Tư duy ném bom rải thảm không phân biệt dân sự hay quân sự xuất phát từ phát xít Đức. Đức đã ném bom Anh như thế trong phần đầu CT TG2. Khi thế cờ đảo ngược đến lượt Anh lại áp dụng cách ném bom này, Mỹ ko hoàn toàn nhất trí nhưng vẫn tham gia vì Anh nắm quyền chỉ huy các chiến dịch không kích. Tướng Anh chỉ huy các chiến dịch này được gán nickname là Sir “Bomber” Harris. Mỹ cũng chưa thoát khỏi cái tư duy này khi dùng B52 rải thảm bom ở VN. Với cách đánh này, chắc chắn là dân thường sẽ bị thương vong nhiều, và bên nào áp dụng nó dù thắng hay thua cũng bị lên án nặng nề vì tính tàn ác của nó.
Chính vì thế trong và sau CT VN, Mỹ phải gấp rút đẩy mạnh phát triển vũ khí thông minh, vừa là tránh cho lính Mỹ phải vào gần lực lượng của đối phương (mở ra khái niệm chiến tranh phi tiếp xúc), vừa là để giảm thiệt hại cho dân thường (nhưng chuyện bắn nhầm, thả bom nhầm vẫn ko thể tránh được, song do số lượng bom đạn thông minh bắn ra thường nhỏ nên thương vong dân thường không lớn như trong CT TG2 hay CT VN).
Nhân đây, em thấy đọc lại LS cũng rất có ích. Em cho rằng thời của Bác Hồ, Bác là người tinh thông ngoại ngữ, theo dõi chặt chẽ tình hình quốc tế nên từ các sự kiện ném bom trong CT TG2 và CT Triều Tiên, Bác có thể chắp nối và tiên đoán ra việc Mỹ sẽ dùng B52 ném bom HN. Ngày nay, chúng ta cần nhìn vào các sự kiện như ở Irắc, Afghanistan hay Nam Tư để tiên đoán. Chắc là câu tiên đoán của thời hiện đại sẽ là “Sớm muộn gì thì chúng sẽ bắn tên lửa hành trình, dùng máy bay tàng hình ném bom thông minh đánh phá [địa danh] rồi có thua nó mới chịu thua” hihi.