[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ko có SAM cụ ạ. Nếu cụ nào để ý và biết thì gần Yên Bệ có TT TSKT của ta (bên kia đường). Sáng đó, có một cuộc họp cấp cao ở làng này, nhưng đại biểu đã rời đi từ trưa. Hơn 14h tụi chiến thuật mới đến. Ông già nhà em hút chết trong trận này.

Số là sáng đó, các cụ có lệnh đào hố cá nhân. 7 cụ vừa làm vừa chơi đến 11h thì đào đc 2 cái hố, mỗi hố sâu 70cm, rộng 1m. Đến 13h có báo động, nhưng các cụ vẫn ngồi trong lán vì lâu nay chỗ này có bị đánh đâu. Ngồi mãi đến gần 14h vẫn ko thấy báo yên nên 7 cụ bảo cứ ra hố ngồi cho chắc. Vừa ra đến nơi, xuống hố thì bom dội xuống. Lượt 1, đất đá khắp nơi bay vèo vèo. Lượt 2, bom rơi trúng cái lán trước đó các cụ ngồi.

Tối đó, Papa nhà em và mấy cụ kia còn vào làng gom xác người trúng bom. Tan hoang hết.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chắc ở Yên Bệ có đơn vị bộ đội hay cơ quan nào đó nên bị máy bay cường kích đánh, còn B52 toàn bay đêm, vụ này đúng là ít thấy đài báo lúc đó nói, còn các vụ ném bom ở Khâm Thiên, An Dương, ga Hàng Cỏ, bệnh viện Bạch Mai, ga Gia Lâm thì các bài viết và quay phim nhiều.
Cụ ơi! trong chiến tranh đánh phá miền bắc, Mẽo choảng nhiều chỗ lắm trong khi phóng viên nhà mềnh thì đếm trên đầu ngón tay, truyền thông thì toàn "truyền miệng" là chủ yếu nên chỗ này được lên báo đài còn chỗ khác thì không ai hay là chuyện bình thường. Ngay như những sự kiện "lớn" như Ngã 3 Đồng lộc , Hang 8 cô, Truông Bồn cũng chỉ được biết đến sau 1975 và gần đây nhất là sự kiện 60 thanh niên xung phong hy sinh ở Ga Lưu Xá - Thái Nguyên trong 12 ngày đêm 1972 mới được nhắc tới.

Còn việc thả bom "nhầm" vào dân thời đó là chuyện bình thường (theo cách nghĩ của bọn em thời ấy, thấy máy bay thì lo mà tránh, nó phang mình thì cũng chẳng kêu được ai). Chiến tranh đánh phá lần 1, em đi sơ tán ở Thủy Nguyên HP cách Sở dầu sơ tán của HP khoảng 3km. Thế mà khi Mẽo đánh sở dầu sơ tán, nó cũng táng 2 quả xuống cách nhà em có.... hơn trăm mét (tý nữa thì em chẳng còn ngồi gõ phím chém gió với các cụ). Sau khi bị đánh, bọn em "di tản" ngay khỏi nhà về nhà chú em (cũng đi sơ tán) cách đó khoảng 10km, trên đường di chuyển (đi bộ) qua xóm dưới lại thấy xóm đấy (tức là cách sở dầu trên 5km) cũng bị táng 4 quả bom. Bom rung làm bưởi rụng đầy đường, dù sợ nhưng bọn em vẫn tranh thủ nhặt vài trái mang theo để.... chén.
Chiến tranh là vậy! Người đi tránh bom chứ bom chẳng tránh người.

Nếu em nhớ không nhầm thì chiều 23/12 là ngày duy nhất Mẽo đánh buổi chiều trong 12 ngày đêm. B52 có bay qua chỗ em 1 chiếc nhưng rất cao (chỉ thấy vệt trắng chứ kg thấy hình máy bay => có lẽ trên 15km) và nó bay ngoài vùng tên lửa nên kg thấy tên lửa nào bắn lên và cũng kg thấy nó thả bom chỗ nào ? Trận chiều này chủ yếu là tiêm kính và cường kích vào triệt phòng không, tên lửa, sân bay để dọn đường cho B52 thì phải.

Theo em khái niệm máy bay "chiến lược" , "chiến thuật" của các cụ nhà mềnh cũng kg chuẩn lắm (chủ yếu theo thói quen). Nếu nói B52 là máy bay "chiến lược" nhưng từ khu 4 trở vào thì nó hoạt động liên tục trong các phi vụ mang tính "chiến thuật". Vậy thì lúc đó gọi B52 là "chiến lược" hay "chiến thuật" ??
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vẫn tại Guam









Chốt phát: Điểm đến :D



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nó đang thả THỦY LÔI cụ ợ!
Uầy. Em nghe nói sau Hiệp định Paris 1973, vụ tháo gỡ thủy lôi ở Hải Phòng có nhiều cái hay lắm. Các cụ cho thông tin đi. Coi như ta thanh toán xong "Ném bom dịp Giáng sinh" rồi.
 

AwakeTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-5
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,491
Động cơ
605,879 Mã lực
Nơi ở
cách TTHNQG 1km, TL, HN
Website
facebook.com
Theo em khái niệm máy bay "chiến lược" , "chiến thuật" của các cụ nhà mềnh cũng kg chuẩn lắm (chủ yếu theo thói quen). Nếu nói B52 là máy bay "chiến lược" nhưng từ khu 4 trở vào thì nó hoạt động liên tục trong các phi vụ mang tính "chiến thuật". Vậy thì lúc đó gọi B52 là "chiến lược" hay "chiến thuật" ??
Ko phải theo thói quen đâu ạ. Mình gọi theo cách của chính Mỹ gọi. Còn việc Mỹ dùng máy bay chiến lược để làm nhiệm vụ chiến thuật và ngược lại trong CT VN thì về sau này nhiều nhà nghiên cứu của chính Mỹ cũng chỉ ra đó là 1 sự sai lầm. Nhưng thế cũng tốt cho ta phải không ạ.
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Ko phải theo thói quen đâu ạ. Mình gọi theo cách của chính Mỹ gọi. Còn việc Mỹ dùng máy bay chiến lược để làm nhiệm vụ chiến thuật và ngược lại trong CT VN thì về sau này nhiều nhà nghiên cứu của chính Mỹ cũng chỉ ra đó là 1 sự sai lầm. Nhưng thế cũng tốt cho ta phải không ạ.
Chuẩn ạ, vì F-4 hay F-105 bản chất là máy bay ném bom chiến thuật nhưng bắt nó đi làm việc của tiêm kích, đó cũng là một sai lầm! Lúc đó đương đầu với Mig-21 khả năng rụng là cao, nên sau đó mới ra lò F-16!
Bản thân các máy bay mang ký hiệu B nó đã là ném bom chiến lược, chứ ném bom chiến thuật phải là các dòng tốc độ cao như tiêm kích!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Đến 31 mới hết ĐBP trên không mà Cụ!


Cơ chế phát nổ của thủy lôi giống bom từ trường không Cụ Gấu?
Nếu là thủy lôi từ trường thì cơ chế điểm hỏa của nó cũng giống như bom từ trường. Có từ trường biến thiên với cường độ đủ mạnh thì nó nổ.
Nhưng thủy lôi phức tạp hơn bom rất nhiều. Có loại thả đáy, có loại neo lơ lửng, có loại nổi.
Đơn giản nhất là lôi nổi chạm nổ. Có loại lôi kích nổ bằng sóng âm thanh, có loại kích nổ bằng áp lực nước... Ối ah
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cơ chế phát nổ của thủy lôi giống bom từ trường không Cụ Gấu?
Em lính đi bộ nên khoản thủy lôi này thì em chịu.
Nguyên lý thủy lôi từ trường thì em kg rõ nhưng nghe nói phá cũng kg phải là quá khó.
Do thủy lôi được thả bằng dù (để kg bị cắm xuống bùn...) nên việc đầu tiên là ở bên luồng lạch, mình luôn phân người cảnh giới để đếm và đánh dấu vị trí thả thủy lôi từ máy bay (kg biết đêm thì xử lý thế nào? ) . Sau khi xác định được vị trí thì có nhiều cách phá. Từ phá trực tiếp bằng cách cho người kg mang tý gì dính đến sắt, từ tính trèo thuyền nan ra tật nơi, đặt thủ pháo cho nổ hoặc tháo kíp - vô hiệu hóa (đối với loại kg phải từ trường) tương đối nhiều. Có loại phải dùng canô cao tốc chạy qua thật nhanh để tàu lướt qua rồi thì thủy lôi mới nổ phía sau (nhưng hình như dính chấu hơi bị nhiều nên sau này kg chơi cách này nữa). "Hiện đại" nhất thời đấy là canô phóng từ không người lái, được điều khiển từ bờ cho chạy tới gần để phóng từ kích nổ thủy lôi. Riêng trò tháo kíp nhưng gặp loại có chế độ chống tháo kíp đã làm khối anh công binh ra đi. Chỉ sau này thu được được quả thủy lôi lép, tháo tung ra ngâm cứu thì mềnh mới có cách trị được loại thủy lôi chống tháo kíp này.

Không hiểu còn cách phá nào nữa nhưng sau hiệp định Paris thì luồng vào HP đã thông ngay và tàu lớn tàu bé đã ra vào liên tục. Chỉ có một vụ nổ thủy lôi duy nhất sau chiến tranh là thủy lôi Mỹ đánh chìm.... trực thăng Mỹ. :)) Chuyện là sau hiệp định Paris, theo hiệp định Mẽo có trách nhiệm rà phá thủy lôi để thông luồng cảng HP. Hồi đấy em toàn thấy Mẽo dùng 1 trực thăng bay cách mặt biển khoảng 100m, kéo theo một ống phóng từ chạy lướt trên mặt biển phía sau trực thăng. Khu vực mềnh cho rà phá là từ cửa Lạch Tray ra phía mạn Đồ Sơn (đây kg phải luồng vào cảng HP???? - chắc mềnh vẫn sợ nó soi luồng vào ra nên chỉ cho nó rà cho có lệ...). Đứng từ bờ cứ thấy trực thăng rà qua rà lại khu vực này nhưng chẳng thấy nổ quả nào. Rồi một ngày, bà con nghe cái đùng và trực thăng Mẽo bị sức ép hay bị mảnh văng trúng cắm đầu xuống biển luôn. Mẽo cũng dừng chương trình từ đó => kg biết có phải bị đặc công nước nhà mềnh chơi kg nữa???


Một quả thuỷ lôi của địch bị cán bộ, chiến sĩ Đồn 34 bắt sống tại Đình Vũ.


Hướng dẫn tháo thủy lôi.

Nếu là thủy lôi từ trường thì cơ chế điểm hỏa của nó cũng giống như bom từ trường. Có từ trường biến thiên với cường độ đủ mạnh thì nó nổ.
Nhưng thủy lôi phức tạp hơn bom rất nhiều. Có loại thả đáy, có loại neo lơ lửng, có loại nổi.
Đơn giản nhất là lôi nổi chạm nổ. Có loại lôi kích nổ bằng sóng âm thanh, có loại kích nổ bằng áp lực nước... Ối ah
Em nghe nói có loại, neo lơ lửng nhưng khi có tàu to đến gần (từ trường mạnh) thì nó tự cắt neo và theo lực từ tính sẽ bị "hút" về phía tàu và chạm nổ. Bà con sợ loại này nhất vì nó "biết chạy". Kg biết thực hư thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,165
Động cơ
455,168 Mã lực
Có nghe nói đặt mìn hay thả thuỷ lôi thì phải đánh dấu vị trí để biết còn tránh hoặc lúc gỡ còn biết chỗ nào co mìn, vị trí đặt cũng được xác định trước theo quy luật toán học nào đó, nhưng thả thuỷ lôi bằng dù từ trên máy baythì khó mà thả đúng vị trí định trước nhỉ, nếu thả vị trí lung tung thì lúc gỡ cũng xác suất lắm
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Em xem phim thời Thế chiến II thấy quả Thủy lôi có gai trông như quả Chôm Chôm. Không biết ở CTVN còn dùng loại này không các cụ nhể?:-?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
nhưng thả thuỷ lôi bằng dù từ trên máy baythì khó mà thả đúng vị trí định trước nhỉ, nếu thả vị trí lung tung thì lúc gỡ cũng xác suất lắm
Thả thủy lôi bằng dù nhưng máy bay bay bằng và thấp lắm nên vẫn chính xác cụ ợ.

Em xem phim thời Thế chiến II thấy quả Thủy lôi có gai trông như quả Chôm Chôm. Không biết ở CTVN còn dùng loại này không các cụ nhể?:-?
Loại giống như mấy quả chôm chôm có từ thời WW2, do công binh hay HQ thả trực tiếp từ tàu xuống sông/biển. Còn loại thả từ máy bay thời nay thì như hình trên em đã post.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Ko phải theo thói quen đâu ạ. Mình gọi theo cách của chính Mỹ gọi. Còn việc Mỹ dùng máy bay chiến lược để làm nhiệm vụ chiến thuật và ngược lại trong CT VN thì về sau này nhiều nhà nghiên cứu của chính Mỹ cũng chỉ ra đó là 1 sự sai lầm. Nhưng thế cũng tốt cho ta phải không ạ.
Em chẳng thấy nó sai lầm gì hết. Mẽo chỉ bất ngờ về số B52 rụng trên bầu trời Hà Nội thôi. Còn trong chiến tranh VN, B52 mà đi càn ở đâu thì ở đấy tiêu sạch, nhất là chiến trường phía Nam, nơi mà phòng không tầm cao của mình gần như bằng không => B52 có thể hạ độ cao để giải thảm một cách chính xác.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Em xem phim thời Thế chiến II thấy quả Thủy lôi có gai trông như quả Chôm Chôm. Không biết ở CTVN còn dùng loại này không các cụ nhể?:-?
Lôi nổi chạm nổ ( người ta còn gọi là lôi sừng) vưỡn được mấy ông đặc công rừng Sác mang thả ngoài sông Saigon trong KccM mờ.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Em lính đi bộ nên khoản thủy lôi này thì em chịu.
Nguyên lý thủy lôi từ trường thì em kg rõ nhưng nghe nói phá cũng kg phải là quá khó.
Do thủy lôi được thả bằng dù (để kg bị cắm xuống bùn...) nên việc đầu tiên là ở bên luồng lạch, mình luôn phân người cảnh giới để đếm và đánh dấu vị trí thả thủy lôi từ máy bay (kg biết đêm thì xử lý thế nào? ) . Sau khi xác định được vị trí thì có nhiều cách phá. Từ phá trực tiếp bằng cách cho người kg mang tý gì dính đến sắt, từ tính trèo thuyền nan ra tật nơi, đặt thủ pháo cho nổ hoặc tháo kíp - vô hiệu hóa (đối với loại kg phải từ trường) tương đối nhiều. Có loại phải dùng canô cao tốc chạy qua thật nhanh để tàu lướt qua rồi thì thủy lôi mới nổ phía sau (nhưng hình như dính chấu hơi bị nhiều nên sau này kg chơi cách này nữa). "Hiện đại" nhất thời đấy là canô phóng từ không người lái, được điều khiển từ bờ cho chạy tới gần để phóng từ kích nổ thủy lôi. Riêng trò tháo kíp nhưng gặp loại có chế độ chống tháo kíp đã làm khối anh công binh ra đi. Chỉ sau này thu được được quả thủy lôi lép, tháo tung ra ngâm cứu thì mềnh mới có cách trị được loại thủy lôi chống tháo kíp này.

Không hiểu còn cách phá nào nữa nhưng sau hiệp định Paris thì luồng vào HP đã thông ngay và tàu lớn tàu bé đã ra vào liên tục. Chỉ có một vụ nổ thủy lôi duy nhất sau chiến tranh là thủy lôi Mỹ đánh chìm.... trực thăng Mỹ. :)) Chuyện là sau hiệp định Paris, theo hiệp định Mẽo có trách nhiệm rà phá thủy lôi để thông luồng cảng HP. Hồi đấy em toàn thấy Mẽo dùng 1 trực thăng bay cách mặt biển khoảng 100m, kéo theo một ống phóng từ chạy lướt trên mặt biển phía sau trực thăng. Khu vực mềnh cho rà phá là từ cửa Lạch Tray ra phía mạn Đồ Sơn (đây kg phải luồng vào cảng HP???? - chắc mềnh vẫn sợ nó soi luồng vào ra nên chỉ cho nó rà cho có lệ...). Đứng từ bờ cứ thấy trực thăng rà qua rà lại khu vực này nhưng chẳng thấy nổ quả nào. Rồi một ngày, bà con nghe cái đùng và trực thăng Mẽo bị sức ép hay bị mảnh văng trúng cắm đầu xuống biển luôn. Mẽo cũng dừng chương trình từ đó => kg biết có phải bị đặc công nước nhà mềnh chơi kg nữa???


Một quả thuỷ lôi của địch bị cán bộ, chiến sĩ Đồn 34 bắt sống tại Đình Vũ.


Hướng dẫn tháo thủy lôi.



Em nghe nói có loại, neo lơ lửng nhưng khi có tàu to đến gần (từ trường mạnh) thì nó tự cắt neo và theo lực từ tính sẽ bị "hút" về phía tàu và chạm nổ. Bà con sợ loại này nhất vì nó "biết chạy". Kg biết thực hư thế nào.
"Chạy" theo tàu thì không có song có loại lôi cài đáy, khi tàu chạy qua gần vị trí lôi đang nằm thì cảm biến cắt neo cho lôi nổi lên. Đủ cự ly sát thương thì lôi kích nổ thôi.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Lôi nổi chạm nổ ( người ta còn gọi là lôi sừng) vưỡn được mấy ông đặc công rừng Sác mang thả ngoài sông Saigon trong KccM mờ.
Cụ chuẩn.
Quả thủy lôi sừng của ĐC rừng Sác cũng khoảng 1-2 tạ chứ kg nhỏ đâu. Chỉ khác xưa là nó chỉ có 2 -3 sừng thôi chứ kg tua tủa như quả chôm chôm thời WW2.
 

AwakeTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-5
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,491
Động cơ
605,879 Mã lực
Nơi ở
cách TTHNQG 1km, TL, HN
Website
facebook.com
Em chẳng thấy nó sai lầm gì hết. Mẽo chỉ bất ngờ về số B52 rụng trên bầu trời Hà Nội thôi. Còn trong chiến tranh VN, B52 mà đi càn ở đâu thì ở đấy tiêu sạch, nhất là chiến trường phía Nam, nơi mà phòng không tầm cao của mình gần như bằng không => B52 có thể hạ độ cao để giải thảm một cách chính xác.
Đấy là cụ nhìn vào mức độ tàn phá để nhận xét. Phía Mỹ đánh giá sai lầm chiến lược >< chiến thuật là ở chỗ máy báy chiến lược phải dùng để đánh phá mục tiêu tầm chiến lược như kho tàng vũ khí, nhà máy, cơ sở công nghiệp lớn, đại loại là cơ sở hạ tầng chủ chốt và nền tảng sinh lực của phía ta, thì lại dùng để đánh các mục tiêu chiến thuật ở miền Nam như cụ nêu ra. Ngược lại, khi đánh phá kho tàng, cầu cảng, sân bay v.v... ở miền Bắc lại dùng đến máy bay chiến thuật. Có những cuốn sách của Mỹ về v/đ này rồi, em đọc trên mạng bản tiếng Anh, để lúc nào em tìm lại đường link.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top