[Funland] Em có điều này băn khoăn muốn hỏi các cụ am hiểu về Phật giáo

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ chắc chỉ trích chứ không đọc.
Bức tượng ngồi trên lưng vừa là tượng Phật ngồi trên lưng vua Đế Thích. Vừa Đế Thích là một vị vua cai quản, điều hành, thực thi pháp luật ở tầng Đao Lợi và tầng trời thấp nhất là Tứ Thiên Vương.
Ngày trong link của bạn dẫn cũng có câu: "Từ xưa đến nay trong lịch sử Việt Nam cũng như các nước theo đạo Phật, chưa khi nào thần quyền được đặt lên trên pháp quyền. Bởi vậy, việc tồn tại một pho tượng Phật ngồi trên lưng vua đang phủ phục là điều hiếm, “độc nhất vô nhị”. "
Tượng đó là vua Lê Hy Tông chứ đế thích nào?
Mà vua nào gặp tượng Phật cũng phải quỳ lạy nhé. Trần Nhân Tông hay Trần Thái Tông lúc làm vua cũng lạy phật kìa
 

Sweethome

Xe điện
Biển số
OF-322704
Ngày cấp bằng
7/6/14
Số km
2,764
Động cơ
307,333 Mã lực
Vua gặp tượng Phật còn phải quỳ lạy đấy. Cao hơn là cao hơn thế nào?
Vua theo công giáo chắc chỉ quỳ lạy trước chúa :D

Đó là hộ pháp là hai ông tướng canh chùa. Phật đâu mà phật.
Cụ chưa nghe thấy vua quỳ trước Phật à? Thì bây giờ nghe cũng đâu muộn




Tượng Phật với thế ngồi trên lưng vua.
https://www.google.com.vn/amp/www.nguoiduatin.vn/buc-tuong-doc-dao-voi-the-phat-ngu-tren-lung-vua-a48729.amp
Chắc chắn là tượng fake, người làm ra tượng fake, hoặc giả không phải theo phật, hoặc giả đây chỉ là tượng một ngài đầu trọc, có thể là thánh trọc đầu.
Nhà cháu mới thấy các Bồ tát cưỡi thú chứ đức Phật chỉ tọa đài sen, và cũng chưa thấy thánh hầu bao giờ :D
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Vua theo công giáo chắc chỉ quỳ lạy trước chúa :D


Chắc chắn là tượng fake, người làm ra tượng fake, hoặc giả không phải theo phật, hoặc giả đây chỉ là tượng một ngài đầu trọc, có thể là thánh trọc đầu.
Nhà cháu mới thấy các Bồ tát cưỡi thú chứ đức Phật chỉ tọa đài sen, và cũng chưa thấy thánh hầu bao giờ :D
Cụ chưa thấy chưa hiểu nên mới bảo fake. Cụ cứ tìn hiểu vụ Lê Hy Tông hối lỗi làm pho tượng trên là hiểu thôi
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,799
Động cơ
794,453 Mã lực
Tượng đó là vua Lê Hy Tông chứ đế thích nào?
Mà vua nào gặp tượng Phật cũng phải quỳ lạy nhé. Trần Nhân Tông hay Trần Thái Tông lúc làm vua cũng lạy phật kìa
Chán thật, em trích dẫn đúng link của cụ để cụ đọc:

Song làm rạng danh cho ngôi chùa này, cũng là “độc nhất vô nhị” trong tín ngưỡng thờ Phật ở chốn đình chùa là pho tượng một vị Phật ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống theo điển tích vua Đế Thích tình nguyện làm giường cho Phật Thích Ca ngồi thuyết pháp. Thoạt nhìn tưởng như đó là một pho tượng Phật liền khối, song thực tế những nghệ nhân dân gian đã khéo léo khớp từ hai phần riêng lẻ thành một khối.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng vua sám hối.

(Lấy hình mẫu nhà vua có nghĩa là vua chăng?)

Từ xưa đến nay trong lịch sử Việt Nam cũng như các nước theo đạo Phật, chưa khi nào thần quyền được đặt lên trên pháp quyền.

Với tất cả những trích dẫn trên chứng tỏ vua là vua Đế Thích, còn vua Hy Tông là dạng mẫu cho họa sỹ vẽ và chưa bao giờ nhận đó là tượng của mình.
Quay lại chuyện vua Trần Nhân Tống và Trần Thái Tông, cụ cho nguồn việc 2 vua này lạy Phật xem? Các vị vua trước mặt Phật chỉ vái chứ không bao giờ quỳ lạy. Ngay cả khi đi tu, các vị này cũng thành lập giáo phái riêng để mình là Phật tổ luôn.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Chán thật, em trích dẫn đúng link của cụ để cụ đọc:

Song làm rạng danh cho ngôi chùa này, cũng là “độc nhất vô nhị” trong tín ngưỡng thờ Phật ở chốn đình chùa là pho tượng một vị Phật ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống theo điển tích vua Đế Thích tình nguyện làm giường cho Phật Thích Ca ngồi thuyết pháp. Thoạt nhìn tưởng như đó là một pho tượng Phật liền khối, song thực tế những nghệ nhân dân gian đã khéo léo khớp từ hai phần riêng lẻ thành một khối.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng vua sám hối.

(Lấy hình mẫu nhà vua có nghĩa là vua chăng?)

Từ xưa đến nay trong lịch sử Việt Nam cũng như các nước theo đạo Phật, chưa khi nào thần quyền được đặt lên trên pháp quyền.

Với tất cả những trích dẫn trên chứng tỏ vua là vua Đế Thích, còn vua Hy Tông là dạng mẫu cho họa sỹ vẽ và chưa bao giờ nhận đó là tượng của mình.
Quay lại chuyện vua Trần Nhân Tống và Trần Thái Tông, cụ cho nguồn việc 2 vua này lạy Phật xem? Các vị vua trước mặt Phật chỉ vái chứ không bao giờ quỳ lạy. Ngay cả khi đi tu, các vị này cũng thành lập giáo phái riêng để mình là Phật tổ luôn.
Cụ bảo là vua không quỳ trước phật vậy theo pho tượng này là có chăng?
Cụ bảo vua không quỳ trước phật hay vua cao hơn Phật căn cứ vào đâu?
Rất nhiều vua là phật tử nhé
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,799
Động cơ
794,453 Mã lực
Cụ bảo là vua không quỳ trước phật vậy theo pho tượng này là có chăng?
Cụ bảo vua không quỳ trước phật hay vua cao hơn Phật căn cứ vào đâu?
Rất nhiều vua là phật tử nhé
Em trả lời nốt cụ lần cuối, sau đấy em cho cụ đúng hết.
Cụ bảo là vua không quỳ trước phật vậy theo pho tượng này là có chăng? ==> Bức tượng này là duy nhất và lấy theo tích vua Đế Thích tình nguyện là giường cho Phật. Đế Thích không phải là vua dưới cõi trần, vai vế còn kém vua cõi trần.
Cụ bảo vừa không quỳ trước phật hay vừa cao hơn Phật căn cứ vào đâu? ===> Ít nhất là căn cứ vào 1 câu trong link của cụ đưa, em đã trích dẫn 2 lần, cụ tự tìm.
Rất nhiều vua là phật tử nhé===> Em không phản đối câu này, nhưng khi họ là vua, họ sẽ không quỳ trước tượng Phật. Vào chùa họ chỉ vái cái để tỏ thiện chí thôi. Em đi với vua nhiều em biết.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,483
Động cơ
387,435 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ở đây em không hề quan tâm đến khía cạnh tâm linh, mà quan tâm đến việc bài trí như vậy có phù hợp không, từ đó em đánh giá cái người quyết định bài trí như vậy là người như thế nào thôi cụ ạ. Hoàn toàn là "phàm trần" chứ em cũng biết khu Bái Đính nó như nào.
Nếu không quan tâm đến tâm linh thì chùa Bái Đính đích thực là một cái bảo tàng, mà là bảo tàng thì bầy thế nào chẳng được. Thực tế nó vẫn được gọi là khu du lịch tâm linh, chỉ là du lịch và du lịch mà thôi.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Em trả lời nốt cụ lần cuối, sau đấy em cho cụ đúng hết.
Cụ bảo là vua không quỳ trước phật vậy theo pho tượng này là có chăng? ==> Bức tượng này là duy nhất và lấy theo tích vua Đế Thích tình nguyện là giường cho Phật. Đế Thích không phải là vua dưới cõi trần, vai vế còn kém vua cõi trần.
Cụ bảo vừa không quỳ trước phật hay vừa cao hơn Phật căn cứ vào đâu? ===> Ít nhất là căn cứ vào 1 câu trong link của cụ đưa, em đã trích dẫn 2 lần, cụ tự tìm.
Rất nhiều vua là phật tử nhé===> Em không phản đối câu này, nhưng khi họ là vua, họ sẽ không quỳ trước tượng Phật. Vào chùa họ chỉ vái cái để tỏ thiện chí thôi. Em đi với vua nhiều em biết.
Cụ nói thế là sai vua trời đế thích là ngọc hoàng indra đấy theo kinh phật là vua cõi trời dĩ nhiên cao hơn vua cõi trần nhiều.
Trong link đó nói thần quyền không cao hơn pháp quyền từ thời phật tại thế đã chủ trương sư sãi không can thiệp chuyện trị quốc của vua. Vua tôn kính phật là chuyện khác.
Vua là phật tử là con phật thì phải lạy phật. Đó là hiển nhiên, cụ có bằng chứng nào nói vua vào chùa không quỳ chỉ vái?
Cụ đi với vua nhiều là vua nào?
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,126
Động cơ
491,314 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Nếu không quan tâm đến tâm linh thì chùa Bái Đính đích thực là một cái bảo tàng, mà là bảo tàng thì bầy thế nào chẳng được. Thực tế nó vẫn được gọi là khu du lịch tâm linh, chỉ là du lịch và du lịch mà thôi.
Không quan tâm đến vấn đề tâm linh nó khác với câu chuyện đó là chùa hay khu du lịch cụ ạ! :)) Cụ có thể không cần comment vì ngay tiêu đề em nói là “muốn hỏi các cụ AM HIỂU về Phật giáo”!
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Theo cụ thì ở Việt Nam mình giáo sư với La hán số lượng bên nào nhiều hơn ạ?
GS tính cả đợt xét vớt vừa rồi chắc tròm trèm 11 ngàn phát, La hán bằng trên đấy cụ.
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
6,567
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
501 ông La hán chủ yếu là truyền thuyết, Phật Hoàng là người thật nên khó so sánh. Với bản thân người theo đạo Phật chân chính thì họ không quan tâm cái vị trí xã hội mà người đời xưng tụng, thế cho nên cái chỗ đặt tượng cũng chảng đáng để quan tâm.
Chỉ có người đời mới băn khoăn.
Trao đổi thêm với cụ là không phải tượng trong cùng và cao nhất là chức to nhất trong chùa đâu. Thực tế trong chùa thì bức tượng nhỏ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni là quan trọng nhất, chính cái bức tượng mà hàng năm mọi người làm lễ tắm Phật. Bức tượng này phần nhiều là hình đứa bé một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất với câu nói bất hủ.
Câu đó là
“Thiên thượng, thiên hạ. Duy ngã độc tôn”

 

jade8989

Xe tải
Biển số
OF-490452
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
294
Động cơ
191,838 Mã lực
Tuổi
40
501 ông La hán chủ yếu là truyền thuyết, Phật Hoàng là người thật nên khó so sánh. Với bản thân người theo đạo Phật chân chính thì họ không quan tâm cái vị trí xã hội mà người đời xưng tụng, thế cho nên cái chỗ đặt tượng cũng chảng đáng để quan tâm.
Chỉ có người đời mới băn khoăn.
Trao đổi thêm với cụ là không phải tượng trong cùng và cao nhất là chức to nhất trong chùa đâu. Thực tế trong chùa thì bức tượng nhỏ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni là quan trọng nhất, chính cái bức tượng mà hàng năm mọi người làm lễ tắm Phật. Bức tượng này phần nhiều là hình đứa bé một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất với câu nói bất hủ.
Đúng là em cũng nhìn thấy bức này đặt ở trung tâm ban thờ nhưng câu nói thì chưa biết, cụ thông giúp e với
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
6,567
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
Cá nhân em suy nghĩ thế này.
Chùa Bái Đính đi đúng với nghĩa là Du Xuân - tham quan du lịch cả khu Tràng An + Tam Cốc + Bích Động.
Các bức tượng ở đây và quy mô bài trí là do kiến thức của chủ đầu tư.

Tất nhiên Phật ở đâu là Phật ở nhà có ban thờ Phật có lòng thành là được.

Nhưng muốn đi Lễ đầu năm thì nên đến Chùa Đồng - Yên Tử là hay nhất, nếu đoàn nhiều người già thì chỉ cần cẩn cáo qua Đền Trình ở phía dưới là được.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Quả vị A La hán là quả vị cao nhất trong tứ Thánh Quả của Tiểu thừa, đã thoát khỏi sinh tử luân hồi, chứng Vô sanh pháp Nhẫn, có thị hiện tại thế gian thì cũng do nguyện lực, A La Hán có đủ lục Thần thông, là bậc Chánh Giác , không còn lầm lỗi trong thân, khẩu và ý.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Hòa thượng Tuyên Hóa giảng về bậc A LA HÁN:
(Trích từ Kinh Pháp Hoa Lược Giảng)
Tứ quả A la hán là “quả vị vô học”. Vô học là không cần phải học nữa; chứng được quả vị vô học là đã liễu thoát sanh tử. Thế nào gọi là liễu thoát sanh tử? Tức đã chấm dứt “phần đoạn sanh tử”, nhưng vẫn còn bị “biến dịch sanh tử”. Bây giờ tôi sẽ giải thích sơ lược về hai loại sanh tử nầy.
(1) Phần đoạn sanh tử: Thân nầy của mỗi người chúng ta đều có từng phần, mỗi một phần đều có từng đoạn, đó là phần đoạn sanh tử của thân nầy.
(2) Biến dịch sanh tử: Trong tâm niệm của quý vị, niệm trước diệt, niệm sau sanh; niệm sau diệt, niệm sau nữa lại sanh; sự sanh rồi diệt, diệt rồi sanh nầy chính là biến dịch sanh tử. Ở vị A la hán biến dịch sanh tử vẫn còn, phải đến cảnh giới Bồ tát, ở vào địa vị Bồ tát, biến dịch sanh tử mới hoàn toàn chấm dứt.
Chứng đến tứ quả A la hán, thần thông biến hóa của vị ấy đạt đến cảnh giới không thể nghĩ bàn, vi diệu khó tả. Thần thông của vị ấy hoàn toàn khác với thần thông của ngoại đạo. Vị ấy có đủ ngũ nhãn, lục thông, có thể vọt thân lên hư không. Hư không vốn không có gì, thế mà vị ấy có thể đứng trên hư không, đi trên hư không, lộn nhào trên hư không, đầu hướng xuống, chân đưa lên; thân trên có thể phun ra lửa, thân dưới có thể tuôn ra nước, bay nhảy biến hóa. Tóm lại, vị ấy có mười tám phép biến hóa trên hư không. Vì có liên quan đến thần thông, cho nên Phật giáo liệt vị ấy vào hàng ‘tứ Thánh”. Tứ Thánh chính là bốn pháp giới của “Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác”.

Thời xưa có vị La hán, thâu nhận một đồ đệ. Một hôm, La hán dẫn đệ tử này đi vân du. Trên đường đi, đệ tử phụ trách mang y áo, giấy tờ và hành lý, lòng thầm nghĩ: “hành đạo Bồ tát thật diệu, thật tuyệt, mình nhất định phải phát tâm hành đạo Bồ tát, cứu giúp tất cả chúng sanh!” Khi người đệ tử nghĩ như thế, La hán đều thấu biết. “Ồ! Bây giờ đệ tử của mình đã phát tâm Bồ tát, còn mình chỉ là một La hán, mình nên đi sau mang hành lý, giảm nhẹ gánh nặng cho đệ tử.” La Hán nghĩ thế bèn tiếp lấy y áo, giấy tờ và nói: “Con giao đây cho sư phụ! Sư phụ sẽ mang chúng!” Đệ tử liền trao lại cho Thầy.

Đi một đỗi, đệ tử lại nghĩ: “Ồ! Khi tôn giả Xá Lợi Phất hành đạo Bồ tát, có người đến xin mắt của Ngài; đòi xin mắt trái, xin rồi nói không đúng, lại muốn xin mắt phải. Ây! Hành đạo Bồ tát không dễ, mình không muốn hành đạo Bồ tát nữa, chỉ tu theo pháp La Hán, tự mình cứu giúp chính mình được rồi! không lo nghĩ đến người khác nữa!” Vị sư phụ La hán cũng thấy biết hết tâm niệm của đệ tử. A! lúc nãy đệ tử “bỏ nhỏ theo lớn”, bây giờ lại “bỏ lớn theo nhỏ”, nửa đường sang xe, vòng lại phía sau! Ngài bèn gọi đệ tử lại bảo: “Những hành lý nầy con lại phải mang, sư phụ không thể mang nữa! Đệ tử tiếp lấy, quảy đi.

Đi được một lúc, tâm Bồ tát của đệ tử lại phát lên, lại bỏ nhỏ theo lớn; vị La hán lại tiếp lấy hành lý. Đệ tử liền hỏi: “Vì sao chốc chốc Sư phụ muốn mang hành lý, chốc chốc lại giao trả cho con, bây giờ lại muốn mang nữa? Vì sao Sư phụ lại như vậy? Sư phụ không ngại phiền đến mình sao? Con quảy được rồi, sư phụ sao lại đòi mang!”

La hán liền thuật lại: “Trên đường đi, đầu tiên con phát tâm Bồ tát, bỏ nhỏ theo lớn; sư phụ là người hành theo pháp La Hán (pháp nhỏ), cho nên hành lý nầy sư phụ phải nên tự mang lấy. Nhưng một chốc sau, con lại bỏ lớn theo nhỏ, không chịu hành đạo Bồ tát, chỉ muốn tu theo pháp La hán, nên sư phụ mới giao trả hành lý lại cho con. Bây giờ con lại phát tâm rộng lớn, sư phụ lại phải nên phụ trách hành lý tiếp!” Người đệ tử vừa nghe nói, Ồ! Thì ra sư phụ của mình có thần thông! Và đệ tử phát tâm hành theo đạo Bồ tát.

La hán là người có thần thông, thần thông nầy là thứ “vô nhập nhi bất tự đắc” (không phải từ ngoài vào nhưng cũng không phải tự có được, phải trải qua một quá trình nổ lực tu tập mới có được). Khi A nan kết tập kinh tạng, vì tôn giả chưa chứng đắc tứ quả, chưa có lậu tận thông, nên bị mọi người đuổi ra ngoài, không cho vào. Trước khi bắt đầu kiết tập, chủ tọa có nói rõ là những vị tham gia kiết tập đều phải chứng đắc tứ quả A la hán, mới có thể tham gia pháp hội kiết tập kinh tạng nầy! trong khi Anan mới chứng được tam quả.

Tôn giả lo lắng: “Làm sao bây giờ? Tất cả kinh điển Thế Tôn nói, mình đều ghi nhớ; nhưng bây giờ chưa chứng đắc tứ quả A la hán, không thể tham gia pháp hội kiết tập kinh tạng! Phải làm sao đây?” Lúc đang trong trạng thái lo lắng thì…ới! Tôn giả liền chứng đắc tứ quả A la hán! Anan đứng bên ngoài cửa gọi lớn vào: “Bây giờ tôi đã chứng đắc tứ quả rồi! Xin các vị hãy mở cửa cho tôi vào!”.

Một số vị A la hán lớn ở bên trong nói vọng ra: “Ồ! Nếu như tôn giả đã chứng được tứ quả A la hán, cần gì phải mở cửa mới vào được? Tôn giả hãy xuyên qua lỗ chìa khóa mà vào!” Nghe nói như thế, Anan liền nghĩ: “Đúng rồi! Mình không cần mở cửa vẫn có thể vào được!” Thế là tôn giả liền vận dụng thần thông đi vào bên trong. Quý vị xem! Người chứng được quả A la hán, đi vào không cần mở cửa; nếu phải mở cửa mới có thể vào được, mà nói mình đã chứng quả A la hán, thì chứng tỏ người đó khoác lác, không thật, phạm vào tội đại vọng ngữ. Cho nên khi kiết tập kinh điển, Anan mới bị mọi người nhốt bên ngoài một chuyến; việc nầy thật không đơn giản!

Chứng được tứ quả A la hán, mới có thể “dứt sạch các lậu”. Các lậu, không chỉ có một loại; có bao nhiêu loại? Nói rộng có tám vạn bốn ngàn loại. Có tám vạn bốn ngàn phiền não, thì cũng có tám vạn bốn ngàn lậu. Phiền não chính là “lậu”. Qúy vị muốn có phiền não phải không? Thế thì hướng theo lậu; lậu dẫn đi đâu? Lậu dẫn đi trong cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Tất cả mọi lầm lỗi đều gọi là lậu; mọi tâm dục của quý vị đều gọi là lậu. Qúy vị thích ăn món ngon, đó là lậu; thích nghe tiếng hay, đó là lậu; thích ở phòng tốt, đó là lậu; thích ngủ giường đẹp… đó là lậu; tất cả những gì quý vị yêu thích, tham muốn đều gọi là “lậu”. những gì quý vị buông xả không được, đều gọi là “lậu”.

Quý vị nghĩ lại xem, rốt cuộc quý vị không buông xả được bao nhiêu thứ rồi? Những lậu nầy, giống như trong trong một cái bình, dưới đáy có một lỗ hổng, dù quý vị đựng bao nhiêu nước, nước đều chảy ra hết; công đức của quý vị không thể lưu giữ được! Qúy vị làm được một chút công đức, chảy ra một chút công đức; quý vị làm bao nhiêu, chảy ra bấy nhiêu. Tóm lại là không thể lưu giữ được.

Thân của chúng ta gọi là “thân hữu lậu”; mắt, tai, mũi, miệng; đại, tiểu tiện đều gọi là “lậu”; trong tâm khởi các vọng tưởng đều là “lậu”. “Các lậu” nầy quá nhiều, nhiều đến nỗi không đếm xuể; nói chung lại là có tám vạn bốn ngàn, nhưng nó không dừng lại ở con số tám vạn bốn ngàn. Các lậu là tất cả những thói quen lớn, nhỏ; những lỗi lầm lớn , nhỏ; những thói quen đáng trách, thói quen xấu đều gọi là “lậu”.

Nói thực tế một chút là quý vị thích hút thuốc lá, uống rượu, đánh bạc, thích tìm người đẹp đều là lậu. Cô gái thích tìm chàng trai cũng là lậu. Không chỉ nói người nam mới có lậu, mà người nữ cũng không ngoại lệ, thậm chí lậu của người nữ càng nhiều hơn. Nói rõ một chút, quý vị không giữ gìn được tinh, khí, thần của mình đều gọi là “lậu”. Người nữ mỗi tháng đều có kinh nguyệt, đây cũng gọi là lậu. Căn nguyên chính ở chỗ nam nữ không dừng được tâm dâm dục, gọi đây là “lậu” lớn nhất. Lậu có rất nhiều như thế!

Nhưng những vị A la hán nầy đã dứt hết các lậu. “Tận” chính là dứt hết, không còn. “ dứt hết các lậu” không phải nói “lậu đã hết”, mà là “không có lậu nữa”. Quý vị xem kinh văn, phải hiểu thật rõ chỗ nầy, không phải nói lậu đã không còn, gọi là “lậu tận” là không đúng, mà là đã hoàn toàn không có các lậu, căn bản là không lậu nữa, mới gọi là lậu tận. Nói “lậu tận thông”, phải chứng được tứ quả A la hán, mới có thể đạt được lậu tận thông; quý vị chưa chứng tứ quả A la hán thì chưa được lậu tận thông. Lậu tận thông chính là các lậu đã tận. Một vạn hai ngàn vị đại A la hán, chúng đại Tỳ kheo ở đây đều đã dứt hết các lậu, không có một chút lỗi lầm, tất cả đều là Thánh nhân.

“Vô phục phiền não”: Những vị đại A la hán, đại Tỳ kheo nầy đều đã đạt được lậu tận thông, nên không còn phiền não. Nếu như chưa đạt được lậu tận thông, ắt phiền não sẽ còn. Ở đây nói “vô phục” chính là “sẽ không có lại”. Các vị ấy “chỗ làm đã xong, không còn thọ thân sau nữa”; đã liễu thoát sanh tử, nên không còn phiền não!
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,126
Động cơ
491,314 Mã lực
Nơi ở
VTC1
A La Hán là người phàm giác ngộ được lẽ vô thường vượt được sinh tử không còn vào lục đạo luân hồi.
Phật là vô thượng chánh đẳng chánh giác nghĩa là Phật đã tu hành đắc quả A la Hán từ vô thượng kiếp trước kiếp này là kiếp cuối cùng và không liên can gì đến chuyện thế gian nửa. Cho nên có thuyết Phật lúc đắc đạo đã tính chuyện nhập niết bàn luôn chứ không ở lại nhân gian thuyết pháp nửa. Nhờ Phạm thiên thuyết phục 3 lần mới ở lại.
Cõi ta bà này chỉ có Phật Thích ca là phật tại thế Phật Di Lặc là phật tương lai mấy triệu năm sau mới xuất hiện còn các Phật khác ở cõi khác.
Trần Nhân Tông chỉ là người thường đi theo con đường tu học đắc quả A La Hán thôi, còn dân gian ai mà chả gọi là Phật? Thử sang Trung Quốc Nhật Bản Triều Tiên hay Thái Lan xem người giác ngộ sáng lập dòng thiền có rất nhiều
Em có đọc được 1 bài trên web chính thống của GHPGVN (?) nhờ cụ giải đáp giúp xem đoạn này có chuẩn không ạ (các comment bên dưới bài viết đó thì phê phán là viết sai):

“A la hán có tâm lượng hẹp hòi, chỉ lo tự độ mình thôi, chứ không nghĩ đến độ người khác. Nên các Ngài bị Phật quở là Trầm không trệ tịch hay Khôi thân diệt trí. Ngược lại, Bồ tát thì Phật khen có tâm lượng rất rộng lớn. Các Ngài chẳng những lo phần độ mình mà còn luôn nghĩ đến độ chúng sanh nữa.”

Link: http://m.phatgiao.org.vn/hoi-dap/201304/Su-khac-biet-giua-a-La-han-va-Bo-tat-10381/
 

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
995
Động cơ
201,394 Mã lực
Tích các cụ đưa ra E dự là liên quan đến Cụ Lý Công Uẩn, cụ viết vào lưng ông Hộ pháp "Lưu tam thiên lý", sau này làm vua E chưa giám bàn nhưng lúc ở chùa làm tiểu chắc Cụ phải quỳ lạy như tế sao
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
8,710
Động cơ
367,698 Mã lực
Vua gặp tượng Phật còn phải quỳ lạy đấy. Cao hơn là cao hơn thế nào?
Kể cả là vua trời Đế Thích cụ nhé.
Nhưng thực ra so sánh rất khó, vua Đế Thích thì điều hành toàn cõi ta bà. Phật Như Lai thì lại đóng vai trò như thầy của vua. (bậc thầy của trời và người) Rất khó phân định ai cao ai thấp vì ko có tiêu chí để xác định.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top