Thực ra làm nông nghiệp là phải chấp nhận mạo hiểm cao.
Mạo hiểm thiên tai, thời tiết, mạo hiểm thị trường "Được mùa, mất giá", mạo hiểm do dịch bệnh.
Có thể hơi lơ là một chút với dịch bệnh khi có điều kiện nuôi trồng rất thưa, biệt lập trên diện tích rất rộng.
Lúc đó có thể an tâm việc bị nhiễm dịch bệnh từ môi trường xung quanh.
Nhưng điều kiện lý tưởng ấy chắc chỉ có ở những vùng rất sâu, rất xa, đất rộng, người thưa.
Còn muốn tránh thì chủ yếu là biện pháp phòng. Khi đàn vật nhiễm bệnh thì có bệnh có thể chữa (bằng kháng sinh), nhưng có rất nhiều bệnh kháng sinh không có tác dụng, không chỉ bệnh do vi rút. Có những bệnh rât nguy hiểm, nhưng tới nay chưa có vắc xin để phòng (như cái bệnh đang đe dọa ngành chăn nuôi lợn bây giờ: Bệnh dịch tả châu Phi)!
Ngay biện pháp phòng dịch bằng vắc xin cũng cần phải dựa trên nguyên lý tác động của các vắc xin khác nhau, vì có quá nhiều bệnh cần phòng và mỗi bệnh hiện nay cũng có rất nhiều vắc xin cho các giai đoạn khác nhau.
Cho đến bây giờ thì chưa có 1 viện nghiên cứu nào ở VN đủ khả năng khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng chương trình phòng bệnh như thế nào cho hợp lý với điều kiện chăn nuôi hiện tại.
Nhưng cũng nhờ các cuộc hội thảo của các cty, hãng kinh doanh thuốc thú y, tụi em đón nhận được những kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới, tiếp nhận thông tin và trao đổi với nhau những cách đã làm đạt hiệu quả để tự rút ra cách làm tốt nhất cho riêng mình.
Gà con từ chỗ tụi em bán ra được người nuôi đánh giá rất cao về khả năng chống chịu bệnh tật, nên giá bán cũng rất cao.
Đàn gà trắng mới nhập về.
Nuôi gà phía Bắc khác hẳn trong Nam, không thể có những cái chuồng gà rộng mênh mông như ở các nước phát triển. Mà đàn gà kể cả trong 1 cái chuồng xây to cũng phải được chia nhỏ.
Còn lúc gà úm phải quây để chúng không đi quá xa nguồn nhiệt. Trong múa đông, ngoài những bóng đèn hồng ngoại cấp nhiệt cho gà con, tụi em còn phải dùng chụp sưởi bằng ga, vì bóng hồng ngoại không đủ để giữ nhiệt độ. Chỉ khi đủ nhiệt độ gà con mới đủ sức lớn và tiếp nhận được chương trình vắc xin khá dầy đặc trong mấy tuần đầu. Có loại vắc xin không chấp nhận một chút kháng sinh nào, vì đó là đưa con vi trùng không độc vào con gà để nó tự sinh ra kháng thể chống lại vi trùng gần giống nó, nhưng lại độc sẽ xâm nhập sau này từ môi trường. Kháng sinh sẽ giết chết con vi trùng không độc này làm vắc xin vô giá trị. Khi sử dụng những vắc xin này tụi em có thể đánh giá TĂCN có dùng kháng sinh hay không dựa trên hiệu quả của vắc xin, chứ không chỉ đọc mỗi dòng chữ "Không có kháng sinh" trên bao TĂ.