Quan tâm lĩnh vực này. Đặt chỗ nghe cao kiến của các cụ.
1/ Cái này có phải tuyên bố 100% như vậy được đâu cụ. Có người tầm người ta cũng có đấy, chưa đến lúc bung ra hoặc họ đợi 1 điểm nhảy vọt hoặc đơn giản .... tức khí cãi nhau với giám đốc về nhà gặp ông bạn mời khởi nghiệp...Cái này có phải tuyên bố 100% như vậy được đâu cụ. Có người tầm người ta cũng có đấy, chưa đến lúc bung ra hoặc họ đợi 1 điểm nhảy vọt hoặc đơn giản .... tức khí cãi nhau với giám đốc về nhà gặp ông bạn mời khởi nghiệp...
Tuy rằng kinh nghiệm và va chạm thực tế là tối quan trọng nhưng mà nói Tầm nhìn của mấy đồng chí này luôn hẹp hơn chủ dn vừa và nhỏ đâu.
Còn lại câu "Thế chủ thớt có tin rằng số chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ làm đúng tác phong, tầm nhìn và hướng đi như cụ dậy chết nhiều hơn và chết nặng hơn những ông chủ có 40 tỷ mà chủ thớt chê không?", rất khó khái quát.
Tại sao làm đúng, có tầm (nhìn) mà chết nặng? Tai nạn lao động bất ngờ trong thi công? Vốn cđt đứt giữa chừng, hay gì đó... kiểu gì cũng dính tí ... tầm nhìn vào
Còn về cơ bản thì có thể Chết nhiều hơn, chứ nói chết nặng hơn thì ông bài bản chết 10 vụ 1 tỷ lại so với ông kiểu 40 tỷ chết 2 vụ 12 tỷ, khó mà nói chết nặng hơn được
Thật khó nói CỤ, mỗi mặt nó đều có cái lý của nó. Nhưng câu nói "Cái gì cũng có cái giá của nó" thì không bao giờ sai cả.Em có ngu ý thế này. Khi còn nhỏ mà áp dụng đầy đủ các quy chuẩn như các cụ muốn thì hết lãi. Đôi khi phải gạt bớt quy chuẩn đi, tăng trưởng bằng mọi giá cho lớn nhanh đã, sau rồi tính.
Không biết có sai không ạ?
Cụ không sai, nhưng tầm nhìn nó không chỉ là tồn tại. Có rất nhiều người mặc dù đang khó khăn họ vẫn bỏ tiền, bỏ thời gian ra để học. Họ đã đầu tư ngay khi họ rất khó khăn. Nhưng chính vì sự đầu tư đó mở ra cơ hội cho họ vượt khóTopic rất hay, lại có những bác tay to (rất đáng ngưỡng mộ) cmt nên cháu theo dõi nãy giờ.
Cháu mới chỉ là 1 thằng cu vừa ra đời mới đây, mới đang tập đứng làm sao cho khỏi ngã (chứ chưa vững nổi) song cũng xin phép được đưa ra ý kiến cá nhân của mình 1 chút ạ:
Với cháu, doanh nghiệp cũng giống như 1 con người thôi ạ.
Để cao lớn, giỏi giang thì cần phải trải qua đủ các quá trình tuần tự: Chào đời, tập đứng, đi, chạy...
Tại mỗi quá trình (nhất là giai đoạn đầu) thì thằng bé ấy chỉ có thể thực hiện 1 việc duy nhất mà thôi.
Chào đời xong thì phải tập đứng cho vững đã (tức là kiếm tiền làm sao để tồn tại đc đã).
Đứng đc rồi thì mới tập để đi.
Đi vững rồi thì mới tập chạy được.
Ý kiến của bác chủ topic rất đúng, song nó giống như kiểu bắt 1 đứa bé mới chào đời đi đôi giày của VĐV thể thao để tập chạy luôn, trong khi nó còn chưa trải qua các bước tập đứng và đi. Nếu cứ cố đi, thì khéo làm biến dạng bàn chân = D để rồi ảnh hưởng về sau.
Do đó nên đôi giày tuy rất tốt, nhưng chưa đúng thời điểm bác ạ.
Tiều xảo có thể giúp ta trong một giai đoạn, nhưng tiểu xảo không thể giúp ta đi xa.Bọn tây nó sợ luật của nó, luật của nó bắt buộc khi ký hợp đồng với đối tác phải có các điều khoản đạo đức và minh bạch chống hối lộ
Nhưng khi qua Việt Nam thì bọn nó cũng mắt nhắm mắt mở thôi
Ví dụ: thứ hai tuần sau inspector tao qua kiểm tra vấn đề ăn nghỉ của công nhân, kiểm tra kho bãi có rộng rãi và sạch sẽ cho người lao động làm việc hay không
Thế là bên nhà máy lại lên kế hoạch ứng xử với inspector thôi
Về quy trình, bài bản như nhau.Em muốn hỏi các cụ xây dựng là giữa Hòa Bình, Coteccon , Central Cons và nhóm công ty của anh Nguyễn Bá Dương (không hiểu sao ông này lập lắm công ty thế không biết) thì công ty nào 4.0 hơn ...
chất lượng của chỗ nào ngon hơn...
Thực ra bây giờ giới tinh hoa học nước ngoài, được đào tạo bài bản về nhiều.
Em có cái nhà chỉ cho thuê mỗi 1 phòng tầng 1, diện tích chỉ khoảng 50m2.
Người thuê cũ chuyên đồ nữ trang, sau hơn 1 năm covid không tồn tại được. thu về đăng lên thì rất nhiều người đến, vì vị trí ngay trước 1 cái chợ cổ, lớn của hà nội rất thuận tiện.
Nhưng chọn cho 1 đôi v/c trẻ (du học về) kinh doanh thực phẩm nhập khẩu.
Vốn họ có vẻ dồi dào, vào nhận và trả tiền ngay. Nhưng đến tháng sau chưa thấy làm gì, hỏi được trả lời đang thuê thiết kế, tháng sau nữa vẫn chưa làm, nói thiết kế chưa hợp phải làm lại. Tháng này thì không thuê được thợ vì covid...
Bà xã bảo họ đang bỏ lỡ cơ hội tốt nhất khi xung quanh đang rất cần hàng, nhưng em nói lại là hỏi họ, nếu cần hỗ trợ cho họ tiền nhà mấy tháng không hoạt động, còn thanh niên bây giờ chỉ làm ăn chính quy, bài bản, thực hiện đầy đủ 4.1, thấy chưa đủ quy củ họ chưa làm đâu!
Ý của bác ấy rất trùng với cách nghĩ của em!Cụ không sai, nhưng tầm nhìn nó không chỉ là tồn tại. Có rất nhiều người mặc dù đang khó khăn họ vẫn bỏ tiền, bỏ thời gian ra để học. Họ đã đầu tư ngay khi họ rất khó khăn. Nhưng chính vì sự đầu tư đó mở ra cơ hội cho họ vượt khóFocusdi nói:Topic rất hay, lại có những bác tay to (rất đáng ngưỡng mộ) cmt nên cháu theo dõi nãy giờ.
Cháu mới chỉ là 1 thằng cu vừa ra đời mới đây, mới đang tập đứng làm sao cho khỏi ngã (chứ chưa vững nổi) song cũng xin phép được đưa ra ý kiến cá nhân của mình 1 chút ạ:
Với cháu, doanh nghiệp cũng giống như 1 con người thôi ạ.
Để cao lớn, giỏi giang thì cần phải trải qua đủ các quá trình tuần tự: Chào đời, tập đứng, đi, chạy...
Tại mỗi quá trình (nhất là giai đoạn đầu) thì thằng bé ấy chỉ có thể thực hiện 1 việc duy nhất mà thôi.
Chào đời xong thì phải tập đứng cho vững đã (tức là kiếm tiền làm sao để tồn tại đc đã).
Đứng đc rồi thì mới tập để đi.
Đi vững rồi thì mới tập chạy được.
Ý kiến của bác chủ topic rất đúng, song nó giống như kiểu bắt 1 đứa bé mới chào đời đi đôi giày của VĐV thể thao để tập chạy luôn, trong khi nó còn chưa trải qua các bước tập đứng và đi. Nếu cứ cố đi, thì khéo làm biến dạng bàn chân = D để rồi ảnh hưởng về sau.
Do đó nên đôi giày tuy rất tốt, nhưng chưa đúng thời điểm bác ạ.
Trên đe dưới búa, ai cũng nhằm vào để thịt, thì theo cụ, họ có nên ko chộp giật ko. Luật nn ra, thì thành thật mà nói với cụ, khó ô dn nhỏ nào mà đáp ứng đúng hết đc. E chỉ ví dụ như luật pccc, nếu chấp hành đúng 100%, riêng việc diễn tập thực tập pccc hàng năm là cũng ko thể làm nổi, đơn giản là các a pccc cũng ko có sức mà làm đc hết, rồ nào như đẻ ra bắt lập pán cứu hộ cứu nạn, mua trang bị, tập huấn các kiểu, hay bảo hiểm cháy nổ cũng thế, hay việc dán nhãn hàng hóa cũng thế, nhãn nc ngoài rồi lại tem phụ các kiểu, cty gd có 3 người, cũng đè ra thu quỹ công đoàn hàng năm, bắt đóng bhxh bắt buộc , cty chỉ thương mại cũng bắt lập phương án bv môi trường còn nhiều thứ khù khoắm lắm,..., cụ chắc cơ quan nn ra làm tư nhân, có chút quan hệ nên mới dễ thôiBẩm các cụ, covid rảnh quá đem chủ đề về tác phong tầm nhìn và hướng đi của doanh nghiệp vừa và nhỏ ra mời các cụ thông não cho e với.
- Trong hơn 10 năm công tác từng làm trong công ty xây dựng doanh thu 3000 tỉ/ năm đến việc giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ các ae kinh doanh buôn bán tự do. E gặp ae chuyên nghiệp ít quá từ tác phong, tầm nhìn và hướng đi e đều thấy rất nhiều vấn đề cực kỳ đơn giản và cơ bản. Nay ra làm kinh doanh tự do ko biết khôn ra hay mắc chứng dở mà nhìn đâu cũng thấy củ chuối chủ bất bình e xin tóm lược vài điểm yếu để các cụ chém giúp e
Về doanh nghiệp tư nhân
+ Ít anh em áp dụng hệ thống quản lý thống nhất từ chất lượng đến con người, văn hoá và môi trường làm việc kìm hãm lẫn nhau, khó tiến xa đc.
+ Ít chú trọng vào đào tạo nâng cao tay nghề anh em, ko mấy khi kiểm tra đánh giá năng lực và hiểm hơn là kinh nghiệm bài học của người đi trước ko tổng hợp đủ để truyền dạy cho lớp kế cận
Về ae buôn bán
+ Quá chộp giật lấy lợi ích đặt quá cao chấp nhận hi sinh luôn cả uy tín, chất lượng sản phẩm ngày càng lởm ít ae hướng xây dựng thương hiệu
+ Chậm cập nhật công nghệ 4.0 buôn bán vẫn giữ phong cách truyền thống
+ Ảo tưởng sức mạnh khi gặp thời, nhưng bị động và ngây thơ khi thất thế
+ Ít khi có khái niệm nhờ tư vấn từ xây dựng, công nghệ thưởng tự mò tự lỗ tự tử ....
Em trình bày thế có cụ nào hiểu ko ạ, e từ trước tới nay ko hút cần, nhưng hay ngủ gật thôi, có sao mong các cụ chỉ giáo.
Là cụ chuyển sang thương mại chứ giềCháu xí tầng này. Cũng đang chuẩn bị quay lại nghề xd, muốn áp dụng triệt để 4.0 đây
- 2007 , sếp bẩu : người ta dấu số liệu không được, ghi chép lại làm gì
- 2020 , sếp khác : thôi thôi, tiền ấy để cho giám sát thì còn được lãi nhiều hơn, mà tất cả cùng vui.
- 2021: cháu nói sơ qua việc cháu tính làm lại xd, B’ cũng đc với 1 chủ DN khác nữa. Nói vài câu thì chủ DN ráo luôn: như thế là làm hoặc hoà hoặc lãi, không có rủi ro nhỉ, rủi ro B chính chịu hết. => thầu chính này luôn chịu rủi ro về pháp lý, quan hệ nên chuyện đường dài là ko nghĩ đến.
Ấy là tư tưởng của chủ DN nhỏ, ngành xd
2017 cháu có thử mua máy phun bột bả và phun sơn, sau 6 tháng nuôi đủ các thể loại thợ thì rút ra: thợ quá lởm.
+ thợ phụ quá lười.
+ thợ sơn bả : gặp trở ngại tâm lý cụ thể là. Với thợ 7-15 năm trong nghề bị lệ thuộc quá nhiều vào con lu và dao bả (tất nhiên, 2 cái này là cái nuôi sống và niềm tự hào của người lao động), không hề muốn thay đổi cách lao động. Một số thành phần học đx nghề thì quay lại cạnh tranh (nhưng cũng chả đến đâu vì ko hiểu đc máy móc, mà thực ra máy nó cực đơn giản thôi)
Sau 6 tháng vật vã bực bội cháu nghĩ ra cách khá hiệu quả … cách này cháu xin phép ko chia sẻ
Cụ có một ý rất hay mà ít người để ý, đó là học ngoài đời, học trong công việc. Thông thường khi mọi người khi nói đến học là họ nghĩ ngay đến trường lớp. Ông Maxim Gorky có một câu nói rất hay "Cái không ngoan của cuộc sống rộng hơn cái khôn ngoan của cuộc đời". Một Lão nông khôn ngoan chưa chắc đã bằng một cậu bé đánh giày ở thành phố.Ý của bác ấy rất trùng với cách nghĩ của em!
Muốn làm gì thì đầu tiên phải tồn tại cái đã. Để tồn tại thì ngoài việc kinh doanh, còn phụ thuộc vào nguồn vốn. Nhiều người có tài trợ đằng sau sẽ dám mạo hiểm hơn.
Em thuộc trường phái bảo thủ, luôn luôn trong đầu câu khẩu hiệu "không làm gì quá tầm với của cánh tay mình". Như ví dụ của bác ấy thì tầm với cánh tay sẽ dài dần theo tuổi lớn, nhưng cũng sẽ dừng dài ra khi trưởng thành. Điều này cũng sẽ đúng với nhiều người, vì khả năng cũng chỉ đến cái ngưỡng nào đó là bị vượt giới hạn.
Nói thật là em gặp may trong cái ý bác nói là đi học. Không chỉ mỗi đại học, mà sau khi học về đi làm 1 thời gian em lại được đi học. Do có ý thức ra ngoài để học nên cũng rất chăm chú quan sát, học người ta. Sau đó về nhà vào chỗ làm lại rất nhiều điều kiện đi lại, được vào các doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến cả FDI và cũng tận dụng để học. Nhưng học được đến đâu thì cũng lại giới hạn ở khả năng của bản thân.
Doanh nghiệp nhỏ sẽ năng động, dễ chuyển dịch theo tình huống hơn các doanh nghiệp lớn (em chỉ nhận xét về các doanh nghiệp sản xuất, chứ không đề cập đến người buôn bán)!
Cụ nói rất đúng về việc học hỏi. Nhảy ra khởi nghiệp mà ngại học hỏi thì khả năng sống sót giảm rất nhiều. Hồi làm doanh nghiệp lớn em còn có trò này cũng hay, đấy là khi phỏng vấn thử việc, có chú nào có kỹ năng hay hiểu biết gì hay là em tìm cách hỏi kỹ. Sau này nếu vào bạn ấy vào làm việc em cũng tìm gặp và hỏi thêm nếu cần. Kể cả là những bạn vừa ra trường, non nớt em cũng học được rất nhiều thứ.Ý của bác ấy rất trùng với cách nghĩ của em!
Muốn làm gì thì đầu tiên phải tồn tại cái đã. Để tồn tại thì ngoài việc kinh doanh, còn phụ thuộc vào nguồn vốn. Nhiều người có tài trợ đằng sau sẽ dám mạo hiểm hơn.
Em thuộc trường phái bảo thủ, luôn luôn trong đầu câu khẩu hiệu "không làm gì quá tầm với của cánh tay mình". Như ví dụ của bác ấy thì tầm với cánh tay sẽ dài dần theo tuổi lớn, nhưng cũng sẽ dừng dài ra khi trưởng thành. Điều này cũng sẽ đúng với nhiều người, vì khả năng cũng chỉ đến cái ngưỡng nào đó là bị vượt giới hạn.
Nói thật là em gặp may trong cái ý bác nói là đi học. Không chỉ mỗi đại học, mà sau khi học về đi làm 1 thời gian em lại được đi học. Do có ý thức ra ngoài để học nên cũng rất chăm chú quan sát, học người ta. Sau đó về nhà vào chỗ làm lại rất nhiều điều kiện đi lại, được vào các doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến cả FDI và cũng tận dụng để học.
Làm tư nhân, nhưng trừ 2 năm covid này, hàng năm tụi em vẫn tham gia không dưới 2 - 3 chục hội thảo, chủ yếu về kỹ thuật, nhưng cũng học, nhận được rất nhiều thông tin khi tiếp xúc với người của các doanh nghiệp khác.
Nhưng học được đến đâu thì cũng lại giới hạn ở khả năng của bản thân.
Doanh nghiệp nhỏ sẽ năng động, dễ chuyển dịch theo tình huống hơn các doanh nghiệp lớn (em chỉ nhận xét về các doanh nghiệp sản xuất, chứ không đề cập đến người buôn bán)!
Không phải lúc nào, cái gì thuê cũng chết CỤ.Em đã từng đóng cả 2 vai: nhân viên của 1 doanh nghiệp lớn và khởi nghiệp của 1 doanh nghiệp nhỏ nên em nhận xét thế này:
- Doanh nghiệp lớn có thể coi như quân đội chính quy, trang bị súng ống hậu cần đầy đủ. Vì vậy nhân viên khi tác nghiệp có đầy đủ công cụ dụng cụ, có người support v.v... nên có điều kiện làm chuyên môn sâu về lĩnh vực của mình. Khá an tâm về tương lai, cứ làm tốt việc của mình là ổn. Quy mô lớn, đông người, nhiều người giỏi chuyên môn, giao thiệp với nhiều khách hàng đối tác lớn nên thông tin phong phú, hiểu quy trình bài bản phải làm như thế nào. Mục tiêu của doanh nghiệp lớn là làm những việc lớn, doanh thu lớn, ảnh hướng lớn.
- Doanh nghiệp nhỏ như đội du kích, mềm dẻo, gọn nhẹ, linh hoạt. Một người phải làm nhiều việc, không biết ngày mai sống chết thế nào. Chủ doanh nghiệp như kiểu đội trưởng du kích, phải mưu mẹo lúc thì đánh lén cắn trộm, lúc thì gài mìn bẫy, lúc thấy cơ hội thì đánh nhanh rút nhanh v.v... Mục tiêu tối hậu là phải sống sót và giữ cho đội của mình sống sót.
Do đặc thù khác nhau như thế nên nhiều ông làm ở doanh nghiệp lớn thấy mình có chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn, hiểu quy trình bài bản nhảy ra khởi nghiệp. Nhưng những ông này thường chết vì nhảy ra rồi mới thấy thiếu sự hỗ trợ của hệ thống, thiếu các bộ phận hỗ trợ thì khó khăn thế nào. Nếu đầu tư để có môi trường chuyên nghiệp thì chi phí quá lớn, mà không có thì không biết xoay xở vì không quen. Cái này nó giống kiểu mấy ông quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi xưa, quen oánh chuyên nghiệp như Mỹ, đến khi Mỹ rút hỗ trợ cái là vỡ luôn.
Ngược lại các ông làm doanh nghiệp nhỏ thì bản năng sinh tồn tốt, lỳ lợm, khó chết hơn. Như kiểu Taliban Mỹ nó oánh cho 2 chục năm nay vẫn éo chết. Nhưng lại phải cái là nếu không có viễn kiến, không hướng đến bài bản thì không lớn lên được, làm đủ ăn hay khá giả tí chứ không thành doanh nghiệp lớn được. Như kiểu kháng chiến chống Mỹ, nếu chỉ đánh du kích mãi thì khó thể thua, nhưng sẽ dùng dằng mãi, có khi đến tận bây giờ. Vẫn phải có trận địa chiến, đánh chính quy như Mậu Thân 68, Quảng Trị 72. Thua đau thì mới có chiến thắng 75.
Thế nên cụ nào mà làm cho Big Corp, muốn nhảy ra khởi nghiệp thì phải nhanh chóng nhận ra điểm yếu của mình, và phải quen làm kiểu nhà nghèo, phải học hỏi để tự mình làm nhiều thứ, chứ cái gì cũng đi thuê là chết nhanh vì hết tiền. Còn các cụ làm doanh nghiệp nhỏ kiểu du kích, nếu muốn phát triển cũng cần có lộ trình làm bài bản dần, làm chậm nhưng chắc và thực chất.
Kiểu người làm Big Corp hay con nhà giàu, nhảy ra khởi nghiệp hay có kiểu như cụ coolpix8700 kể. Kiểu này khó thành công vì mất máu nhanh, cạn vốn sớm, chớp thời cơ chậm.
Ở mình mưa ngày nào mát mặt ngày đó thôi cụ, ông nào chẳng chăm chăm kiếm cho đủ rồi té, hoặc chuyển nghề. Lý do là làm nghiêm chỉnh ở mình thì ăn cám.Bẩm các cụ, covid rảnh quá đem chủ đề về tác phong tầm nhìn và hướng đi của doanh nghiệp vừa và nhỏ ra mời các cụ thông não cho e với.
- Trong hơn 10 năm công tác từng làm trong công ty xây dựng doanh thu 3000 tỉ/ năm đến việc giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ các ae kinh doanh buôn bán tự do. E gặp ae chuyên nghiệp ít quá từ tác phong, tầm nhìn và hướng đi e đều thấy rất nhiều vấn đề cực kỳ đơn giản và cơ bản. Nay ra làm kinh doanh tự do ko biết khôn ra hay mắc chứng dở mà nhìn đâu cũng thấy củ chuối chủ bất bình e xin tóm lược vài điểm yếu để các cụ chém giúp e
Về doanh nghiệp tư nhân
+ Ít anh em áp dụng hệ thống quản lý thống nhất từ chất lượng đến con người, văn hoá và môi trường làm việc kìm hãm lẫn nhau, khó tiến xa đc.
+ Ít chú trọng vào đào tạo nâng cao tay nghề anh em, ko mấy khi kiểm tra đánh giá năng lực và hiểm hơn là kinh nghiệm bài học của người đi trước ko tổng hợp đủ để truyền dạy cho lớp kế cận
Về ae buôn bán
+ Quá chộp giật lấy lợi ích đặt quá cao chấp nhận hi sinh luôn cả uy tín, chất lượng sản phẩm ngày càng lởm ít ae hướng xây dựng thương hiệu
+ Chậm cập nhật công nghệ 4.0 buôn bán vẫn giữ phong cách truyền thống
+ Ảo tưởng sức mạnh khi gặp thời, nhưng bị động và ngây thơ khi thất thế
+ Ít khi có khái niệm nhờ tư vấn từ xây dựng, công nghệ thưởng tự mò tự lỗ tự tử ....
Em trình bày thế có cụ nào hiểu ko ạ, e từ trước tới nay ko hút cần, nhưng hay ngủ gật thôi, có sao mong các cụ chỉ giáo.