Cụ chuẩn.
Hố phòng không này chỉ để tránh mảnh bom, bom bi và tránh bị sức ép bom làm sập hầm khi bom nổ gần (có trường hợp bom nổ hất nghiêng cả hố bê tông nhưng người kg sao. Còn bom tạ, bom tấn mà cái trúng thì thành cái .... ao cả rồi, chẳng hầm nào tránh được.
Miệng hố lúc đầu được che bằng 2 nửa nắp bê tông hình bán nguyệt. Một nửa che sẵn, nửa còn lại để 1 bên. Khi người nhẩy xuống nấp sẽ với tay kéo tấm còn lại để che toàn bộ nắp (tất nhiên trên miếng đậy cũng có làm sẵn 2 lỗ thông hơi phòng khi bị nhà đổ đè lên....).
Tuy nhiên, cái "ụ đất" mà em nói chỉ có từ năm 1972, lúc đó Mỹ bắt đầu dùng bom xuyên. Bom xuyên là một loại bom chùm - 1 bom mẹ chứa khoảng 200 bom con. Mỗi bom con to bằng cái bắp chuối, dùng để đánh xe tăng, xe bọc thép, rada, pháo cao xạ... thế nhưng Mẽo bắt đầu dùng để đánh công sự, hầm chữ A.... của dân thường thay cho bom bi đã bắt đầu mất hiệu quả.
Khi bom xuyên rơi xuống gặp vật cản, bom sẽ xuyên qua được lớp đất khoảng vài chục cm hoặc 5-10cm bê tông rồi mới phát nổ. Do đó khi bom xuyên được qua lớp vỏ hầm, chui tọt vào trong mới nổ thì người trong hầm sẽ thăng hết (do sức ép, sức nóng như B40) mặc dù hầm kg bị sao cả. Vì vậy, để chống loại này, các hố công sự được đắp thêm cái "ụ mối" như hình, bom xuyên chỉ khoan xuống được hết lớp đất gặp bêtông là nổ luôn. Ụ mối chỉ đắp được 1 nửa, nửa còn lại để chui xuống nên người ta chọn bên nắp mở gần tường nàh che chắn. Khi bom rơi bao giờ cũng lao xiên (như mưa rào). Nếu rơi xuống từ phía đường sẽ gặp ụ mối, rơi từ phía trong thì đã có tường che chắn....
Em cũng nói thêm, đối với hầm đất chữ A. Để chống bom xuyên, người ta cải tiến bằng cách dưới lớp vì kèo sẽ dải thêm một lớp thân cây đường kính 10cm, trên đắp đất dầy lên 1m thì bom xuyên cũng chịu. Đối với hầm cũ, nếu kg có điều kiện làm lại thì kết nùn rơm (đánh con cúi rơm) bọc quanh hầm, quăng thêm vài bó rơm dầy cỡ 1m lên hầm thì cũng OK. Hầm chữ A nhà em đêm 18/12 cũng lãnh 1 quả bom xuyên, nhưng trúng quả bom độn (bom nhựa). Sau trận bom, khi chui ra khỏi hầm thì thấy nó mắc kẹt giữa lớp rơm. Hú vía.
Bây giờ mà chống bom xuyên chắc đơn giản hơn nhiêu, chỉ cần căng trên nóc hầm một lớp lưới B40 thì bom xuyên chắc mắc lại và nổ trên đó luôn.... Nhưng chiến tranh qua rồi, hồi sau sẽ rõ.