Về 2 vụ ném bom nguyên tử thì tính tàn ác là rõ rồi, ko ai có thể bào chữa được và đúng là đó là quyết định của riêng Mỹ. Em xem một số phim tài liệu của Anh và Mỹ làm thì thấy các nhà sử học họ nhận xét về 2 vụ nem bom đó như sau (em xin nhắc lại đây ko phải quan điểm của cá nhân em):
- Mỹ chịu thương vong nặng nề khi đổ bộ và đánh các đảo của Nhật Bản nên muốn kết thúc chiến tranh bằng ném bom rải thảm;
- Nhật Bản quá kiên cường/cuồng tín không chịu đầu hàng dù bị ném bom thông thường nặng nề;
- Mỹ đã truyền thông điệp qua rađio về việc cho Nhật đầu hàng nhưng giữ thể diện cho Nhật Hoàng nhưng Nhật hiểu sai (tóm tắt sự kiện này là ban đầu các chương trình phát thanh của Mỹ nói “Nhật Hoàng phải đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó, Mỹ cho rằng Nhật ko chịu đầu hàng vì lòng kiêu hãnh của họ gắn với Nhật Hoàng, nên Mỹ thay bằng thông điệp “Giới QS Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.” Phía Nhật lại giải mã thông điệp này theo hướng Mỹ bỏ từ Nhật Hoàng đi tức là Mỹ xuống thang, thế thì Nhật cứ tiếp tục chống cự với hy vọng Mỹ sẽ chán nản, bỏ cuộc).
- Khi Nhật ko đầu hàng, thương vong Mỹ và Nhật ngày càng tăng, kể cả dân thường Nhật (chỉ riêng ở các đảo miền Nam, số dân thường chết do QĐ Nhật ép phải đi theo và tự sát lên đến hàng chục ngàn người), thì Mỹ mất kiên nhẫn, cộng với việc Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử nên Mỹ muốn dùng nó để kết thúc sớm chiến tranh (tất nhiên dựa trên tính toán cơ bản là để giảm thiệt hại nhân mạng cho Mỹ), đồng thời gửi ra 1 sự răn đe đến Liên Xô vì khi ấy LX và Mỹ-Anh bắt đầu cạnh tranh tầm ảnh hưởng. Tóm tại, các tính toán chính trị có như thế nào thì dân thường vẫn lại khổ nhất.