Nói chung là CCCM oánh giá 1 quốc gia thì phải nhìn vào từng thời kỳ, và phải nhìn trung thực dựa vào thực tế chứ đừng để định kiến của CCCM nó chỉ đạo cách nhìn của CCCM.
Ví dụ nước Nga / Liên Xô:
- Thời Sa hoàng cho đến 1917: rất lạc hậu so với Tây Âu, mặc dù to xác. 1905 bị hạm đội Nhật đánh cho tan tác. WW1 đanh nhau với Đức ở trên thế thua, mặc dù Đức bị đánh tứ phía.
- Liên Xô những năm 1930: có những bước phát triển ngoạn mục về kinh tế, quốc phòng và trình độ KHKT. Các chương trình điện khí hóa, cơ giới hóa, hợp tác hóa... làm tăng năng suất LĐ rất cao, sau khi vượt qua những thảm họa trong giai đoạn chuyển đổi. Liên Xô đã vươn lên thành tầm cường quốc ở châu Âu, mặc dù trình độ KHKT vẫn kém phương Tây. Cũng thời gian này thì cụ Xít tích cực chuẩn bị cho quốc phòng vì biết thế nào rồi cũng sẽ bị Đức tấn công. Em nhớ là sản lượng công nghiệp quốc phòng và dân sự đều tăng mấy chục % mỗi năm trong những năm 1936 - 1941. Nhưng tăng trưởng vậy vẫn chưa đủ.
- Liên Xô năm 1941: trình độ phát triển kinh tế và công nghệ dù thuộc hàng mạnh ở châu Âu nhưng chưa là gì so với Đức. Quân đội có tư duy chiến lược, chiến thuật cổ điển cho nên đại bại về mặt quân sự (cho đến giờ vẫn giữ những kỷ lục về thương vong trong lịch sử loài người).
- Liên Xô năm 1943: đã đánh ngang ngửa với Đức, mặc dù chưa chủ động trên chiến trường. Nhưng trong phòng thủ thì Liên Xô đã thắng (Stalingrad vào đầu năm và Kursk vào giữa năm). Lần đầu tiền trong lịch sử WW2 quân Đức bị đại bại ngay trong mùa hè trên chiến trường châu Âu.
- Liên Xô năm 1944: đã giành thế chủ động hoàn toàn trên chiến trường, cả về chiến lược, khả năng tổ chức hậu cần, mức độ cơ động, cho đến quy mô của nền công nghiệp QP. Về chất lượng thì cũng đã gần tương đương Đức, nhưng số lượng thì vượt trội. Chiến dịch Bagration mùa hè năm 1944 xóa sổ tập đoàn quân Trung tâm (là lực lượng nòng cốt mạnh nhất của QĐ Đức), diệt 1 triệu quân trong vòng vài tháng.
- Liên Xô những năm 1950 - 1970: về mặt quy mô nền kinh tế và trình độ KHKT chỉ kém Mỹ, và phát triển rất nhanh. Do kinh tế bao cấp cho nên mức sống người dân kém Tây Âu nhưng vượt trội các nước có kinh tế thị trường khác. Về sức mạnh quốc gia thì chỉ kém Mỹ và vượt xa các nước khác.
- Liên Xô thập kỷ 80: mô hình kinh tế bao cấp đã đi đến giới hạn của nó, dẫn đến dậm chân tại chỗ về mọi mặt và bắt đầu suy thoái ngày càng nhanh, đến cuối thập kỷ thì khủng hoảng lớn.
- Nước Nga thập kỷ 90: đế chế tan rã, khủng hoảng nội bộ, sức mạnh quốc gia giảm về mọi mặt, giảm nhiều lần so với LX thời cực thịnh. Không những Liên Xô đã tan rã mà bản thân nước CHLB Nga cũng có nguy cơ tan rã (điển hình là Chechnya).
- Nước Nga thập kỷ 2000 đến nay: Putin chấn chỉnh rối loạn nội bộ, nhưng về bản chất nền kinh tế tuy không suy giảm, có tăng trưởng nhưng vẫn không cạnh tranh. Quy mô kinh tế chỉ bằng 8% của Mỹ, chưa kể mức độ cạnh tranh thì còn kém nữa. Đại loại là thời Putin nước Nga "thoát bệnh hiểm nghèo" nhưng chưa thể gọi là khỏe mạnh.