Giờ nếu cụ nào thực sự thích khám phá, tìm hiểu về lịch sử Trúc lâm thì nên leo từ sườn Tây Yên Tử. Còn rất nhiều di tích cổ thậm chí hoang phế nhưng đó thực sự là những thánh tích từ thời Trần xuyên suốt thời gian.
Năm 2011, em và vài người bạn đã theo hướng dẫn của 2 người đi rừng địa phương, leo từ phía Bắc Giang lên. Thực sự không biết tả ra sao nhưng với em, em cảm thấy ngập chìm tronh cả 1 pho sử Phật Giáo Trúc lâm nói riêng và VN nói chung. Đã gặp nhưng am, thất nhỏ mà vẫn được các nhà tu hành thời nay dùng. Quang cảnh hết sức đơn sơ, giản dị. Hỏi 2 người đi rừng hướng dẫn thì họ nói có những người chỉ gặp 1 lần, lần sau vào là họ đã rút sâu nữa vào rừng, tránh giao tiếp. Dân đi rừng thỉnh thoảng để gạo, muối, dầu ăn để cúng dường....
Tới đoạn gần lên tới đỉnh, đường đi cực khó thì cách đó khoang 500m có 1 cái lều lợp lá, bọn em gắng tiếp cận thì gặp ( có lẽ cơ duyên) 1 nhà tu hành trẻ, người này vô tình biết em từ những năm 200x, do cậu ta ( à nên gọi là sư Ông mới đúng) lúc đó là kế toán cho cômg trường bạn em là chủ nhiệm tại Nam Đồng. Em cũng nghe phong phanh đã đi tu vì hồi đó, bản thân nc em cũng thấy cậu này có căn quả đi tu kho chỉ ăn chay dù bọn em nhậu nhẹt ngay bên cạnh.
Rất vui khi 2 bên nhận ra nhau, thực sự là duyên cơ. Em quan sát thì túp lều đơn sơ, lợp lá rừng, chỉ có 1 ban thờ Phật đơn giản, không điện không nước. Em hỏi ăn uống ra sao thì được trả lời, thỉnh thoảng dân gặp thì cúng tí gạo tí muối còn lại là tự trồng và vặt rau rừng để ăn.
Gian bếp ( gọi là bếp cho oai) là 1 túp lều nhỏ cách đó hơn chục mét, chỉ có 3 ông đầu rau, 2 cái nồi và 1 hũ muối, chai tương! Em nể quá, vái 3 vái và xin góp chút gọi là nhưng cậu ta lắc đầu, em quay sang nhờ 2 ông kia là cầm tiền, nếu lần sau đi rừng thì mua hộ ít gạo muối.
Giờ thì không biết cậu ta đã thế nào vì em chưa có tgian đi lại từ hướng đó nữa.