang trại cụ 8700 đếm qua cũng tầm 15 vạn con
Không tới bác ạh,
Vì có những cái chuồng có lúc phải để trống, không phải lúc nào cũng đầy được.
Mà cũng chẳng thể tận dụng tối đa công suất được, vì phụ thuộc vào thị trường.
Như hiện nay tụi em đang giảm đàn để dựng lên các đàn mới.

Đàn chó ở XN cũng rất đông.
Nuôi chó vừa để bảo vệ, vừa để chúng bắt chuột, chồn, cáo,... thỉnh thoảng chúng cũng bắt được những con mèo rừng rất đẹp, trông như con hổ con.
Tụi chó này bắt rắn cũng rất tốt. Có những lần chúng bắt được những con hổ mang rất to.
Hiện nay ít nhất phải có 5-6 ổ chó con, nhưng em mới tìm được có 3 ổ, vì tụi chó mẹ toàn đào hang rồi đẻ trong đó, rất khó tìm, chỉ khi tụi chó con lớn mò về kiếm ăn mới thấy được chúng.
Mấy con này luôn quanh quẩn ở khu văn phòng, có vào trong kia rồi chúng cũng lại mò ra.

 

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
204
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Nếu ngoài trời mưa đệm sẽ bị ướt.
Nền chuồng ướt sẽ tạo ra rất nhiều loại bệnh cho gà.
Có doanh nghiệp cũng nuôi bán/trong nhà và sân. Nhưng họ làm sân xi măng để khi không thả gà ra họ rửa được nền.
Nói chung muốn nuôi thả phải có diện tích rất lớn, để không tạo thành các vũng bùn, là những nơi tích tụ và truyền mầm bệnh.
Gà ít bệnh tật nhất là gà nuôi trên sàn (nhựa), rồi đến nuôi trong nhà kín trên nền đệm rồi mới nuôi chuồng hở. Nuôi thả ngoài trời thì dễ mắc bệnh nhất, nhưng nếu diện tích rộng, ít gà thì mầm bệnh khó lây từ con này sang con khác hơn.
Ngay cả nuôi trong nhà thì người ta cũng phải thực hiện được biện pháp "Cùng vào, cùng ra" tức là trong 1 chuồng (tốt hơn nữa là trong cả 1 khu) toàn bộ gà cùng vào để bắt đầu nuôi trong cũng 1 thời gian, và xuất bán tất cả cũng trong cùng 1 thời gian. Chuồng nuôi phải luôn có khoảng trống không có con gà nào đủ dài giữa 2 lứa gà.
Trong chăn nuôi nói chung người ta cũng rất kiêng nuôi chung hỗn hợp các con vật có tuổi khác nhau. Vì những con non hơn sẽ bị những con già hơn truyền lại bệnh.
Chăn nuôi tập trung lại càng phải tránh vì khi sử dụng vắc xin sống, những con được sử dụng vắc xin sẽ thải mầm bệnh truyền cho những con chưa đến tuổi để sử dụng loại vắc xin đó!
Em có hai khu vực ngàoi trời, 1 khu khoảng 5000 m2 được quây lại, một khu được 2000 m2 đã quây lại ( không kể chuồng hở). Hiện tại lớp đệm ngoài trời của em là cát vàng đệm khá dầy, mưa hầu như không đọng nước...

Về bệnh, em đang tìm các loại cây thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên để cho gà ăn như vậy liệu có giải quyết được bệnh tật không cụ ?
 

SuBong2018

Xe hơi
Biển số
OF-547340
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
153
Động cơ
160,959 Mã lực
Tuổi
39
em được biết dạo này có nhiều nông trại nhỏ nằm vùng ven hà nội, theo kiểu vườn ao chuôngs,,, rât hay các cụ ạ
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Em có hai khu vực ngàoi trời, 1 khu khoảng 5000 m2 được quây lại, một khu được 2000 m2 đã quây lại ( không kể chuồng hở). Hiện tại lớp đệm ngoài trời của em là cát vàng đệm khá dầy, mưa hầu như không đọng nước...
Về bệnh, em đang tìm các loại cây thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên để cho gà ăn như vậy liệu có giải quyết được bệnh tật không cụ ?
Bác không cần phải dùng cát vàng nếu diện tích đủ rộng, không nuôi quá nhiều thì để cỏ mọc tốt hơn.
Trong chuồng nuôi bác nên dùng trấu (gạo), phủ 1 lớp dầy độ 10 phân rồi tìm dung dịch EM phun.
Chẳng phải phun nhiều đâu. Chỉ cần phun lại lần thứ 2 cách lần đầu 3 hay 4 ngày, rồi sau đó có thể hàng tháng phun lại.
Lớp trấu khi thấy chỗ nào ướt thì thay ngay.
Về lý thuyết kháng sinh thảo mộc cũng rất tốt, nhưng đến nay chưa có công trình cụ thể nào về điều trị các bệnh hay gặp ở gà.
Tụi em vẫn sử dụng hỗn hợp a xít hữu cơ để phòng các bệnh đường ruột.
Các bệnh do vi rút gây nên thì chẳng loại kháng sinh nào trị được. Người ta chỉ có thể phòng bằng vắc xin.
Bệnh trên con gà ở VN không bao giờ đi một mình cả, mà thường là một nhóm bệnh khác nhau. Đầu tiên là bệnh chính, rồi đến các bệnh thứ phát. Bệnh thể hiện (hoặc người ta thấy thiệt hại nhiều) cũng thường là các bệnh thứ phát. Cũng vì vậy nhiều người chỉ chữa các bệnh thứ phát mà cái bệnh chính lại không biết, nên cứ dừng thuốc thì gà lại bị lại.
Chăn nuôi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ rất khó, vì cái đồng bằng tưởng rộng lớn này lại bị 3 phía bao bọc bới các dãy núi cao. Cái đồng bằng này như một thung lũng lớn. Gió thổi vòng tròn, nhiều thời gian trong năm không khí chỉ quanh quẩn bên trong mà không thoát ra ngoài. Ngoài nóng và ẩm thì mầm bệnh truyền rất nhanh trong cả khu vực.
Tỉnh này có bệnh thì các tỉnh khác chậm nhất chỉ vài hôm, chưa đến 1 tuần cũng phải có.
Chính vì vậy ngoài Bắc này không thể dựng 1 cái chuồng nuôi 2 hay 4-5 vạn gà như trong Nam. Mà ngay cả những cái chuồng nhỏ tụi em cũng phải ngăn thành nhiều ngăn nhỏ hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tamarind

Xe tải
Biển số
OF-593211
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
204
Động cơ
133,040 Mã lực
Nơi ở
Du cư
Bác không cần phải dùng cát vàng nếu diện tích đủ rộng, không nuôi quá nhiều thì để cỏ mọc tốt hơn.
Trong chuồng nuôi bác nên dùng trấu (gạo), phủ 1 lớp dầy độ 10 phân rồi tìm dung dịch EM phun.
Chẳng phải phun nhiều đâu. Chỉ cần phun lại lần thứ 2 cách lần đầu 3 hay 4 ngày, rồi sau đó có thể hàng tháng phun lại.
Lớp trấu khi thấy chỗ nào ướt thì thay ngay.
Về lý thuyết kháng sinh thảo mộc cũng rất tốt, nhưng đến nay chưa có công trình cụ thể nào về điều trị các bệnh hay gặp ở gà.
Tụi em vẫn sử dụng hỗn hợp a xít hữu cơ để phòng các bệnh đường ruột.
Các bệnh do vi rút gây nên thì chẳng loại kháng sinh nào trị được. Người ta chỉ có thể phòng bằng vắc xin.
Bệnh trên con gà ở VN không bao giờ đi một mình cả, mà thường là một nhóm bệnh khác nhau. Đầu tiên là bệnh chính, rồi đến các bệnh thứ phát. Bệnh thể hiện (hoặc người ta thấy thiệt hại nhiều) cũng thường là các bệnh thứ phát. Cũng vì vậy nhiều người chỉ chữa các bệnh thứ phát mà cái bệnh chính lại không biết, nên cứ dừng thuốc thì gà lại bị lại.
Chăn nuôi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ rất khó, vì cái đồng bằng tưởng rộng lớn này lại bị 3 phía bao bọc bới các dãy núi cao. Cái đồng bằng này như một thung lũng lớn. Gió thổi vòng tròn, nhiều thời gian trong năm không khí chỉ quanh quẩn bên trong mà không thoát ra ngoài. Ngoài nóng và ẩm thì mầm bệnh truyền rất nhanh trong cả khu vực.
Tỉnh này có bệnh thì các tỉnh khác chậm nhất chỉ vài hôm, chưa đến 1 tuần cũng phải có.
Chính vì vậy ngoài Bắc này không thể dựng 1 cái chuồng nuôi 2 hay 4-5 vạn gà như trong Nam. Mà ngay cả những cái chuồng nhỏ tụi em cũng phải ngăn thành nhiều ngăn nhỏ hơn.
Cảm ơn những thông tin, kiến thức hữu ích của cụ !
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Khu gà dò này tụi em còn phải để trống hơn tuần nữa mới đưa gà về



Đàn gà vừa được vào chuồng mới
Tụi này khoảng 3 tuần nữa sẽ đẻ.
Bằng TĂ (lượng cho ăn hàng ngày) và ánh sáng, thời điểm gà bắt đầu đẻ trứng có thể điều khiển chính xác cỡ 2 hay 3 ngày (gần nửa tuần). Gà đẻ quá sớm con gà sẽ rộc nhanh. Nhưng chính là thị trường, nhiều lúc tụi em phải cho chúng có trứng sớm lên hay muộn đi để phù hợp với thị trường!

 
Chỉnh sửa cuối:

nikenneu

Xe buýt
Biển số
OF-76603
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
638
Động cơ
423,068 Mã lực
Nơi ở
Tiên Sơn, Hà Bắc
Chó có nhiều con rất thông minh, có thể giáo huấn offsitu, nhưng đại đa số trường hợp thì phải ngay tại trận thì chúng mới hiểu.
Đàn chó của tụi em khá đông, lúc đông nhất hơn 50 con, chúng bắt rắn, bắt chồn rất giỏi. Gần đây do không cho các ông bảo vệ thịt nữa thì các ông ấy hơi chểnh mảng, nhưng hiện thời vẫn có 3 ổ vừa đẻ xong. Tụi em đang thay dần chó ở trại bằng chó Phú Quốc và Mông Cộc. Hôm vừa rồi có con bẹc giê đực rất to ở đâu lọt vào (xung quanh XN tụi em tiếp giáp với 3 xã được bọc bằng tường bao cao 2 mét, chỉ có 2 chỗ là đường mương thủy lợi của địa phương phải để hở. Trong ảnh đứng cạnh là con Phú Quốc đực 14 ký), chẳng biết có phải nó qua chỗ ấy hay không.
Còn gà thả rông phải cần diện tích rộng, trên bãi chăn thả phải loại bỏ tuyệt đối những chỗ nước đọng, bùn bẩn.
Khi nuôi hơi nhiều gà chăn thả có 2 bệnh ký sinh trùng rất khó trị là bệnh đầu đen (liên quan đến con giun kim) và bệnh ký sinh trùng đường máu (liên quan đến muỗi như sốt rét ở người)!

cụ nuôi nhiều chó nhỉ? cả h'mông cộc đuôi, Phú Quốc, Begie, ... Trang trại cụ ở đâu rộng thế?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,216
Động cơ
895,632 Mã lực
Trên đất TN bác ạh!
2 ổ chó con em vừa tìm được.
Tụi chó mẹ cứ tìm vào rừng cây để đẻ, nên chỉ thấy bầu vú chúng căng là biết chúng có con.
Còn chẳng biết chúng đẻ ở đâu cả, khi lớn tụi chó con mới mò ra.
Em nuôi chó vừa để bảo vệ, vừa để bắt chuột, chồn, cáo...

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top