Ảnh vị trí phát hiện 2 "cổ vật"
Khu vực phát hiện hiện vật.
Cận cảnh 1 bình đồng.
Nhận xét nhân em:
- Bình bằng kim loại có độ dày khá mỏng, chỉ khoảng trên dưới 1mm (xem vết vỡ ở miệng bình).
- Độ đồng đều kích thước hình học rất cao, là dạng bình tròn xoay và có đáy phẳng.
- Bề mặt bình trơn, có 2 đường rãnh gần miệng bình.
=> Về phương pháp gia công tạo thành cái bình: Để tạo được cái bình đồng này thì phải dùng phương pháp miết trên máy tròn xoay và CÓ KHUÔN. Còn lại tất cả các phương pháp khác gần như là không thể.
Bình đồng không có hoa văn: Hoa văn thể hiện được giai đoạn lịch sử của nghệ thuật, việc tạo hoa văn trên bình đồng càng dễ. Nhưng đây là bình trơn, có nghĩa là họ không muốn tạo tác nghệ thuật lên vỏ bình (hơi lạ).
(Video tham khảo công nghệ miết)
Sản phẩm công nghệ miết hiện đại: Để miết được bình như thế này thì đáy bình thường là rất phẳng và bắt buộc phải có khuôn kim loại bên trong khi gia công.
Nhưng công nghệ miết có khuôn mới chỉ có lịch sử ra đời được khoảng hơn 100 năm trở lại đây. (từ khi có máy công cụ để gia công). Niên đại thời nhà Trần thì cả thế giới chưa thể làm được cái bình nào có mức độ như thế.
Có một số công nghệ sản xuất đồ đồng thời cổ đại:
- Đúc đồng: Sẽ ra những vật có hình thức tương tự như chuông đồng, trống đồng dưới đây: Độ dày thành rất lớn, khối lượng nặng, và có thể nhìn rõ mép ghép khuôn
- Gò đồng: Sẽ tạo ra những câu đối hoành phi bằng đồng hoặc những cái nồi đồng dưới đây: (khó tạo hình được kích thước hình học"tuyệt đối", luôn để lại dấu vết về gò.
(Em đặt tít này để câu view thôi các cụ ạ, không phải tuyên giáo cái gì đâu.)