Làm gì có cái giá đó tồn tại mà nhà cháu trả lời cụEm hỏi cụ có đi với cái giá đó không, tại sao cụ không dám trả lời?
Cụ về với cái ổ Comcom hay VPC gì đó cho nó nhiều đồng thuận hơn đi cụ
Làm gì có cái giá đó tồn tại mà nhà cháu trả lời cụEm hỏi cụ có đi với cái giá đó không, tại sao cụ không dám trả lời?
Tư nhân hóa thì lại bảo bán rẻ tài sản nhà nước đất đai toàn chỗ đẹp tạ tầng xương sống mà để tư nhân kiểm soát khó nhức xươngCổ phần hóa cho tư nhân nhảy vào, ngon ngay. Chứ đào than lên bán còn lỗ thì đg fe lỗ là bình thường
Bác nói rất đúng, nhưng vào tay tư nhân thì sẽ là con giun đất ọp ẹp biết đẻ trứng vàng !Ôi giời ơiiiii, mấy con giun đất ọp ẹp oằn èo chạy chả có tí hiệu quả gì mà cõng 11k người phải trả lương
|
Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước ngày 20/2. Ảnh: VGP |
Cứ giao cho tư nhân vài năm điKinh tế phát triển làm cho đs ko thể cạnh tranh được do: hàng hoá được vận tải chủ yếu bằng đường bộ, đường biển; người thì được vận tải bằng máy bay, ô tô,...; hạ tầng đường bộ được đầu tư không ngừng; hạ tầng đường sắt bao lâu nay ít được cải thiện, không tăng được nhiều về tốc độ chạy tàu, chất lượng tàu,....;
Bị đủ thứ cạnh tranh thì đến cụ đs cũng ko thể sống được nên dừng sẽ là tất yếu;
Hướng phát triển cho đs khả quan là đs cao tốc như bên Nhựt, bên khựa thì lại mếu có tiền ;
Toàn cái khó bó cái khôn.
Giờ chỉ cần cấm vận tải hàng từ nam ra bắc bằng đường bộ, bắt buộc phải vận tải bằng đs là lại phơi phới ngay.
Ở cty tư nhân mà trình bày với sếp thế này thì bị đá ra ngoài trong phút mốt.Kinh tế phát triển làm cho đs ko thể cạnh tranh được do: hàng hoá được vận tải chủ yếu bằng đường bộ, đường biển; người thì được vận tải bằng máy bay, ô tô,...; hạ tầng đường bộ được đầu tư không ngừng; hạ tầng đường sắt bao lâu nay ít được cải thiện, không tăng được nhiều về tốc độ chạy tàu, chất lượng tàu,....;
Bị đủ thứ cạnh tranh thì đến cụ đs cũng ko thể sống được nên dừng sẽ là tất yếu;
Hướng phát triển cho đs khả quan là đs cao tốc như bên Nhựt, bên khựa thì lại mếu có tiền ;
Toàn cái khó bó cái khôn.
Giờ chỉ cần cấm vận tải hàng từ nam ra bắc bằng đường bộ, bắt buộc phải vận tải bằng đs là lại phơi phới ngay.
Tín hiệu tầm 2.0 có từ thời năm 1980 rồi cụ .Đã hiện đại hoá từ thời ấy , cơ mà cái cơ chế nó cứ lùng bùng loằng ngoằng + với cái tư duy của dân Giao Chỉ kiểu ăn sổi ở thì nó ngấm vào máu từ thời cụ Hùng King đến nay nên khó đấy .Vấn đề ở con người chăng? Kể phần tín hiệu đs và lập kế hoạch chạy tàu mà cho tý toán, tý mạch mẽo vào cho nói lên đời 2.0 cũng đỡ bết í chứ.
Nhảy vào cày có làm ra đủ tiền trả lương cho đám gác chắn + tuần đường không cụ ?Cứ thử nhả cái ghế ấy ra xem... Có chú nhảy vào cày luôn.
Hay thật, luật lá gì mà mù mờ, vẫn có câu kiểu "các vấn đề khác". Ai mà biết đc vấn đề khác là vấn đề gì.Lý do đây cccm
Tổng công ty Đường sắt kêu khó khi về 'Siêu ủy ban'
Gần hai tháng nay, Tổng công ty Đường sắt chưa trả được lương cho 11.300 nhân sự "vì vướng một điều trong Luật Ngân sách".vnexpress.net
Tổng công ty Đường sắt kêu khó khi về 'Siêu ủy ban'
Gần hai tháng nay, Tổng công ty Đường sắt chưa trả được lương cho 11.300 nhân sự "vì vướng một điều trong Luật Ngân sách".
Câu chuyện này được ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam kể sáng 20/2 tại buổi làm việc của Tổ công tác của ********* và Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban). Là một trong 19 đơn vị đã chuyển về Siêu ủy ban năm ngoái nhưng Tổng công ty Đường sắt vừa xin được về lại Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Ông Minh kể, định kỳ ngày 31/12 hằng năm, Tổng công ty Đường sắt sẽ nhận được phê duyệt dự toán, trong đó có phần chi dành cho hoạt động công ích tuần đường, gác chắn. Hơn 11.300 nhân sự bộ phận hạ tầng tại 20 công ty thành viên trông coi an toàn cho hàng nghìn km đường sắt trông chờ vào dự toán này để làm căn cứ trả lương. Nhưng theo ông Minh, từ đầu năm nay, do Tổng công ty đã được giao về Siêu ủy ban quản lý vốn, việc trả lương chưa được thực hiện vì vướng Điều 49 của Luật Ngân sách.
Ông nói, Quốc hội đã ra Nghị quyết 87 trong đó nêu rõ "tiếp tục cơ chế giao vốn dự toán ngân sách, bảo trì đường sắt cho Bộ Giao thông Vận tải". Tuy nhiên, vướng mắc lại phát sinh khi Tổng công ty và Bộ có quan điểm khác nhau về câu chữ của nghị quyết.
"Tổng công ty đã gửi văn bản kiến nghị, kể cả vượt cấp, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi phải lựa chọn, dừng tàu hay chạy tiếp, nhưng dù dừng hay chạy thì chúng tôi đều làm sai", ông Minh nói. Nếu Tổng công ty Đường sắt dừng tàu thì ảnh hưởng đến hơn 30.000 cán bộ nhưng nếu tiếp tục chạy, sẽ là sai cho những nhân viên tuần đường, gác chắn bởi họ không có hợp đồng.
Tổ công tác của ********* làm việc với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước ngày 20/2. Ảnh: VGP
Hai tháng đầu năm, Tổng công ty đã ứng tiền trước để trả lương. "Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, bản chất là chúng tôi cũng đang làm sai vì chưa có dự toán, chưa ký hợp đồng thì sao có thể ứng tiền", ông Minh nói và cho biết tình thế đang "vô cùng cấp bách".
Dừng tàu là câu chuyện của ngành đường sắt, còn với lĩnh vực hàng không và đầu tư, vướng mắc trong cơ chế, văn bản luật sau khi các tổng công ty về "Siêu ủy ban" còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, hiệu suất sinh lời.
Ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines lấy ví dụ, giai đoạn trước, khi tổng công ty này trình kế hoạch đầu tư tàu bay, nhanh thì ba tuần, chậm thì 6 tháng được phê duyệt. Nhưng tờ trình gần nhất về việc đầu tư dòng máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines đã hơn hai năm nhưng vẫn chưa được duyệt. "Vướng mắc lớn nhất nằm ở sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong các văn bản pháp luật", ông Minh nói.
Một vướng mắc khác được Chủ tịch Vietnam Airlines nhắc đến là việc phân cấp, ủy quyền cho người đại diện vốn nhà nước. Theo quy định, những vấn đề lớn liên quan đến hoạt động doanh nghiệp trước khi trình Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị phải xin ý kiến Ủy ban quản lý vốn, nhưng quy định này cũng lồng thêm một ý là phải báo cáo cả "những vấn đề khác".
"Do chúng tôi không biết vấn đề khác này là những vấn đề gì nên chúng tôi báo cáo hết. Nhóm đại diện vốn tự đặt ra một ngưỡng là báo cáo các vấn đề với ủy ban trước một tuần khi họp Hội đồng quản trị. Nếu không bị các vụ chức năng 'thổi còi' thì chúng tôi sẽ thông qua", ông Minh chia sẻ và kiến nghị ủy ban sớm thể chế hóa "những vấn đề khác cụ thể là gì".
Cũng giống như Tổng công ty Đường sắt hay Vietnam Airlines, vấn đề mà ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nêu ra là câu chuyện phê duyệt thẩm quyền đầu tư dự án. Bởi sự chồng chéo giữa các luật dẫn tới tình cảnh lãnh đạo SCIC gặp nhiều khó khăn khi quyết định chọn dự án.
Khi SCIC xin ý kiến của Ủy ban quản lý vốn để đầu tư một dự án, Ủy ban nói SCIC hỏi ý kiến Bộ Kế hoạch & Đầu tư vì liên quan đến Luật Đầu tư công, nhưng do dự án không thuộc một lĩnh vực nào trong Luật Đầu tư công, SCIC phải tham vấn thêm các bộ ngành khác, rồi cuối cùng không bên nào cho ý kiến. "Kiến nghị của doanh nghiệp đúng, trả lời của ủy ban cũng đúng, phản hồi của bộ ngành cũng thế, vậy cuối cùng lại trở về với kiến nghị ban đầu", ông Chi nói.
Siêu Ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty, với số vốn nắm giữ khoảng 2,3 triệu tỷ đồng, ra mắt vào tháng 9/2018.
Lý giải việc này, Thứ tưởng Kế hoạch & Đầu tư Vũ Đại Thắng nói đa phần những vướng mắc là trong các quy định của luật. "Lúc xây dựng các văn bản luật trước đây chưa tính tới các hệ thống cơ quan đại diện sở hữu, cơ quan quản lý vốn, nên những luật này vẫn chưa áp dụng được ngay", ông Thắng nói.
Tuy nhiên, ********** Thắng cho rằng cũng có vấn đề do cách tiếp cận của các tập đoàn, tổng công ty. Có những trường hợp, các doanh nghiệp tư nhân cũng phải áp dụng các quy định tương tự nhưng họ vẫn có thể thực hiện, trong khi các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn. Như ngành hàng không, ông Thắng cho biết những doanh nghiệp tư nhân khác cũng phải tuân thủ theo Luật Đầu tư, nhưng họ vẫn làm được, trong khi những doanh nghiệp nhà nước như Vietnam Airlines lại vướng nhiều vấn đề.
Phải đặt bút xuống tính toán kinh tế chứ nói khơi khơi thế này là chết. Nếu giá vé mỗi chiều 1 củ thì bao nhiêu cụ đi làm hàng ngày bằng tàu cao tốc từ Hải Dương? Bao nhiêu cụ hàng tuần ngủ Bộ say rượu Đồ Sơn?Các cụ nghĩ sao khi từ Hải Phòng lên Hà Nội mất khoảng 30 phút? Dân chúng có thể ở Hải Dương nhưng làm ở Hà Nội và ngủ ở Bộ say rượu Đồ sơn? Những điều tưởng như rất phi lý này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có đường sắt cao tốc.
Ở bển nó khác ạ. Ở ta khuyến khích làm đường thu phí; xe đầu kéo thì ai cũng đầu tư được, hộ gia đình, các doanh nghiệp đều đua nhau mua xe để chạy. Xe đầu kéo lại tiện hơn, có thể chở hàng đến đâu tuỳ thích. Trong khi tàu chỉ có 1 số tuyến cố định như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai; HN - Cái Lân; HN - SG,... kèm theo một mớ bất tiện nào là muốn gửi thì vác cont tới, gửi đến lại bốc xuống,.... Tàu kéo hàng trên đường theo kiểu muốn nhanh phải từ từ do phải tránh tàu khách, phải đợi đủ đoàn mới chạy, đủ thứ ưu tiên cho các loại khác trên đường. Kết quả là hàng đi chậm, phiền toái, chi phí cứ thế mà đội lên thì có mà phát triển vào mắt.Ở cty tư nhân mà trình bày với sếp thế này thì bị đá ra ngoài trong phút mốt.
Em thấy bên bển mỗi chuyến tàu của nó chở hàng trăm container xếp chồng lên nhau dài dằng dặc, nhìn lác hết cả mắt. Chứng tỏ vẫn có cách phát triển, chẳng qua mấy ổng quen bú mớm phá tiền nhà nước nên ko nghĩ ra được gì thôi.
Tư nhân nào đủ ngưởi trải khắp bắc nam để quản lý hử cụ? Tư nhân nào có tiền duy tu, sửa chữa, nâng cấp cả nghìn km đường sắt?. Những cái cắn được thì tư nhưn nó cắn rồi, còn món này ko ai nhắm được thôi ạ.Cứ giao cho tư nhân vài năm đi
Nguyên vận chuyển bắc nam đã lời khẳm
Giờ muốn có lời thì phải tư nhân hóa
Toa xe của tư nhân cũng có rồi đó cụ. Ko phải toàn bộ của nhà nc đâu hì.Sao nhà nước không lập một doanh nghiệp quản lý hạ tầng đường sắt, xếp lịch chạy tàu, giống như ACV quản lý cảng hàng không.
Còn đầu máy, toa xe, vận chuyển thì cho các công ty tư nhân mua tàu về chạy trên đường sắt, cạnh tranh nhau.
Công nghệ đường sắt và cách khai thác nó đã có cả trăm năm, cứ vác sách sang học rồi cải tiến có ếch gì mà không làm được, nói đâu xa, chỉ cần xem ngay Trung quốc nó làm thế nào là đủ rồi.Ở bển nó khác ạ. Ở ta khuyến khích làm đường thu phí; xe đầu kéo thì ai cũng đầu tư được, hộ gia đình, các doanh nghiệp đều đua nhau mua xe để chạy. Xe đầu kéo lại tiện hơn, có thể chở hàng đến đâu tuỳ thích. Trong khi tàu chỉ có 1 số tuyến cố định như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai; HN - Cái Lân; HN - SG,... kèm theo một mớ bất tiện nào là muốn gửi thì vác cont tới, gửi đến lại bốc xuống,.... Tàu kéo hàng trên đường theo kiểu muốn nhanh phải từ từ do phải tránh tàu khách, phải đợi đủ đoàn mới chạy, đủ thứ ưu tiên cho các loại khác trên đường. Kết quả là hàng đi chậm, phiền toái, chi phí cứ thế mà đội lên thì có mà phát triển vào mắt.
Chưa nói đến đoạn để tàu chạy được còn phải nuôi hàng bao nhiêu cung đường, ga chính, ga xép, duy tu, tuần đường, tín hiệu, gác chắn, thông tin,... phải kiểm tra hàng ngày từng m đường sắt vì chỉ cần mất đinh, đứt mối, phản siêu cao,...là trượt bánh đổ tàu, là thảm hoạ.
Ông nào cũng bảo là cho tư nhân làm nọ kia, có mà làm vào mắt.