- Biển số
- OF-35686
- Ngày cấp bằng
- 21/5/09
- Số km
- 5,295
- Động cơ
- 513,225 Mã lực
Mấy dự án đường sắt dở dang chưa đâu vào đâu mà lại định làm tiếp thế này thì... Không biết 40.577 tỷ đồng nó sẽ đội lên bao nhiêu nữa
Hà Nội sẽ có thêm tuyến đường sắt đô thị với tổng mức đầu tư 40.577 tỷ đồng
Thế Anh | 13/07/2021 08:23
BÁO NÓI - 4:14
Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai dự kiến xây dựng từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai để kết nối mạng lưới đường sắt đô thị.
Về nguồn vốn đầu tư dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai, dự kiến vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFP). Dự án này do UBND TP.Hà Nội là cơ quan chủ quản.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang trong giai đoạn bàn giao. (Ảnh: N.C)
Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai có chiều dài 8,7km đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng.
Trong đó, vốn vay các nhà tài trợ nước ngoài là 1.478,68 triệu USD, tương đương 34.231 tỷ đồng, gồm vay ADB 940,8 triệu USD; vay KfW 305,08 triệu USD; vay AFD 232,8 triệu USD. Nguồn vốn còn lại là vốn đối ứng trị giá 6.346 tỷ đồng, tương đương 274,1 triệu USD từ nguồn ngân sách TP.Hà Nội.
Chi tiết dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai được đầu tư với ống hầm kép đi song song, ngầm qua nút giao Ô Đống Mác (vành đai 1), Mai Động (vành đai 2) và kết thúc phía sau Vành đai 3 với 7 ga ngầm (Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở), một khu lập tàu (phía sau, sát Trạm bơm Yên Sở).
Để sớm triển khai dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ này thông báo với ADB, AFD và KFW về đề xuất dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, Giao UBND TP Hà Nội làm việc với Bộ Tài chính để xác định thành tố ưu đãi khoản vay, bổ sung các thông tin này vào Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong trường hợp đề xuất dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã bắt đầu chạy tàu thử nghiệm đoạn 8,5 km trên cao từ khu Depot Nhổn đến ga S8 Cầu Giấy.
Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, trong giai đoạn thử nghiệm liên động, các đoàn tàu sẽ được vận hành dọc tuyến, theo từng chế độ vận hành khác nhau. Tương ứng với mỗi dải tốc độ vận hành sẽ có các quy trình kiểm tra cụ thể cho thiết bị của đoàn tàu cũng như thiết bị của các hạng mục khác trong Gói thầu.
Việc thử nghiệm liên động sẽ do các chuyên gia quốc tế của nhà thầu đảm nhiệm, đảm bảo việc tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình của dự án.
Việc thử nghiệm liên động nhằm đánh giá, đảm bảo sự kết nối giữa các hệ thống thành phần cũng như đảm bảo các chức năng của toàn bộ hệ thống đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được thực hiện một cách an toàn, ổn định khi đưa vào khai thác.
Đối với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết: "Đến nay, mọi thủ tục đã được Bộ GTVT hoàn thiện báo cáo Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình, đánh giá cuối cùng để có ý kiến chính thức về kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư. Khi có kết luận cuối cùng của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình sẽ tiến hành bước tiếp theo đưa vào vận hành khai thác thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông".
"Tất cả những yêu cầu của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình và Kiểm toán nhà nước để bổ sung hồ sơ giải trình khuyến cáo về đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều đã được Bộ GTVT hoàn thiện song song các thủ tục. Bộ đang chở kết luận cuối cùng của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình", đại diện Bộ GTVT cho hay.
Hà Nội sẽ có thêm tuyến đường sắt đô thị với tổng mức đầu tư 40.577 tỷ đồng
Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai dự kiến xây dựng từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng.
soha.vn
Hà Nội sẽ có thêm tuyến đường sắt đô thị với tổng mức đầu tư 40.577 tỷ đồng
Thế Anh | 13/07/2021 08:23
BÁO NÓI - 4:14
Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai dự kiến xây dựng từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai để kết nối mạng lưới đường sắt đô thị.
Về nguồn vốn đầu tư dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai, dự kiến vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFP). Dự án này do UBND TP.Hà Nội là cơ quan chủ quản.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang trong giai đoạn bàn giao. (Ảnh: N.C)
Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai có chiều dài 8,7km đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng.
Trong đó, vốn vay các nhà tài trợ nước ngoài là 1.478,68 triệu USD, tương đương 34.231 tỷ đồng, gồm vay ADB 940,8 triệu USD; vay KfW 305,08 triệu USD; vay AFD 232,8 triệu USD. Nguồn vốn còn lại là vốn đối ứng trị giá 6.346 tỷ đồng, tương đương 274,1 triệu USD từ nguồn ngân sách TP.Hà Nội.
Chi tiết dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai được đầu tư với ống hầm kép đi song song, ngầm qua nút giao Ô Đống Mác (vành đai 1), Mai Động (vành đai 2) và kết thúc phía sau Vành đai 3 với 7 ga ngầm (Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở), một khu lập tàu (phía sau, sát Trạm bơm Yên Sở).
Để sớm triển khai dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ này thông báo với ADB, AFD và KFW về đề xuất dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, Giao UBND TP Hà Nội làm việc với Bộ Tài chính để xác định thành tố ưu đãi khoản vay, bổ sung các thông tin này vào Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong trường hợp đề xuất dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã bắt đầu chạy tàu thử nghiệm đoạn 8,5 km trên cao từ khu Depot Nhổn đến ga S8 Cầu Giấy.
Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, trong giai đoạn thử nghiệm liên động, các đoàn tàu sẽ được vận hành dọc tuyến, theo từng chế độ vận hành khác nhau. Tương ứng với mỗi dải tốc độ vận hành sẽ có các quy trình kiểm tra cụ thể cho thiết bị của đoàn tàu cũng như thiết bị của các hạng mục khác trong Gói thầu.
Việc thử nghiệm liên động sẽ do các chuyên gia quốc tế của nhà thầu đảm nhiệm, đảm bảo việc tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình của dự án.
Việc thử nghiệm liên động nhằm đánh giá, đảm bảo sự kết nối giữa các hệ thống thành phần cũng như đảm bảo các chức năng của toàn bộ hệ thống đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được thực hiện một cách an toàn, ổn định khi đưa vào khai thác.
Đối với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết: "Đến nay, mọi thủ tục đã được Bộ GTVT hoàn thiện báo cáo Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình, đánh giá cuối cùng để có ý kiến chính thức về kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư. Khi có kết luận cuối cùng của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình sẽ tiến hành bước tiếp theo đưa vào vận hành khai thác thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông".
"Tất cả những yêu cầu của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình và Kiểm toán nhà nước để bổ sung hồ sơ giải trình khuyến cáo về đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều đã được Bộ GTVT hoàn thiện song song các thủ tục. Bộ đang chở kết luận cuối cùng của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình", đại diện Bộ GTVT cho hay.