[Funland] Động thái của CP trong xử lý trái phiếu và nới zoom tín dụng

Viethung22

Xe tải
Biển số
OF-822495
Ngày cấp bằng
14/11/22
Số km
231
Động cơ
1,768 Mã lực
Tuổi
67
Nợ tốt chứ Cụ, CP phải đánh giá tài sản định giá đúng, tín dụng cấp cho TS ở mức cho phép thì mới mua lại. Cụ nghĩ CP không có người giỏi ư?
Không phải họ không giỏi. Nhưng mua lại tài sản cũng cần theo luật.
 

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,174
Động cơ
473,210 Mã lực
Cá nhân em thấy, TQ có chính sách này khá hay, đó là dùng quĩ trái phiếu chính phủ để mua lai các dự án BĐS vỡ nợ sau đó bán lại cho người dân. Nhưng mà làm thể nào để chính phủ mua rẻ và bán cho người dân ở mức giá hợp lý lại là vấn đề . :)) Cần lưu ý là họ giải cứu bất động sản chứ không giải cứu các công ty kinh doanh BĐS các cụ ạ.
Giải cứu BDS là lượng BDS bỏ ko bỏ hoang là tốt. CP mua rẻ rồi bán lại cho dân. TQ làm được vì luật pháp TQ cực nghiêm, nếu ko những việc thế này rất dễ xin cho.
Ở VN thì đánh đồng sang giải cứu Công ty BDS, nếu thực hiện thì đúng là lấy của người nghèo chia cho người giàu.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,559
Động cơ
508,668 Mã lực
mấy chục ngàn căn nhà tái định cư đang bỏ hoang!

bđs giờ 90% là thương hiệu với vận hành. NN mua về, không làm thương hiệu, vận hành kém, không thổi giá... thì lại bỏ hoang à?
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,445
Động cơ
453,512 Mã lực
Về QLNH sẽ rất căng thẳng. Tỷ giá đã lên và xu hướng còn lên nên có làn sóng thoái vốn Đầu tư gián tiếp và làn sóng chuyển Lợi nhuận của FDI về nước. Sẽ làm khan hiếm ngoại tệ hơn nữa
 

Anduchuy

Xe buýt
Biển số
OF-601140
Ngày cấp bằng
28/11/18
Số km
540
Động cơ
129,611 Mã lực
Nới sau khi tăng lãi suất thì cũng toang cụ ạ. Vì tháng sau Fed họp tăng lãi suất r
Lãi suất tăng nhưng vẫn vay được tiền để đảo nợ là tốt rồi cụ, con hơn bây giờ chẳng vay được đồng nào, sản xuất đình trệ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Vậy là chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang ngân sách nhà nước?
Nếu cụ nói về việc mua ngân hàng 0 đ, thì đại khái là CP phải cử các chuyên gia từ NHNN, và các NH có vốn NN ( VCB, BDIV, Agri...) sang soi thật kỹ để xử lý. Đại loại nợ ít xấu thì bơm thêm xèng để lấy lãi hoạt động, nợ xấu bình thường thì dùng vũ lực mà xiết nợ, nợ xấu quá thì thôi bỏ đi. Còn các khoản vay như tiết kiệm thì bơm xèng vào trả bà con chuẩn chỉ để lại huy động tiền gửi, các khoản phải trả thì giãn nợ ra, một số thằng cho vay bố láo thì bùng :)) Nói túm lại là nhà nước không mất tiền nếu tái cơ cấu chuẩn chỉ .Chỉ sợ là sau tái cơ cấu mà ngân hàng bị mua hoạt động vẫn tối om như nhà chị Dậu, thì khả năng là nhà nước mất tiền thật. :)) Nói thêm một tý là : Cổ đông của Ngân hàng bị mua 0 đồng sẽ mất sạch tiền nhé ( vì bắt buộc phải chuyển toàn bộ cổ phần sang cổ phần nhà nước với giá 0đ )
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Hôm qua em thấy chuyên gia này phán khó cãi phết ạ:

Cần phải nhấn mạnh rằng, nguồn vốn trên thị trường BĐS không hạn hẹp. Bằng chứng là các năm 2017, 2018… thị trường không hề thiếu nguồn vốn, mặc dù tăng trưởng tín dụng thời điểm đó chỉ có 12%. Trong khi hiện nay, tăng trưởng tín dụng đạt mức 14%, có thêm 1.200.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có ít nhất 800.000 tỷ đồng là từ BĐS. Rõ ràng, vốn vào BĐS không thiếu, nếu không muốn nói là dư nhiều, thậm chí dồi dào so với năm 2017, 2018.

Từ thực tế, nguồn tiền vào thị trường BĐS năm nay nhiều hơn các năm trước, buộc phải đặt ra câu hỏi: Tại sao các năm trước không thiếu, mà bây giờ lại thiếu? Nếu không trả lời chính xác được câu hỏi trên thì mọi đòi hỏi đổ tiền vào thị trường BĐS lúc này đều là “thuốc độc” hết!

“Băng” tan nguồn vốn sẽ phục hồi

Vấn đề chính của thiếu vốn trên thị trường BĐS hiện nay là bán không được hàng. Đây mới thật sự là “thủ phạm” làm cho dòng tiền trên thị trường bị thiếu. Nếu một DN thiếu tiền thì có thể khẳng định là do sản xuất ở công ty đó giảm. Nhưng nếu toàn bộ thị trường BĐS, các công ty đều đang thiếu tiền, có nghĩa là sản phẩm bán chậm, không bán được nên không có nguồn tiền thu vào.


Quan sát thị trường có thể thấy, hiện nhà đầu tư tin tưởng thị trường BĐS, có năng lực vay vốn BĐS đều đang “ôm” nhà đất quá nhiều. Muốn mua thêm thì phải bán đi, nhưng không bán được nên không có nguồn tiền xoay vòng, dẫn đến tình trạng thiếu càng thêm thiếu. Hay nói khác hơn, giá nhà đất đã lên quá cao, từ làng quê đến thị thành đều tăng giá chóng mặt. Dòng tiền đang nằm khắp nơi trong BĐS với một giá cao, lãi suất, lợi nhuận của nhà đầu tư chỉ nằm “trên giấy”.

Về nguyên tắc, khi không bán được hàng, các DN BĐS phải hạ giá như mọi ngành nghề khác. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm nay, tại Việt Nam giá nhà đất chỉ đi ngang, không xuống. Thậm chí, ngay trong giai đoạn này, dù thị trường đang vô cùng khó khăn, giá vẫn không hạ. Cách hay nhất lúc này là cần thời gian để thị trường BĐS “tan băng”, trở về hợp lý. Từ đó, nhà đầu tư, đầu cơ “lướt sóng” sẽ “buông”, thị trường bắt đầu có sự tiến triển tiêu thụ trở lại thì mọi nguồn vốn huy động sẽ dần phục hồi.

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần sửa sai

Không có khó khăn nào của DN là không khắc phục được và cũng không một Nhà nước nào đủ sức mạnh cấp vốn cho một hệ thống tài chính - DN đang đi vào thâm dụng vốn đầu cơ, thiếu sản phẩm thiết thực, cạnh tranh. Bất cứ ông chủ DN đầu tư bất động sản nào cũng nói ngành BĐS quan trọng. Nhưng cần nhớ, chúng ta cần ăn, mặc rồi mới đến ở. Tức là nhu cầu về thực phẩm, sinh sống hàng ngày gồm có nông nghiệp, dịch vụ ăn uống là quan trọng đầu tiên. Tiếp theo là dịch vụ nhu cầu về con người như thời trang, đi lại, giáo dục, y tế... Nhu cầu ở là nhu cầu có thể xếp sau. Và để ở được, không bắt buộc đó phải là nhà mình, có thể là nhà thuê miễn sao trả được tiền thuê đó.

Trong nền kinh tế, nói về tầm quan trọng ngành BĐS phải đi sau các ngành khác như là nông nghiệp, cơ khí…Vì vậy, các DN BĐS hãy thôi và đừng hù dọa nền kinh tế. Vì, nếu nhận định sai, mọi định hướng nền kinh tế sẽ sai.

Chắc chắn, không có chuyện thị trường BĐS sụp đổ, thì kéo theo nền kinh tế sụp đổ. Từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới qua tất cả những lần kinh tế quốc gia và khu vực chao đảo đều do hậu quả BĐS tăng giá, đầu tư tràn lan. Cần phải nhấn mạnh rằng, khi BĐS sụp đổ thì kinh tế phục hồi, chứ chẳng có nền kinh tế nào “chết” cả.

Nền kinh tế nước ta hiện nay chưa đến nỗi suy yếu như Thái Lan năm 1997 hay là Mỹ hồi năm 2008. Thực tế là thị trường tài chính, mà DN BĐS đang than thở quá nhiều, thậm chí là hù dọa Nhà nước, gieo niềm tin sai lệch cho nhà đầu tư BĐS cá nhân để họ thấy rằng, sứ mệnh của họ quá quan trọng… Cần phải nhận diện đúng, để đi đến đáp án là thị trường cần phải làm gì và các DN BĐS cần phải làm gì (?).
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,752
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có cụ nào mai đi họp không ah? Nhắn nhủ giúp các cụ OF đôi điều trăn trở:-?
4192881C-7F61-40B2-9A63-6C0193158B7A.jpeg
Bà bán trứng đầu ngõ nhà em bẩu, sáng nay Bộ trưởng TC đã họp về thị trường TC và TPDN.
Nghe nói "TPDN luôn xác định là một công cụ của thị trường vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế...", vấn đề là cần phải kiểm soát, minh bạch.
Rồi lại nghe nói liên bộ sẽ có giải pháp, việc lập quỹ bình ổn cũng được bàn đến.
Thậm chí có thể xem xét điều chỉnh Nghị định 65 (như nhiều DN đang ý kiến đề xuất).
Vân vân và mây mây...bà bán trứng nói hội chị em cũng yên tâm phần nào, nhưng cá nhân em thì vẫn hoang mang lắm các cụ ah:-?
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Em nghĩ CP mua lại ts phát mại của Ngân Hàng, sau đó, mang đi bán đấu giá cũng ok. Hoặc mở sàn giao dịch BĐS phát mại. Nhất cử lưỡng tiện.
DN nào chết cứ chết, không liên quan đến TS đấu giá nữa.
Cách làm là vậy, túm lấy ông NH là chủ nợ, trói tay chủ BĐS để chống tẩu tán, đến kỳ thanh toán, đaoos hạn không xxoay được thì mươnj tay NH th hôachj !
 

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,314
Động cơ
569,634 Mã lực
Tuổi
43
Lúc thắng đậm ăn chơi nhảy múa tiền chảy hết ra nước ngoài méo thấy kêu. Vay của dân k trả được lại cào mặt ăn vạ nhà nước. Toàn khốn nạn.
Chính phủ mà chấp nhận cứu thì cũng khốn nạn cả đám. Từ ông Chính trở xuống ông Phốc bà Hồng
Không cứu có thể không ảnh hưởng hay trực tiếp lấy ngay tiền từ túi những người nghèo , những người không có tiền mua cổ phiếu trái phiếu.Và có vẻ họ chả mất gì chỉ bọn giàu có tiền mua xe sang nhà xịn mới có tiền đầu tư , nó ngu nó chết nó chịu cùng bọn ngân hàng giàu sụ nhiều tiền chết cũng đáng .Nhưng nghĩ lâu và xa thêm đất nước sẽ về thập kỷ 80 nhanh thôi.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Hôm qua em thấy chuyên gia này phán khó cãi phết ạ:

Cần phải nhấn mạnh rằng, nguồn vốn trên thị trường BĐS không hạn hẹp. Bằng chứng là các năm 2017, 2018… thị trường không hề thiếu nguồn vốn, mặc dù tăng trưởng tín dụng thời điểm đó chỉ có 12%. Trong khi hiện nay, tăng trưởng tín dụng đạt mức 14%, có thêm 1.200.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có ít nhất 800.000 tỷ đồng là từ BĐS. Rõ ràng, vốn vào BĐS không thiếu, nếu không muốn nói là dư nhiều, thậm chí dồi dào so với năm 2017, 2018.

Từ thực tế, nguồn tiền vào thị trường BĐS năm nay nhiều hơn các năm trước, buộc phải đặt ra câu hỏi: Tại sao các năm trước không thiếu, mà bây giờ lại thiếu? Nếu không trả lời chính xác được câu hỏi trên thì mọi đòi hỏi đổ tiền vào thị trường BĐS lúc này đều là “thuốc độc” hết!

“Băng” tan nguồn vốn sẽ phục hồi

Vấn đề chính của thiếu vốn trên thị trường BĐS hiện nay là bán không được hàng. Đây mới thật sự là “thủ phạm” làm cho dòng tiền trên thị trường bị thiếu. Nếu một DN thiếu tiền thì có thể khẳng định là do sản xuất ở công ty đó giảm. Nhưng nếu toàn bộ thị trường BĐS, các công ty đều đang thiếu tiền, có nghĩa là sản phẩm bán chậm, không bán được nên không có nguồn tiền thu vào.


Quan sát thị trường có thể thấy, hiện nhà đầu tư tin tưởng thị trường BĐS, có năng lực vay vốn BĐS đều đang “ôm” nhà đất quá nhiều. Muốn mua thêm thì phải bán đi, nhưng không bán được nên không có nguồn tiền xoay vòng, dẫn đến tình trạng thiếu càng thêm thiếu. Hay nói khác hơn, giá nhà đất đã lên quá cao, từ làng quê đến thị thành đều tăng giá chóng mặt. Dòng tiền đang nằm khắp nơi trong BĐS với một giá cao, lãi suất, lợi nhuận của nhà đầu tư chỉ nằm “trên giấy”.

Về nguyên tắc, khi không bán được hàng, các DN BĐS phải hạ giá như mọi ngành nghề khác. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm nay, tại Việt Nam giá nhà đất chỉ đi ngang, không xuống. Thậm chí, ngay trong giai đoạn này, dù thị trường đang vô cùng khó khăn, giá vẫn không hạ. Cách hay nhất lúc này là cần thời gian để thị trường BĐS “tan băng”, trở về hợp lý. Từ đó, nhà đầu tư, đầu cơ “lướt sóng” sẽ “buông”, thị trường bắt đầu có sự tiến triển tiêu thụ trở lại thì mọi nguồn vốn huy động sẽ dần phục hồi.

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần sửa sai

Không có khó khăn nào của DN là không khắc phục được và cũng không một Nhà nước nào đủ sức mạnh cấp vốn cho một hệ thống tài chính - DN đang đi vào thâm dụng vốn đầu cơ, thiếu sản phẩm thiết thực, cạnh tranh. Bất cứ ông chủ DN đầu tư bất động sản nào cũng nói ngành BĐS quan trọng. Nhưng cần nhớ, chúng ta cần ăn, mặc rồi mới đến ở. Tức là nhu cầu về thực phẩm, sinh sống hàng ngày gồm có nông nghiệp, dịch vụ ăn uống là quan trọng đầu tiên. Tiếp theo là dịch vụ nhu cầu về con người như thời trang, đi lại, giáo dục, y tế... Nhu cầu ở là nhu cầu có thể xếp sau. Và để ở được, không bắt buộc đó phải là nhà mình, có thể là nhà thuê miễn sao trả được tiền thuê đó.

Trong nền kinh tế, nói về tầm quan trọng ngành BĐS phải đi sau các ngành khác như là nông nghiệp, cơ khí…Vì vậy, các DN BĐS hãy thôi và đừng hù dọa nền kinh tế. Vì, nếu nhận định sai, mọi định hướng nền kinh tế sẽ sai.

Chắc chắn, không có chuyện thị trường BĐS sụp đổ, thì kéo theo nền kinh tế sụp đổ. Từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới qua tất cả những lần kinh tế quốc gia và khu vực chao đảo đều do hậu quả BĐS tăng giá, đầu tư tràn lan. Cần phải nhấn mạnh rằng, khi BĐS sụp đổ thì kinh tế phục hồi, chứ chẳng có nền kinh tế nào “chết” cả.

Nền kinh tế nước ta hiện nay chưa đến nỗi suy yếu như Thái Lan năm 1997 hay là Mỹ hồi năm 2008. Thực tế là thị trường tài chính, mà DN BĐS đang than thở quá nhiều, thậm chí là hù dọa Nhà nước, gieo niềm tin sai lệch cho nhà đầu tư BĐS cá nhân để họ thấy rằng, sứ mệnh của họ quá quan trọng… Cần phải nhận diện đúng, để đi đến đáp án là thị trường cần phải làm gì và các DN BĐS cần phải làm gì (?).
Em nghĩ đúng vậy, giá BĐS cao vượt khả năng cộng với việc thu nhập của nhân dân giảm thì có bơm thêm tiền cho các cty BĐS thì cũng là ném tiền qua cửa sổ. Cái quan trọng nhất lúc này là hỗ trợ ngành sản xuất để vượt qua suy thoái.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Em nghĩ đúng vậy, giá BĐS cao vượt khả năng cộng với việc thu nhập của nhân dân giảm thì có bơm thêm tiền cho các cty BĐS thì cũng là ném tiền qua cửa sổ. Cái quan trọng nhất lúc này là hỗ trợ ngành sản xuất để vượt qua suy thoái.
nguòi lao động có tiền người ta mới mua lại đuọc hàng của dân buôn
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,250
Động cơ
490,348 Mã lực
Sáng em nghe tin buổi sáng thấy NHNN đang chỉ đạo các NHTM nới room tín dụng, yêu tiên cho vay các đơn vị sản xuất, xuất nhập khẩu, chưa có DN BĐS các cụ ạ.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Vâng, nhưng “người lao động” cũng tham gia vào quá trình buôn đấy cụ ạ! Dân quê em mấy năm sốt đất cứ vài người là có 1 cò :)) Vậy thì có thể hiểu doanh nghiệp bds là bọn tạo sòng và chủ sới bạc, “người tiêu dùng” là con bạc và nhà nước - pháp luật đứng vai trò bảo kê. BDS cần 1 cú sập mạnh hơn ntn nhiều lần để làm sáng mắt những dạng “người đẻ đất k đẻ” :)) Theo em nạn nhân thực sự trong vấn nạn lần này may ra chỉ có công nhân nghành xây dựng, vlxd…. Còn tất cả các bên tham gia vào công nghệ lõi phanlobanned đều là thủ phạm hết :))
những người ko có thời gian đi buôn vì phải tập trung vàocông việc chính của họ

Nhg người phải vay vốn mua nhà để ở

Là nhg người gặp bất lợi khi giá đất tăng

xa hơn, khi đất tăng, khối chủ đầu tư SX KD ngay ngắn cũng bị ảnh hưởng
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,320
Động cơ
15,133 Mã lực
Sáng em nghe tin buổi sáng thấy NHNN đang chỉ đạo các NHTM nới room tín dụng, yêu tiên cho vay các đơn vị sản xuất, xuất nhập khẩu, chưa có DN BĐS các cụ ạ.
Em thấy bảng này bên vietstock :

loan20220930a.jpg
 

BAOVEVANLONG

Xe tăng
Biển số
OF-317488
Ngày cấp bằng
26/4/14
Số km
1,796
Động cơ
485,864 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giới đầu tư có câu là : chốt lời không bao giờ là sai cả, cụ thử tham khảo ;))
Ui, e có mỗi cái để lấy chỗ chui ra chui vào chứ có đầu tư đâu mà chốt, thấy cư dân họ giao dịch thế mình cũng ngạc nhiên thôi chứ có ý định bán đâu cụ.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Em nghĩ đúng vậy, giá BĐS cao vượt khả năng cộng với việc thu nhập của nhân dân giảm thì có bơm thêm tiền cho các cty BĐS thì cũng là ném tiền qua cửa sổ. Cái quan trọng nhất lúc này là hỗ trợ ngành sản xuất để vượt qua suy thoái.
Đât, nhà là sở hữu toàn dân do tha hóa tiền bạc cá nhân lđ thành ra đất nằm hết trong tay một số người. Nhẽ C.P nên có chính sách giá cho căn nhà hay mảnh đất đầu tiên !
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Ngân sách tăng thu thêm 14%, đây phải nói là tín hiệu cực vui, chỉ cần 10% đc đc mang đi đầu tư hạ tầng thì ngon
 

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,295
Động cơ
135,272 Mã lực
Tuổi
42
Khả năng, sắp tới FED sẽ tăng lãi suất - không phải chỉ 50 điểm % như dự báo trước đây, mà là 75 điểm %

51DEC8F2-8920-4913-A17F-A78422471324.jpeg


Lãi suất sẽ tiếp tục tăng mạnh, chính sách tiền tệ sẽ còn phải thắt chặt hơn nữa. Sẽ chẳng có cái gì gọi là “giải cứu” cả.
Nới room cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top