[Funland] Dịch tài liệu cổ: Thư, Nhật ký các giáo sĩ viết về nhàTây Sơn, nhà Lê, chúa Trịnh và Nguyễn Ánh.

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 8 [1788], tôi nhận được một lá thư của ông Serard đề ngày 10, cho biết rằng một thủ lĩnh một đảng nọ ở Bắc Hà vừa mới tuyên bố: là con cháu một vị đại thần tên là Trạng Trình [tức cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm] người đã từng nâng vào hàng chất phẩm cao nhất tức là chức Tể tướng vương quốc. Hắn lại còn khoe khoang là được chỉ định làm vua theo một lời sấm truyền mà hắn bảo lấy trong cuốn Sam ki [tức là cuốn Sấm Ký của cụ Trạng]. Cuốn này được khắc lên đá và viết bởi vị sĩ phu trên [Trạng Trình]. Vị sĩ phu này được dân Bắc Hà coi là Nostradamus [tiếng Pháp Michel de Nostredame nhà chiêm tinh và bác sĩ ở Saint Resmy, 1503 -1560, tác giả cuốn Centuries, Les Propheties, một bộ sưu tập những lời tiên đoán của ông được xuất bản năm 1555. Quyển sách là một tập hợp những bài đoản thi gồm 4 câu thơ tứ tuyệt, mỗi nhóm 100 câu nói về một thế kỷ; những lời lẽ trong quyển sấm ký này mơ hồ, khó hiểu, chúng miêu tả những biến cố được tiên kiến sẽ xảy đến cho thế giới từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày tận thế, theo dự kiến là vào năm 3797 CN. Nhiều người đã luận giải những lời sấm truyền trong đó và liên hệ với các sự kiện đã xảy ra từ thời Nostradamus đến nay và tiên liệu những biến động có thể sẽ xảy đến cho nhân loại] của họ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong cuốn nhật ký này, tôi chưa nói tới các hoạn quan Bắc Hà vì khi tôi bắt đầu viết cuốn này tôi chưa biết rõ đời sống của họ. Giờ đây, tôi chép lại bài trần thuật mà tôi vừa mới nhận được ngày 9 tháng 11 [1788]. Tác giả của bài viết này là một vị linh mục tự nhận là người được tận mắt chứng kiến nhiều sự việc ly kỳ nhất. Ông ta viết bài này theo lời dặn của tôi. Đây là bản dịch sát nghĩa của bài đó [người viết là 1 linh mục người Việt, cho nên tác giả dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp]:
-Thưa đức ông, tôi lấy làm hân hạnh được dâng lên đức ông bài trần thuật này kèm với tất cả sự kính-cẩn của tôi. Trước hết, tôi xin nói về những việc làm của ông hoàng lập pháp Đức lệnh hay Bắc Vương, sau khi tới thủ đô Bắc Hà. Khi vừa mới nhập thành, ngài lập tức ra chỉ-thị cho các văn võ đại thần và các hoạn quan của cựu quốc vương Bắc Hà, gọi là Vua hay Đức thống trị, và của người nắm hết quyền hành lúc bấy giờ là Chúa, phải tuân theo ý ngài, đến yết kiến [ra mắt] ngài ngay, không được chậm trễ, để bày tỏ lòng tôn-kính ngài. Ai nấy đều tin chắc rằng Bắc Vương ra Bắc Hà là để chiếm ngai vàng vương quốc mà thôi. Song phần lớn các quan văn võ không vội tuân-lệnh đó và chỉ có thiểu số quan lại đến ra mắt Bắc Vương. Những người ra trình-diện đều bị bắt ngay lập tức. Họ phải trả một số tiền chuộc ít hay nhiều tùy theo chức vụ và tư cách của họ nếu họ muốn chạy tội. Còn nếu không có tiền chuộc họ sẽ bị xử tử. Phần đông các vị quan bỏ trốn không chịu giáp mặt Bắc Vương. Phẫn nộ trước các hành động khinh thị ý ngài, Bắc Vương liền cho bắt họ lại và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Còn các hoạn quan, binh lính ở tại triều đình vì vậy rất chóng giàu có [và ngày một giàu hơn]. Ngài ra lệnh bắt họ lại, gây áp lực mạnh và canh chừng nghiêm ngặt để họ chịu nộp cho chính quyền vàng bạc lụa là của họ. Ngược lại, nếu họ cứ cứng đầu mãi, thì họ sẽ bị giết. Những kẻ giàu có vì muốn bảo đảm an ninh cho đời sống và gia đình họ nên chấp nhận trả cho chính quyền một số tiền lớn. Những người này, nhờ cách đó mà hưởng một đời sống khá dễ chịu. Nhưng họ sợ ngài lại làm khó dễ một lần nữa, nên bỏ trốn rất xa nơi trú ngụ của họ. Các hoạn quan [tại Hoàng thành] vì nghèo mà không thể nộp tiền cho nhà cầm quyền, đều bị trói tay sau lưng và đeo ở cổ một đồng tiền. Họ gồm 2 hoặc 300 người bị dẫn độ về Phú Xuân [tại Nam Hà thượng] trong tình trạng đó. Nếu bỏ trốn mà bị bắt lại, họ sẽ bị xử tử liền tại chỗ. Đó là trường hợp một hoạn quan đã bỏ trốn từ hai ngày nay. Quân Tây Sơn ra lệnh cho dân làng ông phải đem nộp ông ta ngay nếu không cả làng sẽ bị trừng phạt. Dân làng buộc lòng phải tuân lệnh và vị quan khốn nạn lại rơi vào tay của quân Tây Sơn. Chúng liền xử tử ông và treo đầu ông bên lề đường… một hoạn quan khác trốn đi đã được một ngày thì chúng hay tin và cho người đuổi theo. Nhưng vì ông không dám về nhà, chúng bắt dân làng phải nộp cho chúng người anh [hoặc em] của ông nếu họ không muốn cả làng họ bị phá hủy. Rồi chúng mang người anh [em] đó theo các tù binh khác. Nhưng tới một quãng đường thấy không có cách nào bắt ông này công khai cả nên chúng đành thả ông ra. Quân Tây Sơn chỉ muốn moi tiền của các tù binh thôi nên gia đình bà con họ đến đón đường xin chuộc cho họ chúng chịu liền, [nếu họ nhận điều kiện của chúng]. Thật là một cảnh tượng đau lòng khi thấy cha mẹ, anh em, vợ con [hoạn quan làm gì có vợ con?] và họ hàng các hoạn quan vượt mấy dặm đường đi theo họ từ Kinh đô tới một làng xa xôi hẻo lánh, vừa khóc vừa rên rỉ như đi đưa đám, rồi nhìn lại và nghe họ từ biệt nhau bằng những lời lẽ thật thắm thiết và cuối cùng chứng kiến cảnh quân Tây Sơn thúc giục những nạn nhân bạc mệnh và khốn nạn của họ lên đường. Đó là việc mà tôi đã chứng kiến tận mắt”.

Ký tên Thomas Diên
Linh mục người Bắc Hà.

Nhưng vì loại người đó [ hoạn quan] rất khả ố và đáng khinh đối với nông dân Bắc Hà, dân chúng không chú mấy tới sự thất sủng của họ, và vì phần đông họ thù ghét Thiên Chúa giáo, nên đạo này chẳng tổn hại gì khi họ chết cả.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của linh mục Longer, Ngày 3 tháng 5 năm 1787.

Tôi vẫn còn sống; nhưng chúng tôi chỉ toàn nghe tin tức về cái chết. Tôi vừa được biết rằng người Nam Hà ở các tỉnh phía bắc được đặt trong đội quân tiên phong của [ viên chỉ huy] quân khởi nghĩa trẻ tuổi [ Nguyễn Huệ]. Mặc dù anh trai [Nguyễn Nhạc] của anh ta đã đẩy lùi anh ta 3 lần, nhưng vẫn chưa rõ bên bao vây hay bên bị bao vây sẽ chiếm thế thượng phong. Nếu cuộc vây hãm kéo dài, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ không biết đường lui. Một mệnh lệnh mới được thực hiện để đưa các chàng trai trẻ đủ 15 tuổi phải nhập ngũ. Những gì còn sót lại của hoàng tộc Nam Hà [các chúa Nguyễn] vẫn biệt tăm. Có tin đồn rằng người Anh sẽ đưa con trai Ong Chung [Ông Chủng, tức Nguyễn Ánh, ở đây nói về con trai Nguyễn Ánh tức là Hoàng tử Cảnh] người thừa kế được cho là lên ngôi, vào năm nay. Cha ông, một người tị nạn ở Xiêm La, họ nói, sắp dẫn quân về phía Qui-nhơn.
Người ta nói thêm rằng Vua của những kẻ phản loạn [ Nguyễn Nhạc], bị ép buộc quá mức bởi em trai của mình [Nguyễn Huệ], đã phế truất [ ngôi vị của] ông Chủng để nhường ngôi [này] cho em anh ta. Điều chắc chắn là từ năm ngoái đã có những chiến thuyền dạt vào bờ cõi Nam Hà, thậm chí đã giao chiến với một số thuyền [của quân] phản loạn. Chúng tôi nghe rõ ràng những tiếng súng đại bác dường như phát ra từ phía biển, [ trận đánh giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn] 1 chiếc thuyền chiến [ Tây Sơn] bị bắn thủng và chìm, dù sao thì chúng tôi cũng rất khó chịu vê phần xác.

Linh mục Longer

Xin thứ lỗi cho văn phong hơi lộn xộn của tôi, thực sự tôi đang viết thư cho ông để đề phòng [điều bất trắc], vì rất có thể thư này sẽ không đến được tay ông.

[ Lưu trữ M-E, 746, p.197-200]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Do đó, vào ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kito [11 tháng 6 năm 1786], quân nổi dậy đã tràn vào khu vực này, nơi chúng tôi đang ở, và vào thời điểm mà người Bắc Hà ít mong đợi nhất; hơn nữa, Quan Đại [Quận Tạo, Phạm Ngô Cầu] đang sốt sắng làm tuần cửu nhật trong một ngôi chùa nổi tiếng [chùa Thiên Mụ] ở Phú-xuân để hồi phục sức khỏe, khi ông ấy được thông báo rằng phiến quân đang ở trước cổng đồn. Kể từ đó, vấn đề không còn là cầu nguyện, ăn chay hay hy sinh nữa, mà là phải sử dụng vũ trang và cố gắng tự vệ. Đầu tiên, phiến quân bao vây họ và gửi thư ý muốn cho họ thời gian để đầu hàng. Các quan họp bàn: Quan Đại cùng một số quan có ý kiến nâng cờ bạc [để nguyên văn, tức là nâng cờ trắng đầu hàng] nhưng những người khác muốn [xé cờ bạc] và muốn nâng cờ điều [ để nguyên văn, tức là cờ đỏ, muốn đánh nhau] thấy vậy, quân nổi tấn công xuống và thực hiện một cuộc tàn sát khủng khiếp đối với quân Bắc Hà. Quan Đại bị bắt giải đến yết kiến Nhạc Vương, bị chém đầu.

May mắn thay, một thanh niên dở sống dở chết trốn thoát, anh ta đến báo tin cho Dinh Cát rằng tất cả các đồng đội của họ đã chết và họ không còn cách nào khác ngoài việc chạy trốn. Ngay khi nghe tin này, tất cả binh lính đóng ở đó đều chạy trốn. Đi được nửa đường, họ bị bao vây bởi những người muốn lấy mạng] họ. Thấy vậy, họ nói:

- Nếu người ta đến bắt chúng ta thì chém, nếu tha thì chịu đầu. [để nguyên văn, ý câu này nói nếu dân Nam Hà đến bắt thì chém [những kẻ đến bắt] còn nếu họ tha cho thì đầu hàng].

Chúng tôi biết tin cho quân nổi dậy đã đến Вố-chính bằng đường biển, quân nổi dậy đã bắt được 200 người với 3 con voi; họ bị đưa đến tay quan Tây-sơn, người này ném họ xuống biển, binh lính của đồn Leo-heo [ phía nam Quảng Bình, gần Đồng Hới] cũng bỏ chạy; nhưng đến giữa Вố-chính, bị dân bắt đem nộp cho quan, phần nhiều bị chặt đầu, hoặc ném xuống biển; trẻ nhỏ và phụ nữ cũng không được tha. Chỉ có quân ở đồn Đồng Hới là chạy thoát ra ngoài mà không mất gì cả. Lần đầu tiên họ bị tấn công bởi các tàu chiến [ Tây Sơn] và biết rõ là không thể chống cự, họ rút lui vào một khu rừng gần đó, rồi tìm đường trốn ra Đàng Ngoài. [Nhìn thấy con đường cái quan bị hạm đội Tây Sơn cắt đứt ở sông Sang Gianh, quân Bắc Hà quay trở lại phía Bắc bằng con đường núi, đường đẳng thượng (thượng đạo), qua những ngọn núi].

Đó là những gì đã xảy ra trong phần này. Tôi kể lại cho ông về những tệ nạn do chính những kẻ nổi loạn gây ra ở Đàng Ngoài, từ đầu tháng Bảy cho đến tháng Chín khi chúng trở lại đây. Đó chưa phải là tất cả.

Ngay sau khi hạ được thành Phú Xuân và tiến xuống đánh thắng quân Tây Sơn ở Quảng Nam, quân Trịnh đã có biểu hiện suy yếu. Thu hàng Tây Sơn, quân Trịnh ngưng chiến và sau đó bị dịch bệnh hoành hành, quân bị thương vong khá nhiều. Cuối năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc kiến nghị Trịnh Sâm bỏ Quảng Nam rút về Thuận Hóa rồi trở về bắc. Trịnh Sâm chấp thuận. Thế lực chúa Nguyễn ở Quảng Nam thấy quân Trịnh rút đi bèn nổi dậy định chiếm cứ nhưng Nguyễn Nhạc đã điều binh đánh tan lực lượng này và chiếm Quảng Nam. Trịnh Sâm thấy Quảng Nam xa xôi hiểm trở và ngại dùng binh, nhân đấy mới trao cho Nguyễn Nhạc trấn giữ.
Năm 1778, sau khi giết được hai chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, đặt niên hiệu Thái Đức. Chúa Trịnh dù biết nhưng không hỏi đến. Trấn thủ Thuận Hóa của họ Trịnh là Phạm Ngô Cầu được đánh giá là người tham lam nhút nhát, tham tụng Hồ Sĩ Đống từ Thuận Hoá về kinh, đã nhiều lần xin thay viên tướng khác thay cho Ngô Cầu, nhưng Trịnh Sâm không nghe theo.
Năm 1782, Trịnh Sâm chết, hai con là Trịnh Khải và Trịnh Cán tranh nhau làm chúa. Trịnh Khải giết người phụ tá Hoàng Đình Bảo của Trịnh Cán giành lấy ngôi chúa. Thủ hạ của Đình Bảo là Nguyễn Hữu Chỉnh chạy vào nam đầu hàng Tây Sơn.

Tháng 3 năm 1786, dân Bắc Hà bị nạn đói, giá gạo tăng vọt, thây chết nằm liền nhau. Trịnh Khải hạ lệnh ai nộp của sẽ trao cho quan chức, nhưng không ai hưởng ứng, bèn dùng sắc lệnh bắt ức nhà giàu để lấy tiền chia ra phát chẩn.

Nhận thấy thời cơ đánh Bắc Hà, Nguyễn Huệ đề nghị Nguyễn Nhạc đánh ra bắc nhưng Nguyễn Nhạc ngần ngại chưa quyết.

Sang tháng 4 năm đó, Phạm Ngô Cầu sai sứ là Nguyễn Phú Như vào Quy Nhơn mượn tiếng trao đổi vấn đề biên giới, nhưng thực ra muốn dò tình hình Tây Sơn. Phú Như vốn có quen biết với Nguyễn Hữu Chỉnh, bèn mang tình hình Thuận Hóa nói lại. Hữu Chỉnh bèn xin Nguyễn Nhạc ra quân đánh Thuận Hóa. Lúc đó Nguyễn Nhạc mới quyết định.

Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy các cánh quân thủy bộ, Vũ Văn Nhậm làm tả quân đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu quân đô đốc, Nguyễn Lữ chỉ huy đội dự bị thủy quân. Theo giáo sĩ La Grand de la Liraye, tổng số quân Tây Sơn tham chiến gồm 5.000 tiền quân, 2.000 hậu quân và 3.000 thủy binh.
Phía quân Trịnh có trên 30.000 quân. Từ khi Hoàng Ngũ Phúc và Bùi Thế Đạt rút đi [1775] [quân Trịnh] đã bố trí lực lượng phòng bị. Từ sông Gianh tới đèo Hải Vân, có nhiều đồn để cứu ứng cho nhau. Tuy nhiên, đất Thuận Hóa trong nhiều năm không có chiến tranh, quân số tuy khá đông nhưng phòng thủ không chặt chẽ. Tướng Phạm Ngô Cầu chuyên việc buôn bán, không sắm sửa khí giới phòng bị lương thực nên quân Trịnh và dân đều chán nản khinh thường.
Nhằm triệt để lợi dụng thời tiết mùa hè, gió nồm thổi mạnh có thể đưa thủy quân tiến nhanh ra đánh phá phía bắc, Nguyễn Huệ lập kế hoạch đánh bất ngờ ở các điểm phòng thủ quân Trịnh từ sông Gianh trở vào, từ Hải Vân trở ra và từ cạnh sườn vào Phú Xuân:

1. Đạo quân thủy tiến đánh Phú Xuân

2. Một đạo thủy quân của Nguyễn Lữ tiến thẳng ra sông Gianh rồi chia làm hai: một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh quân Trịnh ở Nghệ An vào cứu; cánh kia đánh xuống các đồn quân Trịnh ở Bố Chính, Leo Heo và hợp với cánh quân từ Phú Xuân tiến ra đánh Dinh Cát.

3. Toàn bộ bộ binh tập trung đánh đèo Hải Vân rồi tiến ra Phú Xuân.
Biết Phạm Ngô Cầu là người tin vào việc bói toán, Nguyễn Huệ sai một thủ hạ người Hoa giả làm thầy bói tới Phú Xuân ra mắt [quận Tạo] Phạm Ngô Cầu, khuyên Cầu nên lập đàn giải hạn. Quận Tạo nghe theo, bèn lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ trong 7 ngày 7 đêm, bắt quân phục dịch vất vả. Trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác thì quân Tây Sơn bắt đầu lên đường ra bắc ngày 28 tháng 4 âm lịch tức 25 tháng 5 năm 1786. Đèo Hải Vân tuy xung yếu, đồn lũy kiên cố nhưng từ nhiều năm quân Trịnh đã khá trễ nải trong việc phòng thủ. Chủ tướng quân Trịnh tại đây là Hoàng Nghĩa Hồ.

Khoảng trung tuần tháng 5 âm lịch năm 1786, đạo quân bộ của Tây Sơn do Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy đã tập kích bất ngờ nơi này, quân Trịnh không kịp trở tay. Hoàng Nghĩa Hồ mang quân ra địch bị thua trận và chết tại chiến trường. Đánh chiếm được Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức thúc quân tiến thẳng ra Phú Xuân. Trong lúc Nguyễn Huệ tác chiến ở phía nam thì Nguyễn Lữ mang quân thủy ra sông Gianh. Tại đây, quân Tây Sơn chia làm 2 cánh. Một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh Trịnh từ bắc sông Gianh kéo vào; cánh kia tiến xuống chiếm đồn Bố Chính và lũy Đồng Hới.

Tuy tại đây có không ít đồn phòng thủ nhưng các cánh quân Trịnh tại đây đều có tinh thần chiến đấu thấp. Khi quân Tây Sơn kéo đến, các tướng sĩ Bắc Hà đều bỏ thành lũy chạy trốn. Khi quân Tây Sơn chiếm được Bố Chính sắp tiến vào Leo Heo thì quân Trịnh tại đây cũng bỏ chạy, nhưng bị dân địa phương bắt nộp cho quân Tây Sơn.
Quân Tây Sơn tiến đánh lũy Đồng Hới (lũy Thầy) do Phái Vị hầu và Ninh Tốn chỉ huy. Tuy thành lũy khá kiên cố nhưng tinh thần quân Trịnh tại đây cũng bạc nhược. Hai tướng Trịnh sợ bị đánh từ cả đường thủy lẫn đường bộ, không dám chống cự bèn theo đường núi trốn thoát về Bắc. Ngày 26 tháng 5 âm lịch tức 21 tháng 6, quân Tây Sơn chiếm đóng lũy Đồng Hới.
Trong khi Phạm Ngô Cầu vẫn đang cầu cúng ở chùa Thiên Mụ thì tàn quân Trịnh ở Hải Vân chạy về báo tin Hoàng Nghĩa Hồ tử trận. Quận Tạo hoảng sợ, biết mình mắc mưu quân Tây Sơn, vội lệnh cho quân sĩ về thành chuẩn bị đối phó, nhưng các tướng sĩ vất vả phục dịch nhiều ngày nên mỏi mệt và tinh thần chiến đấu suy nhược.

Để ly gián các tướng Trịnh giữ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể, Nguyễn Huệ theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh, dùng Chỉnh đứng tên nhân danh người quen cũ, viết thư dụ hàng Hoàng Đình Thể, song lại sai người cố ý đưa thư nhầm cho Phạm Ngô Cầu. Phạm Ngô Cầu đang bối rối và mỏi mệt lại tiếp nhận thư của Nguyễn Hữu Chỉnh gửi Hoàng Đình Thể, bắt đầu nghi ngờ Đình Thể không hết lòng chiến đấu. Bản thân quận Tạo cũng sinh ý định hàng Tây Sơn. Quận Tạo bèn dìm bức thư đó không đưa cho quận Thể. Không lâu sau quân Tây Sơn kéo đến sát thành Phú Xuân. Đạo thủy quân của Vũ Văn Nhậm chỉ huy tới cửa biển thì gặp một tàu Bồ Đào Nha. Tàu này vốn của thương nhân thường tới làm ăn tại Phú Xuân nên họ ủng hộ Phạm Ngô Cầu chống Tây Sơn. Quân Tây Sơn bèn bao vây đốt phá tàu, thuyền trưởng và các sĩ quan người Bồ Đào Nha bị quân Tây Sơn quăng xuống biển. Tàu bị đốt cháy, được phá làm từng mảnh dùng làm cầu phao, còn các thủy thủ được Tây Sơn thu dụng. Thắng tàu Bồ Đào Nha, thủy quân Tây Sơn theo sông Hương áp sát thành, trong khi đó bộ binh Tây Sơn cũng tiến đến vây thành.

Trong thành, Phạm Ngô Cầu bàn nên hàng, còn Hoàng Đình Thể muốn đánh. Vì quận Thể quyết chiến, quận Tạo để quận Thể mang quân nghênh chiến, còn mình giữ thành.
Hoàng Đình Thể mang quân lên mặt thành chống cự, tập trung pháo bắn xuống dữ dội. Quân Tây Sơn bị pháo bắn phải giãn vòng vây lùi ra xa. Nguyễn Huệ điều quân bộ lên thuyền thủy binh ở bờ sông Hương, dùng đại bác bắn lên thành chống lại pháo quân Trịnh, nhưng từ mặt nước lên mặt thành quá cao [hơn 2 trượng] nên đại bác Tây Sơn bắn không tới. Một chiến thuyền Tây Sơn bị bắn chìm.

Nguyễn Huệ buộc phải hạ lệnh cho quân Tây Sơn ngưng chiến. Lúc đó là tháng 5 đang mùa nước lũ. Thông thường ban ngày mực nước sông Hương thấp, tới đêm nước dâng cao. Biết quy luật nước lên xuống, Nguyễn Huệ bèn đổi chiến thuật không đánh ban ngày mà đánh ban đêm.
Đêm ngày 20 tháng 5 âm lịch tức 15 tháng 6 năm 1786, nước dâng ngập chân thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ hạ lệnh tiến công. Thủy quân Tây Sơn tiến đến nã pháo vào trong thành. Hỏa lực quân Bắc Hà mất tác dụng. Hoàng Đình Thể không thể dùng pháo binh chống lại quân Tây Sơn được nữa, phải cùng các con và thuộc tướng Vũ Tá Kiên mở cửa thành ra nghênh chiến. Đánh nhau được 1 canh giờ, Hoàng Đình Thể thuốc súng và đạn đều hết, bèn sai người vào thành xin tiếp viện, nhưng Phạm Ngô Cầu đóng cửa thành không cứu viện. Đình Thể cùng hai người con và tì tướng là Vũ Tá Kiên dựa vào thành lũy để bày trận, đem hết sức lực chiến đấu. Nhưng trong lúc quận Thể đang chiến đấu thì trên mặt thành, quận Tạo đã kéo cờ trắng xin hàng. Hai người con quận Thể phóng ngựa ra trận, ngựa bị què, bèn xuống ngựa đánh bộ, bị trọng thương, chết tại mặt trận. Đình Thể cùng Tá Kiên lần lượt tử trận.

Nguyễn Huệ thúc quân ồ ạt tiến lên chiếm thành. Ngô Cầu mở cửa thành đem cả xe quan tài ra hàng, đốc thị Nguyễn Trọng Đang chết ở trong đám loạn quân. Thuận Hóa thuộc về Tây Sơn.
Lực lượng quân Bắc Hà bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài trăm người chạy thoát ra ngoài thành nhưng bị dân địa phương đón đường giết chết. Chỉ có một người lính duy nhất sống sót được chạy về Dinh Cát báo tin thất trận ở Phú Xuân. Trấn thủ Dinh Cát là con rể chúa Trịnh nghe tin thất kinh, bỏ Dinh Cát chạy song sau đó bị bắt cùng 200 thuộc hạ. Vùng kiểm soát của Bắc Hà ở Nam sông Gianh đã bị cánh quân Nguyễn Lữ tấn công đánh chiếm đồng thời với trận chiến tại thành Phú Xuân. Tới ngày 21/6/1786, quân Tây Sơn chiếm xong Lũy Thầy và tới ngày 22/6/1786 thì chiếm nốt Dinh Cát bỏ trống.

Trận Phú Xuân 1786 diễn ra trong 28 ngày, quân Tây Sơn tiêu diệt đại bộ phận quân Bắc Hà ở phía nam sông Gianh–vùng đất mà Bắc Hà mới mở từ cuộc chiến năm 1774-1775 và khiến chính quyền chúa Trịnh vốn suy yếu càng đẩy nhanh tới tan rã. Nhân đà thắng lợi này, Nguyễn Huệ thúc quân tấn công ra bắc. Lực lượng Bắc Hà nhanh chóng bị đánh bại và chính quyền chúa Trịnh sụp đổ 1 tháng sau đó [21/7/1786].
[Nguyễn] Nhạc có hai người em; một trong những người em [ Nguyễn Huệ] của anh ta đã đến Kẻ-chợ [Thăng Long] mà không nói gì với anh mình, [Nguyễn Nhạc] muốn làm vua ở xứ này; ông Nhạc đi Qui-phu [ Quy Nhơn], tức là nơi ở của ông, và ngay sau đó, ông [ Huệ] làm cho mình được mọi người công nhận là Đức Chúa. Nhạc biết tin [ Huệ ra Bắc] lấy làm không vui, bèn đe dọa em mình, người em không chịu khuất phục, bèn dấy một đội quân 60.000 quân đi đánh Nhạc ở Qui phủ. Anh ta đã phá tan quân [Nhạc] thành tro tàn; họ đã đánh nhau hai lần, người ta nói rằng Đức Chúa đã mất một nửa số người của mình. Điều chứng tỏ rằng ông ta giỏi trong công việc chỉ huy của mình và ông ta yêu cầu mọi người tham chiến [chống lại Nguyễn Nhạc].

Cuộc sống quá tệ, đức cha thân mến của tôi! Khốn nạn làm sao! [Chỉ mong] Chúa gửi cho chúng tôi một người giải phóng! Người dân đang chìm trong khốn khó, mong mỏi Chúa Nguyên hơn bao giờ hết. Họ nói ông ấy đang ở Đồng Nai, nhưng tôi thấy khó tin.

Đức Chúa khi đi đánh định đi Kẻ-chợ để được nhận là Chúa; điều đó là có thể, và ông vẫn không bỏ qua dự định này. Ông còn 3 viên quan lớn ở Đàng Ngoài, một ở Chợ Vĩnh ở Xứ Nghệ, và hai ở Bố-chính. Mọi người đều nghĩ rằng nếu ông có mặt ở đó, ông sẽ thẳng tiến đến Đàng Ngoài. Ông sẽ biết rằng Đức Chúa đã lấy một cô con gái Vua Lê làm vợ. Gần đây, một sứ thần Bắc Hà đã vào Nam Hà; chúng tôi không biết chủ đề của việc đi sứ là gì. Chiến tranh thế đã đủ lắm rồi...
[Văn khố M-E, 746, p. 201-204.]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Doussain gửi ông Blandin, ngày 16 tháng 6 năm 1788

.... Tất cả những người theo đạo Cơ đốc của chúng tôi đã rời đi Đàng Ngoài; chỉ còn lại những ông già bà cả. Trong phần triều đình trước đây thuộc quyền cai quản của người Bắc Hà, nay chỉ còn hai viên quan để bắt cống nạp và canh chừng không một ai bỏ trốn. Đi lại rất khó khăn: ai không có thẻ [để nguyên văn] sẽ bị bắt và bỏ tù. Mỗi làng bắt buộc phải làm hai ba ngôi nhà để kiểm soát người qua đường; bằng cách này, họ đã bắt được tất cả những người nào đang trong độ tuổi tuận suất [ tuổi đi lính].

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có thể thi hành Thánh chức một cách thầm lặng, vì sợ bị lộ ra quá nhiều. Một số nhà thờ đã được tái lập trong năm nay ở huyện của tôi, và cảm ơn Chúa vì có một vị quan khá giỏi trong tỉnh này. Tôi sẽ không báo với ông một hành động công lý có lợi cho một tu viện ở Dinh-cát của Nhà vua và các quan của ông: Đức ông sẽ không đề cập đến nó [Trong một bức thư tương tự gửi cho ông Desourvières, ở Paris, ngày 8 tháng 7 năm 1787, có nói, liên quan đến tu viện này của các nữ tu An Nam: “Chúng tôi gần như đã mất tất cả các nhà thờ của mình; ở quận của tôi, họ đã phá hủy 11 ngôi nhà trong số đó, và hai ngôi nhà của tu viện, ngôi nhà thứ ba của ngôi nhà chính, và trong số những nhà thờ này, họ biến chúng thành nhà ở cho binh lính; các ngôi đền cũng bị phá hủy và các thần tượng bị dỡ bỏ để nấu chảy súng thần công, nồi…” [Archives M-E, 746,p. 206].

Ông Longer thường xuyên lo lắng và thường xuyên phải bỏ trốn vì bị buộc tội cho những thnh niên khỏe mạnh cải trang để trốn lính.
[Văn khố M-E, 766, p. 227.]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Eyet gửi ông Letondal ngày 15 tháng 1 năm 1788
... Chúng tôi hay tin quân phiến loạn Nam Hà đã chiếm được hai trấn Bắc Hà; quân chúng do người em nhỏ nhất của Tây Sơn cầm đầu sắp chạm trán với quân Bắc Hà [quân nhà Lê]. Người ta đồn rằng trong quân đội [Tây Sơn] này có hơn 10.000 lính Bắc Hà. Tôi nghe đồn, nhưng không chắc chắn vì không hiểu rõ, rằng quân đội của phe phiến loạn gồm tới 40.000 lính Bắc Hà; điều này đúng hay không tôi không đám quả quyết. Người ta còn nói thêm rằng quân đội của phe phản loạn gồm hầu hết là người Bắc Hà, Những tin trên có chắc không? Chỉ có việc hai trấn Bắc Hà bị chiếm là chắc chắn...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của đức ông La Bartette gửi cho …?
… Một người mới từ “Phan Thít” [ Phan Thiết] gần vùng Đồng Nai tới đây nói với chúng tôi rằng nhiều bạn lái buôn của ông mới từ Đồng Nai về quả quyết với ông rằng quan đội ông Chủng [ Nguyễn Ánh] đang đánh nhau ác liệt với ông đốc Sâm [viên trấn thủ Đồng Nai của Tây Sơn, trấn giữ thành Gia Định là quan Thái Bảo Phạm Văn Tham, người Tây phương đọc là Sâm?], người được giặt bổ làm trấn thủ Đồng Nai, đã bao vây ông này ([Sâm] cùng đội ngũ ông, thành thử quân Tây Sơn chỉ còn một khu đất nhỏ chung quanh cửa Cần Giờ. Tin đó có thật hay không? Chúng tôi không biết tính sao vì có nhiều tin đồn quá làm chúng tôi không biết vịn vào đâu. Tôi tin một điều là quân đội “chúa Nguyễn” hiện đang ở Đồng Nai vì ai cũng nói như vậy. Ngoài ra 3, 400 chiến thuyền do tân vương [Nguyễn Huệ] gửi vào Đồng Nai từ 2 tháng nay để chở gạo vào Phú Xuân vẫn chưa về; như thế là họ đã gặp trở ngại. Vả lại nếu “ông Chủng” ở đó, quân của ông không biết đề phòng gián điệp kỹ lưỡng lắm. Chắc chắn Đốc Sâm đã kiếm được cách phái một chiếc thuyền mang tin chiến tranh với chúa Nguyễn cho tân vương lúc bấy giờ đang ở Bắc Hà. Ông này liền bỏ xứ Nam để cấp tốc về Phú Xuân. Đường đi thường phải mất 20 ngày mà ông chỉ cần 10 ngày thôi cho nên một số binh lính của ông, vì không theo kịp bị chết ở dọc đường. Ông đã cho triệu tập tất cả binh lính lại tại Phú Xuân. Chắc ông đã thu được nhiều lương thực tại Bắc Hà, nếu ông không thể nuôi quân đội được vì thực phẩm mà ông trông đợi từ Đồng Nai chưa về tới nới. Hiện nay, ở Phú Xuân, vận chuyển dữ lắm. Người ta tin rằng quân đội ông sắp vào Quảng nhưng không biết để đánh nhau với Nhạc hay để tiến vào Đồng Nai. Chắc ông trù định cả hai việc vì sợ lâu ngày quân đội chúa Nguyễn sẽ tăng cường nhưng ông cũng phải ra Qui phủ kết liễu cuộc tranh chấp giữa ông và anh ông. Vả lại, quân đội sẽ không tới Đồng Nai được trừ phi hạ bệ được anh ông. Nếu quân đội chúa Nguyễn ra đây khi tân vương còn ở Bắc Hà thì bây giờ mọi việc đã xong xuôi vì nếu tân vương muốn trở về Nam Hà, ông sẽ bị chặn ở Luỹ Sậy, vả lại tất cả dân Bắc Hà sẽ nổi loạn vì họ đều chán ghét ông [Nguyễn Huệ] trong thâm tâm họ và chỉ mong chúa Nguyễn ra thôi… Cuộc chinh phạt Bắc Hà lần trước đã làm chết rất nhiều người [vì đói, vì mệt, vì bệnh hay vì gươm giáo]. Giả thử ông Chủng muốn đợi, ông ấy phải củng cố lực lượng của ông tại Đồng Nai hay nơi khác để ngăn sự tấn công và sức gắng của địch.
Từ khi Tân vương về Phú Xuân, ông ấy bận phòng ngự: ông đã cho xây cất 1 bức tường cao 20piê [thước] chung quanh dinh ông. Hình như ông gấp lắm; ông bắt mọi người làm việc sáng đêm không nghỉ. Người ta nói rằng ông cho đặt súng đại bác chung quanh. Người ta còn nói, ông sắp xây tường hai bên sông chảy qua Phú Xuân và đặt súng đại bác ở đó. Người ta tin rằng ông làm như vậy vì ông sợ thuỷ quân [địch]. Chính tại thành này ông đã cất số vàng bạc kiếm được ở Bắc Hà.
Ngoài ra, Tân vương tỏ vẻ khinh thường khi có người nhắc tới chiến tranh giữa ông và ông Chủng hay Nhạc, anh ông. Không những nhạo báng mà thôi, ông còn dùng nhiều từ “sỗ sàng”: Ông sẽ phải trả thái độ đó bằng một giá rất đắt vì có nhiều người dũng cảm của ông mà vẫn bị sa bẫy.
Vào khoảng tháng 2 năm nay, ông Chưởng Nhậm hay ông Tiết chế đến xứ Nam với một đội quân độ 40.000 người. Thấy vậy vua Chiêu Thống chạy trốn với Cống Chỉnh. Ông này bị quân Tây Sơn bắt và bị chặt đầu. Họ không bắt được vua. Chắc ông đã trốn sang lục địa Trung Hoa. Trong khi ấy, quân Bắc Hà họp lại khá đông và giao chiến khá lâu với quân Tây Sơn, nhưng họ không làm ra trò trống gì. Ông Tiết Chế luôn luôn thắng. Tuy vậy ông không hưởng hiệu quả của cuộc chiến thắng của ông được lâu vì “ông Đốc Ba” [ đô đốc Phan Văn Lân] buộc ông vào tội muốn tranh ngôi với chúa [Nguyễn Huệ] nên chúa lập tức ra Bắc ra lệnh xử trảm ông cùng nhiều lãnh tụ đảng ông. Cuối cùng “Đức Chúa” đã được tôn làm vua Bắc Hà hôm 25 tháng 4 [Âm lịch].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Breton gửi cho….?
Tôi phái đến ông một người đã từng ở Hội Thung???, bên cạnh Trong Xảnh ??? [ người dịch chưa rõ vị trí của những địa danh này]. Đó là hai làng ở trên bờ sông lớn. Thuyền buồm Trung Hoa thường qua sông ấy để tới xứ này. Cửa biển vùng này gọi là cửa Hội… [Tình hình có lợi cho chúa Nguyễn; hai anh em Tây Sơn bất hoà; Nguyễn Huệ yếu vì không có tướng phụ tá; Bắc Hà cũng yếu và chỉ có vài quân Nam Hà canh giữ thôi] …

Hiện ai cũng ngạc nhiên khi thấy dân Bắc Hà bị điều khiển như đàn cừu bởi có một, hai tên Nam Hà phóng đãng xuất hiện thân từ bọn hạ dân và chỉ thăng quan từ hồi ra Bắc.

Tiếm vương Phú Xuân sắp cho tịch thu các tàu bè ở xứ Nghệ và xứ Thanh và mang rất nhiều đội ngũ đi đánh quân nhà vua [Nguyễn Ánh] tại Đồng Nai khi gió thuận, nghĩa là sau ngày Thánh Michel [ ngày 29 tháng 9]. Họ đã làm bản kê các tàu bè rồi… [ chúa Nguyễn đang đợi viện trợ của Pháp quốc] …

… Các Giáo sĩ nói rằng vua Bắc Hà đã trốn thoát. Họ không biết vị hoàng đế ấy hiện ẩn náu ở nơi đâu. Từ nhiều tháng nay, có tin đồn ở Áo Môn [Macao] và Quảng Châu [Canton] rằng ông đã tị nạn tại Trung Hoa và nhân danh chư hầu Hoàng đế, ông có xin Hoàng đế gửi viện binh sang đánh kẻ thù của ông. Tin ấy đã được nhật báo Bắc Kinh xác nhận. Theo thư từ Quảng Châu gửi cho tôi, báo đó nói rằng vị phế vua đó có xin viện binh Trung Hoa và Hoàng đế đã nhận lời. Thư từ Bắc Kinh gửi tới tôi từ vài ngày nay làm tin đó thêm xác thực. Thư đó cho biết rằng vua Bắc Hà hiện ẩn náu tại một tỉnh Trung Hoa cùng với gia đình ông; ông có cầu cứu Hoàng đế và Hoàng đế đã chấp thuận; ngài đã tiếp ông xứng với chức vị ông… [quân đội Trung Hoa đang sửa soạn để sang Bắc Hà].

…Chắc chắn đội ngũ quân [Trung Hoa] đã rời Quảng Châu từ một tháng nay và người ta hay tin họ đã tới Quảng Tây. Quân Trung Hoa được biết rằng tên giặc [Nguyễn Huệ] đã khoe khoang sẽ tới giao chiến với họ và chiếm một phần đế quốc họ. Đức ông Veren viết rằng ông ta có khoe như vậy thật…

…Ngoài tội lấn quyền hiển nhiên mà ông mới phạm bằng cách cướp một chư hầu của đế quốc, quân Trung Hoa còn tức ông vì ông quấy nhiễu lái buôn Trung Hoa. Năm 1788 [tức là năm nay], ông đã tịch thu thuyền bè của họ ở Bắc Hà để chở chiến lợi phẩm của ông vào Nam Hà. Những năm trước, ông đã bắt giết nhiều thương nhân Trung Hoa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của Đức ông Veren gởi…ngày 30 tháng 6 năm 1788
Chiến tranh bùng nổ tháng 1 [Âm lịch] năm ngoái giữa hai anh em Nhạc và ông Tám [ Nguyễn Huệ] và chấm dứt vào tháng 5 [Âm lịch]. Một phần lớn dân Huế tử trận, sau đó hai anh em chia tay nhau, Nhạc ở lại phủ ông ở Qui Nhơn còn em ông về Phú Xuân… Hình như ông Tám cai trị, từ xứ Chăm ra Bắc Hà và anh ông từ Quảng Ngãi tới Ðồng Nai. Từ đó, Nhạc đã đặt vệ binh tại Quảng Ngãi ở bờ cõi xứ Chăm và em ông cũng cho canh giữ vùng xứ Chăm giáp giới với Quảng Ngãi. Hai anh em rình nhau lắm; nhìn ngoài họ không bao giờ họ có thể hợp nhau được. Vào khoảng tháng ba năm nay, sau khi Nhạc gây hấn tại biên giới Chăm làm như ông muốn chiếm đoạt xứ ấy và tiến thẳng ra Bắc, em ông lập tức cho quân ra kháng cự và chỉ trong vài ngày ông đánh Nhạc đại bại, tướng Nhạc thì bị voi dày. Sau chiến thắng đó, ông Tám trở về Phú Xuân. Từ đó, sự nghiệp Nhạc gặp vận xấu, ông bị áp phục không còn gì và không đủ tư cách đương đầu với em ông.

Khi ông Tám ra Bắc, ông có giao lại Phú Xuân cho một người rất đần độn. Ông ta muốn mộ hết mọi người làm lính ông ta cho bắt tất cả đàn ông từ 12 cho đến 60 tuổi. Lính ở xứ này như vậy đó. Chỉ còn lại có đàn bà, con nít và nhiêu lão. Gần như không có ai cày ruộng, không ai dám đi câu cá. Những người nào đã trả tiền để được miễn đi lính sau rồi cũng bị bắt và lôi đi đánh trận như người khác… Tất cả những của cải cướp được tại Bắc Hà hiện ở Phú Xuân… [Tình hình rất có lợi cho chúa Nguyễn. Quân Trung Hoa có lẽ sang Bắc Hà. Chúng đã mua đại bác của người Anh] … Người ta nói rằng Hoàng đế [Trung Hoa] cho người nói với ông Tám rằng ông phải rút lui ngay khỏi Bắc Hà bằng không ngài sẽ phái quân đội sang đuổi ông.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hẹn các cụ ngày mai hoặc ngày kia, còn rất dài, em dịch xong post ngay, nên cũng thấy văn dịch chưa được mượt mà, trong nguyên bản, các bức thư để nguyên văn rất nhiều từ tiếng Việt, khi dịch ,em hoặc để nguyên hay chú thích, viết lại.
 

MECG

Xe hơi
Biển số
OF-73303
Ngày cấp bằng
19/9/10
Số km
145
Động cơ
435,021 Mã lực
Cái này hay, e đánh dấu đọc dần.
Cảm ơn cụ chủ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Thớt cụ đốc thì phải vào đặt dép rồi :-bd

Hẹn các cụ ngày mai hoặc ngày kia, còn rất dài, em dịch xong post ngay, nên cũng thấy văn dịch chưa được mượt mà, trong nguyên bản, các bức thư để nguyên văn rất nhiều từ tiếng Việt, khi dịch ,em hoặc để nguyên hay chú thích, viết lại.
 

thanglong858

Xe hơi
Biển số
OF-731800
Ngày cấp bằng
6/6/20
Số km
101
Động cơ
71,123 Mã lực
Tuổi
35
Em đánh dấu trang. Mấy cái này đọc sẽ có thêm góc nhìn về các sự kiện lịch sử.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Boisserand, ngày 11 tháng 8 năm 1789
[Thư này thuật lại cuộc thảo-luận diễn ra giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc về việc thờ-cúng tổ tiên].
[Giáo sĩ Boisserand, Barthélémy-Bernard, quê ở Chalon-sur-Saône, học đại học Sorbonně, đến Đàng Trong ngày 6 tháng 11 năm 1787, qua đời ngày 13 tháng 11 năm 1797]

Đây là câu trả lời của Nhà vua [Nguyễn Ánh]:

- Thật tốt nếu ước rằng cách [ thờ-cúng kiểu mới] này có thể được dung hòa với Cơ đốc giáo; vì theo cách nhìn của tôi, không có trở ngại thực sự nào khác có thể ngăn-cản toàn bộ [thần dân] vương quốc của tôi trở thành Cơ đốc nhân. Tôi cũng có lúc tin vào ma thuật và chiêm tinh.

Tôi coi việc thờ cúng thần tượng là sai lầm và mê tín, và nếu tôi ủng hộ các nhà sư [tức là Phật Giáo], thì đó là để không làm cho người dân của tôi cay đắng [là tôi quá ưu ái Thiên Chúa giáo]. Chế độ một vợ một chồng cũng không phải là một nguyên tắc mà chúng ta thấy khó thuyết phục người dân. Nhưng tôi đánh giá cao sự hiếu kính cha mẹ, mà, theo cách tôi đã giải thích cho ông, điều đó đối với tôi không có vẻ gì là nực cười: nó là nền tảng giáo dục của chúng tôi; nó truyền cảm hứng cho trẻ em, từ độ tuổi non nớt nhất, lòng hiếu thảo, và trao cho cha mẹ quyền hạn mà nếu không có chúng, họ không thể ngăn ngừa nhiều việc hỗn loạn trong nội bộ gia đình. Sự kính trọng cha mẹ trở nên phổ biến, lan rộng, bén rễ; tuy nhiên, giống như ông, tôi muốn nó dựa trên sự thật và loại bỏ mọi sai sót. Sau đó, nếu tôi tuyên bố cảm xúc của mình về chủ đề này với tất cả các thần dân của tôi, và cho họ biết rằng nghi lễ này chỉ nên được thực hiện cho các mục đích dân sự thuần túy, rằng tất cả các niềm tin khác về chủ đề này chỉ đến từ một quan niệm dân gian phổ biến và sai lầm, v.v., liệu hành vi này của tôi có thể bào chữa cho những người theo đạo Cơ đốc và cho phép họ tuân theo phong tục này không? Tôi vẫn đồng ý thay đổi các nghi lễ khác nhau mà ông coi là mê tín; nhưng nếu tôi loại bỏ tất cả chúng, tôi sẽ làm tăng thêm sự nghi ngờ rằng các thần dân của tôi về cách suy nghĩ của tôi; và có lẽ nếu họ tin rằng tôi đã thay đổi tôn giáo của mình, họ sẽ ít gắn bó với tôi hơn.

Hãy chú ý đến điều này, và cho phép các Cơ đốc nhân liên hệ gần hơn một chút với phần còn lại của các thần dân của tôi. Hành vi này, rất được mong muốn ở các cá nhân, trở nên cần thiết ở những người chiếm một số vị trí đáng kể trong tri đình. Trên thực tế, ông thấy rằng vào những thời điểm khác nhau trong năm, nghi thức của triều đình cũng quy định một số nghi lễ này, và bản thân tôi có nghĩa vụ phải xuất hiện ở đó cùng với tất cả các chỉ huy của mình. Nếu phần lớn trong số họ theo tôn giáo, không thể làm như họ trong hoàn cảnh mà tôi thấy mình, thì tôi sẽ buộc phải thực hiện những nghi lễ này gần như một mình, và do đó làm mất đi sự uy nghiêm của ngai vàng. Ngược lại, nếu ông có thể cùng với tôi giải thích cho các thần dân của tôi điều mà hầu hết những người nhạy cảm nhất đều đã tin, các chỉ huy người Cơ đốc giáo có thể giống như những người khác đi cùng tôi và bày tỏ lòng tôn kính tương tự với tổ tiên, thì điều đó sẽ không thì sẽ không còn bất kỳ lý do nào để ngăn cản họ rời xa những vị trí hàng đầu trong đất nước.

Cuộc trò chuyện dừng lại ở đó. Giám mục Bá Đa Lộc lẽ ra đã kể cho ông tất cả những chi tiết này, nếu ông ấy không bị cản trở bởi một sự bất tiện xảy đến với ông ấy và bởi chuyến đi vội vã đến Macao. . .

[Bức thư này gây tò mò, ở chỗ nó mang lại trước mắt chúng ta cuộc tranh cãi về các nghi lễ, sau đó được tòa thánh Rome giải quyết trong hơn nửa thế kỷ. Chúng ta thấy ở đó tình cảm của Nguyễn Ánh, mong muốn của ông ấy mang lại mối quan hệ hợp tác giữa các thần dân ngoại giáo của ông ấy và những người theo đạo Thiên chúa. Ông Boisserand, người có có “bằng thần học", kết luận với việc thông qua một điều khoản trung dung, điều này sẽ bao gồm việc duy trì các tập tục thờ cúng tổ tiên, với điều kiện là tất cả các ý tưởng tôn giáo sai lầm đều bị loại bỏ và những tập tục này được coi là thuần túy dân sự. Ông ấy đưa ra ý kiến của mình dựa trên lý luận thần học và dựa trên các thực hành được tuân theo ở Pháp, tại chính Versailles, khi nhà vua băng hà, người ta vẫn tiếp tục chuẩn bị bữa ăn cho ông trong vài ngày như thể ông vẫn còn sống, hoặc khi chính chúng tôi đi qua trước ngai vàng trống của nhà vua, hoặc trước tượng Henry IV, đều cúi đầu. Đây là ý kiến của các tu sĩ Dòng Tên xưa. Tuy nhiên, sẽ rất thú vị nếu biết ý kiến của Giám mục Bá Đa Lộc về điều này. Liệu lời tư vấn mà ông Boisserand đưa ra có phản ánh niềm tin cá nhân của ông ấy không? Một thực tế trước hết có xu hướng chứng minh điều đó: đó là vào năm 1789, ngày của bức thư, ông Boisserand hẳn đã đến [Đàng Trong] truyền giáo cách chưa đầy một năm, và do đó, ông không thể có mặt trong các buổi lễ hay chứng kiến việc đặt và trả lời câu hỏi, chỉ có ý kiến của đức Giám mục. Nhưng chúng tôi có nhiều tài liệu chứng thực cho chúng tôi cảm xúc của chính giám mục. Trong một bức thư đề ngày "ngày thánh hiến năm 1792" [tháng 6, theo một ghi chú bằng bút chì: có lẽ lễ thánh hiến của giám mục, hay đúng hơn là Lễ thánh hiến Thánh Thể], và được ông Le Labousse gửi cho ông Grime, chúng tôi nói về cuộc thảo luận này diễn ra giữa nhà vua và Giám mục [Archives M-E, 746, p. 381-384]. Cuộc thảo luận được đưa ra bởi việc học trò của Giám mục, hoàng tử trẻ Cảnh, đã từ chối chính thức lễ lạy trước bàn thờ tổ tiên: "... Theo sự kiện này, Đức ông đã có một bài giảng dài về sự sùng bái của cha mẹ. Vị hoàng tử này nói rằng thật đau lòng khi việc thờ phượng này không thể kết hợp với tôn giáo, và đó là trở ngại duy nhất ngăn cản ông và các quan của ông trở thành Cơ đốc nhân. Ông đã đưa ra những suy nghĩ rất hợp lý về sự thờ cúng này:

- Tôi không tin gì hơn bạn, vị hoàng tử này nói, rằng linh hồn của những người ngoại đạo có thật hay không, và “Hãy đến để ăn những món ăn được dâng lên cho họ”

Bấy giờ Đức ông [ Lộc] trả lời với nhà vua:

- Nếu quan và dân có suy nghĩ và lý luận như Hoàng thượng, tôi chẳng những không cấm họ vái lạy tổ tiên mà còn có thể tự mình vái lạy.

Nhà vua nghe những lời này, quay sang con trai mình, nói với anh ta:

- Con có nghe những gì Thầy nói không?

Sau đó, nói với Đức ông:

- Xin Đức ông suy ngẫm về lời tôi nói này! Nếu đó chỉ là một câu hỏi, để thừa nhận giáo phái này, thông báo cho mọi người về ý định của tôi và về "tín ngưỡng của tôi, tôi sẽ đưa ra một sắc lệnh"... Chúng tôi đã viết về chủ đề này ở Rome và ở Sorbonne, nhưng Thánh bộ vẫn chưa quyết định điều gì tích cực; Đức ông hãy thông báo cho [ Tòa Thánh] một lần nữa.

Trong "Những điều ước cuối cùng của Giám mục d'Adran" viết tại Mĩ-cang thuộc tỉnh Qui-nhơn [nay là thôn Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định] [Archives M-E, 746, p. 789-796], chúng ta đọc: “Đức ông đề nghị tôi, nếu sau này có cơ hội, hãy cho Tòa thánh biết rằng lúc chết, ông vẫn còn nguyên một cảm xúc khi phủ phục trước thi hài của những người thân đã khuất”.
Nguyễn Ánh, người, chắc chắn, bất chấp hy vọng của giám mục và các nhà truyền giáo của ông, không bao giờ có ý định cải đạo, và người buộc phải tha thứ cho một bộ phận thần dân và quan lại của mình, những người đã kính phục trước sự ưu ái và ảnh hưởng to lớn của nhà vua, giám mục của Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh dường như cố ý hướng tất cả những phản đối mà ông đưa ra chống lại tôn giáo Cơ đốc ở điểm này về sự tôn vinh dành cho người chết. Khó khăn nhân lên gấp bội. Giám mục đã viết về nó nhiều lần…

[Qua cuộc trò chuyện này với giám mục Bá Đa Lộc, ta thấy rõ sự khôn khéo, kiên quyết, cũng như ma mãnh, xảo quyệt của Nguyễn Ánh, khi cần thì hứa các kiểu, xong việc là nuốt lời liền, chính Bá Đa Lộc và các giáo sĩ cũng hiểu được ý đồ của Ánh].
[Văn khố lưu trữ M-E, 746, p. 256-258]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Lefro gửi cho ông Blandin, ngày 6 tháng 7 năm 1789

Họ Trịnh và nhà Lê đã suy. Dường như họ không bao giờ có thể khôi-phục cơ nghiệp được nữa. Tất cả các đại thần đã bị giết. Ông Coung Chỉnh hữu danh [ vô thực], người đã mang chiến tranh đến ngay tại xứ sở của ông đã bị xử trảm tại kinh thành, cùng với người con trai ông. Các tòa án không còn quan tòa. Những kẻ man rợ từ cao nguyên miền Nam đến không biết gì về việc cai-trị cả. Họ chỉ biết cướp phá quấy nhiễu mà không sợ bị truy-nã. Họ đã lấy hết tiền bạc của vương quốc, tất cả các dược phẩm của các y sư và dược sư. Họ đã bắt những kẻ cày ruộng tại thôn quê đi lính. Họ đã đốt phá một phần lớn các làng mạc và đã hành-hạ dân chúng với thuế má và khổ dịch [bởi thế nên mới có đói kém, dịch hạch và số người và súc vật chết tăng lên].

Vua Chiêu Thống, kế vị ngôi vua của ông ngài là Cảnh Hưng đã cầu viện Hoàng đế Càn Long bên Trung Hoa. Càn Long đã gửi một số khá đông quân lính sang Bắc Hà vào khoảng cuối năm ngoái [1788] nhưng đoàn quân vừa yếu vừa quá mê tín dị đoan. Giống như vị hiền triết Hy Lạp đã nói:

-Tôi mang mọi thứ theo tôi!

[ Tôi thấy] Lính Trung Hoa mang theo cả điếu hút, bát đĩa và các hành trang phụ khác, đeo lủng lẳng ở thắt lưng họ. Họ vừa là lính vừa là lái buôn bồi bếp...

Quân Thanh thoạt đầu đã đánh đuổi quân Tây Sơn khỏi Kinh Thành. Vua Bắc Hà [ Chiêu Thống] đã được đặt lên ngôi trở lại. Người ta đồn rằng hoàng đế Mãn Thanh đã biếu nhà vua một số tiền lớn, mà nhà vua cần món tiền này lắm. Nhưng các tướng nhà Thanh không được quảng-đại như vậy. Chắc họ tưởng rằng vua Chiêu Thống sẽ biết ơn họ và sẽ đền bù công khó-nhọc của họ. Nhưng một ông vua nghèo mạt cai trị một xứ nghèo như xứ này không thể thỏa-mãn từng đó túi tham. Bởi vậy quân Thanh đã không động binh, chỉ nghĩ đến kiếm lợi với nhau và với dân Bắc Hà [ đi buôn bán]. Trong khi đó quân Nam Hà chưa bỏ cuộc. Họ đã tập trung gần nơi chúng tôi ở bên kia sông tại một nơi gọi là Vặn Làng [làng giáp ranh Thanh Hóa và Ninh Bình].

Họ còn chặn tất cả những lối đi từ xứ Nam tới hai xứ Thanh - Nghệ. Nếu quân Tàu muốn đánh đuổi họ chắc cũng đuổi được họ một cách dể dàng khỏi vương quốc. Trong khi đó tân vương Nam Hà đã kịp hay tin quân Tàu tới và những chiến công của họ. Vì ông ta là người có can đảm và được coi như là một Alexandre [ Đại đế] tại đây, nên ông lập tức xuất chinh đem theo tất cả thanh thiếu niên và bô lão mà ông bắt gặp. Quân đội ông trông giống như một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh, Nhưng không can gì! Những bính lính khốn khổ ấy đã tiêu diệt quân Trung Hoa hồi đầu năm.

Quân Thanh này cũng gây thiệt hại cho quân Tây Sơn và cũng tỏ ra có chút giá trị. Chiến phẩm của họ gồm có bạc, quần áo, vải lụa.v.. v... đã vào tay quân Nam Hà và độ 3.000 lính của họ bị bắt làm tù binh. Sau trận đó quân Trung Hoa đã lên đường trở về nước. Có thể tin chắc rằng Hoàng Đế Mãn Thanh sẽ không được hài lòng lắm về chiến trận này và ông sẽ không đợi gì mà chẳng gửi sang đây đội quân khác được chỉ huy chỉnh bị khá hơn.

Trong khi đó dân chúng đáng thương đang chết đói, mùa này tháng 10 [âm lịch] năm 1788 đã bị mất vì đại hạn từ mùa hè năm trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bị vơ vét vào kho lương địch thành thử ngay cả lái buôn cũng chết đuối [có cả bệnh dịch nữa]. Vị tân chúa tể của chúng tôi ít mê tín hơn chủ tể các thể kỷ trước. Họ đã cướp phá chùa và họ đốt những ngôi chùa danh-tiếng nhất của các cựu vương Bắc Hà…
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Eyot gửi cho ông Blandin, ngày 5 tháng 7 năm 1789
…Người ta thu thuế không ngừng và thuế nặng quá đáng đến nỗi nhiều làng xiêu đi [ để nguyên văn]. Lúc bấy giờ thì quân địch vào nhà và cướp-đoạt tất cả cái gì vừa mắt chúng. Đó là số phận của những làng đáng thương không đủ sức nộp thuế. Dân Bắc Hà bất hạnh của chúng ta còn phải chịu sự tham-lam vô bờ bến của quân địch và của người Bắc Hà trốn phe địch nữa, nếu không có 1 trận lụt làm mất mùa tháng 10 khiến dân chúng lâm vào 1 cảnh nghèo-khổ vô cùng [có làng mất đi 1/2 hay 3/4 dân số người còn thì bỏ đi phiêu-dạt khắp nơi]

Vụ mùa thắng 5 [có khá hơn] đã chặn sự đói kém nhưng quân Nam Hà vẫn tiếp tục thu thuế. Vì tại nhiều nơi mùa gặt không được phong-phú và vì nhiều làng chỉ trồng cấy 1 phần ruộng của họ hoặc vì họ đói quá không đủ sức cày hoặc tại chủ ruộng đã chết hoặc vì một lý do nào khác, nên chẳng bao lâu nữa đân chúng có thể lại rơi vào sự nghèo khổ.

... Hết đói kém lại đến bệnh tật ...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông La Mothe gửi ông Blandin
Kẻ Vĩnh [thuộc Ninh Bình] ngày 6 tháng 7 năm 1789.
Đói kém quá... Vua [ Chiêu Thống] đã ẩn trốn- tránh tại nhà một võ quan công giáo, ông này rước vua tới nhà một người nông phu công giáo, cha vợ của ông ta, và vua đã cải trang trong 3 tháng. Nhà vua [Chiêu Thống] đã được quân Trung Hoa đặt lên ngai vàng trở lại vào cuối năm ngoái, cha vợ thì trở thành thượng thư, người con làm đại thần.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Le Roy gửi ông Letondal ngày 4 tháng 7 năm 1789
Chúng tôi rất đói khổ nhưng [biết] các ông ở Nam Hà còn khổ hơn...
Họ mong sẽ nhận được thư ông qua các tầu Pháp sắp tới Nam Hà trợ giúp vị vua bị lật đồ [Nguyễn Ánh] ... [ điều này cho thấy Nguyễn Ánh ở Nam Hà cũng thu thuế bóc lột dân chúng chả kém Tây Sơn, nhưng các giáo sĩ vốn có cảm tình với Ánh nên nói tránh]
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,112
Động cơ
25,759 Mã lực
Tỷ năm mới thấy cụ Đốc vào biên bài. Em đặt cái chỗ hóng chuyện mở mang đầu óc ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư của ông Sérard gửi ông Blandin, ngày 12 tháng 7 năm 1789
[ quân đội của] Chúa Trịnh thua [Tây Sơn]. [Tình hình Bắc Hà] lại lộn-xộn sau khi quân Tây Sơn rút lui. Không một vị tướng nào có thể ngăn-cấm dân chúng cướp bóc lẫn nhau, đánh nhau, đốt phá, [ dân chúng] không chịu nộp thuế cho vua hay cho chúa và như thế trong 4 tháng trời...
...Sự nghi kỵ giữa các tướng sĩ, nhất là sự mê tín của vị vua trẻ tuổi [Chiêu Thống] đối với 'thần' mà ông thăng tước hay thưởng... [quân phiến loạn trở lại; vua và Coũ Chỉnh thua] quân địch ngay khi đó đã vào kinh thành, đại tướng đã bị kết tội mưu phản đã bị xử trảm. Vua đã chạy vào rừng. Chuyện này xảy ra hồi năm 1788 khi chiếc tàu Pháp mang giáo sĩ đến [quân Tây Sơn có biết việc này và có bắn đại bác vào phía tàu... vua chạy đến hạm đội của ngài nhưng không thoát] vua đã chạy về phía bờ biển ở xứ Nam về từ đó rút lui vào trong núi bằng đường bộ, vài chiếc tàu đã đi về phía duyên hải các trấn miền đông; đó là những chiếc tàu duy nhất không rơi về tay địch...
[Dân chúng vẫn nói]:

“Quân Tây Sơn là 'quân Quảng'
Quân Trung Hoa là 'quân Ngô’”

...Nắng quá, mưa quá, bệnh dịch, cướp bóc (?) Nhà nào có mấy người thì bắt đi lính cả, 6 người thì đi cả 6, nhà có 5 người thà đi cả 5 [không đếm xỉa gì đến người già nua, trẻ, yếu] ... quân này [ Tây Sơn?] chúng lấy sự chém người ta như chơi vậy...

Ngoài nước Nam bây giờ đang bắt làm thành lũy khó nhọc lắm; ở xứ Nghệ đã làm 3, 4 nơi, làm chỗ nọ rồi lại bỏ đi làm nơi khác, bắt cả thảy lên rừng đành gỗ, chớm củi, nung gạch, gánh đất gánh cát làm đền làm phủ [động gì thì chém] [ Có lẽ mô tả xây Phượng Hoàng Trung Đô???]
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top