[Funland] Đổ đèo cháy cả côn

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,013
Động cơ
35,460 Mã lực
Các xe Tesla dùng động cơ in ductant.
Nhưng hiệu quả tái tạo của loại động cơ này không cao, nên chỉ gần đây Tesla mới cho phép úp đây phần mềm cho 1 số mẫu xe để sử dụng phanh tái tạo. Phần mềm phanh vẫn theo dõi và tự động chuyển sang phanh cơ khi cần!
Tóm lại là nó không có phụ thuộc dải vận tốc thấp đâu cụ ạ!
Cụ cứ cố chấp lo phanh tái sinh hộ tesla; sợ xe điện đổ đèo mất phanh làm gì!

Vin hay Tesla thì phanh tái sinh nó vẫn là 1 chức năng thôi. Cụ cố lái mất phanh để trù ẻo Vin chứ lo éo gì tesla - em là cứ sổ toẹt thế cho nhanh.
Thông số vòng quay của động cơ Tesla trên dàn dyno nó không biết nói dối! Ở chế độ máy phát thì nó vẫn quay thế thôi cụ ạ
IMG_2979.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,621
Động cơ
905,422 Mã lực
Lực cản phụ thuộc vào công suất phát (công suất phát phụ thuộc cục nam châm, diện tích và số lượng vòng dây), không phụ thuộc vào tốc độ quay, tốc độ quay chỉ quyết định tần số của dòng điện thôi ạ
Bác nhầm với việc ổn định tần số!
Đúng là những cái máy phát điện luôn phải tự động ổn định tần số (tức là vòng quay của ROTOR). Ổn định bằng tăng/giảm nhiên liệu để động cơ kéo đủ sức kéo rotor khi tải tăng hay giảm. Nhưng việc này chỉ thực hiện khi đã đạt số vòng quay.
Nếu để ý cái bóng điện dây tóc cắm vào máy phát mà không có bộ trễ chờ máy đủ tốc độ quay thì lúc khởi động bóng điện sẽ hơi đỏ rồi sáng dần theo tốc độ quay của động cơ cho đến lúc đủ nó mới sáng trắng.
Để quan sát việc này chắc bây giờ hơi khó, vậy bác tìm 1 cái xe đạp có đy na mô chắc dễ hơn. Đấu 1 cái bóng đèn dây tóc cho nó rồi quay pedal là sẽ quan sát được nó thay đổi độ sáng như thế nào khi bác quay nhanh hay chậm (phải dùng bóng dây tóc, chứ bóng led thì khó quan sát được)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Thik Phê Pha

Xe tải
Biển số
OF-813342
Ngày cấp bằng
29/5/22
Số km
300
Động cơ
55,791 Mã lực
Bác nhầm với việc ổn định tần số!
Đúng là những cái máy phát điện luôn phải tự động ổn định tần số (tức là vòng quay của ROTOR). Ổn định bằng tăng/giảm nhiên liệu để động cơ kéo đủ sức kéo rotor khi tải tăng hay giảm. Nhưng việc này chỉ thực hiện khi đã đạt số vòng quay.
Nếu để ý cái bóng điện dây tóc cắm vào máy phát mà không có bộ trễ chờ máy đủ tốc độ quay thì lúc khởi động bóng điện sẽ hơi đỏ rồi sáng dần theo tốc độ quay của động cơ cho đến lúc đủ nó mới sáng trắng.
Để quan sát việc này chắc bây giờ hơi khó, vậy bác tìm 1 cái xe đạp có đy na mô chắc dễ hơn. Đấu 1 cái bóng đèn dây tóc cho nó rồi quay pedal là sẽ quan sát được nó thay đổi độ sáng như thế nào khi bác quay nhanh hay chậm (phải dùng bóng dây tóc, chứ bóng led thì khó quan sát được)!
Chỗ này em sai, cụ đúng, công suất phát có phụ thuộc tốc độ quay, tuy nhiên người ta làm giảm sự phụ thuộc này bằng cách tăng độ to của cục nam châm, tăng diện tích và số lượng vòng dây lên.
Như vậy, tại thời điểm xe bắt đầu chuyển động đổ đèo, phanh tái sinh chưa có tác dụng, và khi xe chuyển động thì bắt đầu có và tác dụng tăng lên khi vận tốc xe tăng lên, phỏng cụ?
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,587
Động cơ
318,048 Mã lực
Đọc đi cụ - tất cả nó nằm trong đấy!

Lực phanh sinh từ hệ thống tái tạo chính là momen xoắn âm (negative) khi động cơ ở chế độ máy phát - không chỉnh 1 hoặc cả 3 món: điện thế với cường độ và từ trường thì chỉnh gì?
Tóm tắt nó gói gọn có mấy chữ thôi:
IMG_2975.jpeg

Momen xoắn âm hay dương là qui ước - còn nó đều là trị số tuyệt đối cả cụ ạ!
Ối zời ơi, dịch kiểu word by word thế này thì sao hiểu được cơ chế hãm hở giời, đến vì cười mất =)) =)) =))
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,013
Động cơ
35,460 Mã lực
Ối zời ơi, dịch kiểu word by word thế này thì sao hiểu được cơ chế hãm hở giời, đến vì cười mất =)) =)) =))
Cụ dịch giúp em không phải word by word & giúp các ofer mở mắt thêm giúp!
BTW cụ GG giúp em xem công thức tính momen xoắn của động cơ điện cả AC hay DC đều được - xem em chém có sai gì phần từ thông!

Cười ngặt nghẽo chả có tác dụng gì với vật lý cả cụ ạ.
Âm hay dương - là qui ước để dễ học - dễ tưởng tượng. Còn đo đạc đều là trị số tuyệt đối cả cụ ạ!

Đơn giản nhiệt độ - 273°C thì mới là 0°K thôi. Nên cụ đừng cười vội
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,587
Động cơ
318,048 Mã lực
Chỗ này cụ vẫn xem lại giúp em xem sao, “biến đổi từ thông” ở đây nếu cụ muốn nói là “lượng từ thông thay đổi qua tiết diện vòng dây” thì từ thông ngoài phụ thuộc diện tích vòng dây nó còn phụ thuộc vào mật độ từ thông nữa, cho nên không phải lúc nào cũng là “cứ diện tích thay đổi ít thì từ thông biến đổi ít” như cụ nói ạ
Sức điện động cảm ứng sinh ra, nó tỷ lệ thuận với cường độ biến thiên từ thông và tỷ lệ nghịch với thời gian biến thiên từ thông cụ ợ.
Mức biến thiên từ thông càng lớn thì suất điện động sinh ra càng lớn.
Biến thiên từ thông với tốc độ càng nhanh thì sức điện động sinh ra càng lớn. Cũng có nghĩa là khi bánh xe đứng yên, thời gian biến thiên từ thông là vô cùng lớn thì sức điện động sinh ra =0v
Ấy là khi cuộn dây là không đổi và cường độ từ trường của nam châm là cố định - nam châm vĩnh cửu.
 

Thik Phê Pha

Xe tải
Biển số
OF-813342
Ngày cấp bằng
29/5/22
Số km
300
Động cơ
55,791 Mã lực
Sức điện động cảm ứng sinh ra, nó tỷ lệ thuận với cường độ biến thiên từ thông và tỷ lệ nghịch với thời gian biến thiên từ thông cụ ợ.
Mức biến thiên từ thông càng lớn thì suất điện động sinh ra càng lớn.
Biến thiên từ thông với tốc độ càng nhanh thì sức điện động sinh ra càng lớn. Cũng có nghĩa là khi bánh xe đứng yên, thời gian biến thiên từ thông là vô cùng lớn thì sức điện động sinh ra =0v
Ấy là khi cuộn dây là không đổi và cường độ từ trường của nam châm là cố định - nam châm vĩnh cửu.
Cảm ơn cụ, lâu ngày quên gần hết rồi, nay mới được ôn lại :))
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,621
Động cơ
905,422 Mã lực
Chỗ này em sai, cụ đúng, công suất phát có phụ thuộc tốc độ quay, tuy nhiên người ta làm giảm sự phụ thuộc này bằng cách tăng độ to của cục nam châm, tăng diện tích và số lượng vòng dây lên.
Như vậy, tại thời điểm xe bắt đầu chuyển động đổ đèo, phanh tái sinh chưa có tác dụng, và khi xe chuyển động thì bắt đầu có và tác dụng tăng lên khi vận tốc xe tăng lên, phỏng cụ?
Chắc ít nhà sản xuất làm riêng 1 cái động cơ để cho phanh, mà họ thường sử dụng chính những động cơ điện của xe nên nam châm và cuộn dây không thay đổi. Khác với phanh cơ, lực để điều khiển phanh không cần lớn vì chỉ là lực tăng sức ép của mấy cái má phanh vào đĩa phanh, lực phanh chính là ma sát giữa đĩa và má phanh, phanh bằng động cơ điện thì lực phanh phải gần tương đương với lực để đưa tốc độ biến đổi theo chiều ngược lại của tăng tốc (cả về tốc độ và hướng đi). Cho nên công của điện cảm ứng sinh ra cũng phải tương đương với công của điện để xe tăng tốc.
Tốc độ cao thì tác dụng của phanh điện (dùng động cơ điện) tốt, điện sinh ra nhiều, kể cả có xạc lại cho ắc quy hay phân cho gánh chịu thì lực cản lớn, điều này rất dễ hiểu. Để giảm nhanh tốc độ xe không thành vấn đề, còn chỉ để giảm dần dần lại càng thừa thãi.
Nhưng đi đường đèo núi quanh co (chứ không chỉ đổ cái đèo dài như đèo Khau Phạ) thì tốc độ thay đổi liên tục và khó có thể chạy nhanh, nhất là khi vào mấy khúc cua gấp là lúc phải giảm nhanh tốc độ.

Em đã liệt kê ưu thế của các loại xe khi chạy đường như vây:
1. Xe số sàn. Nhược điểm của xe số sàn đời cũ chưa phun xăng là dù ga không bị nhấn vào vẫn có 1 lượng xăng nhỏ bị hút theo dòng khí nạp vào động cơ, tiêu tốn nhiên liệu.
2. Xe số tự động AT
và chắc xe điện không sử dụng điện của ắc quy tạo lực phanh đứng thứ 3.
Do cái xe số sàn côn nó bằng mấy cái lá ba kê lit được ép chặt với bánh gang nên không bị trượt giữa phần truyền và nhận chuyển động, xe AT dùng chất lỏng để truyền chuyển động nên khi dốc gắt, phanh dùng động cơ do phần bánh truyền lên vẫn trượt được với chuyển động của động cơ nên thường xuyên phải đệm phanh hỗ trợ. Còn động cơ điện ở tốc độ thấp it tác dụng cho phanh nên phải sử dụng phanh cơ nhiều hơn nữa!
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,621
Động cơ
905,422 Mã lực
Tesla Model 3 và Y dùng động cơ 3pha không đồng bộ - rotor lồng sóc.
Tesla Model S dùng động cơ BLDC - rotor nam châm vĩnh cửu.,
Em nghĩ chỉ loại động cơ dùng nam châm vĩnh cửu mới dùng làm phanh được, còn động cơ không đồng bộ rất khó, vì ngừng cung cấp điện là rô to hết từ tính (hoặc giữ lại cực ít) vì họ phải sử dụng loại thép để từ tính thay đổi nhanh, it từ dư. Không có từ tính thì không tạo được điện cảm ứng ở sờ ta to để cản trở chuyển động. Có thể vì thế mà Tét La cũng chỉ úp đây phanh tái tạo cho 1 số mô đên thôi.
Có 1 số loại máy phát điện không dùng nam châm vĩnh cửu, nhưng lại phải có máy lai cấp điện cho nam châm điện!
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,587
Động cơ
318,048 Mã lực
Em đã liệt kê ưu thế của các loại xe khi chạy đường như vây:
1. Xe số sàn. Nhược điểm của xe số sàn đời cũ chưa phun xăng là dù ga không bị nhấn vào vẫn có 1 lượng xăng nhỏ bị hút theo dòng khí nạp vào động cơ, tiêu tốn nhiên liệu.
2. Xe số tự động AT
và chắc xe điện không sử dụng điện của ắc quy tạo lực phanh đứng thứ 3.
Do cái xe số sàn côn nó bằng mấy cái lá ba kê lit được ép chặt với bánh gang nên không bị trượt giữa phần truyền và nhận chuyển động, xe AT dùng chất lỏng để truyền chuyển động nên khi dốc gắt, phanh dùng động cơ do phần bánh truyền lên vẫn trượt được với chuyển động của động cơ nên thường xuyên phải đệm phanh hỗ trợ. Còn động cơ điện ở tốc độ thấp it tác dụng cho phanh nên phải sử dụng phanh cơ nhiều hơn nữa!
Đính chính lại cụ tí, các xe sau 2000 là phun xăng điện tử rồi cụ - đây là quy định bắt buộc. Vì vậy các xe MT cũng phun xăng điện tử.
Xe AT sau này cũng dùng cơ chế khóa ly hợp ( khóa biến mô). Khi đạt đến tốc độ nào đó ( khoáng >30-40km/h) thì bộ biến mô được khóa cứng không trượt nữa.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,621
Động cơ
905,422 Mã lực
...
Xe AT sau này cũng dùng cơ chế khóa ly hợp ( khóa biến mô). Khi đạt đến tốc độ nào đó ( khoáng >30-40km/h) thì bộ biến mô được khóa cứng không trượt nữa.
Những dốc đứng ở các cung đường đèo núi ngoằn nghèo đường vắng, không có xe tải to chạy ngược lại và lái thật tốt mới vượt qua được tốc độ này (dù nguy cơ đối đầu 2B vẫn rất cao). Tất nhiên người ngồi bên cạnh mà say xe thì không thể chạy như vậy.
Nhược điểm của cách khóa hộp số AT này là chẳng báo gì cho lái xe. Còn xuống dốc đứng là dù chuyển sang MT chạy số 1 rồi thì xe AT vẫn trôi nhanh, phải đệm thêm phanh, chứ không như xe số sàn cài vào số 1 thì hãn hữu lắm, kể cả dốc đến 8 độ vẫn chưa phải đệm phanh.
Em thường gần hết dốc ga lên lấy thêm đà để lên cái dốc tiếp theo, đến khoảng gần 1 nửa dốc chuyển thấp xuống 1 số, lên gần đỉnh xuống thấp 1 số tiếp để vượt qua đỉnh dốc vào cua và nhả ga cho xe đổ dốc, lên số nếu thấy cần và tiếp tục như vậy ở những con dốc tiếp theo. Xe AT bây giờ vẫn như vậy. Đi cùng thường là mấy ông bạn nên chẳng lo họ say.
Chạy như vậy cho phép mình chạy khá nhanh, nhưng vẫn phải luôn luôn đề phòng sau khúc cua là 1 cái xe tải đang bò lên hay 1 ông 2B đang cắt cua cắm thẳng vào mũi xe mình!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,602
Động cơ
572,033 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Xe này có côn ạ? Em tưởng xe AT nó dùng cái gì đó gọi là hộp biến mô cơ mà nhỉ :-?
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Chắc bác chưa mô tả đúng lắm về cái tiện ích này!
Có hãng gọi là auto hold. Chủ yếu sử dụng khi xe ngược dốc hay chạy chậm ở những quãng đường bị tắc. Khi bật lên là nó được khởi động ngay lần đạp phanh cho xe dừng hẳn đầu tiên, sau đó cứ nhấn ga nó nhả phanh, nhả ga ra là nó tự động phanh cho xe dừng lại đề người lái không cần quan tâm đến pedal phanh nữa.
Điều giở nhất là với người chưa sử dụng quen xe rất giật. Quen để nhả ga hay vào ga thật từ từ (tuỳ xe) thì nó sẽ nhả phanh và phanh lại nhẹ nhàng hơn.
Nhưng cái chế độ này không hỗ trợ để bảo vệ côn.
Xe AT (dù có là semi-AT dùng DCT) thì số tay M không cho phép nhẩy số như xe MT, mà số chỉ có thể gẩy tuần tự từng số một để lên hay xuống. Người lái rất thạo, gẩy số rất nhanh và phối hợp với chân ga mới giúp được xe không giật khi lái xe chạy nhanh mà chuyển số.
MT cho phép chuyển số tắt: 2 nhẩy luôn vào 4 không cần qua số 3 (hay ngược lại) nên khi xe tăng tốc nhanh cần chuyển số vẫn có thể đồng tốc cho xe chạy êm. Chạy đường đèo cũng vậy, khi tốc độ xe không phù hợp với số tiếp theo người ta xuống tắt để đảm bảo sự đồng tốc. Khi chuyển số mà đồng tốc được thì không những xe không giật, mà cũng không hại côn với những cái xe sử dụng côn khô (DCT hay MT)!
Xe em đang chạy chính là cái AT (thường), nhưng hầu như không sử dụng số tay của nó, mà điều khiển số bằng chân ga. Nhiều lúc bắt nó chuyển tắt 2 số liền (2 lên 5 hay 3 lên 6), để xuống dốc khó hơn, nhưng cũng bắt nó lùi số liên tục bằng chân ga dù cần số luôn ở D!
Cụ chuẩn đấy ạ. Đơn giản dễ hiểu.
Em chạy con Fadil còi mà cả lên đèo lẫn đổ đèo chỉ để số D vẫn thấy bình thường. Một số cụ chạy xe đắt tiền mà sao cứ hay gặp vấn đề thế thì lạ thật.
 

nq19832005

Xe tăng
Biển số
OF-62595
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
1,294
Động cơ
466,012 Mã lực
Cụ chuẩn đấy ạ. Đơn giản dễ hiểu.
Em chạy con Fadil còi mà cả lên đèo lẫn đổ đèo chỉ để số D vẫn thấy bình thường. Một số cụ chạy xe đắt tiền mà sao cứ hay gặp vấn đề thế thì lạ thật.
Không biết cụ đổ nhiều đèo chưa nhưng đổ đèo mà chỉ để số D thì cụ cũng gan và may mắn đấy.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,621
Động cơ
905,422 Mã lực
Xe này có côn ạ? Em tưởng xe AT nó dùng cái gì đó gọi là hộp biến mô cơ mà nhỉ :-?
Ly hợp kép (DCT) là loại hộp số ghép 2 bộ số sàn vào nhau, 1 bộ cho dãy số chẵn, bộ kia cho dãy số lẻ, cái xe cài sẵn số để khi người lái chuyển số hay xe tự động nó chỉ cần chuyển sang bộ số bên số đã được cài sắn. Lý thuyết thì như vậy cực nhanh, không một lái xe nào dù thành thạo đến mấy có thể làm được (mất 0,3 giây để sang số), được sử dụng đầu tiên cho xe công thức 1 (F1).
Nhưng để làm điều này cái xe phải đoán được lái xe định lên hay lại muốn lùi số. Đoán sai nó lại mất công chuyển và thời gian chuyển số chậm hơn người lái xe bình thường (hội chạy xe Fọt ở Mỹ còn kêu chậm như người đang học lái).
Tất nhiên như mọi xe khi chuyển số nó phải "cắt côn", có 2 loại côn, loại côn khô có cấu tạo không khác côn xe số sàn, tuy nhiên vẫn gọi là các lá côn, nhưng lá côn là các vành khuyên, nhưng việc cắt-nối lại được xe tự đông làm, còn côn ướt vẫn sử dụng ma sát của các lá côn với đĩa, nhưng được làm mát bằng dầu, cả bộ được đóng kín chứ không hở như côn khô. Nhược điểm của côn ướt là vẫn có trượt!
 
Chỉnh sửa cuối:

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,621
Động cơ
905,422 Mã lực
nq19832005 nói:
Không biết cụ đổ nhiều đèo chưa nhưng đổ đèo mà chỉ để số D thì cụ cũng gan và may mắn đấy.
Đèo this đèo that ấy mà cụ!
Đèo mà dốc không quá gắt, thường là các đèo dài hay cả đèo ngắn nhưng đường vắng em vẫn chạy D, chuyển số bằng chân ga. Chỉ lúc dốc rất gắt em mới gạt cần số sang manual để chạy số 1.
Như em đã mô tả, gẩy số tay ở xe AT phải tuần tự từng số một nên không nhanh, gẩy không kịp, chân ga không tốt để đồng tốc xe sẽ giật có hại cho hộp số (em gần như không gẩy nên lại càng chậm). Bằng chân ga linh động hơn, em chạy quen nên xe chạy rất mượt, người ngồi bên tinh nghe tiếng máy mới phát hiện số được chuyển.
Nhưng cũng chính vì vậy em vẫn xếp để chạy đường đồi núi, quanh co thì xe số sàn hợp lý nhất. Lái xe quen xe sẽ chuyển số rất nhanh, và chuyển tắt được lúc thấy cần (nhẩy lên cái xe lạ thì kể cả lái xe rất thạo vẫn phải thử phanh, chuẩn lại chân côn để biết mớm côn chuẩn bị bắt. Chuyển số nhanh là phải vào côn nhanh được. Nhả được nhanh côn là động tác nhả pedal côn rất nhanh đến cái mức côn chuẩn bị bắt rồi vù chút ga và nhả hẳn côn)!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top