Thực dụng phải như cụ Wood này
Em trong hội Thích Lên Đỉnh trong diễn đàn nhà mình, thời quân ngũ cũng đi ác, giờ va chạm gỗ nên cũng có tý ty kinh nghiệm.
Các chia sẻ của bác Phung Trung My không sai, nếu mục đích truyền bá kinh nghiệm đi rừng và sinh tồn khi bị lạc thì nó lại thành ra sơ sài, nếu để minh họa, phân tích cho trường hợp cậu người Anh kia thì lại không chính xác, vì cách thực hiện cũng như ý định của anh ta khác hẳn các cuộc đi rừng thông thường.
Trong 1 stt trước đó vài ngày khi cậu ta chinh phục xong 1 ngọn núi ở Sapa, chính anh ta rất vui khi được dân bản địa chúc mừng và gọi anh ta là "người nhện", dân vùng sơn cước mà gọi là Người nhện hẳn phải có lý do, ấy tức là cách leo núi của anh ta thực sự là 1 môn thể thao mạo hiểm rất được dân tây âu ưa chuộng. Họ sẽ leo đến đích bằng con đường ngắn nhất, vượt qua chướng ngại vật bằng tay không. Em vạch mấy điểm chính để thấy nó khác với nội dung bài viết trên:
- Anh ta hoàn toàn không bị lạc, anh ta lấy đường cáp treo để định vị, các kiến thức sinh tồn khi bị lạc của bài viết không đúng trong trường hợp này
- Môn thể thao này không dùng bất cứ 1 công cụ thiết bị hỗ trợ nào, thức ăn cũng không, đôi khi chỉ mang 1 chai nước. Phong cách này không thể gọi là chủ quan, thiếu hiểu biết, vì nó là 1 môn thể thao mạo hiểm thực sự. Không biết lần này anh ta có mặc áo không, chứ những tấm ảnh trước thấy anh ta toàn cởi trần trùng trục. Môn này cũng chỉ đi đơn lẻ hoặc nhóm siêu nhỏ, trong trường hợp cụ thể này thì ko có bạn đồng hành cũng đúng.
- Nhưng đúng là anh ta không lường hết các khó khăn sinh tử nếu bị chấn thương ở vùng rừng núi như Hoàng Liên Sơn: Vách đá cực trơn, hay sạt lở rơi rụng khi mưa do đá hay trộn lẫn với đất(còn gọi là đá không chân hoặc đá mồ côi). Cái lạnh khi ngấm mưa ở độ cao 3000m khác hẳn cái lạnh của tuyết xứ quê nhà.
- Người viết bài hơi quá lời khi nói cậu ta không quý trọng mạng sống, tự đi tìm cái chêt, không tuân thủ các quy tắc tối thiểu của dân Phượt chuyên nghiệp. Em không hiểu Phượt chuyên nghiệp ở VN được định nghĩa thế nào, nhưng có điều chắc chắn cách leo núi của anh ta khác xa kiểu đi phượt kia. Hính thức du lịch của 2 bạn trẻ này chính là kiểu đi bụi(phượt ở VN) nhưng khi leo núi thì nó là 1 môn thể thao đúng nghĩa...
- Chính vì thế, các chi tiết người viết đưa ra như không thuê dân bản địa dẫn đường(món này nằm ngoài khả năng của dân bản địa), không mang thiết bị định vị chuyên nghiệp, không thức ăn, lều võng, tăng bạt, đồ cứu thương, bật lửa vv và vv là rất lố bịch. Anh ta chỉ dùng duy nhất cái đèn pin vì xác định sẽ đi xuyên đêm.
- Tác giả nói theo cảm nhận chủ quan, nên khẳng định 99% anh ta chết do gặp tai nạn rồi mất bình tĩnh, hoảng hốt. Biết đâu anh ta vẫn tếu táo đùa cợt với bạn gái, thái độ cực kỳ tự tin(ở lần bị thương lần thứ nhất) vẫn khẳng định với bạn gái sẽ thực hiện đến cùng việc chinh phục đỉnh núi, chỉ đến khi bị rơi tự do và chấn thương nặng đầu gối và cánh tay mới đồng ý nhờ cứu hộ. Ngay cả lúc bị nặng như vậy, anh ta vẫn thông báo sẽ cố di chuyển(có lẽ cố di chuyển đến gần chân cột cáp nhất để bên cứu hộ dễ phát hiện). Làm gì có chuyện hoảng loạn, mất bình tĩnh ở đây?
- Theo thói quen, em đọc lại mấy lượt bài viết nhưng cũng không thấy có nhiều kiến thức sinh tồn nổi trội, hầu như tất cả đều là các kinh nghiệm đã được phổ biến trên mạng. Vậy nên, em cho rằng các kiến thức của ông thày kia chỉ hữu dụng với các bạn trẻ chưa từng leo hết bậc cầu thang của toà nhà 10 tầng thôi ạ.
- Phổ biến kiến thức là điều nên làm, nhất là trên cương vị người thày, nhưng lấy cái chết của 1 người khác để minh họa mục đích của mình với các nhận định hời hợt, vô cảm là rất không nên các cụ nhỉ?