Hũ tròn trơn không hoa văn phức tạp gì, đúc khuôn sáp 2 mang thì kỹ thuật đơn giản nhất trong truyền thống đúc đồng của người Việt chứ khó khăn gì đâu. Người Việt cổ thời Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm đã đúc nhiều đồ đồng phức tạp hơn thế này. Cũng là thời Trần, trình độ kỹ thuật, tay nghề làm đôi hũ này so thế nào được với chuông chùa Vân Bản, hoặc đơn giản là cái lư đốt trầm hoa văn chạm lộng, đúc nổi nét thanh mảnh như trong hình đính kèm.
Ten đồng lên xanh lè, vào tới tận giữa cốt mà kêu mới
Ý cụ là 700 năm thì xương cốt hóa đất hết? Di cốt người vượn, người khôn ngoan từ mấy triệu năm tới mấy chục ngàn năm tìm thấy trên khắp thế giới đó thôi. Ở Việt Nam mình cũng đầy mà.
1. MỞ ĐẦU Khi nghiên cứu bất kỳ một nền văn hóa khảo cổ nào, các nhà khảo cổ và cổ nhân học luôn phải trả lời những câu hỏi: Họ là ai? Từ đâu đến? và Xuất hiện vào thời gian nào? Ở Việt Nam, ngay t…
luocsutocviet.com
Di cốt người Phùng Nguyên 4000 - 3500 năm cách ngày nay
Di cốt người Đông Sơn 2500 - 2000 năm cách ngày nay.
Táng thức của người Việt có đủ loại. Ngay từ thời Đông Sơn cách đây 2500 năm đã có đủ hung táng (mộ huyệt đất), cải táng (phát triển tới bây giờ), mộ thuyền (chôn một lần, sau phát triển thành mộ cũi tới thời Trần), hỏa táng (tro người chế bỏ vào thạp đồng chôn xuống đất). Hỏa táng cũng được sử dụng phổ biến trong thời Trần, tro cốt bỏ trong thạp gốm, chôn theo kiểu trong quan ngoài quách. Người Mường (cùng gốc tộc với người Việt) cũng hỏa táng nhưng theo cách thức phủ than củi cháy thành lớp dày xung quanh quan tài (mộ các vua Lê ở Thái Miếu Lam kinh chôn theo táng thức này). Từ thời Lê trung hưng thì thêm mộ ướp xác với tâng lớp quý tộc.
Thạp đồng Đào Thình văn hóa Đông Sơn, lúc tìm thấy bên trong có chứa than tro củi và tro cốt, răng, xương người cháy dở, là bằng chứng về hỏa táng có từ thời Đông Sơn.
Thạp Hợp Minh văn hóa Đông Sơn, được dùng làm quan tài chôn cất theo kiểu hung táng, bên trong có một bộ hài cốt nguyên vẹn của một em bé khoảng 5-6 tuổi.
Lăng mộ vua chúa ở Việt Nam chỉ xuất hiện khi Nho giáo phát triển. Thời Lý và thời đầu thời Trần Phật giáo phát triển mạnh chưa có lăng mộ. Khu lăng mộ nhà Trần ở Đông Triều tới giữa nhà Trần mới xây dựng, lúc đầu chỉ mang tính chất là Thái miếu thờ, hình như từ đời vua Trần Anh Tông mới an táng tại lăng, trong khu lăng còn có các tháp Phật. Khu Lăng mộ nhà Lê ở Lam Kinh mới thực sự là lăng mộ theo tính chất nho giáo.
Nhất trí với 2 cụ, hũ đơn giản như thế này, lại chôn thẳng xuống đất không có trong quan ngoài quách thì của người/ thiền sư bình thường thôi. Ngôi mộ hỏa táng thời Trần trên núi Trán Rồng sau lưng đền Kiếp Bạc (thuộc khu đất phân phong của nhà Trần cho Đại vương Trần Hưng Đạo), dù của một phụ nữ tầng lớp quý tộc thôi cũng đã khác thế này nhiều. Thạp đựng tro cốt có chôn theo đồ tùy táng là trâm khánh bạc, quách mộ trang trí cá hóa rồng và chim phượng.