[Funland] Đừng chết uổng như cậu

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
7,886
Động cơ
536,646 Mã lực
Em tưởng sau vụ này các tín đồ mạo hiểm sẽ đổ xô về để chinh phục xem dư lào nhỉ?
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,925
Động cơ
54,950 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Thực dụng phải như cụ Wood này
Em trong hội Thích Lên Đỉnh trong diễn đàn nhà mình, thời quân ngũ cũng đi ác, giờ va chạm gỗ nên cũng có tý ty kinh nghiệm.
Các chia sẻ của bác Phung Trung My không sai, nếu mục đích truyền bá kinh nghiệm đi rừng và sinh tồn khi bị lạc thì nó lại thành ra sơ sài, nếu để minh họa, phân tích cho trường hợp cậu người Anh kia thì lại không chính xác, vì cách thực hiện cũng như ý định của anh ta khác hẳn các cuộc đi rừng thông thường.
Trong 1 stt trước đó vài ngày khi cậu ta chinh phục xong 1 ngọn núi ở Sapa, chính anh ta rất vui khi được dân bản địa chúc mừng và gọi anh ta là "người nhện", dân vùng sơn cước mà gọi là Người nhện hẳn phải có lý do, ấy tức là cách leo núi của anh ta thực sự là 1 môn thể thao mạo hiểm rất được dân tây âu ưa chuộng. Họ sẽ leo đến đích bằng con đường ngắn nhất, vượt qua chướng ngại vật bằng tay không. Em vạch mấy điểm chính để thấy nó khác với nội dung bài viết trên:
- Anh ta hoàn toàn không bị lạc, anh ta lấy đường cáp treo để định vị, các kiến thức sinh tồn khi bị lạc của bài viết không đúng trong trường hợp này
- Môn thể thao này không dùng bất cứ 1 công cụ thiết bị hỗ trợ nào, thức ăn cũng không, đôi khi chỉ mang 1 chai nước. Phong cách này không thể gọi là chủ quan, thiếu hiểu biết, vì nó là 1 môn thể thao mạo hiểm thực sự. Không biết lần này anh ta có mặc áo không, chứ những tấm ảnh trước thấy anh ta toàn cởi trần trùng trục. Môn này cũng chỉ đi đơn lẻ hoặc nhóm siêu nhỏ, trong trường hợp cụ thể này thì ko có bạn đồng hành cũng đúng.
- Nhưng đúng là anh ta không lường hết các khó khăn sinh tử nếu bị chấn thương ở vùng rừng núi như Hoàng Liên Sơn: Vách đá cực trơn, hay sạt lở rơi rụng khi mưa do đá hay trộn lẫn với đất(còn gọi là đá không chân hoặc đá mồ côi). Cái lạnh khi ngấm mưa ở độ cao 3000m khác hẳn cái lạnh của tuyết xứ quê nhà.
- Người viết bài hơi quá lời khi nói cậu ta không quý trọng mạng sống, tự đi tìm cái chêt, không tuân thủ các quy tắc tối thiểu của dân Phượt chuyên nghiệp. Em không hiểu Phượt chuyên nghiệp ở VN được định nghĩa thế nào, nhưng có điều chắc chắn cách leo núi của anh ta khác xa kiểu đi phượt kia. Hính thức du lịch của 2 bạn trẻ này chính là kiểu đi bụi(phượt ở VN) nhưng khi leo núi thì nó là 1 môn thể thao đúng nghĩa...
- Chính vì thế, các chi tiết người viết đưa ra như không thuê dân bản địa dẫn đường(món này nằm ngoài khả năng của dân bản địa), không mang thiết bị định vị chuyên nghiệp, không thức ăn, lều võng, tăng bạt, đồ cứu thương, bật lửa vv và vv là rất lố bịch. Anh ta chỉ dùng duy nhất cái đèn pin vì xác định sẽ đi xuyên đêm. Thêm cái smartphon để chát chít với bạn gái, dĩ nhiên chả mang sạc đi làm gì
- Tác giả nói theo cảm nhận chủ quan, nên khẳng định 99% anh ta chết do gặp tai nạn rồi mất bình tĩnh, hoảng hốt. Biết đâu anh ta vẫn tếu táo đùa cợt với bạn gái, thái độ cực kỳ tự tin(ở lần bị thương lần thứ nhất) vẫn khẳng định với bạn gái sẽ thực hiện đến cùng việc chinh phục đỉnh núi, chỉ đến khi bị rơi tự do và chấn thương nặng đầu gối và cánh tay mới đồng ý nhờ cứu hộ. Ngay cả lúc bị nặng như vậy, anh ta vẫn thông báo sẽ cố di chuyển(có lẽ cố di chuyển đến gần chân cột cáp nhất để bên cứu hộ dễ phát hiện). Làm gì có chuyện hoảng loạn, mất bình tĩnh ở đây?
- Theo thói quen, em đọc lại mấy lượt bài viết nhưng cũng không thấy có nhiều kiến thức sinh tồn nổi trội, hầu như tất cả đều là các kinh nghiệm đã được phổ biến trên mạng. Vậy nên, em cho rằng các kiến thức của ông thày kia chỉ hữu dụng với các bạn trẻ chưa từng leo hết bậc cầu thang của toà nhà 10 tầng thôi ạ.:D
- Phổ biến kiến thức là điều nên làm, nhất là trên cương vị người thày, nhưng lấy cái chết của 1 người khác để minh họa mục đích của mình với các nhận định hời hợt, vô cảm là rất không nên các cụ nhỉ?
Đồng quan điểm với cụ.
Ngoài ra, còn có mặt khác là vấn đề thực hành các kỹ năng đã đọc, đã biết rất quan trọng.
Không phủ nhận ông Fung Trung My này có kinh nghiệm thực hành tốt và đang thực hiện việc chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng đối tượng cần nhận sự chia sẻ kinh nghiệm này theo em là những người khác, không phải là cậu người Anh này vì cậu này có vẻ còn "thiện chiến" hơn nhiều.
Cậu ta phải trả giá bằng mạng sống chẳng qua do đánh giá tình hình không hết. Vì vậy, có thể cậu ta đặt cái "giới hạn phải gọi cứu hộ" của mình hơi cao hơn khả năng ứng phó của Việt Nam, nghĩ rằng từ lúc phát tín hiệu đến lúc được cứu nó ngắn nên đã đặt bản thân vào tình trạng đã quá nguy hiểm mới cầu cứu. Lúc đó thì không kịp mất rồi.
RIP.
 

2111987

Xe tải
Biển số
OF-200839
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
272
Động cơ
324,863 Mã lực
Vâng thưa cụ Điện. Bọn e sao dám so với anh Bear Gryll trên Discovery được ạ. A cựu biệt kích thủy quân lục chiến này thì tởm rồi.
Ông anh Bear Grylls của em là cựu SAS ( Special Air Service ) cụ ạ. Em thích ông anh này lắm, cũng ngưỡng mộ cụ vì kiến thức thực tế.

Bản thân em đã từng là hướng dẫn viên du lịch, leo Fan bộ em cũng leo vài lần, nhưng theo em thế này:
- Anh bạn Tây kia cũng là ng có kinh nghiệm leo núi đấy chứ, nhưng mà Tây trẻ họ hơi tự tin, lắm lúc ko cần dân bản địa đi cùng mà vẫn bon nhiệt tình.
- Bác chuyên gia kia nói cũng có cái đúng, nhưng chưa đủ, tham khảo thôi thì được, còn thực tế nó thiên biến vạn hóa, trăm đường ngàn lối ko theo mô típ nào, cái cốt lõi để sống sót được là tinh thần và sự chuẩn bị, theo em tinh thần là quan trọng, càng hoảng loạn càng tối càng xuống sức nhanh càng đi nhanh. Sự chuẩn bị cực kỳ quan trọng, anh bạn Tây của em leo núi mà tay không bắt giặc thì là quá chủ quan.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Đồng quan điểm với cụ.
Ngoài ra, còn có mặt khác là vấn đề thực hành các kỹ năng đã đọc, đã biết rất quan trọng.
Không phủ nhận ông Fung Trung My này có kinh nghiệm thực hành tốt và đang thực hiện việc chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng đối tượng cần nhận sự chia sẻ kinh nghiệm này theo em là những người khác, không phải là cậu người Anh này vì cậu này có vẻ còn "thiện chiến" hơn nhiều.
Cậu ta phải trả giá bằng mạng sống chẳng qua do đánh giá tình hình không hết. Vì vậy, có thể cậu ta đặt cái "giới hạn phải gọi cứu hộ" của mình hơi cao hơn khả năng ứng phó của Việt Nam, nghĩ rằng từ lúc phát tín hiệu đến lúc được cứu nó ngắn nên đã đặt bản thân vào tình trạng đã quá nguy hiểm mới cầu cứu. Lúc đó thì không kịp mất rồi.
RIP.
Vâng, dân leo núi tay không mà dám cởi trần ở vùng rừng rậm ẩm mưa nhiều chắc cũng phải loại rắn mặt.
Nhiều người thành phố chỉ bị cây lá nó cào vào bắp chân bắp tay mà đã ngứa ngáy phát rồ lên, gặp rêu nấm độc, côn trùng, rắn rết...có mà chết ngất
Theo em hóng, thì dân thể thao mạo hiểm(thường phải làm chui) rất ít khi muốn dựa vào cứu hộ. Trong trường hợp cậu người Anh này thì cũng chỉ cô bạn gái đề nghị gọi cứu hộ, đến lần bị thương nặng thứ 2 cậu ta mới ĐỒNG Ý gọi cứu hộ
 

scorpion_ica

Xe container
Biển số
OF-28564
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
7,477
Động cơ
529,241 Mã lực
Thú thực, là người có may mắn được trải nghiệm, e chia sẻ thêm là nếu chỉ sống ở thành phố hay đồng bằng sẽ không bao giờ có cảm giác sợ hãi, hoang mang tột độ như khi ở giữa rừng sâu. Cái này khó diễn tả lắm. Ai đó có thể húng, có thể tu ực hai chai vodka xong vác Thanh long đao hoặc dắt Ỷ thiên kiếm sang chợ Đồng Xuân đồ sát vài thằng dễ như trở bàn tay. Nhưng tình trạng bị lạc trong rừng sâu giữa đêm lại là tình trạng khẩn cấp, thật sự đó là tình trạng có thể dẫn đến cái chết rất nhanh. Vài người lạc ở tp đã thấy hoang mang rồi, lạc trong rừng còn khủng khiếp hơn. Đói, khát, lạnh và thần kinh căng thẳng là các yếu tố dẫn đến mất nước, mất thân nhiệt, suy giảm kháng thể và lịm dần. Nhìn đâu cũng thấy dường như có mối nguy hiểm hoặc thú dữ ở bên cạnh, thực ra thì chủ yếu là do tưởng tượng thôi. Nếu không có kinh nghiệm thì chết nhanh cực...
Bọn e ngày xưa được dạy thứ phải tìm đầu tiên là nước, sau mới đến thức ăn. Ta có thể nhịn ăn một tuần, nhưng ko thể nhịn uống quá 3 ngày, thiếu nước sẽ bị rối loạn trao đổi chất và bị nhiễm độc máu. Chết rất nhanh!
Để trao đổi hay kể lại trong khuôn khổ diễn đàn này thực ra là không đủ. Nhưng có thể nói là có rất nhiều kiểu bị chết trong rừng nếu bị lạc hoặc bị thương...
Các bạn hay chia sẻ trên Face hoặc vài diễn đàn có thể các bạn đã đi, trải nghiệm hoặc đơn giản là nghe kể lại. Nhưng cuối cùng vẫn là thực tế.
Một lần sau Tết, em đi câu cá trong rừng chủ quan không mang theo lều cá nhân, định vào mượn bạt của người quen để dựng lều nhưng bạt hỏng, vậy là 2 người chấp nhận vào rừng ngày 8/1 Âm lịch với chỉ một cái chiếu. Vị trí ngồi câu của bọn em chỉ đi thuyền vào được, không có người ở.
Khi bơi thuyền tôn thả thính thì đáy thuyền bị bục và đắm rất nhanh, em phải chơi nguyên bộ áo phao, quần bò và giày thể thao lặn xuống độ sâu ~4m đưa cái thuyền tôn từ khoảng cách 30m vào bờ, nhiệt độ trên bờ khoảng 6-7*C, không biết dưới nước là bao nhiêu.
Lúc mới bị đắm thuyền em đã nói vọng vào hối ông cậu ruột đốt lửa ngay, nhưng khi lên được đến bờ thì thực sự em đã sắp chết rồi, không thể điều khiển được chân tay, đầu óc và trí não đã tê dại, không nghĩ được bất cứ điều gì nữa. May mà có một bộ đồ "da cá" và một bộ thể thao dự phòng mang theo, ông cậu em đã phải xoa bóp một lúc rất lâu mới thay được bộ đồ khô cho em.
Đêm hôm đó cậu cháu em phải chống chọi với một cơn mưa rừng và cái lạnh 3-4*C, chỉ có một cái chiếu cói dựng nghiêng theo vài cây cọc để giữ hơi nóng của đống lửa. Cậu cháu em ngồi tay dao tay gậy đập côn trùng, chờ cả đêm xem có con rắn nào mò đến không :((
Chỉ chủ quan một chút thôi mà em đã có một trải nghiệm thực sự đáng sợ.
Từ sau chừa, em vẫn đi rừng suốt nhưng tự biết mình không phải mình đồng da sắt nên không dám ra gió!
 

Quan_woodman

Xe container
Biển số
OF-174028
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
6,309
Động cơ
381,364 Mã lực
Một lần sau Tết, em đi câu cá trong rừng chủ quan không mang theo lều cá nhân, định vào mượn bạt của người quen để dựng lều nhưng bạt hỏng, vậy là 2 người chấp nhận vào rừng ngày 8/1 Âm lịch với chỉ một cái chiếu. Vị trí ngồi câu của bọn em chỉ đi thuyền vào được, không có người ở.
Khi bơi thuyền tôn thả thính thì đáy thuyền bị bục và đắm rất nhanh, em phải chơi nguyên bộ áo phao, quần bò và giày thể thao lặn xuống độ sâu ~4m đưa cái thuyền tôn từ khoảng cách 30m vào bờ, nhiệt độ trên bờ khoảng 6-7*C, không biết dưới nước là bao nhiêu.
Lúc mới bị đắm thuyền em đã nói vọng vào hối ông cậu ruột đốt lửa ngay, nhưng khi lên được đến bờ thì thực sự em đã sắp chết rồi, không thể điều khiển được chân tay, đầu óc và trí não đã tê dại, không nghĩ được bất cứ điều gì nữa. May mà có một bộ đồ "da cá" và một bộ thể thao dự phòng mang theo, ông cậu em đã phải xoa bóp một lúc rất lâu mới thay được bộ đồ khô cho em.
Đêm hôm đó cậu cháu em phải chống chọi với một cơn mưa rừng và cái lạnh 3-4*C, chỉ có một cái chiếu cói dựng nghiêng theo vài cây cọc để giữu hơi nóng của đống lửa. Cậu cháu em ngồi tay dao tay gậy đập côn trùng, chờ cả đêm xem có con rắn nào mò đến không :((
Chỉ chủ quan một chút thôi mà em đã có một trải nghiệm thực sự đáng sợ!
Cụ may mắn quá, và cụ phải cảm ơn chính cụ và ông cậu. Nếu có một mình cụ, e không dám tưởng tượng. Trải nghiệm đó đáng giá hơn ngồi ngắm chân dài ở Vuvuzela phải ko cụ.
 

xauxi6868

Xe điện
Biển số
OF-385211
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
4,140
Động cơ
270,298 Mã lực
Nơi ở
Phương Canh - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Sorry em dùng ipad chưa gõ xong bấm nhầm nó đăng lên luôn:D
Mấy ngày qua em cũng theo dõi vụ tai nạn của cậu người Anh tại Fan, thấy báo chí nói cậu là người leo chuyên nghiệp mà lại leo một mình em thấy cũng lạ. Em thì thuộc dạng nhát và yếu nên không đu theo môn này được. May mà có cáp treo em mới biết Fan, thấy bài này hay của bác Phung Trung My trên fb em đưa về cho cccm ưu thích mạo hiểm tham khảo và rút kinh nghiệm nhé.
Dành cho những ai đi phượt nên đọc: bài viết của anh của anh Phung Trung My rất hay.

-------------
KỸ NĂNG SINH TỒN NƠI HOANG DÃ. HÃY ĐỪNG CHẾT NGU XUẨN NHƯ AIDEN SHAW WEBB !

Kính thưa các đồng chí Fuckbookers !
Tôi chắc chắn rằng có đến 95% người Việt Nam, đặc biệt là những bạn trẻ không thể có kỹ năng và được dạy kỹ năng sống, thoát hiểm bài bản như anh chàng người Ăng lê Aiden Shaw Webb. Đây là một trong những kỹ năng hết sức cơ bản mà bất cứ một phượt thủ nước ngoài nào đi phượt cũng đều được học một cách cẩn thận kỹ càng. Nhưng tại sao bạn ấy vẫn lìa đời một cách đáng tiếc và các phượt thủ người Việt Nam hầu hết không được học căn bản thì phải làm gì ???

Bài viết này hoàn toàn chia sẻ của một phượt thủ dày dạn kinh nghiệm, một người có hơn 24 năm làm công tác nghiên cứu Đa dạng sinh học ở khắp các cánh rừng Việt Nam từ Bắc đến Nam và rất nhiều lần bị lạc rừng, rắn độc cắn, đói đến mức phải xơi những món mà tôi chỉ nghe đến đã ói ra bàn…

Tại sao Aiden Shaw Webb chết ở Fansipan ??? Theo kinh nghiệm của tôi bạn Aiden Shaw Webb tự tìm đến cái chết vì bạn ấy quá chủ quan và khinh thường những nguyên tắc cơ bản phượt nơi hoang dã. Bạn ấy đã không quí trọng mạng sống của mình do tự tin thái quá khi một mình phượt vào một khu vực rừng núi được xem như khó khăn và hiểm trở nhất Việt Nam. Lỗi hoàn toàn thuộc về bạn ấy và hậu quả bạn ấy phải nhận là mạng sống quí báu của mình. (Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ viết về kinh nghiệm sống sót ở dãy núi Fansipan).

1. Liều mạng đi một mình với các thiết bị trên tay chỉ là một chiếc smart phone mà bạn ấy không hiểu rằng chiếc smart phone của bạn ấy chỉ là stupid phone khi vào những hẻm núi hoàn toàn không có sóng 3G ở Fansipan để thông báo cho bạn gái. Nếu bạn ấy có một thiết bị GPS loại tốt rất có thể bạn ấy đã thoát khỏi cái chết oan nghiệt. Tại sao tôi lại chọn GPS mà không chọn La bàn hay thiết bị khác vì chiếc kim La bàn sẽ chạy loạn lên nếu trong khu vực bạn đang dùng có mỏ sắt hay mỏ kim loại nặng còn GPS dù bị cản bởi cây cối hay mây thì vẫn có những lỗ hổng hoặc mây tan để tìm ra tọa độ mình đang đứng.

2. Aiden Shaw Webb quá tự tin vào khả năng của mình khi không thuê một người dân bản địa hoặc đi cùng với một nhóm bạn. Nhóm bạn sẽ có thể cứu được anh ấy khi bị té gãy chân, tay, chảy máu, đập đầu vào đá khi đi qua các con suối ở vùng núi này nước rất lạnh và đầy rêu. Loài rắn độc nhiều nhất ở Fansipan là loài Rắn lục Jerdon Protobothrops jerdonii Lục đầu trắng Azemiops feae và Lục núi Ovophis monticola , Lục cườm Protobothrops mucrosquamatus. Những loài này rất hay ăn đêm, nhưng cũng có bạn ăn cả ngày. Chuyên gia nghiên cứu về rắn như tôi khi gặp bọn này cũng 2 tay hai gậy mà vẫn còn hồi hộp và chỉ một phát thì đến Bò rừng cũng đổ chứ bạn Aiden Shaw Webb chẳng bõ bèm gì.

3. Aiden Shaw Webb leo núi gần như không có bất cứ một thiết bị gì cứu hộ, không lều, võng, không đồ ăn, áo ấm đủ để mặc khi gặp sự cố. Mùa này những cơn mưa thất thường ở Fansipan sẽ khiến bạn bị thấm lạnh rất nhanh và mất nhiệt dẫn đến cái chết nhanh. Bởi những lúc lâm vào hoàn cảnh như thế tay, chân, người bạn lẩy bẩy đến nỗi không còn có khả năng bật nổi chiếc hộp quẹt để hút thuốc, chứ chưa nói đến nhóm lửa (nếu có người bạn đi cùng thì chuyện đó sẽ dễ dàng hơn, nhất là người bản địa) Tôi cũng không hiểu sao Aiden Shaw Webb không đốt lửa ??? Rất có thể anh ấy không mang theo hộp quẹt ??

Nhưng dù có mang theo với độ ẩm lớn ở Fansipan mà để có một bếp lửa thì chỉ có cây tươi mới giúp bạn nhóm lửa nhanh nhất. Còn nhưng khúc củi khô thì còn lâu mới giúp bạn có một bếp lửa bập bùng kinh nghiệm này các bạn phải ghi nhớ nằm long. Vì sao ư ở một nơi độ ẩm cao như thế các cây khô mục đều ngậm nước rất khó bắt lửa. Trong khi cây tươi chẻ nhỏ có tinh dầu sẽ cháy rất nhanh.

4. 99% Aiden Shaw Webb chết là do bị tại nạn, thiếu bình tĩnh và hốt hoảng khiến anh ấy không có cơ hội sống. Khi bị lạc đường cách tốt nhất là bình tỉnh, bình tĩnh và bình tĩnh (nhưng đấy là những người có kinh nghiệm chứ lần đầu thì không hoảng mới lạ). Nếu đi cùng đoàn bạn hãy đứng ngay ở nơi mà bạn cảm thấy bị lạc. Nhất là ban đêm bị lạc thì lại càng phải đứng ngay chỗ cảm thấy bị lạc (tắt đèn, giảm bớt ánh sáng để tiết kiệm pin, đốt lửa sưởi ấm và tránh thú dữ rắn rít, báo hiệu …). Người trong đoàn sẽ quay lại cứu bạn. Bạn sẽ chết khi hốt hoảng hoặc cố gắng tìm cách kiếm đường về, vì càng đi bạn càng mất phương hướng và lạc rất sâu khiến cho đoàn không biết bạn đi đâu mà tìm…

Còn đi một mình bị lạc cách tốt nhất hãy đứng lại, bình tĩnh đốt lửa, nấu đồ ăn, kiếm thức ăn và nghỉ ngơi để quên đi rằng mình đang vị lạc. Những hoạt động này sẽ khiến cho đầu óc bạn minh mẫn hơn để vượt khó. Chính lúc này các dụng cụ, thiết bị mà bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến hành trình leo núi mới phát huy tác dụng và giá trị nhất để cứu bạn.

5. Bạn sẽ làm gì khi bị lạc đường ở vùng núi Fasipan ?? Lời khuyên tốt nhất của tôi là bạn không nên ở dưới các thung lũng sâu (mặc dù nơi đó có nước, nhưng cũng là nơi nhiệt độ rất thấp về ban đêm và các loài rắn độc, thú dữ cũng thường thích kiếm ăn và trú ngụ ở những nơi vực sâu rậm rạp …) Bạn cũng không nên dựng lều hay ngủ dưới một gốc cây lớn vì mưa to gió lớn sẽ làm những cành cây mục gãy đổ vô tình lấy đi mạng sống của bạn cũng như sét đánh.

Bạn nên kiếm cho mình một trảng trống, hay leo lên một đỉnh cao nào đó để định hướng và phát tín hiệu bằng cách chặt các cây gổ tươi, chẻ nhỏ, đốt một đống lửa để làm hiệu. Để có khỏi nhiều sau khi lửa cháy hay kiếm những cành lá tươi cho vào đống đốt, khói sẽ lên giày đặc và khó tan hơn khói của ngọn lửa để đội cứu hộ có thể nhìn thấy khỏi mà định hướng cứu bạn. Biết đâu trong lúc leo lên một đỉnh núi nào đó bạn chẳng có cơ hội gặm một con đường mòn …

6. Nếu bạn đủ nghị lực và sức mạnh để cứu sống bản than cách tốt nhất trở về nhà trong khu vực vùng núi Fansipan mà không tin vào những con đường mòn hay không kiếm ra những con đường mòn. Hay đi dọc theo các con suối nhỏ để tìm ra những con suối lớn và cứ thế đi xuống chắc chắn bạn sẽ tìm ra đường về (nhớ không áp dụng kiểu này với các con suối ở rừng miền Đông Nam bộ nhé). Trong lúc vượt suối nếu đi trên bờ thì đôi giày sẽ hữu ích nhưng lội trên các tảng đá trơi trướt thì chiếc tất (vớ chân) sẽ giá trị hơn đôi giày rất nhiều.

7. Tôi thường dạy lũ trẻ ở thành phố mỗi khi chúng tham gia vào các chuyến đi rừng cùng cha mẹ cách vượt qua sợ hãi, cách thoát hiểm khi lạc rừng ban đêm và cách nhóm lửa để sưởi ấm cùng một số kỹ năng cơ bản nếu bạn cho các chau tham gia chương trình của chúng tôi hằng năm vào mỗi dịp hè. Nhưng có 2 thứ mà bạn đi rừng đừng bao giờ quân không mang theo (nhất quyết không được quên) đó là một con Dao thật tốt và một chiếc hộp quẹt còn mới. hai vật bất ly than này sẽ cứu bạn trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua.

Còn rất nhiều kinh nghiệm ở nhiều nơi khác nhau nữa tôi sẽ biên hầu các fuckbookers trong những bài tới. Hy vọng với chút kinh nghiệm của mình (hoàn toàn không lý thuyết) sẽ hữu ích cho bạn, cũng như con cái các bạn trong những hoàn cảnh tưởng chừng như mạng sống của bạn ngàn cân treo sợi tóc và đừng để những điều đáng tiếc xảy ra với bạn như anh chàng người Ăng lê - Aiden Shaw Webb.

Hậu duệ Thằn lằn !
Anh chàng phượt thủ người Anh chết vì quá tự tin , vì thiếu may mắn khi công tác cứu hộ của Việt Nam thiếu chuyện nghiệp và vì anh ấy có cô bạn gái ... thông minh quá.
 

Quân Vũ

Xe điện
Biển số
OF-187886
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
2,505
Động cơ
1,228,021 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thú thực, là người có may mắn được trải nghiệm, e chia sẻ thêm là nếu chỉ sống ở thành phố hay đồng bằng sẽ không bao giờ có cảm giác sợ hãi, hoang mang tột độ như khi ở giữa rừng sâu. Cái này khó diễn tả lắm. Ai đó có thể húng, có thể tu ực hai chai vodka xong vác Thanh long đao hoặc dắt Ỷ thiên kiếm sang chợ Đồng Xuân đồ sát vài thằng dễ như trở bàn tay. Nhưng tình trạng bị lạc trong rừng sâu giữa đêm lại là tình trạng khẩn cấp, thật sự đó là tình trạng có thể dẫn đến cái chết rất nhanh. Vài người lạc ở tp đã thấy hoang mang rồi, lạc trong rừng còn khủng khiếp hơn. Đói, khát, lạnh và thần kinh căng thẳng là các yếu tố dẫn đến mất nước, mất thân nhiệt, suy giảm kháng thể và lịm dần. Nhìn đâu cũng thấy dường như có mối nguy hiểm hoặc thú dữ ở bên cạnh, thực ra thì chủ yếu là do tưởng tượng thôi. Nếu không có kinh nghiệm thì chết nhanh cực...
Bọn e ngày xưa được dạy thứ phải tìm đầu tiên là nước, sau mới đến thức ăn. Ta có thể nhịn ăn một tuần, nhưng ko thể nhịn uống quá 3 ngày, thiếu nước sẽ bị rối loạn trao đổi chất và bị nhiễm độc máu. Chết rất nhanh!
Để trao đổi hay kể lại trong khuôn khổ diễn đàn này thực ra là không đủ. Nhưng có thể nói là có rất nhiều kiểu bị chết trong rừng nếu bị lạc hoặc bị thương...
Các bạn hay chia sẻ trên Face hoặc vài diễn đàn có thể các bạn đã đi, trải nghiệm hoặc đơn giản là nghe kể lại. Nhưng cuối cùng vẫn là thực tế.
rất cám ơn bác đã chia sẻ ạ . em hiểu thêm nhiều thứ cho chuyến đi của em tới đây . rất hy vọng bác có thể chia sẻ nhiều hơn nữa nhưg kĩ năng thiết thực nữa .
 

Quan_woodman

Xe container
Biển số
OF-174028
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
6,309
Động cơ
381,364 Mã lực
rất cám ơn bác đã chia sẻ ạ . em hiểu thêm nhiều thứ cho chuyến đi của em tới đây . rất hy vọng bác có thể chia sẻ nhiều hơn nữa nhưg kĩ năng thiết thực nữa .
Không có gì nhiều cụ ạ. E chia sẻ những điều e đã được học và trải nghiệm thực tế thôi... Cụ đừng đề cao quá. Chúc cụ có một hành trình vui vẻ và thành công.
 

The Peace

Xe tăng
Biển số
OF-167511
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
1,556
Động cơ
-253,691 Mã lực
Chỉ vì vụ này mà du lich mạo hiểm ở đó sẽ mất rất nhiều triệu đô
Cụ nhầm rồi, cái bọn chơi trò mạo hiểm này nó nghĩ khác cách cụ nhiều :D

Càng khó khăn, càng nhiều người thất bại thì chúng nó càng cố tìm cách chinh phục và vượt qua. Như thế mới chứng tỏ đẳng cấp, sự đam mê (kiểu lấy số má trong giới) của chúng nó khi tham gia món này.

Thậm chí khi đã vượt qua thử thách đó rồi chúng nó còn nghĩ ra những phương pháp dị hơn, mạo hiểm hơn nữa để chinh phục lại cơ.

Sợ thì nó đã ... ở nhà với Vợ =))=))=)) (giống em và nhiều cụ OF)
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,627
Động cơ
550,245 Mã lực
Chẳng ai vào rừng 1 mình trừ những thằng hâm như cậu Tây kia và cái ông tác giả Phung Trung My nào đó. Nghiên cứu người ta đi theo nhóm chứ ai đi 1 mình, nhất là những khu vực lạ, hẻo lánh ?
Còn kỹ năng giời thì cũng vẫn có thể toi do vô tình bị chú rắn độc xơi phát hoặc trượt chân ngã bị thương nặng.
 

HoaiNam6789

Xe buýt
Biển số
OF-424851
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
956
Động cơ
223,830 Mã lực
Nơi ở
Sa mạc Xa Ha Ra
Mấy thằng tây ba lô sang Việt Nam du lịch làm mẹ gì có tiền mà thuê dân bản địa.Bọn nó còn mặc cả nghìn 1 kia.
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
4,166
Động cơ
508,453 Mã lực
Em cũng nghĩ là vụ này ít ảnh hưởng đến du lịch quốc tế, nhưng nếu có cụ nào ở Sapa thành lập đội cứu hộ tư nhân để phục vụ đám khoai tây ưa mạo hiểm thì hay hơn.
 

Quoctrinh

Xe tải
Biển số
OF-425951
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
214
Động cơ
218,600 Mã lực
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Cụ cứ an tâm, dân thể thao mạo hiểm nó có tâm thế rất đơn giản về cái chết, fansipan càng nhiều vụ như trên thì càng kích thích dân này bu tới để trải nghiệm và chinh phục.
Dân du lịch cung bà bầu, hoặc ngồi cabin cáp treo thì vẫn cứ ùn ùn đi tiếp
Tiền vẫn không ngủ và rầm rập chảy ngược lên vùng cao thần tiên này:D
chuẩn cụ ạ :)) như hồi núi Bà Đen lạc nhóm sv đấy, sau này sv lên quần nát cái núi :v cô 5 gửi xe cũng phất luôn
 

scorpion_ica

Xe container
Biển số
OF-28564
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
7,477
Động cơ
529,241 Mã lực
Cụ may mắn quá, và cụ phải cảm ơn chính cụ và ông cậu. Nếu có một mình cụ, e không dám tưởng tượng. Trải nghiệm đó đáng giá hơn ngồi ngắm chân dài ở Vuvuzela phải ko cụ.
Thực ra thì em cũng là người có sức khỏe, đi câu cùng anh em thường chỉ có mình em bơi bộ thả thính, em cứ làm một lèo ra vào khoảng 5-6 ổ, mỗi ổ đi câu đập thường phải 10kg, em lặn sâu 5-6m bình thường, trên bờ thì cũng có chút kinh nghiệm tích lũy dần qua các chuyến đi...nhưng càng biết nhiều thì càng thấy sợ, càng đi nhiều càng tốn nhiều tiền mua đồ bảo hộ này nọ các kiểu!
Mình chỉ là A ma tơ thôi mà nghĩ đến những chuyến đi đã thấy rạo rực, chứ đội Pro đam mê mạo hiểm nó nghĩ khác mình lắm, kinh khủng hơn nhiều!
Các vụ văn phòng với yên ấm không thể chịu được 2 ngày ăn ngủ hoang dã, đừng nói là leo trèo với mang vác, setup chỗ ăn ngủ...
Các chú thanh niên phổi bò cậy sức thì lại càng dễ chết!
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Thực dụng phải như cụ Wood này
Em trong hội Thích Lên Đỉnh trong diễn đàn nhà mình, thời quân ngũ cũng đi ác, giờ va chạm gỗ nên cũng có tý ty kinh nghiệm.
Các chia sẻ của bác Phung Trung My không sai, nếu mục đích truyền bá kinh nghiệm đi rừng và sinh tồn khi bị lạc thì nó lại thành ra sơ sài, nếu để minh họa, phân tích cho trường hợp cậu người Anh kia thì lại không chính xác, vì cách thực hiện cũng như ý định của anh ta khác hẳn các cuộc đi rừng thông thường.
Trong 1 stt trước đó vài ngày khi cậu ta chinh phục xong 1 ngọn núi ở Sapa, chính anh ta rất vui khi được dân bản địa chúc mừng và gọi anh ta là "người nhện", dân vùng sơn cước mà gọi là Người nhện hẳn phải có lý do, ấy tức là cách leo núi của anh ta thực sự là 1 môn thể thao mạo hiểm rất được dân tây âu ưa chuộng. Họ sẽ leo đến đích bằng con đường ngắn nhất, vượt qua chướng ngại vật bằng tay không. Em vạch mấy điểm chính để thấy nó khác với nội dung bài viết trên:
- Anh ta hoàn toàn không bị lạc, anh ta lấy đường cáp treo để định vị, các kiến thức sinh tồn khi bị lạc của bài viết không đúng trong trường hợp này
- Môn thể thao này không dùng bất cứ 1 công cụ thiết bị hỗ trợ nào, thức ăn cũng không, đôi khi chỉ mang 1 chai nước. Phong cách này không thể gọi là chủ quan, thiếu hiểu biết, vì nó là 1 môn thể thao mạo hiểm thực sự. Không biết lần này anh ta có mặc áo không, chứ những tấm ảnh trước thấy anh ta toàn cởi trần trùng trục. Môn này cũng chỉ đi đơn lẻ hoặc nhóm siêu nhỏ, trong trường hợp cụ thể này thì ko có bạn đồng hành cũng đúng.
- Nhưng đúng là anh ta không lường hết các khó khăn sinh tử nếu bị chấn thương ở vùng rừng núi như Hoàng Liên Sơn: Vách đá cực trơn, hay sạt lở rơi rụng khi mưa do đá hay trộn lẫn với đất(còn gọi là đá không chân hoặc đá mồ côi). Cái lạnh khi ngấm mưa ở độ cao 3000m khác hẳn cái lạnh của tuyết xứ quê nhà.
- Người viết bài hơi quá lời khi nói cậu ta không quý trọng mạng sống, tự đi tìm cái chêt, không tuân thủ các quy tắc tối thiểu của dân Phượt chuyên nghiệp. Em không hiểu Phượt chuyên nghiệp ở VN được định nghĩa thế nào, nhưng có điều chắc chắn cách leo núi của anh ta khác xa kiểu đi phượt kia. Hính thức du lịch của 2 bạn trẻ này chính là kiểu đi bụi(phượt ở VN) nhưng khi leo núi thì nó là 1 môn thể thao đúng nghĩa...
- Chính vì thế, các chi tiết người viết đưa ra như không thuê dân bản địa dẫn đường(món này nằm ngoài khả năng của dân bản địa), không mang thiết bị định vị chuyên nghiệp, không thức ăn, lều võng, tăng bạt, đồ cứu thương, bật lửa vv và vv là rất lố bịch. Anh ta chỉ dùng duy nhất cái đèn pin vì xác định sẽ đi xuyên đêm. Thêm cái smartphon để chát chít với bạn gái, dĩ nhiên chả mang sạc đi làm gì
- Tác giả nói theo cảm nhận chủ quan, nên khẳng định 99% anh ta chết do gặp tai nạn rồi mất bình tĩnh, hoảng hốt. Biết đâu anh ta vẫn tếu táo đùa cợt với bạn gái, thái độ cực kỳ tự tin(ở lần bị thương lần thứ nhất) vẫn khẳng định với bạn gái sẽ thực hiện đến cùng việc chinh phục đỉnh núi, chỉ đến khi bị rơi tự do và chấn thương nặng đầu gối và cánh tay mới đồng ý nhờ cứu hộ. Ngay cả lúc bị nặng như vậy, anh ta vẫn thông báo sẽ cố di chuyển(có lẽ cố di chuyển đến gần chân cột cáp nhất để bên cứu hộ dễ phát hiện). Làm gì có chuyện hoảng loạn, mất bình tĩnh ở đây?
- Theo thói quen, em đọc lại mấy lượt bài viết nhưng cũng không thấy có nhiều kiến thức sinh tồn nổi trội, hầu như tất cả đều là các kinh nghiệm đã được phổ biến trên mạng. Vậy nên, em cho rằng các kiến thức của ông thày kia chỉ hữu dụng với các bạn trẻ chưa từng leo hết bậc cầu thang của toà nhà 10 tầng thôi ạ.:D
- Phổ biến kiến thức là điều nên làm, nhất là trên cương vị người thày, nhưng lấy cái chết của 1 người khác để minh họa mục đích của mình với các nhận định hời hợt, vô cảm là rất không nên các cụ nhỉ?
cụ nói hay quá :-bd
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
4,456
Động cơ
588,204 Mã lực
Chẳng ai vào rừng 1 mình trừ những thằng hâm như cậu Tây kia và cái ông tác giả Phung Trung My nào đó. Nghiên cứu người ta đi theo nhóm chứ ai đi 1 mình, nhất là những khu vực lạ, hẻo lánh ?
Còn kỹ năng giời thì cũng vẫn có thể toi do vô tình bị chú rắn độc xơi phát hoặc trượt chân ngã bị thương nặng.
Đi nhóm thì còn gì thú vị nữa cụ ơi. Hơn nữa càng hiểm trở, hẻo lánh, lạ..thì dân leo núi càng thích. Đó là niềm đam mê của họ, mình không phải người trong cuộc nên không hiểu hết được. Họ thích chinh phục thử thách và rèn luyện ý chí tinh thần nên sẽ chọn đi một mình để thử thách bản thân, kể cả phải đối diện với nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, họ đã nghĩ tới và chấp nhận điều đó.

Nếu so với các địa danh để leo núi khác thì Fam cũng thuộc dạng bình thường thôi. Cậu em này là dân chuyên nghiệp nên em nghĩ cũng đã chuẩn bị kỹ càng hết rồi. Còn việc xảy ra tai nạn thì đó cũng là điều bình thường đối với dân ưa mạo hiểm. Cái gì nó cũng có cái giá của nó.
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
4,456
Động cơ
588,204 Mã lực
Vâng, dân leo núi tay không mà dám cởi trần ở vùng rừng rậm ẩm mưa nhiều chắc cũng phải loại rắn mặt.
Nhiều người thành phố chỉ bị cây lá nó cào vào bắp chân bắp tay mà đã ngứa ngáy phát rồ lên, gặp rêu nấm độc, côn trùng, rắn rết...có mà chết ngất
Theo em hóng, thì dân thể thao mạo hiểm(thường phải làm chui) rất ít khi muốn dựa vào cứu hộ. Trong trường hợp cậu người Anh này thì cũng chỉ cô bạn gái đề nghị gọi cứu hộ, đến lần bị thương nặng thứ 2 cậu ta mới ĐỒNG Ý gọi cứu hộ
Hoàn toàn đồng ý với cụ!
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,034
Động cơ
463,965 Mã lực
Em nhát ít dám chơi trò mạo hiểm nhưng đọc rất có ích, cám ơn chủ thớt!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top