[Funland] Em hỏi thép đan sàn nhà 4 tầng

Luu Lehong

Xe container
Biển số
OF-20361
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
8,560
Động cơ
579,085 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội
T

Thợ nhà cụ buộc thép đều như vẽ thế nhỉ, thợ nhà cháu nhìn buộc thép buồn hết người, khoang cầu thang nhà cụ để thế cho tiết kiệm diện tích phải không ợ :)
Không phải đâu cụ! Đấy là mái tầng 4, khe lỗ trống ko đổ bê tông làm chỗ ô thoáng đấy (rộng 1m x dài 3m). Làm nhà tổng cộng hết 6 tháng, em lăn lộn kiểm tra chi tiết và làm cùng với thợ nên mới được thế. Cảm ơn cụ khen nhưng mấy tháng cuối khi hoàn thiện e gầy 8 Kg! Cụ phải xác định khi làm nhà phải lăn lộn với thợ mới yên tâm chứ thợ họ cũng ẩu lắm! Nhiều khi mai đổ mái thì tối hôm trước mình phải lên rà soát buộc lại thêm!
Tuy nhiên, cụ nên nhắc thợ có 1 que cữ chuẩn thì buộc sắt sẽ đều!
 

Tran Dzung

Xe tăng
Biển số
OF-365023
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,706
Động cơ
268,580 Mã lực
Nơi ở
http://muitenvang.vn/
Website
muitenvang.vn
Không phải đâu cụ! Đấy là mái tầng 4, khe lỗ trống ko đổ bê tông làm chỗ ô thoáng đấy (rộng 1m x dài 3m). Làm nhà tổng cộng hết 6 tháng, em lăn lộn kiểm tra chi tiết và làm cùng với thợ nên mới được thế. Cảm ơn cụ khen nhưng mấy tháng cuối khi hoàn thiện e gầy 8 Kg! Cụ phải xác định khi làm nhà phải lăn lộn với thợ mới yên tâm chứ thợ họ cũng ẩu lắm! Nhiều khi mai đổ mái thì tối hôm trước mình phải lên rà soát buộc lại thêm!
Tuy nhiên, cụ nên nhắc thợ có 1 que cữ chuẩn thì buộc sắt sẽ đều!
Cảm ơn cụ đã chia sẻ kinh nghiệm, gần 2 tháng nay nhà cháu cũng đã biết sự vất vả của xây nhà nó dư lào rồi ợ. Nhà cháu chưa được 60kg cả quần áo mà đà giảm 8kg thế này thì nguy quá :(
 

anhtuan132

Xe buýt
Biển số
OF-358127
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
895
Động cơ
267,420 Mã lực
Nơi ở
lò đúc-hà nội
Thế này cụ nhé vd bt sàn dày 10cm, cụ đổ khoảng 8cm thôi, e nói khoảng vì khi thi công nó ko thể chính xác tuyệt đối đc, sau đó cụ tiến hành đầm bê tông cho nó có độ chặt tương đối rồi tiến hành rải sắt lớp thứ 2 lên đổ tiếp 1 lớp mỏng phủ lên trên xoa làm mặt là xong. KHi cụ đầm lớp lớp thứ nhất rồi thì bề mặt nó bt nó tương đối chắc rồi nên sẽ ko có chuyện thép mô men bị chìm sâu vào trong bt, ở đây cụ chú ý độ sụt vì cái này hiệu quả nhất khi cụ trộn bằng máy tại ct còn nếu cụ đổ bt thương phẩm thì chỉ dùng độ sụt 2-4 thôi và bảo thằng cấp bt đừng có cho phụ gia hóa dẻo vào kẻo chờ mãi bt nó ko đông kết, còn tại sao e nói đặt từng thanh vì nếu đặt cả phên các mỏ thép chổng ngược lên xuống rất khó đặt, còn đặt từng thanh dễ đặt hơn nhiều cứ đầu mỏ mà cắm xuống sàn thôi. Phương pháp này cũng chỉ thích hợp với nhà dân có diện tích nhỏ điển hình như nhà của bác chủ thớt đây còn dt to hay các công trình lớn ko ai làm kiểu này cả như có bác gì auto nói e như trên, chốt lại là thép lớp trên chỉ có tác dụng khi đặt đúng vào vùng chịu momen âm, còn đặt vào vùng trung hòa ( khoảng giữa chiều dày sàn) thì ko tác dụng, đây đều là kién thức sơ đẳng trong trường chả có gì cao siêu cả.
Em thấy quá phức tạp, tốn nhiều công sức,chưa chắc đã đảm bảo trong khi chỉ cần buộc con kê thật mau và cần thiết lót ván để người thi công đi lại ko dẫm bẹp thép.
 

dau vua rang

Xe tải
Biển số
OF-372455
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
241
Động cơ
251,265 Mã lực
Em thấy quá phức tạp, tốn nhiều công sức,chưa chắc đã đảm bảo trong khi chỉ cần buộc con kê thật mau và cần thiết lót ván để người thi công đi lại ko dẫm bẹp thép.
Cụ đứng trên quan điểm của cai thợ còn e đứng trên quan điểm chủ nhà nhưng mà cái chữ ký của của cụ vô tình làm khó cho cụ :))
 

dau vua rang

Xe tải
Biển số
OF-372455
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
241
Động cơ
251,265 Mã lực
Cái này trong đời đi làm em chưa may mắn được gặp nên không biết :))
Nếu gặp cũng chưa biết phải ứng xử kiểu gì với mấy ông kỹ sư 15 năm kinh nghiệm cạo giấy này =))
Bây h e mới để ý cái còm này bác ở đâu hiện về xem e nói có đúng ko :))
 

TÉP

Xe tăng
Biển số
OF-25556
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,315
Động cơ
498,690 Mã lực
Trong bản vẽ kết cấu nhà em kiến trúc sử dụng thép việt úc phi 8 đan một lớp. Hiện tại sắp đổ sàn tầng 2. Đội thợ nhà em tư vấn nên đổ thép sàn phi 10. Theo các cụ nên đan loại nào ạ?
Cụ ko nói rõ chiều dày bê tông sàn là bao nhiêu nhưng với khẩu độ 3900x5200 t=120 thì thép như thế là hơi tiết kiệm, sau này nhà có khách khứa trẻ con chạy nghịch tầng dưới sẽ nghe rõ tiếng chân.
Thông thường kiểu nhà này nên dùng D10@150 kết hợp thép âm; chiều dày sàn tầm 120-150 là OK, giả sử có động đất cũng an toàn. Nhà cụ tăng lên thép D10 chắc cũng thêm 1-2 chục triệu là căng.
 

MinhChi_2014

Xe tăng
Biển số
OF-349422
Ngày cấp bằng
5/1/15
Số km
1,590
Động cơ
281,461 Mã lực
Nơi ở
Lĩnh nam hoàng mai
Website
compositethc.com
Cụ ko nói rõ chiều dày bê tông sàn là bao nhiêu nhưng với khẩu độ 3900x5200 t=120 thì thép như thế là hơi tiết kiệm, sau này nhà có khách khứa trẻ con chạy nghịch tầng dưới sẽ nghe rõ tiếng chân.
Thông thường kiểu nhà này nên dùng D10@150 kết hợp thép âm; chiều dày sàn tầm 120-150 là OK, giả sử có động đất cũng an toàn. Nhà cụ tăng lên thép D10 chắc cũng thêm 1-2 chục triệu là căng.
chiều dày bê tông sàn 10 phân cụ ơi.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Bây h e mới để ý cái còm này bác ở đâu hiện về xem e nói có đúng ko :))
Không, em không hoàn toàn đồng ý với phương án của cụ.

Để đổ bê tông mà không làm xô lệch thép có rất nhiều phương án, như làm con kê, như uốn thép làm móc, hoặc là phương án tốt nhất là đóng ván sàn công tác phù hợp với thực tế mặt bằng và điều kiện thi công, đào tạo công nhân thật chuyên nghiệp, bám sát chỉ đạo thợ thi công...

Thực tế trong thi công kể cả khi buộc thép xong, kiểm tra nghiệm thu sát sao mà vẫn còn những sai sót thì phương án vừa chạy vừa xếp hàng của cụ làm thế nào để tránh được những sai sót? Cái nữa là cụ phải rạch ròi giữa thợ đổ bê tông (chủ yếu chợ người) với thợ thép, làm sao lại phải bắt thêm mấy ông thợ thép trực để đổ bê tông? Riêng vấn đề kinh tế đã không phù hợp.

Về mặt kỹ thuật, khi cụ đổ được 8cm (giả sử thế), đã đầm chặt, một phần bê tông đã bắt đầu ninh kết, khi cụ tiến hành buộc thép mô men âm, các móc sắt lại phải đâm xuống 8cm đã đầm kia thì có đâm xuống được không? Có thao tác nhanh được không? Có đảm bảo được độ chặt để chống thấm không?

Nguyên tắc đổ bê tông là đổ từ xa về gần, đổ ở đâu là dứt điểm ở đấy, khi đã đầm xong tránh gây ảnh hưởng, gây rung...phần bê tông đã đổ, vậy thì sau thời gian hàng tiếng đồng hồ lại tiếp tục đầm thì bê tông có còn là bê tông nữa không?

Về mặt lý thuyết thì phương án của cụ làm được, nhưng giữa làm được và làm là hai vấn đề khác nhau, với diện tích nhỏ, cấu kiện đơn giản, chịu lực đơn giản thì không vấn đề gì, nhưng câu hỏi đặt ra là với diện tích nhỏ, cấu kiện đơn giản thì làm phức tạp như thế kia để làm gì???

Một lần nữa khẳng định với cụ: Nếu là chủ nhà em hoàn toàn không đồng ý với phương án thi công bê tông cốt thép mà cụ đưa ra!
 

anhtuan132

Xe buýt
Biển số
OF-358127
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
895
Động cơ
267,420 Mã lực
Nơi ở
lò đúc-hà nội
Không, em không hoàn toàn đồng ý với phương án của cụ.

Để đổ bê tông mà không làm xô lệch thép có rất nhiều phương án, như làm con kê, như uốn thép làm móc, hoặc là phương án tốt nhất là đóng ván sàn công tác phù hợp với thực tế mặt bằng và điều kiện thi công, đào tạo công nhân thật chuyên nghiệp, bám sát chỉ đạo thợ thi công...

Thực tế trong thi công kể cả khi buộc thép xong, kiểm tra nghiệm thu sát sao mà vẫn còn những sai sót thì phương án vừa chạy vừa xếp hàng của cụ làm thế nào để tránh được những sai sót? Cái nữa là cụ phải rạch ròi giữa thợ đổ bê tông (chủ yếu chợ người) với thợ thép, làm sao lại phải bắt thêm mấy ông thợ thép trực để đổ bê tông? Riêng vấn đề kinh tế đã không phù hợp.

Về mặt kỹ thuật, khi cụ đổ được 8cm (giả sử thế), đã đầm chặt, một phần bê tông đã bắt đầu ninh kết, khi cụ tiến hành buộc thép mô men âm, các móc sắt lại phải đâm xuống 8cm đã đầm kia thì có đâm xuống được không? Có thao tác nhanh được không? Có đảm bảo được độ chặt để chống thấm không?

Nguyên tắc đổ bê tông là đổ từ xa về gần, đổ ở đâu là dứt điểm ở đấy, khi đã đầm xong tránh gây ảnh hưởng, gây rung...phần bê tông đã đổ, vậy thì sau thời gian hàng tiếng đồng hồ lại tiếp tục đầm thì bê tông có còn là bê tông nữa không?

Về mặt lý thuyết thì phương án của cụ làm được, nhưng giữa làm được và làm là hai vấn đề khác nhau, với diện tích nhỏ, cấu kiện đơn giản, chịu lực đơn giản thì không vấn đề gì, nhưng câu hỏi đặt ra là với diện tích nhỏ, cấu kiện đơn giản thì làm phức tạp như thế kia để làm gì???

Một lần nữa khẳng định với cụ: Nếu là chủ nhà em hoàn toàn không đồng ý với phương án thi công bê tông cốt thép mà cụ đưa ra!
Đầy đủ,rõ ràng,và chính xác :-bd
 

dau vua rang

Xe tải
Biển số
OF-372455
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
241
Động cơ
251,265 Mã lực
He đây là nhà dân chứ ko phải công trình lớn, những cái e nói là thực tế thi công còn những cái cụ nói mới là sách vở lý thuyết, mà e nói là e đã làm rất nhiều nhà theo phương án trên rồi. Làm nhà dân thì thợ thép thợ cốp pha chỉ có vài ông lấy đâu ra đội thợ chuyên nghiệp như thi công các công trình lớn, chỉ có đội đổ bt là chuyên nghiệp thôi, tất cả những công đoạn cụ nói chỉ cần ông thợ cả nhiều kinh nghiệm 1 chút là làm đc. còn trên này có cụ hungba79 vào cm rồi cụ đọc cm của cụ ấy đi ko lại bảo e đút 2 chân bàn giấy chém gió, cụ ko đồng ý nhưng bác hungba79 là chủ nhà lại đồng ý và vote cho e đời thế mới dở :D
à mà tiện đây có cụ nào lúc chuẩn bị đổ bt sàn thì quay lại cái cờ nhíp xem thợ họ đổ ntn quẳng lên đây nhé thế là chân thực nhất.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Cái dưỡng ẩm này quan trọng lắm đới ợ, ko là sau này nó nứt tứ tung. Cụ nào ăn chơi sau khi đổ bê tông sàn mái hay sàn wc xong khoảng 30p sau thì cho thợ vác cái máy đầm bàn lên đầm lại mặt phát nữa cho nước trong các lỗ rỗng của bt sàn thoát hết ra ngoài cho cái bọn kova và sika chúng nó thất nghiệp :D
Cái này cụ tư vấn không đúng.
Thường thì người ta khuyến cáo bê tông nên được đổ trong vòng 2h đồng hồ bắt đầu từ lúc trộn (ngoại trừ các trường hợp đặc biệt có cho thêm các loại phụ gia phù hợp), bởi vì sau 2h được tiếp xúc với nước thì bê tông bắt đầu quá trình ninh kết, nếu sau thời gian đó mà tiếp tục thi công thì phá vỡ sự ninh kết của bê tông, lợi bất cập hại.
Ninh kết là gì? Hiểu nôm na như thế này, nếu các bác muốn dán hai vật lại bằng keo con voi, bác thoa keo xong dán, để đó vài tiếng sau nó cứng lại là tốt, nhưng nếu bác thoa keo xong, dán vào, năm phút sau nhìn thấy lệch lại gỡ ra dán lại, như vậy là hỏng, ninh kết thì cũng tương tự như vậy.
 

anhtuan132

Xe buýt
Biển số
OF-358127
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
895
Động cơ
267,420 Mã lực
Nơi ở
lò đúc-hà nội
Cụ đứng trên quan điểm của cai thợ còn e đứng trên quan điểm chủ nhà nhưng mà cái chữ ký của của cụ vô tình làm khó cho cụ :))
Có công trình em là cai thợ,có công trình em ăn lương giám sát.2in1 luôn ợ :)) Đứng ở phương diện nào thì cách làm của cụ em cũng đều thấy ko ổn,rất bất hợp lý,ko phù hợp chút nào,cụ có đảm bảo khi người công nhân vào xoa mặt,ko dẫm chìm lớp momen đặt sau ko?
 

dau vua rang

Xe tải
Biển số
OF-372455
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
241
Động cơ
251,265 Mã lực
Cái này cụ tư vấn không đúng.
Thường thì người ta khuyến cáo bê tông nên được đổ trong vòng 2h đồng hồ bắt đầu từ lúc trộn (ngoại trừ các trường hợp đặc biệt có cho thêm các loại phụ gia phù hợp), bởi vì sau 2h được tiếp xúc với nước thì bê tông bắt đầu quá trình ninh kết, nếu sau thời gian đó mà tiếp tục thi công thì phá vỡ sự ninh kết của bê tông, lợi bất cập hại.
Ninh kết là gì? Hiểu nôm na như thế này, nếu các bác muốn dán hai vật lại bằng keo con voi, bác thoa keo xong dán, để đó vài tiếng sau nó cứng lại là tốt, nhưng nếu bác thoa keo xong, dán vào, năm phút sau nhìn thấy lệch lại gỡ ra dán lại, như vậy là hỏng, ninh kết thì cũng tương tự như vậy.
Ôi e mệt với bác quá, bác dở lại quyển chống thấm cho sàn mái đi trong các phương pháp chống thấm có 1 phương pháp gọi là đầm lại bê tông bác về tìm đọc lại rồi hãy cm nhé trong đó người ta còn khuyến cáo bt mái chỉ nên đổ mác 200 trở xuống ko nên dùng mác cao quá dễ nứt, bt từ lúc ở máy trộn cho tới khi lên sàn xoa mặt xong thì làm gì tới 2h hả bác~X(
 

dau vua rang

Xe tải
Biển số
OF-372455
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
241
Động cơ
251,265 Mã lực
Có công trình em là cai thợ,có công trình em ăn lương giám sát.2in1 luôn ợ :)) Đứng ở phương diện nào thì cách làm của cụ em cũng đều thấy ko ổn,rất bất hợp lý,ko phù hợp chút nào,cụ có đảm bảo khi người công nhân vào xoa mặt,ko dẫm chìm lớp momen đặt sau ko?
e là chủ nhà e đuổi thẳng cổ những ông giám sát như bác mà bác có chứng chỉ hành nghề ko mà đòi đi gs, giám sát đứng ở đó mà để công nhân làm thế à, hay là công nhân là thợ của bác nên bác nhắm mắt cho qua, bác đừng còm nữa kẻo trên này ko ai thuê bác đâu :))
mà bác ko chịu đọc kỹ pp thi công của e, khi bê tông nó tương đối chắc rồi thì thợ có dẫm lên cũng ko bẹp lớp momen ở trên được ko tin bác cứ thử đi ko lại bảo e chém gió.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
à thế này nhé thép cuôn D8 cụ cho thợ duõi thẳng ra nhưng đừng cho qua máy nắn thép mà 1 đầu cụ buộc cố định thật chắc vào đâu đó, 1 đầu cụ buộc vào đầu dây cáp của máy tời, cho máy chạy khi dây cáp cuốn vào cuộn tời sẽ làm căng sọi thép, cái này nó gọi là căng trước, nói cho oai là thép ứng lực trước. Làm tăng khả năng chịu lực của cốt thép làm giảm số lượng thép cần dùng cái nhà nhà cao tầng họ toàn dùng cáp ứng lực trước để dùng trong sàn khẩu độ lớn thép sàn đặt thưa lắm còn lại là cáp ứng lực. Cụ làm đc cái này e đảm bảo cụ dùng d8 còn tốt hơn d10 vì d10 ko căng trước dc.
Cụ cần hỏi thêm thì mời e trà đá e tư vấn miễn phí cho :))
Tranh luận với cụ thêm tí cho vui.

Cụ đã nhầm lẫn khái niệm ứng lực trước, cái mà cụ nói ở trên (dòng đo đỏ) thực chất là duỗi thẳng thanh thép, đó không phải là dự ứng lực! Duỗi thẳng thanh thép có rất nhiều cách, cách ngày xưa các cụ hay làm là buộc một đầu vào chân cột điện, một đầu buộc vào thùng xe công nông, lên ga giật vài cái làm thanh thép thẳng lừ, cái này chỉ dùng cho thép d6,8.

Dự ứng lực là gì? Dự ứng lực là khi cấu kiện chưa làm việc thì ta ứng cho cấu kiện một lực trước ngược chiều (phương) với chiều (phương) làm việc của cấu kiện, khi cấu kiện làm việc thì cái lực ứng trước kia sẽ một phần nào đó cân bằng với lực làm việc, giúp cho cấu kiện giảm độ võng, giảm được kích thước của cấu kiện.......(tóm lại là lằng nhằng lắm).

Khi ngửa cổ nhìn lên những nhịp cầu có bao giờ các bác tự hỏi tại sao nó lại cong ngược thế kia? Đấy chính là cấu kiện ứng lực trước, trước khi phải làm việc nó đã cong ngược lên, khi làm việc tải cân bằng thì nó sẽ không còn cong nữa :D, ngoài ra việc cong của những nhịp cầu giúp tận dụng được khả năng chịu nén của bê tông, một trong những khả năng bị bỏ qua của những cấu kiện nhịp lớn!
 

dungvbsp

Xe hơi
Biển số
OF-114859
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
161
Động cơ
574,470 Mã lực
em oánh dấu phát để từ từ nghiên cứu
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Ôi e mệt với bác quá, bác dở lại quyển chống thấm cho sàn mái đi trong các phương pháp chống thấm có 1 phương pháp gọi là đầm lại bê tông bác về tìm đọc lại rồi hãy cm nhé trong đó người ta còn khuyến cáo bt mái chỉ nên đổ mác 200 trở xuống ko nên dùng mác cao quá dễ nứt, bt từ lúc ở máy trộn cho tới khi lên sàn xoa mặt xong thì làm gì tới 2h hả bác~X(
Quyển chống thấm do các ông chống thấm viết ra, vì vậy kiến thức về kết cấu không đáng tin cậy.
Nếu phương pháp đó đã được thông qua bởi các GS về kết cấu, GS về kỹ thuật thi công ở trường ĐHXD, ĐHGTVT, ĐH Kiến trúc thì mới là tài liệu tin cậy.
Cũng giống như phương án vừa đổ bê tông vừa buộc cốt thép của bác, nó chính là sáng tạo trong thực tiễn của dân ta như đu dây qua sông vậy, làm được nhưng đừng nói là mình đã từng làm, kẻo.....:))
Còn việc mà bác nói không đến 2h thì xin mời bác xem lại những công trình lớn, Bê tông thương phẩm mua ở Sunway Hà tây mà đổ trong nội thành thì chỉ có Tôn Ngộ Không mới làm được dưới 2h :))
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,129
Động cơ
630,239 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Kỹ sư đã tính toán thiết kế thép D8 như thế là đã đủ điều kiện chịu lực. Tuy nhiên, dùng thép D6 hoặc D8 (thép BCT38) làm thép chịu lực, trước khi dùng phải được kéo dãn tới hạn làm việc. Với phương pháp kéo nắn thủ công hiện nay của thợ, khi dùng thép D8 có thể sàn võng nứt thì thép bắt đầu mới làm việc. Vậy em khuyên cụ chủ nên c
Trong bản vẽ kết cấu nhà em kiến trúc sử dụng thép việt úc phi 8 đan một lớp. Hiện tại sắp đổ sàn tầng 2. Đội thợ nhà em tư vấn nên đổ thép sàn phi 10. Theo các cụ nên đan loại nào ạ?
Kỹ sư đã tính toán thiết kế thép D8 như thế là đã đủ điều kiện chịu lực. Tuy nhiên, dùng thép D6 hoặc D8 (thép BCT38) làm thép chịu lực, trước khi dùng phải được kéo dãn tới hạn làm việc. Với phương pháp kéo nắn thủ công hiện nay của thợ, khi dùng thép D8 có thể sàn võng nứt thì thép bắt đầu mới làm việc. Vậy em khuyên cụ chủ nên chuyển sang thép D10 (BCT51), và chiều dày sàn 120 mm để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
e là chủ nhà e đuổi thẳng cổ những ông giám sát như bác mà bác có chứng chỉ hành nghề ko mà đòi đi gs, giám sát đứng ở đó mà để công nhân làm thế à, hay là công nhân là thợ của bác nên bác nhắm mắt cho qua, bác đừng còm nữa kẻo trên này ko ai thuê bác đâu :))
mà bác ko chịu đọc kỹ pp thi công của e, khi bê tông nó tương đối chắc rồi thì thợ có dẫm lên cũng ko bẹp lớp momen ở trên được ko tin bác cứ thử đi ko lại bảo e chém gió.
Một trong những phương án phản khoa học, khi bê tông bắt đầu ninh kết (như đã nói ở trên) bác lại tiếp tục thi công, lại tiếp tục đầm..., như vậy là phá hoại chứ không phải làm việc.

Đề nghị bác nếu là dân kỹ thuật thì nên xem xét lại bản thân, đọc lại sách, hỏi lại thầy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top