- Biển số
- OF-400400
- Ngày cấp bằng
- 9/1/16
- Số km
- 15,076
- Động cơ
- 81,467 Mã lực
cụ rất nhầm. Nếu giao thông công cộng không đảm đương được 50%nhu cầu đi lại thì Hà nội muôn đời tắc, và muốn nó đảm đương đc lượng đấy chỉ có tàu trên cao và metro mới giải quyết đc thôi.Thưa các cụ , ngày nào em cũng thấy cộng đồng mạng than giời , than đất vô vọng như một căn bệnh kinh niên , mãn tính.... về nạn tắc đường ở thủ đô . Giao thông thủ đô trên nhiều tuyến phố vốn đã ngộp thở .Hè lại sắp đến gần , em e rằng nó đang dần thành nỗi ám ảnh kinh hoàng , bất lực của người tham gia giao thông , khi mỗi sáng thức dậy để bắt đầu hành trình cho ngày kiếm ăn của mình ....
Trước nguy cơ giao thông thủ đô rơi vào tê liệt . Em mạo muội đưa ra đây vài ý tưởng còm của mình để các cụ cùng tham khảo và bóng bàn . Vì là ý tưởng cá nhân nên nó mang tính khả thi thì ít , khó khả thi thì nhiều . Nhưng em tin rằng nó sẽ gợi mở nhiều ý tưởng hay ho khi các cụ cùng tham gia gọt đẽo .
Thôi thì lý do pháp luật đè ý thức dĩ nhiên là luôn đóng vai trò then chốt , bàn nát quán rồi .
Nhưng những nguyên nhân sau chúng ta cũng không nên ngó lơ :
Thứ nhất , tình trạng bán hàng mặt phố và chợ cóc đóng vai trò không nhỏ gây ra nguyên nhân tắc đường . Bởi có cửa hàng, quán xá là có người bày hàng ra . Có người tạt té mua , bán hàng . Đồng nghĩa với nó là đỗ xe ( dù nhanh , tranh thủ ) để vào cửa hàng , để giao hàng , nhận hàng . Để ăn , để nhậu , để gói mang về .....
Vâng , nhiều bác sẽ cho rằng xóa cửa hàng , chợ cóc thì sẽ gây ra hệ lụy kìm hãm giao thương , làm mất công ăn việc làm của nhiều người . Nhưng , em nghĩ là không . Khi chính quyền và người dân cùng chung sức mở các trung tâm , khu mua sắm . Có thể là tổ hợp đa năng . Có thể là chợ truyền thống .Có thể là các siêu thị chuyên ngành như xây dựng , điện tử , nội thất .....Cá nhân , tổ chức nào kinh doanh cái gì thì sẽ tự chọn cho mình vào đâu cho hợp với qui mô và đồng vốn . Tất cả các khu tổ hợp , chợ , siêu thị này đều phải có bãi để xe tương ứng với qui mô thì mới được cấp phép xây dựng và hoạt động. Phí gửi rất thấp , gọi là có để ràng buộc trách nhiệm hai bên . Còn tiền lương cho người trông giữ thì siêu thị hay chính quyền sở tại đảm nhận . Bãi xe này cũng có thể tận dụng làm bãi trông xe qua đêm cho cư dân xung quanh có nhu cầu .
Quản lý theo kiểu này thì vẫn đảm bảo cho người mua và bán vẫn có chỗ giao dịch và người làm công hay dịch vụ cũng vẫn có việc . Đổi lại , phố phường sẽ sạch sẽ và thông thoáng hơn nhiều . Nói đến đây nhiều cụ kinh doanh mặt phố hay có cửa hàng cho thuê sẽ chọi đá em . Nhưng cái gì cũng có giá của nó ( giảm tắc đường , tăng năng suất lao động ) và vạn sự khởi đầu nan .
Tuy nhiên , hình thức kinh doanh cửa hàng như phố cổ thì vẫn duy trì gọi là có tí giữ lại bản sắc và phục vụ ai còn ưa thích kiểu mua sắm truyền thống này . Như thế vẹn anh , vẹn ả , vẹn cả đôi đường .
Thứ hai , ta chưa có điều kiện xây tàu điện ngầm . Thì đập cmn cái đường tàu trên cao đi . Thay vào đó là làm một đường chuyên dụng bên chính dưới cái cầu đó . Làm cao hơn mặt đường chính khoảng 20 phân , chạy giữa hai chiều giao thông . Trên đó xe cảnh sát , cưú thương , cứu hỏa , bus ( thích thì làm ray tàu cũng được ) cùng chạy . Cấm tuyệt đối các phương tiện khác leo lên chạy trên làn chuyên dụng này . Làm được làn này thì giảm được kinh phí cho ông rồng cõng tàu trên cao , đỡ phá cảnh quan đô thị , giảm ô nhiễm tiếng ồn do tiếng tàu mài ray trên lơ lửng tạo nên . Đồng thời tận dụng tối đa hiệu suất cái đường cho xe chuyên dụng và phương tiện giao thông công .
Mấy cái giải phân cách to đoành ở nhiều tuyến phố hoàn toàn có thể dẹp đi mục tiêu mĩ quan ,mà thay vào đó trưng dụng làm làn xe chuyên dụng và bus công .
Phạt thật nghiêm cụ nào leo lên làn chuyên dụng đó chạy . Tịch thu phương tiện , treo bằng lái , phạt tiền ....Mũ bảo hiểm đã phạt được , thì không có lẽ gì không chặn được đi vào đường cấm .
À nữa , cũng dẹp luôn dạng đèn đỏ đếm số ngược dở hơi đi . Vì còn vài giây nữa , mới tới xanh , mà đã có cơ số các thầy , các mợ ...gầm gào , còi như lên cơn dại đòi nhao qua giao cắt . Ngược lại ở phía hai bên , thì sắp vào đỏ , cũng cố dồ qua để thoát giao cắt . Vô hình chung là tất cả tự tay bóp dế , chui đầu vào rọ , hình thành cái gọi là xung đột giao thông . Vâng , bắt đầu tắc tị từ đây , rồi tắc kéo dài ra tới giao cắt tiếp theo chứ đâu . Vậy thì tốt nhất cứ trở về đèn dạng chân phương xanh-vàng-đỏ không số . Đồng thời táng thêm nhiều đèn xanh-đỏ cho giao thông rẽ trái nữa . Khi nào mũi tên rẽ chuyển qua xanh mới được rẽ . Vì mạnh ai người nấy rẽ , cướp cmn cả đường của người đi thẳng luôn . Mỹ từ xung đột giao thông là đây chứ đâu .
Thêm nữa có giải pháp rất hay ở Đài loan mà chúng ta không làm, đấy là tại các tuyến có phân làn ô tô xe máy, tại các giao cắt người ta kẻ vạch dừng cho ô tô cách 5m trc đèn đỏ để xe máy có thể đứng trc ô tô sang đường hoặc đi thẳng. Và mặc định có giao cắt là có đèn xanh đỏ, có thể tại vài nút giao ko quan trọng hệ thống này chỉ bật theo giờ.
Cam ko có tác dụng với xe máy. Chỉ có tác dụng với mấy ông ô tô đi theo kiểu xe máyChuẩn bị có phân làn rất gắt ở tuyến Nguyễn Trãi rồi các cụ nhé, đã lắp rất nhiều giá treo biển và hệ thống cam