[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Vụ phi công Vũ Xuân Thiều, trong bộ phim tài liệu "Hà nội 12 ngày đêm" nói là do anh tiếp cận B52 gần quá nên sau khi anh bắn hết 2 quả tên lữa thì thoát ly k kịp nên lao vào B52? Có đúng vậy k các cụ?
quả tên lửa AARAM hiện đại của Mỹ tốc độ chỉ Mach 2.5
vận tốc cực đại của Mig -21 là Mach -2
các bác nên nhớ dòng MIG-21 trở đi nó là loại intercept đúng nghĩa không có dogfight
phi cơ bay lên đón đầu thật nhanh phóng tên lửa đối phương rồi lượn về đó là cách đánh của Mig-21 23 31 theo tư duy chiến thuật của ng chế tạo
vì thằng B-52 rất to nhiều động cơ nên tên lửa tầm nhiệt Atoll thường bị đánh lừa dễ dàng chính điều này khiến cho việc không quan đánh B-52 phải tiếp cận rất sát rồi mới bắn thường là 1.5 đến 2km nhìn có vẻ xa nhưng cái khoảng cách chênh lệch khi đang bay với vận tốc trên vận tốc âm thanh thì mất có 1 đến 2 s để bay hết từng ấy
việc bác Thiều lao vào có lẽ cũng nằm trong trường hợp này do bác ý quá nôn nóng đánh B-52 vì hôm trước bác Rạng có bắn nhưng chỉ bị thương
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ nói chính xác, tuy nhiên việc hàng trăm tên lửa SAM bắn không chúng mục tiêu là có thật và là thống kê của ta, nhất là ở Hải Phòng hiệu quả thấp lắm, phóng hàng trăm quả chỉ bắn được vài chiếc B52, mà HP cũng là rút kinh nghiệm chiến thuật bắn sau Hà Nội. Bản thân nhiều tiểu đoàn tên lửa bảo vệ HN cũng bị khiển trách vì bắn không hiệu quả.
Hải phòng bắn 100 quả tên lửa không rơi máy bay B 52 nào. Nguyên nhân có lẽ do B 52 đánh từ biển vào nên rada tầm xa phát hiện muộn.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hải phòng bắn 100 quả tên lửa không rơi máy bay B 52 nào. Nguyên nhân có lẽ do B 52 đánh từ biển vào nên rada tầm xa phát hiện muộn.
Chính xác thì phải nói là HP đã bắn đến 100 quả lên lửa (trong nhiều lần) nhưng vẫn kg rơi được cái B52 nào. Đấy là trong đợt 16/04/1972. Lúc đó HP chỉ có 2 trung đoàn tên lửa bố trí thành 5 - 6 trận địa tên lửa. Như vậy nếu tập trung tất cả tên lửa của 1 Trung đoàn (có trận địa gần nhau) để phóng thì sẽ kg quá 20 quả tên lửa cùng bay một lần vào một mục tiêu.
Trong 12 ngày đêm thì mấy đêm đầu, HP chỉ bị F4, F111 .... tấn công các trận địa phòng không để dọn đường cho B52 bay qua. Đêm 22, rạng ngày 23/12 HP mới bị đánh bằng B52 và trong trận đó B52 cũng bị thịt 2 chú.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cụ phi công ấy là Nguyễn Hồng Mỹ cụ Gấu ạ!

Vụ chui điểm nổ (mà em đọc báo thời đấy) còn nói rõ tình tiết khi máy bay về thì bị ám khói đen nhẻm làm cánh phòng không bảo vệ sân bay và thợ máy nhận kg ra nữa kia. Cụ Chã thì nói là của anh SÂM, kg lẽ có mấy vụ chui điểm nổ mà pilot VN đã làm?
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Hải Phòng phóng cả trăm quả tên lửa mà không hạ được B52 vì dùng cách bắn vỗ mặt, nhằm thẳng quân thù mà bắn, nhưng do các máy bay Mỹ tung sóng gây nhiễu cho tín hiệu điều khiển tên lửa SAM2, tín hiệu nhiễu đẩy các tên đi hướng khác không thể đến gần mục tiêu. Mãi đến đợt 12 ngày đêm phía Hà Nội rút kinh nghiệm, phóng tên lửa vào thời điểm top B52 rải bom xong và quay đầu nên chùm sóng gây nhiễu lệch đi trong 1 khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sóng gây nhiễu từ các máy bay khác, nên vẫn nhiều tên lửa bắn lên không thể trúng tiêu. Hải Phòng về sau có bắn rơi B52 là do có rút kinh nghiệm và có sự chỉ đạo trong toàn binh chủng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chính vì trước 18-12-1972 tên lửa ta không diệt được B52 nào nên phía Mỹ mới chủ quan, giả sử trước Linebacker 2 ta đã bắn được B52 thì có lẽ họ đã mổ xẻ nguyên nhân, rút kinh nghiệm thì có lẽ trong 12 ngày đêm năm ấy họ không mất nhiều B52 như vậy. Hay là các cụ nhà mình giả vờ bắn trượt để lừa Mỹ Cụ Gấu nhỉ?
Chỗ em sơ tán đêm 18/12 lãnh 2 quả bom xuyên đấy cụ ợ. May nó canh trật nên toàn nổ ngoài ruộng cách chỗ em hơn trăm mét. HP giả vờ thêm vài trận nữa chắc em thăng sớm! :))
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cụ phi công ấy là Nguyễn Hồng Mỹ cụ Gấu ạ! http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110808/ong-phi-cong-viet-duoc-hoa-ky-phong-dai-ta.aspx

Cụ ấy kể:
......"Sau vài lần chạm trán với máy bay địch, theo tôi thì phi công của họ chuyên nghiệp hơn và máy bay cũng hiện đại hơn nhưng mệnh lệnh và ý chí thôi thúc những người phi công như chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 17-1-1972, tôi nhận lệnh cất cánh chiến đấu. Tôi bay ở vị trí số một cùng thượng úy Lê Minh Dương (trong tốp bay, người bay ở vị trí số một là người chỉ huy của tốp bay đó - PV). Sở chỉ huy báo có tốp máy bay cường kích của địch bay trên độ cao 4.000m. Tốp máy bay địch hôm đó có tới 24 chiếc.
Tôi nhận định, nếu đánh ngay thì mình sẽ thua vì chỉ có 2 anh em thôi. Tôi nói với Dương là cứ bay cùng tốc độ với chúng nhưng ở độ cao thấp hơn để chờ cơ hội. Có lẽ từ đầu chiến dịch, địch chưa bị không đối không tiêu diệt máy bay nào nên rất chủ quan, bọn chúng không phát hiện ra chúng tôi nên khi đến địa phận Hòa Bình vẫn thản nhiên lượn quay trở lại. Lúc này, tôi nói với đồng chí Dương là sẽ đuổi theo và đánh. Đúng lúc đó, đèn nhiên liệu báo sắp hết xăng. Sở chỉ huy lệnh quay về. Tôi nghĩ, bay đã mấy chục lần, đây có thể là cơ hội đầu tiên của tôi. Tôi xin sở chỉ huy là cố theo một đoạn nữa xem sao. Tôi tăng tốc và lấy độ cao cùng với máy bay địch, khi đến địa phận Nghệ An thì tôi cảm thấy thời cơ tốt nên phóng liền 2 quả tên lửa. Một quầng sáng lớn bùng ngay trước mắt. Tôi biết đã trúng mục tiêu nhưng cự ly quá gần nên không tài nào tránh được. Máy bay tôi chui luôn vào đám cháy đó và bị tắt động cơ. Sở chỉ huy lệnh nhảy dù, tôi cố lượn vòng lại và hạ thấp độ cao. Sau đó, tôi khởi động lại thì động cơ lại nổ và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa cũng là lúc hết sạch nhiên liệu. Ông Mỹ kể tiếp: "Sau chiến thắng đó, tôi được gắn Huy hiệu Bác Hồ ngày 19-1-1972. Đó là một phần thưởng tôi xem như báu vật".....
Báo chí viết

Người đụng độ Tướng không quân Mỹ
Không dễ để quên quãng đời ấy, khi tuổi thanh xuân của anh gắn bó với bầu trời, với một quá khứ hào hùng nhất của cả dân tộc, bảo vệ và chiến thắng kẻ thù trong những ngày đêm giữ bầu trời miền Bắc… Để hôm nay, một buổi sáng yên bình ở mảnh đất phương nam xa xôi, nhắc lại những chuyện xưa, bao đồng đội đã hi sinh, những cay đắng không chỉ của cá nhân mình, anh vẫn nghẹn lời.

Phi công Nguyễn Hồng Mỹ của thời trai trẻ
Chuyến bay định mệnh ấy, chuyến bay mà câu chuyện về nó bây giờ không còn là của riêng anh vì đã được The History Channel phát sóng trong câu chuyện kể về viên tướng phi công Mỹ Daniel Edwards Cherry- đã làm Nguyễn Hồng Mỹ gãy cả hai tay. Anh bị mổ rồi gắn lúc đầu khúc xương gãy đó bằng một chiếc nẹp sắt, nhưng khi bay trở lại, chỉ cần bẻ lái chiếc MIG quen thuộc là chiếc nẹp lại gãy làm đôi.
Lần mổ thứ hai, các bác sĩ phải dùng một mảnh xương hông để gắn nối 2 đoạn xương lại. Nhưng Nguyễn Hồng Mỹ cũng phải chia tay giấc mơ bay với bầu trời từ đó. Một giấc mơ bay không kéo dài, chỉ chừng mấy trăm giờ bay cộng với 3 năm huấn luyện mà trước đó là một câu chuyện khác, giống như được vén lên bức màn bí mật của một thời, khi chiến tranh chưa đi qua.

Trở thành phi công chiến đấu từ chiều cao 1m50
Nhỏ xíu, sinh năm 1946, đang học khoa Kỹ sư kinh tế của Đại học Nông nghiệp, cao 1m50 và nặng chừng hơn 40 kg, Nguyễn Hồng Mỹ đã trúng tuyển trong số hơn 100 thanh niên trẻ hồi đó để sang Nga học. Tập trung sau hơn 1 tháng là sang Nga ngay, để rồi 3 năm học tập và thực hành ở bờ biển Hắc Hải, tất cả những lá thư các anh viết về nhà đều được ghi từ Hà Nội, gia đình hoàn toàn không biết các anh ở đâu.
Bí mật quân sự, thế nên có một anh nhìn thấy tuyết lần đầu tiên thích quá đã gửi thư về kể cho gia đình nghe và bị kỷ luật vì lộ bí mật. Những chàng trai VN ngày ấy, không bay qua máy bay cánh quạt, học nhảy dù ngay từ máy bay phản lực, những chàng trai thậm chí chưa bao giờ biết đến động cơ của một chiếc xe máy đã phải học cách làm chủ một chiếc máy bay. Và là máy bay chiến đấu.
Tập thể lực đối với một phi công là một thực hành bắt buộc, đu quay, đu vòng, chịu được áp lực không khí, áp suất và những biến cố bất thần có thể xảy ra khi bay. Từ một cậu trai nhút nhát, bé nhỏ, được bồi dưỡng và tập luyện trong 3 năm (từ năm 1965-1968), Nguyễn Hồng Mỹ đã trở thành một chàng trai cao hơn 1m70 có lúc nặng đến 80 kg.
Chiếc máy bay huấn luyện nhỏ hơn máy bay chiến đấu thật, vũ khí không hiện đại bằng, thời gian huấn luyện gấp rút nên khi tốt nghiệp, bắn đạn thử với mục tiêu là máy bay không người lái, nhóm phi công chiến đấu của Việt Nam chỉ có duy nhất 1 người bắn trúng mục tiêu! Có 19 người tốt nghiệp MIG 21, hơn 30 người tốt nghiệp MIG 17. MIG 21 tốc độ giới hạn là 2175 km/h nhưng các phi công thường bay quá tốc độ (2200- 2300 km/h) này do lực đẩy của máy bay đã quá tốc độ quy định rồi.
Những bài tập bay huấn luyện không có chuyến nào bay quá 1h, chỉ chừng mấy chục phút. Máy bay khi đó là L29, rồi MIG 21 nhưng tổng số giờ bay của cả hai loại máy bay đó chỉ khoảng hơn 200 giờ. Quan trọng nhất là kỹ thuật bay, còn sức khỏe thì thường xuyên được kiểm tra, cặp nhiệt độ, đo huyết áp. Nhiệt độ mà quá 37 độ là không được bay. Để sau này, trở về VN chiến đấu, mỗi khi phải thực hiện việc cặp nhiệt độ trước khi lên máy bay, anh Mỹ và các đồng đội thường “ăn gian” bằng cách nếu người hơi nóng, sẽ đẩy chiếc cặp nhiệt độ chếch ra ngoài, cho đến 37 độ là rút ra đưa cho bác sĩ. Anh Mỹ thú nhận, tinh thần chiến đấu là chính, chứ kỹ thuật bay mình không bằng phi công Mỹ.

Khi mỗi một quả tên lửa giá trị bằng 1 chiếc xe Volga
Về nước, chỉ hơn 1 tháng sau, anh Mỹ cùng đồng đội của mình đã ngồi vào vị trí trực ban chiến đấu. Đội máy bay chiến đấu của ta hồi đó có 19 người tốt nghiệp MIG 21 về từ Nga, một số phi công của đoàn anh Trần Hanh trước bay MIG 17, sang MIG 21, tổng số vài chục người. Máy bay chiến đấu có thể cất cánh từ bất cứ đâu, sân bay Nội Bài, Vinh, Thanh Hóa, Kiến An- Hải Phòng… trực ban chiến đấu ở sân bay nào thì cất cánh ở sân bay đó.
Khi trực chiến đấu, các anh phải mặc quần áo phi công sẵn sàng, đặt mũ bên cạnh nếu có báo động cấp 3 là phải ra máy bay. Lúc đó các phương án chiến thuật chiến đấu là do mình tự huấn luyện. Chỉ có một số phi công Triều Tiên có tham gia cùng chúng ta để học tập trong chiến đấu. Hơn 10 người sang ta khi đó cũng hi sinh mấy người, họ rất dũng cảm. Anh Mỹ nói vậy. Ngay phi công ta, những bữa ăn 4 người mà hôm nào xuất kích, một người hi sinh, ngồi lại ăn thiếu 1 người, ai cũng suy nghĩ. Không hiểu bao giờ đến lượt mình. Nhưng đã lên trời rồi thì không ai còn nghĩ đến chuyện sống và chết nữa.
Ngày 17 tháng 1 năm 1972 là ngày đầu tiên trong đời phi công chiến đấu của Nguyễn Hồng Mỹ, anh gặp máy bay địch. Gặp trong trạng thái đối mặt chứ không phải truy đuổi và chúng bỏ chạy như những lần khác. Nguyễn Hồng Mỹ và Lê Khương đã bắn đến 8 quả tên lửa và… không trúng một quả nào. Nếu biết rằng, mỗi một quả tên lửa khi đó giá trị bằng 1 chiếc xe Volga thì mới thông cảm được sự tiếc nuối cũng như những dằn vặt dù không phải lỗi cố ý gây ra của anh Mỹ.
Ngày 19 tháng 1, anh Mỹ cùng đồng đội lại xuất kích. “Tôi nói thật là khi đó tôi còn hơi cay cú vì chuyện bắn trượt hôm trước. Hôm nay chúng tôi chạm trán với 1 tốp RF101. Tôi bay cùng thượng úy Nguyễn Minh Dương. Phát hiện mục tiêu, tôi theo sát để không kích ở độ cao 4000m tại Hòa Bình, khi đến Thanh Hóa, chỉ huy sở yêu cầu báo cáo nhiên liệu, chỉ còn chừng 800 lít, lệnh cho tôi quay về. Tôi im lặng, không trả lời, đến Nghệ An, khi cự ly chỉ còn 1500m, tôi bắn. Cả 2 quả tên lửa chui tọt vào trong máy bay nổ, chiếc máy bay nổ thành 2 khúc. Tôi hét lên: Cháy rồi…”
Ngày 16 tháng 4 năm 1972 là ngày mà anh Mỹ đã trở thành một ký ức, một dòng chữ không bao giờ vắng đi trong tiểu sử của tướng không quân Mỹ Daniel Edwards Cherry, người đã lái chiếc máy bay F4 bắn trúng chiếc MIG 21 của anh Mỹ rơi xuống khu vực Hòa Bình. Anh Mỹ và Lê Khương đã bị 16 chiếc F4 quây kín, bỗng nhiên anh Mỹ phát hiện ra đã lạc mất Lê Khương, cùng lúc chiếc máy bay MIG 21 rung mạnh, mất lái và quay ngang, không sao điều khiển được. MIG 21 đã bị bắn trúng. Bảo vệ tay không làm việc nên anh Mỹ bị gãy cả hai tay ngay lập tức. Dù rơi tự do, không phát tín hiệu cấp cứu được nên anh Mỹ chỉ được tìm ra bởi lực lượng cấp cứu mặt đất huyện Đá Bắc…
Sau một vài lần bay mà cánh tay từng gãy không chịu được, anh Mỹ nghỉ, chuyển ngành, đi học ngoại ngữ và học về kinh tế rồi chuyển về làm bảo hiểm. Năm 1979, Nguyễn Hồng Mỹ lập gia đình, có 2 người con và sống độc thân từ năm 1984 đến giờ.

Cuộc hội ngộ của “những người còn sống”

Tướng Daniel Edwards Cherry Hình ảnh làm người xem rưng rưng xúc động là lúc anh Mỹ dò từng ngón tay trên bức hình những phi công miền Bắc của ta chụp chung ngày đó. “Chết, chết, sống, chết, chết, chết, chết, sống…” Đã có bao nhiêu phi công của ta hi sinh sau những cuộc chiến giữ bầu trời ngày ấy ở miền Bắc trong cuộc chiến với những phi công được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp nhất ở một quốc gia hàng đầu thế giới về vũ khí như Mỹ...

May mắn cho Cherry, may mắn cho anh Mỹ, họ là những người còn sống. Để sau 36 năm gặp lại nhau, trong cái bắt tay đầu tiên của cuộc hội ngộ kỳ lạ, anh Mỹ bảo: “Tôi thừa nhận trận đánh hôm đó tôi đã thua ông. Nhưng chúng tôi đã chiến thắng, trong cả cuộc chiến”.

Con gái của anh Mỹ (Nguyễn Hồng Giang) hiện giờ là nhân viên tiếp thị của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, cô vừa có một chuyến đi Mỹ tìm hiểu thị trường. Việt Nam cũng đã có đường bay thẳng đến nhiều thành phố của nước Mỹ.
Hai người phi công ở hai chiến tuyến năm xưa sau nhiều trớ trêu của số phận, họ vẫn sống bình an. Họ gặp nhau và có thể sẽ trở thành bạn bè. Lịch sử đã khép lại những trang cần khép. Nhiều bí ẩn của quá khứ có thể không cần lật dở hết, khi mỗi số phận đã an bài. Hướng tới một tương lai hòa hợp cùng chung sức là mong muốn của không chỉ những người như Nguyễn Hồng Mỹ, như tướng Daniel Edwards Cherry, những con người đã kinh qua chiến tranh đủ để hiểu sự thảm khốc của nó. Đủ để hiểu ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết mà họ không chỉ một lần bước qua.

Bao nhiêu năm sau sự kiện 16 tháng 4 ấy, ở nước Mỹ xa xôi, nhắc nhớ mãi về người phi công Bắc Việt Nam trên chiếc máy bay MIG 21 bị Cherry bắn rơi hôm đó, kể lại trên The History Channel, Cherry bảo: Với tôi, anh ấy mới là anh hùng!


Cuộc gặp mặt sau 36 năm đụng độ trên trời!
Cát Khuê (Thanh Niên tuần san số 103 – 2008)
hầu thêm cụ câu chuyện
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
vụ của bác Sâm ạ
Oai hùng Không quân Việt Nam - Bài 3: Đánh gần!
23/12/2009 16:38

Chiếc máy bay số hiệu 5020 từng bị ông Nguyễn Tiến Sâm nhuộm đen trên bầu trời - Ảnh: ngọc thắng
Trước khi cất cánh, chiếc MIG 21 số hiệu 5020 còn nguyên màu trắng bạc. Thế nhưng khi trở về căn cứ, toàn thân nó đã được “sơn” lại bằng một màu đen của thuốc súng...

Người làm được điều đó là anh hùng phi công Nguyễn Tiến Sâm. Ông sinh năm 1946, là một phi công dạn dày trận mạc của Không quân VN. Gặp ông ở nhà riêng tại Hà Nội, tôi ngạc nhiên: “Cứ tưởng chú to cao và phải khỏe lắm?”. Ông cười đôn hậu: “Xưa nay tôi vẫn vậy, lúc nào cũng chỉ 55 cân thôi. Trông thấp bé nhẹ cân thế mà khỏe lắm...” .

Bay vào vùng nổ

Ông hào hứng kể, năm 1968, khi mới về nước bay 3 chuyến, ông được cấp trên xem xét cho vào trực chiến ngay. Những năm 1969, 1970, ông thường trực chiến ở Thanh Hóa, Nghệ An bảo vệ đường huyết mạch chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.

Năm 1972, ông cùng với phi công Nguyễn Đức Soát được chuyển qua Trung đoàn 927. Tưởng rằng sang đó sẽ làm công tác huấn luyện nhưng chiến tranh quá ác liệt nên ông lại tiếp tục cùng đồng đội lao vào chiến đấu.

“Là cán bộ chỉ huy, trong lúc anh em cấp dưới có người đã bắn rơi vài chiếc máy bay nhưng tôi chưa bắn rơi được chiếc nào, nóng ruột lắm. Thế rồi ngày ấy đã đến. Sáng 5.2.1972, tôi được lệnh xuất kích từ sân bay Nội Bài. Tôi bay số 1. Anh Hà Vĩnh Thành bay số 2. Mới bay qua Gia Lâm, tôi nhận được lệnh của mặt đất: Vứt thùng dầu phụ. Tăng độ cao từ 2.000 đến 6.000 mét. Lúc đó tôi cũng chưa nhìn thấy địch nhưng chỉ sau ít phút, số 2 báo đã phát hiện được địch, xin công kích và đã bắn hạ được một chiếc F4. Đến lúc đó, tôi mới nhìn thấy rõ một tốp 2 chiếc F4, lập tức tôi ép vào đến cự ly cho phép nổ súng rồi ấn nút phóng tên lửa. Nhưng máy bay địch bỗng vòng trái, sau đó lại vòng phải và tên lửa đã bay trượt mục tiêu. Điên tiết, tôi ép sát hơn vào máy bay địch và nhấn nút quả tên lửa còn lại”, ông kể.

Ông bảo theo lý thuyết, cự ly bắn tên lửa phải trên 5 km “để còn thoát ly máy bay cho an toàn”, nhưng lúc ấy ông chỉ còn cách máy bay Mỹ khoảng chừng trên 500 mét thôi. Nhìn phía trước ông thấy máy bay địch bùng cháy thành một quả cầu lửa to, quá gần không kịp tránh nên ông đành cho máy bay chui tọt vào vùng nổ. “Lúc ấy, nếu có tránh cũng không thể tránh được”, ông nói.

Ông kể lúc cho máy bay “chui vào vùng nổ”, ông đang tăng lực, tốc độ máy bay rất nhanh. Thế mà khi ra khỏi vùng nổ, máy bay im re, động cơ không còn hoạt động trong khi bầu trời thì tối sẫm lại, ông chẳng nhìn thấy gì. Ngay sau đó, ông bình tĩnh thực hiện đầy đủ quy trình mở máy lại trên không. Trong tích tắc, động cơ máy bay đã làm việc trở lại. Nhìn qua cửa buồng lái, ông chỉ thấy một màu mờ mờ nên vội vã bật ra đa, trở về sân bay và xin phép hạ cánh. Lúc đó phía mặt đất hỏi ngược lên: “Anh là ai?”, “Anh từ đâu đến?”, “Anh số hiệu bao nhiêu?”. Ông chỉ trả lời: “Cứ cho tôi hạ cánh!”. Mặt đất hỏi: “Trên máy bay có ai không?”. Ông đáp: “Không”.

Đang là sinh viên Bách khoa, năm 1965, Nguyễn Tiến Sâm tình nguyện nhập ngũ rồi được chọn qua Liên Xô học lái máy bay MIG 21. Năm 1968, ông trở về nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn 921 và tham gia chiến đấu. Ông từng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 927 rồi Phó sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 371, ông được phong anh hùng tháng 1.1973 với thành tích bắn rơi 5 máy bay F4 của Mỹ.

Khi ông đã hạ cánh an toàn, anh em thợ máy tiếp cận vẫn chưa biết máy bay của ai. Đến lúc ông mở cửa bước ra, mọi người cười lăn quay. Do chui vào vùng nổ nên từ đầu đến đuôi máy bay đã được “sơn” lại bằng màu đen của khói và thuốc súng. Thợ máy sau đó đã kiểm tra và cho biết, máy bay không thể sử dụng được nữa, đành đưa vào xưởng đại tu toàn bộ.

Sau trận đánh ấy, ông bị phê bình vì chỉ huy cho rằng đánh gần như thế rất nguy hiểm đến tính mạng, việc ông thoát chết trận ấy là điều tưởng như không thể. Nhưng cũng chính do trận thắng ấy, ông được cấp trên đánh giá là một phi công trẻ dũng cảm.

Năm ấy ông chỉ mới 26 tuổi.

Phải diệt một chiếc mới về

Sau lần “sơn” máy bay đó, ông Sâm còn bắn rơi thêm 2 chiếc F4 nữa vào các ngày 14 và 22.7.1972. Cấp trên thấy ông đánh hăng quá nên “cất” không cho đánh nữa vì lo “tham quá sẽ có sai lầm nhất định”. Ông nói: “Kiểu như đá bóng ấy, nếu anh tỉnh táo thì chuyền bóng tốt, làm bàn tốt. Còn nếu anh cay cú ăn thua nhất định sẽ phạm lỗi và nhận thẻ đỏ”. Sau đó, do ông “đòi” quá nên lại được phân công trực chiến. Thế là vào tháng 9 và 10.1972, mỗi tháng ông lại bắn rơi thêm một chiếc F4 nữa.


Phi công Nguyễn Tiến Sâm chuẩn bị xuất kích - Ảnh: Tư liệu

Ông nhớ lại, tháng 10.1972, ông xuất kích gặp 8 chiếc F4 của Mỹ ở vùng Lục Ngạn. Phát hiện ra MIG 21 của ta, chúng bỏ chạy tán loạn, ông được lệnh quay về. Đang chuẩn bị hạ cánh xuống Nội Bài thì được lệnh của mặt đất kéo lên bay về Yên Bái hạ cánh nạp nhiên liệu rồi đi tiếp. Mới lên được vài trăm mét, ông lại được lệnh phải vứt thùng dầu phụ, kéo lên 6.000 mét và vòng phải. Lúc đó nhìn xuống độ cao chừng 4.000 mét, ông thấy một dãy máy bay Mỹ gồm 24 chiếc. Khi đó ông bay số 2, một phi công khác là đại đội trưởng bay số 1.

“Số 1 cũng chưa phát hiện địch thì tôi thông báo: Anh sang phải đi. Nhẹ nhàng hạ độ cao, thấy chưa? Số 1 đáp: Thấy rồi. Đang bay với tốc độ nhanh nên số 1 bay xuyên suốt từ đuôi đến đầu đoàn máy bay và nổ súng diệt gọn chiếc đi đầu. Thấy máy bay địch bốc cháy, số 1 ra lệnh: Cháy rồi, về thôi. Lúc ấy tôi nghĩ, phải diệt một chiếc mới về. Tôi ép vào, nhưng nghe mặt đất báo: Chú ý! Bên phải anh còn 4 chiếc nữa. Tôi hỏi: Ở độ cao bao nhiêu? Mặt đất thông báo: Hơn 6.000 mét. Nghe thế, tôi đang ở độ cao 4.000 mét phải rón rén, bay ngược lên, bám sát vào đuôi bọn chúng, cự ly lúc ấy khoảng 3 km, có thể nổ súng được nhưng tôi nghĩ còn xa quá, vào gần nữa, đến lúc cự ly chỉ còn 1,5 km, tôi nhấn tên lửa, cách nhau vài giây, 2 quả tên lửa được phóng đi. Sau khi quả thứ nhất chạm máy bay địch, nó nổ tung và khựng lại, ngay lúc đấy quả thứ 2 cũng lao vào và nổ tung như pháo hoa. Chiếc đó tôi bắn trên bầu trời Tuyên Quang. Trên đường về, tôi sướng quá cứ reo hò mãi”, ông hồn nhiên nhớ lại.

Tấn T
 

Beliti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-159924
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
2,961
Động cơ
371,720 Mã lực
“Hạnh phúc là đã sống sót, chiến công là của chung đồng đội và toàn dân tộc. Còn danh không toại cũng là chuyện xưa cũ rồi”?! Đây là câu nó nổi tiếng của Thượng tá Vũ Đình Rạng. Người được coi là đầu tiên bắn rơi B52 nhưng bị lãng quên từ giữa năm 1971. Cựu Thượng tá Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt cuối của lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ xem lại chứ nếu lý do Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản đúng như cụ nói thì ngày nay nếu nước khác làm như vậy sẽ bị Mỹ sẽ kết tội "Khủng bố" và "Diệt chủng" đấy cụ ợ.
Nó mạnh nhất lúc đó ai dám cãi, mà công lao nó cũng lớn nhất + Nhật cũng quá ác thời điểm đó.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lũ B52 cất cánh từ Guam thì trước khi vào không phận Bắc Việt được tiếp dầu 2 lần, 1 lần ngoài biển Nam Trung hoa, 1 lần trước khi vượt sông Mekong vào đất Lào. Trên đường về chúng nó cũng đổ xăng trên không 1 lần.
Bọn B52 đỗ Utapao thì em không rõ lắm.
Tiếp dầu trên không thì dư lày:
1- Phải có cái cây xăng biết bay là con KC135.
2- Thằng đi mua xăng phải có cần, họng có khả năng đổ được vào khi đang bay.
3- Cái vòi bơm xăng của con KC135 có 2 loại.
- Cái vòi cứng chỉ có 1 và nằm ở đýt cây xăng bay do 1 thằng cầm joystick điều khiển như lái cẩu. 2 con bay ổn định cùng tốc độ, độ cao. Con mua xăng nhích dần lại cần tiếp dầu. Họng nhận thường nằm trên đầu, sau cockpit mở ra. Thằng chơi gêm ngồi đýt cây xăng kia mới múa cái cần cứng, đút vào cái lỗ đang mở chờ sẵn. Đút xong thì ấn nút bơm cái phụt. Cứ như là cậu với mợ í. :)) B52 được đổ xăng theo kiểu này.
- Cái vòi mềm thì được thả ra từ 2 cánh nên đồng thời nó đổ xăng được cho 2 con máy bay chiến thuật. Đầu mút vòi có cái dù nom na ná như cái hom giỏ. Cần nhận dầu của thằng bay sau giương ra. Pilot của thằng nhận phải đánh võng sao cho cần nhận đút được vào cái dù kia. Sau đó là tới mục bơm. Bơm vào chán thì rút ra.
Bơm dầu bằng cần cứng sẽ nhanh hơn là bơm bằng vòi mềm.
Tiếp dầu trên không thế thoai. Đơn giản hều :)
Cụ cứ đùa, đến khựa còn chẳng đủ máy bay tiếp dầu cho quá vài chục con máy bay đồng thời kia kìa.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Iem hỏi khí khg phải, thế vào thời điểm hiện nay thì việc lập lại cái kịch bản ĐBP trên không lần nữa trên giời HN thì thế nào ợ?
Giờ khỏi tính chuyện đó, tính chuyện làm sao đỡ được thằng khốn phía bắc kia kìa.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
“Hạnh phúc là đã sống sót, chiến công là của chung đồng đội và toàn dân tộc. Còn danh không toại cũng là chuyện xưa cũ rồi”?! Đây là câu nó nổi tiếng của Thượng tá Vũ Đình Rạng. Người được coi là đầu tiên bắn rơi B52 nhưng bị lãng quên từ giữa năm 1971. Cựu Thượng tá Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt cuối của lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối.
Vụ anh Rạng kg phải bị lãng quên mà do chỉ bắn bị thương, nó vẫn bay về và hạ cánh bên Thái được thì ai dám nói. Chỉ đến khi vừa rồi có cụ thiếu tá pilot Mẽo có biết về vụ đấy, xác nhận thì lúc này cụ Rạng lại mới được nhắc tới.


......
Kết quả chính xác trận tiến công của Vũ Đình Rạng thì sau này ông và đồng đội mới rõ. Đoạn đối thoại sau đây giữa Thiếu tá phi công, nhà văn Mỹ F.Wantterhahn, nguyên là phi công tham gia chiến đấu ở chiến trường Việt Nam với 180 lần bay vào vùng trời miền Bắc làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay mang bom đánh vào Hà Nội với Lê Thành Chơn, nguyên sĩ quan dẫn đường ở Sở chỉ huy B3, được ghi lại nói về số phận chiếc B-52 bị Vũ Đình Rạng bắn trúng:

“Trong câu chuyện giữa tôi và F.Wantterhahn, anh ta nói:

- Người Mỹ tuyên bố đã hạ được 103 chiếc Mic-17 và Mic-21 trong khoảng thời gian từ 17 - 6 đến 12 -1 - 1973.

Tôi nói ngay:

- Còn không quân chúng tôi bắn rơi 320 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có hai chiếc B-52.

Anh ta nói rất nghiêm chỉnh:

- Ba chiếc B-52, chứ không phải hai.

Tôi khẳng định:

- Chỉ có hai B-52 do hai phi công Mic-21 bắn rơi ngày 27 và ngày 28-12-1972.

F.Watterhahn cười:

- Còn một chiếc B-52 bị Không quân Bắc Việt bắn bị thương rất nặng, nó về đến Thái Lan mới “tiêu”… Nó hoàn toàn không sử dụng được nữa, mặc dù vẫn còn nguyên vẹn.

Tôi hỏi:

- Sao vậy?

F.Wantterhahn nói:

- Nó bị thủng thùng dầu bên trái, cháy nhưng dập được, một động cơ bị hỏng nặng, nó phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Nakhom- Phanom.

Tôi mừng quá hỏi:

- Năm nào?

Anh ta nói:

- Cuối năm 1971, tháng 11, chuyện B-52 bị Mic bắn hỏng, đơn vị tôi ai cũng biết.

F.Watterhahn nói thêm:

- Chiếc B-52 sau đó được tháo ra chở về Utapao… rồi bỏ đi…”.
........
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Cụ cứ đùa, đến khựa còn chẳng đủ máy bay tiếp dầu cho quá vài chục con máy bay đồng thời kia kìa.
Ngày đầu tiên trong Cd ĐBP trên không, KQ Mỹ đã có 19 chiếc máy bay tiếp dầu cất cánh trước, từ tin tình báo trên ta phán đoán có 39 chiếc B52 sẽ đánh vào HN (mỗi máy bay tiếp dầu có thể bơm dầu cho 3 B52) tuy nhiên TB của ta tổng hợp cả bọn B52 từ Utapao nữa thì số lượng B52 là 60 chiếc.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Cụ cứ đùa, đến khựa còn chẳng đủ máy bay tiếp dầu cho quá vài chục con máy bay đồng thời kia kìa.
Em hỏi cụ khi không phải nha.
Thằng Khựa nhà cụ về không quân, bây giờ tuổi có tuổi giề???
Động cơ òn phải mua của Ngố. Tiếp dầu cũng mua IL 78 của Ngố nốt.
Cụ tra Gúc xem lúc dỉnh, Mẽo nó có bao nhiêu con tanker nha. B52 mang đủ tải, bay tầm xa không tiếp dầu thời có mờ bay bằng mắt. Hay đi như Kinh Kha tráng sỹ nhẩy :))
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Hải phòng bắn 100 quả tên lửa không rơi máy bay B 52 nào. Nguyên nhân có lẽ do B 52 đánh từ biển vào nên rada tầm xa phát hiện muộn.

B52 bay cao từ Gu am vào và có rất nhiều máy bay khác nên ra đa có thể phát hiện được từ xa, chủ yếu là người quan trắc Ra đa lọc B52 ra trong màn nhiễu. Hải Phòng bắn nhiều tên lửa mà không rụng B52 do máy bay My tung màn sóng gây nhiễu tín hiệu điều khiển SAM2. Không hiểu sao các cụ ở Hải Phòng lại phóng tên lửa phí phạm thế, xác suất 0 %.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
B52 bay cao từ Gu am vào và có rất nhiều máy bay khác nên ra đa có thể phát hiện được từ xa, chủ yếu là người quan trắc Ra đa lọc B52 ra trong màn nhiễu. Hải Phòng bắn nhiều tên lửa mà không rụng B52 do máy bay My tung màn sóng gây nhiễu tín hiệu điều khiển SAM2. Không hiểu sao các cụ ở Hải Phòng lại phóng tên lửa phí phạm thế, xác suất 0 %.
Vụ Hải phòng này là diễn ra vào tháng 4/72.
Các loại nhiễu tiêu cực, tích cực, nhiễu ngoài đội hình bịt mắt. Có lẽ bom B52 rơi nổ trên đầu rồi nẻn các bố pk Hải phòng mới cà cuống. Bắn đại vào nhiẽu, bất cần biết mục tiêu ở đâu nên cóc hạ được cái nào.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Chính vì trước 18-12-1972 tên lửa ta không diệt được B52 nào nên phía Mỹ mới chủ quan, giả sử trước Linebacker 2 ta đã bắn được B52 thì có lẽ họ đã mổ xẻ nguyên nhân, rút kinh nghiệm thì có lẽ trong 12 ngày đêm năm ấy họ không mất nhiều B52 như vậy. Hay là các cụ nhà mình giả vờ bắn trượt để lừa Mỹ Cụ Gấu nhỉ?
Chẳng phải vờ vịt giề đâu nha lão Đoành. Chết ối ra đấy.
Sau vụ tháng 4/72, B52 ném bom Hải phòng và Vinh mà không bị phòng không đụng tới, nhà ta đã mang pkkq ra băm chặt rất nhiều để có được cái kết quả đánh trả vụ ném bom tháng Chạp nha.
 

AwakeTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-5
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,648
Động cơ
605,879 Mã lực
Nơi ở
cách TTHNQG 1km, TL, HN
Website
facebook.com
­­­ Hà Nội 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" QĐND - Chủ Nhật, 19/12/2010, 20:48 (GMT+7)

QĐND - Trong 12 ngày đêm từ 18-12-1972 đến 29-12-1972, quân dân Hà Nội đã lập một kỳ tích lịch sử: bắn rơi 23 máy bay B-52, bắt sống nhiều phi công Mỹ. Dư luận thế giới cho đây là một “Điện Biên Phủ trên không” tại Hà Nội. Sau sự kiện này, Tổng thống Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom trên toàn miền Bắc Việt Nam từ 30-12-1972, đi đến việc ký kết Hội nghị bốn bên về “chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam” tại Pa-ri ngày 27-1-1973.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/84/84/84/133051/Default.aspx
Theo bài báo trên thì riêng HN bắn rơi 23 B52 trong 12 ngày đêm năm 72. Lâu nay chúng ta đã biết là có 34 B52 bị hạ trong thời gian diễn ra sự kiện Điện Biên Phủ trên không, như vậy 11 chiếc khác bị bắn rơi ở các tỉnh khác ngoài HN. Em nhớ láng máng là có B52 rơi ở Lạng Sơn và Bắc Giang, chắc còn có những tỉnh khác nhưng ít thấy báo chí nhắc đến. Cụ nào có danh sách thì up lên đây luôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top