Thời xưa người Việt mà táng như ba hình cuối thì em nghĩ đỉnh của thế giới ạ. Quá văn minh, thẩm mỹ cao. Sao giờ lại có món cải mả kinh khủng thế nhỉ, phú quý giật lùi, hay bị....biến chất ạ hehe.
- Không phải điềm lành
- Không phải điềm gở
- Nếu có điều gì xảy ra thì người ta vẫn sẽ bảo là do chuyện này gây ra, vì người ta muốn tin như vậy
BTW trống đồng nhà ta là dùng công nghệ lào CCCM? Đúc, rèn, gò, hàn, 3D-printing...? Em mù tịt khoản này.
View attachment 6701006
Đúc khuôn 3 mang cụ ạ. Tổng thể gồm một khuôn trong hình thù y như chiếc trống sẽ tạo ra. Còn khuôn ngoài gồm 3 mang, một mang mặt, 2 mang thân. Đường gờ nổi trong khoanh tròn đỏ là dấu vết ba via 2 mang thân. Khoảng trống giữa khuôn ngoài và khuôn trong khi chồng đều lên nhau chính là độ dầy trống. Đồng nấu chảy sẽ được rót từ miệng mang mặt, chảy đều lấp đầy khoảng trống giữa 2 khuôn tạo thành trống. Kỹ thuật khuôn đúc trống của các cụ chúng ta thời Đông Sơn không phức tạp nhưng cực giỏi ở tính toán tỉ lệ hợp kim đồng chì thiếc, để hợp kim này khi nấu chảy rót vào khuôn sẽ chảy đều điền đầy các đường khắc hoa văn cực mảnh.
Cụ đánh giá cái việc chế tạo cái hũ tròn trơn mới phát hiện ở Yên Tử mà "dễ" bằng cách "đúc khuôn sáp 2 mang" thì cụ thánh quá. Chắc cụ không làm về cơ khí.
(Mà đến "khuôn sáp" như cụ nói thì cái "sáp (farafin) là 1 hợp chất mới được phát minh vào thế kỷ 19, còn nhà Trần thì thế kỷ 13)
À, còn để đồng lên ten xanh thì quá dễ. Chỉ cho cụ nào muốn "già hóa" đồ đồng nhé: Chỉ cần ngâm hoặc chôn cùng phân gia cầm (gà, ngan, ngỗng ...nhưng phân gà là tốt nhất) thì chỉ cần vài tuần là ten xanh đẹp lung linh. Đây là mẹo của bọn Tàu làm đồ giả cổ lừa đảo. Hoặc ngâm vào phân lân NPK cũng lên ten mù mịt.
Cụ có nhìn thấy cái đường bavia dọc nắp hũ không, và nhìn thấy thì có biết nó là dấu vết kỹ thuật gì không? E tin là cụ k nhìn thấy hoặc thấy cũng k biết nó là gì?
Cụ bảo sáp mới phát minh vào tk 19, nhưng cụ có biết sáp ong là gì không, nó được thế giới loài người phát hiện và ứng dụng vào cuộc sống những gì và từ bao giờ không. Nếu chưa biết thì cụ bỏ mấy giây tìm hiểu. Google giờ nhanh lắm.
Giả ten đồng hả, oki có, nhưng cụ k có con mắt nhà nghề để phân biệt lớp ten lên từng tí từng tí một theo thời gian, thẩm thấu dần đều vào xương cốt và lớp ten bề mặt loang lổ do ngâm tẩm hóa chất. Cụ phân biệt được thì nhìn chỗ nứt vỡ đã không phát biểu vậy. Nhìn ten thì đôi hũ này k còn cốt đồng đâu, cùng lắm chỉ còn một lớp mỏng giữa cốt.
Em thì cho rằng những bộ di cốt cổ kia đều được tìm thấy ở, trong những nơi có điều kiện địa chất, khí hậu hoặc tẩm ướp đặc biệt khác hẳn với điều kiện tự nhiên của 2 hũ đồng kia. Thường các di chỉ của người cổ đại hay tìm thấy trong các hang đá, bị vôi hóa thấm sâu vào các mô xương hoặc được vùi lấp dạng hóa thạch, trầm tích chứ trên sườn núi đá non lẫn đất phong hóa gần như lộ thiên thế kia mà 700 năm vẫn còn " mảnh xương" màu ngà thì thật khó tin.
Người vượn thời tiền sử mới sống trong hang đá cụ ạ. Lúc tiến hóa thành người khôn ngoan đã di chuyển ra thềm sông sống ngoài trời và tiến dần xuống khai phá đồng bằng, dựng nhà để ở rồi. Như bộ di cốt người Phùng Nguyên là tìm thấy tại Đồng Đậu Vĩnh Phúc, trong lớp Phùng Nguyên của văn hóa Đồng Đậu. Còn tới Đông Sơn là các cụ đã làm chủ hoàn toàn đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Mộ thuyền Đông Sơn hoàn toàn nằm tại các vùng trũng đồng bằng.
Riêng về đôi hũ này, do chưa công bố thông tin hình ảnh chính xác bên trong, nhưng nếu là có di cốt người thì là tro cốt hỏa táng xong mới bỏ vào hũ đem chôn cất, xương nếu còn thì là cháy dở thôi. Nhỏ như vậy thì cải táng cũng không đủ chỗ để xếp xương chưa nói gì hung táng.
Thời xưa người Việt mà táng như ba hình cuối thì em nghĩ đỉnh của thế giới ạ. Quá văn minh, thẩm mỹ cao. Sao giờ lại có món cải mả kinh khủng thế nhỉ, phú quý giật lùi, hay bị....biến chất ạ hehe.
Các táng thức phát triển song hành mà cụ, có phân biệt giữa các giai cấp giàu nghèo trong xã hội. Như thời Đông Sơn các thủ lĩnh đa phần chôn cất trong mộ thuyền, chôn một lần không cải táng. Hỏa táng bỏ tro cốt vào thạp đồng đem chôn thì ít, nhueng cũng là tầng lớp giàu có quý tộc. Dân nghèo thì hung táng chôn mộ huyệt đất tại các nghĩa địa tập trung ở rìa khu dân cư. Táng thức này tồn tại tới bây giờ, làng xã thôn xóm nào cũng có nghĩa địa.
Thời Bắc thuộc thì có mộ gạch, nhưng là văn hóa Hán mang vào nên từ khi giành độc lập thì dân mình k sử dụng nữa.
Thời Trần thì ưa dùng hỏa táng, nhưng cũng là giới hạn trong tấng lớp vua chúa quý tộc thôi. Dân thường thì chắc vẫn huyệt đất hung táng.