Em lại tiếp chuyện thần kinh suy nhược nhé. Chuyện này lại càng Lan man tợn vì cái bệnh này nó không từ một ai, không từ bất cứ lứa tuổi nào. Ai cũng có thể bị. Cái nan giải ở đây là không ai biết giải quyết nó thế nào. Mọi người lại ngại đến bệnh viện nên cứ để vậy, lâu dần nó nặng lên và rất khó giải quyết.
Từ xa xưa, khi một hoàng tử hay công chúa chưa được sinh ra, người Thái y đã phải theo dõi bào thai từ trong bụng mẹ. Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, người mẹ ăn cháo cá chép nấu đỗ xanh để an thai. Đến tháng thứ 7 thì ngừng dưỡng thai, không cho mẹ ăn các thứ bổ nữa vì nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng tiểu đường thai kỳ. Lúc này em bé sẽ tiêu thụ các chất bổ đã được tích tụ trong thời kỳ bồi bổ rồi nên không cần dưỡng thai nữa mà về chế độ ăn bình thường. Mẹ lúc này ăn nhiều rau củ quả để em bé phát triển tự nhiên. Thai phát triển tự nhiên thì dễ đẻ, không bị biến chứng trong lúc sinh em bé.
Rồi khi em bé sinh ra, Thái y phải kiểm tra tay chân mình mẩy em bé xem có đủ đầy hay thừa thiếu? Kiểm tra các giác quan nghe nhìn, nói hàng ngày, theo dõi các sự phát triển ở trẻ. 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi. Trong những tháng ấy có một thời đoạn mà cha mẹ, ông bà, dì cô chú bác phải tập trung toàn thời gian cho bé. Đó là giai đoạn cuối tháng thứ 2 đầu tháng thứ 3 khi bé biết hóng hớt, biết nói chuyện u a theo cha mẹ. Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của bé, giúp bé hoà nhập với đời sống sau này. Cha mẹ hiện nay chỉ nhăm nhăm đi làm kiếm tiền, thiếu kiến thức chăm con nên cứ để con nằm đó tự u ạ. Đứa bé sống một mình trong thế giới âm u của nó. Kết quả là lớn lên một chút nữa em tự một mình chơi, tự loay hoay với đống đồ chơi của mình, tự ngồi vẽ vời không cần ai trông nom. Cha mẹ tha hồ ngồi xem phim, làm việc nhà, rồi không biết bảo ôi con tôi nó ngoan lắm, chả bao giờ quấy khóc, chả bao giờ phải trông nom, cứ cho nó đống đồ chơi là nó tự chơi. Lớn thêm chút nữa vẫn lười nói, thậm chí đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói. Cha mẹ vẫn nghĩ rồi con sẽ biết thôi. Và đến khi thấy con mãi không hoà nhập được vào với các bạn thì mới biết con tự kỷ mất rồi. Nhưng lúc đó thì muộn rồi. Chăm sóc một đứa con tự kỷ gian nan vô cùng.